đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết jane eyre và wuthering heights của hai chị em nhà bronte - Pdf 14

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
______________________________
Nguyễn Thị Phương
ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT JANE EYRE
VÀ WUTHERING HEIGHTS
CỦA HAI CHỊ EM NHÀ BRONTE LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Mã số : 60 22 30
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ ANH THẢO
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu khoa học, tôi đã nhận được rất nhiều tình
cảm, sự quan tâm, giúp đỡ quý báu của nhiều người. Nay luận văn đã hoàn thành, với lòng
biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời tri ân chân thành đến:
TS. Nguyễn Thị Anh Thảo – người đã hết lòng yêu thương, tận tình hướng dẫn, góp ý
và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cùng
những thầy cô trực tiếp giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập.

5T1.2. Charlotte Bronte và Emily Bronte - Những con người tài hoa bạc mệnh5T 20
5T1.2.1. Hoàn cảnh xuất thân5T 20
5T1.2.2. Trí tuệ và tâm hồn5T 24
5T1.3. Jane Eyre và Wuthering Heights - Bước tiến mới của tiểu thuyết Gothic5T 30
5T1.3.1. Tiểu thuyết Gothic5T 30
5T1.3.2. Yếu tố Gothic trong Jane Eyre và Wuthering Heights5T 31
5T1.3.2.1. Yếu tố kì bí siêu nhiên5T 31
5T1.3.2.2. Nhân vật với những cảm xúc dâng trào mãnh liệt5T 32
5T1.3.2.3. Sự cầm tù và cửa sổ giải thoát5T 33

5TChương 2. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG JANE EYRE VÀ
WUTHERING HEIGHTS
5T 35
5T2.1. Các motiv nhân vật trong Jane Eyre và Wuthering Heigths5T 35
5T2.1.1. Motiv cặp đôi nhân vật đối lập5T 35
5T2.1.2. Motiv cặp đôi nhân vật hoà hợp5T 41
5T2.2. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật Jane Eyre và Wuthering Heights5T 45
5T2.2.1. Jane Eyre – Miêu tả chi tiết, tỉ mỉ ngoại hình nhân vật5T 45
5T2.2.2. Wuthering Heights – Miêu tả ngoại hình nhân vật bằng những nét chấm phá đặc trưng5T 49
5T2.3. Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật trong Jane Eyre và Wuthering Heights5T 51
5T2.3.1. Jane Eyre - Khắc họa tính cách nhân vật dưới cái nhìn một chiều5T 51
5T2.3.2. Wuthering Heights - Khắc họa tính cách nhân vật qua cái nhìn dịch chuyển đa chiều5T 55
5TChương 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG KẾT CẤU TRONG JANE EYRE VÀ
WUTHERING HEIGHTS
5T 66
5T3.1. Người kể chuyện trong Jane Eyre và Wuthering Heights5T 66
5T3.1.1. Jane Eyre – Tự sự ở ngôi thứ nhất với điểm nhìn đơn tuyến5T 66
5T3.1.2. Wuthering Heights – Tự sự ở ngôi thứ nhất với điểm nhìn đa tuyến5T 70
5T3.2. Thời gian nghệ thuật trong Jane Eyre và Wuthering Heights5T 76
5T3.2.1. Jane Eyre - Thời gian hồi tưởng theo trình tự trước sau5T 76

với một đội ngũ sáng tác đông đảo, hùng hậu không phân biệt tuổi tác, giới tính, giai
cấp. Sống và sáng tác dưới triều đại của nữ hoàng Victoria, Charlotte Bronte và Emily
Bronte đã có nhiều đóng góp cho thể loại văn chương này. Mặc dù con đường văn
nghiệp của hai cô gái nhà Bronte không mấy suôn sẻ nhưng họ đã vượt lên những định
kiến của xã hội và hoàn cảnh bất hạnh của gia đình, kiên trì với cây bút để tài năng của
mình được khẳng định. Jane Eyre và Wuthering Heights ra đời đánh dấu một cột mốc
quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của hai nữ văn sĩ. Khi mới ra đời hai tác phẩm đã

