vấn đề hiện thực trong tiểu thuyết tội ác và hình phạt của nhà văn f. m. dostoievski - Pdf 31

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN



HUỲNH NGỌC THANH TRÚC
MSSV: 6095827

VẤN ĐỀ HIỆN THỰC
TRONG TIỂU THUYẾT “TỘI ÁC VÀ HÌNH PHẠT”
CỦA NHÀ VĂN F. M. DOSTOIEVSKI

Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hƣớng dẫn: ThS. GV. TRẦN VĂN THỊNH

Cần Thơ, 04 - 2013


ĐỀ CƢƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lí do chọn đề tài.
2. Lịch sử vấn đề.
3. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu.

PHẦN NỘI DUNG:

2.2.1. Sonia – con người thấm nhuần đạo đức của Chúa Kito.
2.2.2. Dunia – biểu tượng sáng ngời của người phụ nữ Nga.
2.2.3. Pulkheria – trái tim người mẹ đầy lòng trắc ẩn.
2.2.4. Razumikhin – chàng “Đại trượng phu” của châu Âu.
2.3. Ý nghĩa của hiện thực về con người thời đại đối với tác phẩm.

CHƢƠNG III: HIỆN THỰC VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA XÃ HỘI NGA.
3.1. Hiện thực về xã hội sùng bái đồng tiền và đồng nhất đồng tiền với nhân cách.
3.2. Hiện thực về xã hội mà con người bị chà đạp và sỉ nhục.
3.3. Hiện thực về bi kịch của tầng lớp quý tộc.
3.4. Hiện thực về xã hội đang xung đột về ý thức hệ.
3.5. Hiện thực về con người tìm kiếm và khẳng định nhân cách của mình.
3.6. Ý nghĩa về hiện thực những vấn đề của xã hội Nga.

PHẦN KẾT LUẬN.


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong nền văn học nhân loại với những thành tựu rực rỡ, không thể không kể
đến sự đóng góp vô cùng đáng kể của văn học Nga. Đặc biệt, văn học hiện đại Nga thế
kỉ XIX là một trong những giai đoạn ngời sáng bởi sự xuất hiện của các nhà văn vĩ đại
cùng những tác phẩm bất hủ làm nên lịch sử phát triển của văn học hiện thực thế giới.
Ra đời vào thời kì nước Nga đang rơi vào hoàn cảnh xã hội tăm tối nhất, văn học Nga
đã vươn mình phát triển và đạt được những thành tựu lớn lao; nó mang trong mình
những tư tưởng tiến bộ của thời đại, những khao khát đấu tranh để giải quyết những
vấn đề thời đại, nó đậm đà tình yêu thương tổ quốc và con người thiết tha... Bước tiến
này kéo dài từ nửa đầu đến nửa cuối thế kỉ XIX. Văn học Nga giai đoạn này khiến các
nhà nghiên cứu phương Tây phải gọi nó là “một phép lạ”. M. Gorki đã từng nhận xét
rằng, trong lịch sử phát triển của văn học châu Âu, nền văn học trẻ tuổi của nước Nga

nhà văn chúng ta coi chúng là huyền thoại, họ chẳngđể ý đến chúng, thế mà trong khi
đó chúng lại là hiện thực, bởi chúng là các sự kiện có thực” [9; tr.131].
Tội ác và hình phạt là một tiểu thuyết điển hình cho vấn đề hiện thực một cách
trực diện nhất. Sau nó là hàng loạt các tiểu thuyết lớn như Chàng ngốc, Lũ người quỷ
ám, Đầu xanh tuổi trẻ, Anh em nhà Karamadov ra đời... Tội ác và hình phạt là một
tiểu thuyết đa thanh phức tạp với diễn biến tâm lí nhân vật xuyên suốt từ đầu đến cuối.
Có thể nói, tiểu thuyết này nặng về tư tưởng hơn cả hành động của nhân vật. Nhà văn
đã khai thác được sâu thẳm những tính cách đầy phức tạp, mâu thuẫn giữa nguyên tắc
đạo đức và những suy nghĩ sai lầm, lệch lạc trong suy nghĩ của từng nhân vật – những
hình tượng của con người thời đại. Chính Dostoievski đã từng viết như một tuyên
ngôn: “Con người là một bí mật. Cần phải tìm cách đón nhận nó, và nếu có mất suốt
đời để đón nhận nó thì cũng đừng nên nói là mất thời giờ. Tôi muốn biết cái bí mật đó.
Vì tôi muốn là người”. Khép lại cuốn tiểu thuyết, những dư âm băn khoăn về nó cứ
xoáy vào lòng người đọc qua nhiều thế hệ: Bản chất thực sự của hành động giết người
của nhân vật chính Raskolnikov là gì? Tại sao anh tự thú rồi mà vẫn không phục? Do
đâu mà Sonia không rơi vào con đường tội lỗi như anh dẫu cô cũng rơi vào hoàn cảnh
bế tắc không kém gì Raskolnikov?... Đó là những điều không dễ tìm ra bản chất của
quá trình tâm lý mà tác giả đã miêu tả và phân tích trong toàn bộ tiểu thuyết. Con
người trong tiểu thuyết của Dostoievski nói chung và của Tội ác và hình phạt nói riêng
là con người của tâm lí, của tư tưởng; hành động nhân vật chỉ là cái biểu hiện tập trung
cuối cùng sau khi con người đã quán triệt tư tưởng của chính mình. Khía cạnh thấy rõ
nhất của con người được miêu tả trong ông: Con người ở đây tranh cãi xung đột với
nhau không phải vì những chuyện lặt vặt, rời rạc, mà vì những vấn đề cơ bản của đời
2


sống. Có một nhà phê bình đã nhận ra điều độc đáo trong việc phản ánh hiện thực của
Dostoievski khi so sánh với nhà văn Gogol: “Cả Gogol và Dostoievski đều mô tả xã
hội hiện thực. Nhưng Gogol trước hết là nhà văn mang tính xã hội, còn Dostoievski là
nhà văn tâm lí. Đối với Gogol, cá nhân có ý nghĩa như một đại diện của một giai tầng


Dostoievski không chỉ ở trong tâm lý, tư tưởng con người mà bên cạnh đó còn có
không gian trong tác phẩm. Không gian trong tác phẩm ít xuất hiện thiên nhiên, chỉ có
con người nghèo khổ, thế giới thành thị phức tạp hỗn loạn. Con người trong đó chỉ tìm
được một niềm tin bền vững nhất ở đức Chúa Kito. Dostoievski có được những điều
ấy là nhờ sự trải nghiệm của ông với những người dân lao động nghèo và chính những
năng lực tự nhiên giản dị, sức nhẫn nại cam chịu những khổ đau của họ Dostoievski đã
nhìn thấy nhiều hy vọng cho tương lai nước Nga. Bên cạnh đó, Trần Thị Phương
Phương phân tích và đánh giá khá rõ về động cơ giết người của nhân vật chính
Raskolnikov, cùng ngòi bút miêu tả, khai thác tâm lí nhân vật tài tình của Dostoievski,
ông đã đào sâu một trạn thái tâm lí gần như là bệnh lí của một tên tội phạm sau khi
giết người xong. Đồng thời, tác giả cũng nhìn thấy được khả năng giải quyết vấn đề ở
cuối tiểu thuyết này. Dù nó chưa thỏa đáng nhưng chính Dostoievski cũng biết điều đó
nhưng ông tin đã đặt nhân vật của mình vào đúng vị trí và tin vào khả năng phục sinh
của con người.
Tuy nhiên, Trần Thị Phương Phương chỉ thấy được hiện thực trong tâm lí, trong
cuộc sống của mỗi Raskolnikov mà không quan tâm đến các nhân vật còn lại – họ
cũng là một mảnh hiện thực có ý nghĩa rất lớn và có tác động đáng kể đến toàn tác
phẩm. Bên cạnh đó, tác giả đã đặt dấu bằng cho hiện thực của cá nhân Raskolnikov
cho hiện thực của xã hội nước Nga Xô viết bấy giờ bằng việc dẫn ra chuyện: có một
sinh viên cũng ra tay giết người vài ngày sau khi cuốn tiểu thuyết Tội ác và hình phạt
ra mắt và Dostoievski rất hài lòng về điều này. Kì thực đây không phải là hiện thực
phổ biến của toàn thể thanh niên Nga lúc đó. Vấn đề này chúng ta sẽ bàn luận sau ở
phần Những vấn đề chung về lí luận và thời đại.
Công trình mang tính hồi kí ghi lại toàn bộ cuộc đời thăng trầm của Dostoievski
là Dostoievski – cuộc đời và sự nghiệp của tác giả nước ngoài L. Goxman được dịch
lại tiếng Việt. Đây là công trình được xem như biên niên sử về cuộc đời nhà văn, nó
ghi chép tất cả những người thật việc thật liên quan đến Dostoievski: Những kí ức tuổi
thơ, những tờ báo mà Dostoievski đã đầu tư, những con người mà ông đã gặp qua,
những cuộc tình không trọn vẹn, niềm hạnh phúc với cô thư kí mà sau này là vợ ông,

trọn đời.
3. Cuộc sống khốn cùng và tội lỗi: Nguyên nhân khách quan dẫn đến tội ác của
Raskolnikov trong tác phẩm Tội ác và hình phạt.
4. Tư tưởng và hành động tội ác: Tập trung phân tích và bàn luận về hành động
giết người xuất phát từ tư tưởng của nhân vật Raskolnikov.
5. Hình phạt và sự cứu rỗi: Gía trị của hình thức đối thoại giữa hai tư tưởng trong
tiểu thuyết và tình yêu tạo nên sự cứu rỗi trong tâm hồn con người.
5