tạo nên một làn sóng mạnh mẽ trong dư luận, người đọc xôn xao đi tìm hiểu Currer
Bell, Ellis Bell (bút danh của Charlotte và Emily lúc bấy giờ) là ai, nam hay nữ, bao
nhiêu tuổi, xấu đẹp ra sao,
Dù sáng tác không nhiều nhưng những gì Charlotte và Emily viết ra đều bằng tất
cả tài năng và tình yêu đối với văn chương, đối với cuộc đời nên chúng có sức hút
mãnh liệt đối với độc giả. Ra đời cho đến nay đã gần hai trăm năm nhưng Jane Eyre và
Wuthering Heights vẫn được người đọc dành cho những tình cảm hết sức trìu mến.
Không những thế, hai tác phẩm này còn được được các nhà đạo diễn điện ảnh nhiều lần
dựng thành phim. Cũng vì mến mộ tài năng và ý chí của những cô gái mang họ Bronte
mà vùng đồng quê
8Tmiền Tây Yorkshire ở phía Bắc nước Anh, vùng quê luôn được coi là
“ảm đạm, hiu quạnh” và ngôi làng nhỏ Haworth – nơi sinh sống của chị em Bronte lâu
nay trở thành điểm đến của nhiều du khách trong đó có những độc giả dành trọn niềm
say mê cho các sáng tác của họ.
8TỞ Việt Nam, hai tác phẩm Jane Eyre và Wuthering Heights được đông đảo người
đọc biết đến và dành cho chúng nhiều thiện cảm. Vì vậy, người viết đã lựa chọn đề tài
“Đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Jane Eyre và Wuthering Heights của hai chị em
nhà Bronte” nhằm đi vào
8T
8T khám phá thế giới nghệ thuật của hai nữ sĩ tài hoa bạc mệnh này cũng như mong muốn
góp phần khẳng định những cống hiến mà họ để lại cho đời qua những trang văn.
II. Lịch sử vấn đề

học giả đều thừa nhận tài năng sáng tạo tuyệt vời của Emily và Charlotte hơn Ann :
Charlotte là “người sáng tác nhiều và khéo léo nhất” [56, tr. 214], “Emily là một thiên
tài kì lạ bất thường” [56, tr. 214] còn “Ann thuộc loại nhà văn có tài hơn nhà văn vĩ
đại. Tương đối, trong ba chị em, Ann Bronte ít quan trọng hơn nếu xét địa vị nhà văn
của nàng…” [56, tr. 214]. Với hai tiểu thuyết Jane Eyre và Wuthering Heights,
Charlotte và Emily được sánh ngang hàng với Lev Tolstoi, Dostoievski…Ngay từ khi
mới ra đời, hai tác phẩm Jane Eyre và Wuthering Heights đã gây chấn động nơi người
đọc lẫn giới phê bình văn học. Người ta cho rằng lâu lắm rồi mới có dịp đọc những
cuốn tiểu thuyết hay đến vậy.
Về tác giả Charlotte Bronte và tác phẩm Jane Eyre, Karl Marx trong Nữu ước thời
báo (ngày 1 tháng 8 năm 1854) đã đặt bà ngang hàng cùng với Charles Dickens,
William Makepeace Thackery, Elizabeth Gaskell, mà ông gọi là “trường phái xuất sắc
của tiểu thuyết Anh hiện đại”. Còn trong The Book of great books đã có lời nhận xét về
Jane Eyre như sau : “Cuốn tiểu thuyết này là một thành công lớn khi nó được xuất bản
vào năm 1847. Bronte đã sử dụng bút danh Currer Bell và hầu hết các nhà phê bình kết

1
http://www.vienvanhoc.org.vn/reader/?id=97&menu=108

luận rằng tác giả là một người đàn bà, bởi vì người kể chuyện là một người phụ nữ”
[113, tr. 424].
Trong Lịch sử văn học Anh quốc, tác giả Michael Alexander cũng có sự đánh giá
cao về văn phong của tác phẩm Jane Eyre : “Jane Eyre đã tạo được nhiều ảnh hưởng
bởi văn phong gợi cảm và tính nghiêm túc về luân lí trong nội dung câu chuyện. Jane
Eyre sử dụng lối mô tả với những đường nét hấp dẫn, tinh tế mang tính tượng trưng,
chẳng hạn như đoạn tả cây dẻ ngựa trong khu vườn của Rochester và căn phòng màu đỏ
tại nhà dì Reed. Căn phòng kinh khủng ấy là dấu hiệu Gothic của một tác phẩm được sự
đam mê thách thức và tổn thương dẫn dắt. “Ông chủ” của Jane, Creole điên loạn bị
nhốt trên tầng gác, đám cưới bất thành, di sản bất ngờ mà Jane được hưởng, tiếng gọi
thần giao cách cảm, tòa lâu đài bị cháy, tất cả đều là những hình ảnh của tiểu thuyết