Nhìn chung tác giả đã nghiên cứu khá sâu và đúng đắn các vấn đề lớn trong tiểu
thuyết. Vì là giáo trình nên dù không tập trung riêng biệt vào tính hiện thực nhưng bài
nghiên cứu đã dựa trên những yếu tố có thật đó để khai thác vấn đề tội ác và hình phạt.
Những yếu tố hiện thực đó có cơ sở từ cuộc sống chật vật của ông, của xã hội Nga bấy
giờ. Tuy nhiên, nó vẫn chưa đầy đủ, thiếu những nhận định về hiện thực những nhân
vật bị tha hóa trong tác phẩm, đối thoại tư tưởng quan trọng nhất là giữa Raskolnikov
và Sonya vẫn chưa được nói đến và sức khái quát cũng như ý nghĩa của hiện thực đó là
gì vẫn còn để ngỏ. Tác giả chỉ tập trung phân tích Raskolnikov nhưng chỉ mỗi nhân vật
này thôi thì chưa thể hiện hết nội dung hiện thực của tác phẩm.

3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Mục đích của đề tài: “Vấn đề hiện thực trong tiểu thuyết Tội ác và hình phạt
của nhà văn F. M. Dostoievski” là tìm hiểu, phân tích, đánh giá và lí giải các phạm trù
về hiện thực trong tác phẩm Tội ác và hình phạt. Bên cạnh đó, ta có những nhận định
đúng đắn về việc phản ánh hiện thực cũng như tài năng của nhà văn Dostoievski. Đồng
thời, thấy được giá trị cũng như ý nghĩa của các khía cạnh hiện thực mà nhà văn đã
đóng góp cho chủ nghĩa hiện thực thông qua tác phẩm.
Để thực hiện được những mục đích trên, người nghiên cứu cần đạt được những
yêu cầu sau đây:
Làm rõ được vấn đề: mối quan hệ giữa thời đại và tác phẩm. Hiện thực trong

yêu thích, niềm tin và tinh thần say mê tìm tòi, khám phá và đầu tư cao cho một công
trình khoa học quan trọng của mình.

5.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu.
Để hoàn thành luận văn, ta cần có trọn vẹn tác phẩm văn học mà mình nghiên
cứu hoặc có càng nhiều càng tốt nếu nghiên cứu những truyện ngắn riêng lẻ theo từng
thời kì. Người nghiên cứu cần đọc hiểu tác phẩm đó, so sánh các bản dịch khác nhau
để tìm ra bản tốt nhất, làm cơ sở để triển khai nghiên cứu cho đến cuối đề tài. Đồng
thời, thu thập các công trình nghiên cứu, các tài liệu liên quan đến đề tài.
Người nghiên cứu sau đó tổng hợp lại các tài liệu đó, phân loại nó ra. Phương
pháp phân loại có thể dựa trên tiêu chí phân loại theo tác giả, theo từng thời kì, theo
vấn đề họ nghiên cứu.

5.2.

Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp:

Với đề tài này, điều quan trọng nhất là phương pháp phân tích. Phân tích từ góc
độ lịch sử, góc độ lí luận rồi đến khía cạnh con người, những vấn đề của xã hội, bối
cảnh sinh hoạt của thời đại và ý nghĩa của nó đối với nghệ thuật. Tuy nhiên, những vấn
đề này không hoàn toàn tách biệt nhau mà có mối quan hệ bổ sung, tác động qua lại
7


lẫn nhau rất nhiều. Vì cả tác phẩm là một chỉnh thể thống nhất nên dù bất cứ xem xét
nó ở góc độ nào thì nó cũng kéo theo vấn đề khác.

5.3.

Phƣơng pháp tiểu sử:

1. Khái quát về nƣớc Nga nửa đầu thế kỉ XIX
1.1.1. Tình hình xã hội
1.1.1.1. Tình hình nƣớc Nga nửa đầu thế kỉ XIX
Vào đầu thế kỷ XVIII, nước Nga ở dưới quyền cai trị của Nga Hoàng
Alexander I. Khởi đầu Nga Hoàng này đã có các ý niệm về cải tổ chính quyền, về
chính thể quân chủ lập hiến. Tuy nhiên, công cuộc cải cách này không đem lại hiệu
quả như mong muốn, cụ thể là đến cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỉ XIX nước Nga vẫn là
một nước công nghiệp lạc hậu, chủ nghĩa tư bản chỉ mới bước đầu phát triển. Năm
1810 chỉ có khoảng 65% dân số sống trong thành thị và 2500 xí nghiệp. Alexander I
lên ngôi trong 25 năm từ năm 1800 run sợ trước sức mạnh của đội quân của Napoléon
và ảnh hưởng từ cuộc cách mạng dân chủ Pháp nên đã vội vã tiến hành một chuỗi cải
cách như về văn hóa, giáo dục... nhưng tất cả những cải cách đó không đụng chạm gì
đến cơ sở của chế độ nông nô chuyên chế, vẫn bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị.
Do đó, tình hình nước Nga không chỉ rơi vào cục diện rối loạn về chính trị mà còn trên
cả mặt trận tư tưởng khi chưa có một chính đảng và một cơ sở lí luận nào làm kim chỉ
nam cho toàn bộ hoạt động chính trị của cả nước.
Bất mãn vì các cải tiến không được Nga Hoàng thực hiện, các sĩ quan trẻ đã hô
hào binh lính dưới quyền biểu tình tại các công trường của thủ đô Moscow, đòi hỏi
Konstantin và một Hiến Pháp. Một cuộc âm mưu đảo chính xảy ra vào tháng 12 đã bị
đè bẹp dễ dàng và các nhà Cách mạng tháng 12 hàng đầu hoặc bị treo cổ, hoặc bị đưa
đi lưu đày tại miền Sibir. Cùng với các cuộc biểu tình đó, cuộc chiến ái quốc năm 1812
đã thức tỉnh ý thức dân tộc và tinh thần cách mạng trong nhân dân Nga. Chính những
người dân Nga đã đánh tan hơn 60 vạn quân xâm lược của Napoléon, giải phóng đất
nước và góp phần giải phóng châu Âu đang còn nằm trong vòng nô lệ, cuộc khởi nghĩa
này phát triển mạnh đến nỗi trong phần tư đầu thế kỉ đã có tới 280 vụ biến động. Năm
1824, Nga Hoàng Alexander I qua đời, lên nối ngôi không phải là ông hoàng
Konstantin cấp tiến mà là một người em trẻ hơn, bảo thủ hơn: Nikolai I.
9



bản của giai đoạn này là xu thế cách mạng tư sản nông dân mà động lực chủ yếu là
nông dân. Chỉ riêng trong giai đoạn này nước Nga đã hai lần nằm trong tình thế cách
10


mạng trực tiếp: đầu những năm 60 và cuối những năm 70. Vai trò lãnh đạo đã chuyển
từ tay những người cách mạng dân chủ đứng đầu là Secnusevski.
Cuộc đấu tranh quyết liệt của quần chúng cùng với quá trình phát triển ngày
càng mạnh của chủ nghĩa tư bản đã đẩy nhà nước nông nô chuyên chế lâm vào chỗ bế
tắc, buộc nó phải tiến hành cuộc cải cách 1861. Để tránh khỏi nguy cơ tan rã và bị lật
đổ, Alechxandro II - kẻ kế tục Nikolai I phải ra bản tuyên ngôn ngày 19 tháng 2 năm
1861 tuyên bố hủy bỏ chế độ nông nô chuyên chế. Lênin viết: “Những cuộc nổi loạn
của nông dân cứ lớn mạnh lên trong từng năm một đòi được giải phóng đã ép buộc
Alechxandro II, tên địa chủ số một phải thừa nhận là thà giải phóng từ trên xuống còn
hơn bị lật nhào từ dưới lên”. Cuộc cải cách này có tính chất nữa vời bịp bợm. Nông
dân vẫn sống cơ cực. Cuộc cải cách chỉ tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển
trong mối liên hệ thỏa hiệp với nhà nước nông nô chuyên chế. Bọn địa chủ đã thực
hiện cải cách sao cho mình có lợi nhiều nhất. Trước tình hình đó những người dân chủ
cách mạng như Secnusevski đã công kích kịch liệt tính chất giả dối của cuộc cải cách.
Nông dân bất mãn nổi dậy ở nhiều nơi (năm 1861 có tới 1176 cuộc biến động lớn nhỏ,
đạt mức cao chưa từng thấy). Nhiều truyền đơn cách mạng xuất hiện. Sinh viên các
trường đại học xôn xao, gần 200 sinh viên bị hạ ngục. Tổ chức Ruộng đất và tự do ra
đời vào mùa xuân năm 1861 định phát động quần chúng đấu tranh vào năm 1863
nhưng bị đàn áp. Nước Nga đang đứng trước một tình thế cách mạng trực tiếp. Chính
quyền chuyên chế ra sức đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng. Hàng loạt người
cách mạng tiến bộ như Secnusevski và Pisasev bị bắt. Nhiều tờ báo tiến bộ như Người
đồng thời bị đóng cửa. Không khí khủng bố bao trùm khắp thủ đô.
Từ đầu những năm 80, chủ nghĩa tư bản phát triển cực kì nhanh chóng. Phong
trào đấu tranh của công nhân bắt đầu phát triển mạnh. Nhiều tổ chức công nhân xuất
hiện: Liên minh công nông miền Nam nước Nga (1875) và Liên minh công nhân miền