là một yếu tố hùng vĩ, sức cường. Chàng làm việc với một cái đục thô sơ và không theo
mẫu nào ngoài thi ảnh từ suy tư của chàng. Với thời gian và lao động khối đá mang
hình người. Và kia, nó sừng sững đứng, đồ sộ, đen đúa và cau có, nửa tượng nửa núi
đá; là tượng thì khủng khiếp và giống như quỷ; là núi đá thì hầu như đẹp, vì nó mang
màu xám dịu và mặc lớp rêu của đồng hoang; và đá, thạch nam với những chùm hoa
hình chuông và hương thơm ngào ngạt của nó, vẫn thủy chung mọc sát dưới chân gã
khổng lồ ấy” [13, tr. 14].
Tuy nhiên càng về sau người ta càng nhận ra giá trị của tác phẩm Wuthering
Heights và tài năng của Emily : “Wuthering Heights được đánh giá là một tác phẩm độc
nhất vô nhị” [1, tr. 419], “thật độc đáo và đặc biệt trong văn chương Anh” [56, tr. 214].
Wuthering Heights được sánh ngang hàng với vở kịch Vua Lear của Shakespeare.
Trước kia, người ta cho rằng cấu trúc của quyển tiểu thuyết quá rối rắm, phức tạp
còn ngày nay giới phê bình văn học hiện đại công nhận cấu trúc của tác phẩm là một sự
sáng tạo tuyệt vời của Emily Bronte : “Ngày nay, tác phẩm này được coi là một tiểu
thuyết kinh điển của
5TVăn học Anh5T với một cấu trúc rất sáng tạo, đó là cấu trúc truyện
như một chuỗi
5Tbúp bê Matryoshka5T, cũng vì sự sáng tạo này mà ý kiến của giới phê bình
trong lần xuất bản đầu tiên của Đồi gió hú là rất khác nhau”
P1F
2
P.
Dương Tường trong khi dịch Wuthering Heights cũng đã nhận xét “đây là viên
kim cương của văn học Anh”.
Theo Đặng Thị Hảo thì : “Viết Đỉnh gió hú, Emily Brontë đã vận dụng những chất
liệu hiện thực cộng với các motip tưởng tượng và phóng đại trong việc miêu tả sự kiện,

2
http://vi.wikipedia.org/wiki/Đồi_gió_hú200


đó kể về nhân vật chính. Emily Bronte đã áp dụng kỹ thuật này rất hoàn hảo, đạt mức

độ điêu luyện kỹ thuật cao. Hai nhân vật trung tâm của tác phẩm Wuthering Heights là
Heathcliff và Catherine, nhưng tác giả không chọn lối trình bày trực tiếp, như vậy sẽ
vướng vào một số khuyết điểm, về mặt kĩ thuật đưa đến chỗ làm hại tác phẩm. Emily
chọn hai người kể chuyện là Lockwood và Nelly Dean để làm công việc kể lại những
điều họ biết về Heathcliff và Catherine. Sự kiện này nhằm đạt hai mục tiêu quan trọng
của tác giả, cho thấy câu truyện kể có vẻ khách quan và điều quan trọng hơn cho thấy
sự khác biệt hành động giữa Heathcliff và Catherine (hai cá nhân độc đáo) và
Lockwood , Nelly Dean (hai cá nhân thiển cận, tầm thường) [29, tr. 62 - 63].
Báo An Ninh Thủ Đô 10/04/2009 đã nhận định về Wuthering Heights của Emily
Bronte : “Câu chuyện tình lãnh mạn nhưng khá dữ dội giữa hai nhân vật Cathy
Earnshaw và Heathcliff trong cuốn tiểu thuyết Đồi Gió Hú của nữ văn sĩ Emily Bronte,
đã được hơn 2000 đọc giả của kênh UKTV Drama (Anh) chọn là chuyện tình lãng mạn
nhất mọi thời đại trong văn học”
P2F
3

Gần đây nhất (năm 2009), Ngô Thị Cẩm Nhung trong khóa luận tốt nghiệp với đề
tài Vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm “Đồi gió hú” của Emily Bronte đã
nghiên cứu khá công phu về vai trò của người kể chuyện đối với việc thể hiện nội dung
và nghệ thuật của tác phẩm.
Các bài viết, các công trình nghiên cứu nói trên ít nhiều có liên quan đến đề tài
nghiên cứu của chúng tôi. Đó là những gợi ý, phát hiện có tính chất gợi mở giúp chúng
tôi kế thừa và phát triển để hoàn thành đề tài của mình.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu tập trung vào việc phát hiện những thành công về nghệ thuật
trong tiểu thuyết Jane Eyre và Wuthering Heights của Charlotte Bronte và Emily
Bronte.
Khi cần thiết luận văn có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu, đề cập đến một số tác

Chương 1: Hai chị em nhà Bronte – Một hiện tượng đặc biệt trong nền văn học
Anh thế kỉ XIX.
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Jane Eyre và Wuthering Heights.
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng kết cấu trong Jane Eyre và Wuthering Heights.