Các nhóm hội văn học tổ chức hoạt động rộng khắp, họat động rất sôi nổi và lôi
cuốn, tập hợp rất nhiều tầng lớp tham gia. Năm 1801, tại Moskva, Turghenev đã thành
lập Hội ái hữu văn học. Năm 1801, tại Peterburg, một số giáo sư, trí thức đã thành lập
Hội tự do của những người yêu văn học, khoa học và nghệ thuật. Hoạt động của hội
diễn ra xung quanh các vấn đề về chính trị, xã hội, triết học, lịch sử, văn học... Hội
đồng minh hạnh phúc của những người tháng Chạp chủ trương đấu tranh cho một nền
văn học tiến bộ.
Chủ nghĩa cổ điển xuất hiện ở Nga vào giữa thế kỷ XVIII là một bước tiến của
văn học Nga. Nó đã bác bỏ những quy tắc sáng tác nghiêm ngặt, gò bó của chủ nghĩa
cổ điển, phát huy những mặt tiến bộ như: quan tâm đến quyền sống cá nhân, đến tình
yêu đôi lứa, đến tình bạn thủy chung, đến tình yêu thiên nhiên của con người trần tục.
Tuy nhiên, chủ nghĩa tình cảm Nga không phải chỉ có những ưu điểm. Bản thân nó tồn
tại những nhược điểm không thể khắc phục do nó gắn liền với giai cấp quý tộc. Nhược
điểm của nó là nặng tính chất ôn hòa, bảo thủ, thi vị hóa cuộc sống nông thôn, tô điểm
thực tại đen tối, xóa mờ những quan hệ áp bức bóc lột giữa nông dân và địa chủ, quên
12


thực tại đời sống nhân dân, rơi vào cải cách cải lương, kém triệt để và thiếu dân chủ.
Trong hoàn cảnh mới, quan niệm thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ, tư tưởng xã hội
đã cơ bản thay đổi dẫn đến sự hình thành một khuynh hướng văn học mới. Chủ nghĩa
lãng mạn bắt đầu được hình thành, kế tục và thay thế cho chủ nghĩa tình cảm không
còn phù hợp với thực tế lịch sử. Chủ nghĩa lãng mạn ra đời trong cao trào yêu nước
sau chiến tranh vệ quốc và trở thành một sự kiện văn học nổi bật trong 15 năm đầu thế
kỷ, đánh dấu một bước phát triển quan trọng của nền văn học Nga thế kỷ XIX.
Dòng văn học châm biếm cũng đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh sự
ra đời và phát triển của chủ nghĩa cổ điển từ giữa thế kỷ XVIII, đến nửa sau thế kỷ
XVIII dòng văn học châm biếm cũng hình thành và phát triển mạnh mẽ với những tên
tuổi như Nôvicôp, Phônvidin, Crưlov. Ðến đầu thế kỷ XIX, cùng với hai dòng văn học
là chủ nghĩa tình cảm và chủ nghĩa cổ điển đang đấu tranh lẫn nhau, dòng văn học

đứng về phe cải cách theo Tây phương. Chính Belinsky là người đã ca tụng cuốn tiểu
thuyết Đám Kẻ Nghèo của Dostoievski bởi vì tác phẩm này đã trình bày xã hội Nga
một cách trung thực và trong một bức thư, Belinsky đã gọi Gogol là một kẻ phản bội
đối với phong trào cải cách. Dostoievski đã đọc bức thư tố cáo này trong một buổi họp
của nhóm khuynh tả và hành động này đã là một trong các lý do khiến cho Đại Văn
Hào bị bắt vào năm 1849.
Thực ra, nhà văn Dostoievski bị bắt là do ông tham gia vào nhóm xã hội
Petrashevski, một nhóm trí thức Nga của thập niên 1840. Vào giai đoạn này, chủ nghĩa
lý tưởng của Đức vẫn còn, thêm vào là chủ nghĩa xã hội không tưởng của Pháp do
công trình của Fourier và Saint Simon. Nhóm Petrashevski đã nghiên cứu chủ nghĩa xã
hội này, phân phát các truyền đơn trong dân chúng Nga. Sau cuộc nổi dậy năm 1848
tại Tây Âu với hai người Nga tham gia là Herzen và Bakunin. Nga Hoàng Nikolai I
phòng ngừa, không cho thứ đó xảy ra tại nước Nga nên đã hành động đàn áp phủ đầu.
Các nhân viên trong nhóm Petrashevski bị lùng bắt, bị giam trong hầm của lâu đài
Peter và Paul rồi vào năm 1849, Dostoievski bị đưa đi lưu đầy tại Sibir.
Khi được thả ra từ miền Sibir và trở về sống tại thành phố St. Petersburg,
Dostoievski đã đổi chiều tư tưởng về hướng bảo thủ và đại văn hào đã viết ra tác phẩm
Nhật kí dưới hầm để trả lời lại cuốn tiểu thuyết Phải Làm Gì? của Sernusevski, đề cập
tới lớp người mới, đó là những nhà chủ trương hư vô.
Khi Fedor Dostoievski viết tác phẩm Tội ác và hình phạt, phong trào tư tưởng
hư vô dịu bớt, đi vào bóng tối và trở thành phong trào khủng bố. Đại Văn Hào
Dostoevski đã mô tả những người hư vô này một cách chua chát trong các tác phẩm
Thằng ngốc và Lũ người Quỷ ám. Tới thập niên 1870, Dostoievski bộc lộ rõ chủ
trường thuần văn hóa Slav. Rồi vào năm 1881, sau khi đại tác phẩm Anh Em Nhà
14


Karamazov được xuất bản và sau khi Dostoievski đã qua đời, các người khủng bố
thuộc cánh tả đã ám sát Sa Hoàng Alexander II và nước Nga bị đưa dần về cuộc Cách
Mạng Cộng Sản.


họ như Những người cùng khổ (1846), Bút ký người đi săn (1847), Ai có tội? (18461847), Oblomov (1849-1859) đã khẳng định sự thắng lợi toàn diện của chủ nghĩa hiện
thực.
Trên mặt trận lí lụân, phê bình, Bêlinsky (1811-1848) là người chủ xướng,
người giương cao ngọn cờ lí luận, phê bình chống lại những kẻ thù của chủ nghĩa hiện
thực. Những bài viết của ông có tính cách phát hiện những tài năng văn học mới,
những bước phát triển mới của văn học Nga.
Tóm lại, đến nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa hiện thực Nga đã có đầy đủ thực
tiễn sáng tác và cơ sở lí luận để phát triển vững chắc và liên tục. Từ đây, dòng văn học
hiện thực trở thành dòng văn học chủ yếu và bắt đầu đạt được những thành tựu rực rỡ.
Văn học Nga từ đây thực sự hướng về đời sống nhân dân và phong trào cách mạng
đang ngày càng phát triển sâu rộng.

1.2.

Cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn F. M. Dostoievski
Fedor Mikhailovich Dostoievski sinh năm 1821 trong một bệnh viện tình

thương tại Moskva vì cha ông từng là bác sĩ quân y lúc đó đang phục vụ tại nhà
thương này. Từ nhỏ, Dostoievski đã phải chứng kiến những người quân nhân nghèo
lâm vào cảnh khốn cùng bị đưa vào nhà thương này chữa trị nhưng đều chết hết. Trong
gia đình ông thương xuyên phải đau lòng vì những mâu thuẫn giữa người mẹ mà ông
rất mực yêu thương với người cha độc đoán, gia trưởng.
Người dạy cho Dostoievski đọc sách chính là mẹ ông. Cuốn sách đầu tiên và
cũng là cuốn sách ám ảnh ông suốt đời là Kinh Thánh. Cậu bé Fedor không chỉ thuộc
lòng những câu chuyện ngụ ngôn về thế giới huyền thoại đã định hình dưới sự sắp đặt
của Chúa trong Kinh Cựu ước, mà còn trăn trở trên những trang sách trong Kinh Tân
ước với những khổ đau cùng cực thủ thách niềm tin tới hạn của con người. Nhìn
chung, tuổi thơ của Dostoievski không có nhiều biến động. Nhưng ấn tượng từ những
sự kiện tưởng như nhỏ bé của tuổi thơ ấy lại đặc biệt có ý nghĩa đối với cả quãng đời

bé có ý thức, nhưng sau thành công của Những người nghèo (1846) thì tác phẩm Kẻ
song trùng (1846) lại làm công chúng thất vọng. Phải đến tác phẩm Những đêm trắng
(1848) thì thi pháp nhân vật của ông mới hoàn thiện bước đầu.
Vào đầu tháng Chạp năm 1845, Belinski tổ chức ở nhà mình một buổi đọc và
bình luận cuốn tiểu thuyết Kẻ hai mặt, Dostoievski tự đọc ba chương đầu. Đây là cuốn
sách góp phần thử thách và khẳng định cá tính của Dostoievski với văn chương. Ông
lắng nghe và thấu hiểu những tư tưởng cũng như tầm quan trọng của đề tài cuốn sách
nhưng bằng một thái độ biết ơn lạnh lùng bởi dù yêu thích những bài viết viết của nhà
phê bình này, Dostoievski vẫn nhận thấy sự khác biệt, thậm chí là sự đối lập về quan
điểm của nhau. Hơn thế nữa, sau này, cả hai người bắt đầu dấy lên những cuộc tranh
17


luận kịch kiệt về đạo đức Cơ đốc giáo, vấn đề này cho đến cuối đời ông vẫn chưa
nguôi.
Năm 1949, Dostoievski tham gia vào một hội bí mật gọi là nhóm Petrashevski,
thực ra đây là do một người lạ mặt tên Petrashevski đến tận nhà ông mời tham gia.
Người này được biết đến như một nhà hoạt động xuất sắc của cuộc vận động giải
phóng trong những năm 40, một nhà không tưởng đầy tự tin, người tổ chức nhóm xã
hội chủ nghĩa đầu tiên ở Nga và là một nhà diễn thuyết tuyệt vời. Cuộc họp trứ danh
ngày 15 tháng Tư của những người Petrashevski đã trở thành cái ngày đáng ghi nhớ
trong lịch sử văn học và tư tưởng xã hội Nga. Tại cuộc họp đó, Dostoievski đã đọc bức
thư của Belinski gửi cho Gogol – một tác phẩm đang bị cấm. Ngay ngày hôm ấy, bá
tước Nicollai I đã ký lệnh bắt khẩn cấp ba mươi tư người trong nhóm Petrashevski và
ông bị nhốt trong pháo đài Petropavlopco. Ngày 22 tháng 12 năm 1849, ông cùng
những người trong hội bị mang ra pháp trường xử bắn. Khi đạn đã lên nòng, bất ngờ
có một lệnh ân xá từ đức Hoàng thượng giảm nhẹ tội chết xuống còn mức án lưu đày.
Tối hôm đó, ngập chìm trong niềm vui khôn tả như được tái sinh, ông viết bức thư cho
người anh trai thân yêu Mikhaiin với biết bao niềm biết ơn cuộc sống và hứa sẽ sống
thật mạnh mẽ dù con đường khổ sai vẫn hiện lên đằng đẵng trước mắt.

xin ứng trước tiền. Ông này từ chối. Dostoievski buộc phải kí hợp đồng với Stellovski,
một tay môi giới xuất bản, thỏa thuận sẽ viết cho hắn một cuốn tiểu thuyết với số tiền
ứng trước là 3000 rúp, hạn nộp cuối cùng là ngày 1 tháng 11 tháng 1866, nếu không
thì tất cả những gì Dostoievski viết ra sẽ thuộc quyền sở hữu và xuất bản của
Stellovski mà nhà văn không được trả một đồng nào.
Với khoản tiền 3000 rúp có được, Dostoievski trả được hết nợ vào cuối tháng
Bảy năm 1865, với 175 rúp còn lại bỏ ra nước ngoài để trốn tránh chủ nợ. Chính trong
giữa những ngày tháng Tám đó, trong hoàn cảnh hết sức tối tăm ở khách sạn mà người
ta giam ông vì không có tiền trả tiền phòng, Dostoievski tạm dừng tiểu thuyết Những
kẻ nghiện ngập để khởi thảo một truyện vừa. Về đến Peterburg, cuối tháng 11 năm
1865 Dostoievski thấy ý tưởng tác phẩm mà ông viết vượt qua khỏi tư tưởng của một
truyện vừa. Ông quyết định hy sinh những gì đã viết để làm lại từ đầu: Kết hợp ý
tưởng của Những kẻ nghiện ngập với khảo sát tâm lí một tội ác để xây dựng thành một
tiểu thuyết lớn – Tội ác và hình phạt. Tháng giêng năm 1866, phần đầu của tiểu thuyết
Tội ác và hình phạt được đăng trên tạp chí Người đưa tin nước Nga.
Trong suốt mùa hè năm ấy, Dostoievski đã chuyển tới thành phố Liublin để
sống và sáng tác. Ông dọn đến ngôi biệt thự có không khí trong lành, yên tĩnh để tập
trung hoàn thành và đăng dần các chương tiếp theo của Tội ác và hình phạt để giao
cho nhà xuất bản. Người ở tạp chí Người đưa tin nước Nga cắt xén tác phẩm đến độ
19


chính Dostoievski cũng không nhận ra đó là tác phẩm của mình. Ông thường phải lên
Moskva để thảo luận với tên chủ bút Katkov về tình hình in ấn Tội ác và hình phạt.
Dostoievski đã tranh luận hết lời nhưng hai tên chủ nhà xuất bản là Katkov và
Liubimov vẫn sửa lại bản thảo một cách tàn nhẫn, điều này đã để lại một nhát dao
trong lòng nhà văn và làm giảm đi giá trị đích thực của một tác phẩm vĩ đại.
Cuối tháng 9 năm 1866, Dostoievski rời Moskva trở về Peterburg, ông chỉ còn
gần 3 tháng để hoàn thành Tội ác và hình phạt và để hoàn thành bản hợp đồng nghiệt
ngã với tên Stellovski mà thôi. Bạn bè xung quanh giới thiệu cho ông một cô gái ghi

1880 trong lễ tưởng niệm Puskin, hai nhà văn mới làm lành. Những ngày tiếp theo là
chuỗi ngày Dostoievski sa lầy vào cờ bạc, những đồng tiền mà hai vợ chồng ông dành
dụm được điều bị ông mang đi và thua sạch ở sòng bạc. Đến cuối cùng, bà Anna đành
bán hết số của hồi môn để có tiền cho ông chơi bài và cầm hết số nữ trang ngày trước
ông đã tặng cho, nhờ số tiền ít ỏi gia đình bà gửi cho, cả hai vợ chồng đã cùng rời bỏ
thành phố đáng nguyền rủa ấy đi Gienève.
Đến Gienève, cuộc chiến tranh Áo – Phổ đã làm dấy lên không khí chính trị cho
cả châu Âu. Khi dời đến đây, một nhà tư tưởng như Dostoievski cũng không thể không
bị kéo vào thế giới đang sôi sục căng thẳng đó, hơn nữa thành phố Gienève bấy giờ là
trung tâm của thế giới lưu vong chính trị châu Âu nói chung và của Nga nói riêng, cho
nên nhà văn có điều kiện để tìm hiểu những hoạt động của các nhà chính trị lưu vong
ấy tại đây. Từ giữa những năm 60, Dostoievski thường đến thăm Gerxen – nhà văn,
nhà cách mạng, nhà triết học lỗi lạc người Nga, mùa hè năm 1867 Pie Leru – người
chiến sĩ lão thành của chủ nghĩa xã hội cũng đến Gienève, đồng thời, các nhà triết học
nổi tiếng khác như P. Ogariov, N.I. Utin... cũng có mặt ở đó. Dostoievski đã nhiều lần
đến gặp và nói chuyện với Mikhail Aleksanđrovitch Bacunin – nhà triết học, hoạt động
cách mạng theo chủ nghĩa vô thần. Điều đáng nói nhất là Dostoievski đã cùng tham
gia vào hội nghị chính trị ngầm có quy mô lớn chưa từng thấy gồm rất nhiều nhà hoạt
động nổi tiếng nhân danh các quốc gia trên toàn châu Âu hiện đại và của phong trào
cách mạng những năm 60. Đầu tháng Ba năm đó, con gái nhỏ Sonia của Dostoievski
qua đời khi chỉ mới 3 tuổi hơn.
Khoảng năm 1868 thì cuốn tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình của Lev Tonstoi
ra đời được độc giả và các nhà phê bình ngợi ca nhiệt liệt. Quyển tiểu thuyết vĩ đại đó
đã tạo cảm hứng cho Dostoievski thử nghiệm thể loại trường ca. Trong những bức thư
gửi cho nhà văn Maikov, Dostoievski đã trình bày ý tưởng về một cuốn tiểu thuyết lớn
Chủ nghĩa vô thần. Để viết nên loại tiểu thuyết này, nhà văn phải chuẩn bị rất nhiều về
mặt tư tưởng, chính trị, tôn giáo... để cuối cùng phác thảo nên cuốn tiểu thuyết cuối
cùng của đời mình: Anh em nhà Karamazov. Tuy nhiên, trước đó, toàn bộ ý định của
ông là sáng tạo nên bộ tiểu thuyết sử thi gồm 5 quyển có tên là Đời của một kẻ tội đồ
21

Phổ, nhà văn đã phải lánh sang Đức suốt thời gian đó, lúc nào cũng sống trong không
khí đầy mùi thuốc súng và lo sợ những cuộc đụng độ sẽ thình lình xảy đến.

22


Trích đoạn Dunia – biểu tƣợng sáng ngời của ngƣời phụ nữ Nga Hiện thực về xã hội đang xung đột về ý thức hệ Hiện thực về con ngƣời tìm kiếm và khẳng định nhân cách của mình
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status