Kết luận
Tư liệu tham khảo
Phụ lục

Chương 1. HAI CHỊ EM NHÀ BRONTE - MỘT HIỆN TƯỢNG ĐẶC BIỆT
TRONG NỀN VĂN HỌC ANH THẾ KỈ XIX

1.1. Nước Anh thế kỉ XIX - Một xã hội hai bộ mặt
Charlotte (1816 - 1855) và Emily (1818 - 1848) sống vào nửa đầu của thế kỉ XIX -
một thời kì cực kì sôi nổi của nước Anh - dưới sự trị vì của các vị vua George III, Goerge IV,
William IV và đặc biệt là Nữ hoàng Victoria.
Nhờ vào cuộc cách mạng công nghiệp nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX
mà nước Anh phát triển hưng thịnh về mọi mặt. Từ một đất nước nông nghiệp, kinh tế nghèo
nàn, dân cư thưa thớt nước Anh trở thành một trung tâm công nghiệp phát triển, dân cư đông
đúc, thế nhưng bên cạnh sự lạc quan ấy xã hội Anh trong thời kì này vẫn không phải là hoàn
toàn tốt đẹp như người ta tưởng.

XVIII nó đã được pháp luật ủng hộ, phong trào này kéo dài mãi cho đến nửa đầu thế kỉ XIX
mới hoàn thành : “Ở một số địa phương, cứ 100 nhà thì đã giảm đi từ tám đến mười nhà.
Thỉnh thoảng còn có chuyện như thế này xảy ra: Bốn năm chủ trang trại chăn nuôi giàu có
đã xâm chiếm một vùng đất to rộng mà họ đã khoanh chiếm được từ phong trào khoanh
chiếm đất không bao lâu trước kia. Tại những mảnh đất này, trước kia có từ 20 đến 30 nông
dân thuê để canh tác, đồng thời cũng có một số sở hữu chủ ruộng đất nhỏ tương đương với
số lượng nông dân nói trên. Nay tất cả những người đó cùng với gia đình họ, đã bị đuổi ra
khỏi ruộng đất mà trước kia họ chiếm hữu” [109, tr. 101]. Ruộng đất không còn, nông dân
không có công ăn việc làm đổ xô ra thành phố, sống chen chúc trong những ngôi nhà tồi tàn,
chật hẹp thiếu ánh sáng và những điều kiện về vệ sinh tối thiểu .Vợ chồng con cái lúc nhúc
chui rúc trong : “Một gian nhà thấp và ẩm dưới hầm, đồ dùng trong nhà chỉ có hai chiếc ghế
cũ, một chiếc bàn tròn ba chân, một chiếc rương, không có giường mà chỉ có một đóng rơm
ở một góc nhà, bên trên được trải hai tấm vải trải giường dơ bẩn”. Do đó dịch bệnh xảy ra
thường xuyên khiến cho sức khỏe của họ bị tàn phá một cách dữ dội, thân thể gầy gò, ốm
yếu, xanh xao thậm chí chết sớm, tiêu biểu là năm 1831 - 1832 dịch tả lan tràn khắp cả nước
Anh và đặc biệt nó đã hoành hành những thành phố lớn nơi dân cư tập trung đông đúc .
Nữ hoàng Victoria và hoàng thân Albert chủ trương một phong cách sống rất lý tưởng:
việc kiếm tiền đảm bảo cuộc sống đầy đủ cho gia đình là thuộc về trách nhiệm của người đàn
ông còn người phụ nữ không phải ra ngoài làm việc chỉ ở nhà chăm sóc con cái và mái ấm

gia đình sao cho chỉn chu ngăn nắp. Nhưng cuộc sống lý tưởng đó không bao giờ là hiện
thực đối với tất cả người dân Anh, nó chỉ dành cho giới trung thượng lưu mà thôi. Trong khi
các bà mệnh phụ nhàn rỗi, yểu điệu súng sính trong những bộ cánh đắt tiền sang trọng, các
tiểu thư công tử được chiều chuộng sống trong nhung lụa êm ái thì phụ nữ và trẻ con thuộc
tầng lớp lao động phải làm việc quần quật từ sáng sớm cho đến tối mịt thậm chí kéo dài đến
nửa đêm mà chỉ được trả công bằng những đồng lương rẻ mạt. Chẳng hạn như trong ngành
dệt đăng – ten “trẻ con từ chin đến mười tuổi, cứ tảng sáng từ hai đến bốn giờ là chúng phải
từ trên chiếc giường dơ bẩn của chúng thức dậy để vào công xưởng. Vì phải kiếm miếng ăn
để sống, chúng phải làm việc mãi cho đến mười, mười hai giờ khuya”. Do bị bóc lột quá sức
lại không đủ ăn nên hình hài của những người công nhân nói chung và trẻ em nói riêng

Thomas S. Ashton, Báo Lịch sử kinh tế, quyển 9, 1949 viết : “Như vậy Anh quốc đòi hỏi có
lợi nhuận thì đã có lợi nhuận. Các thị trấn đã có được đồ dơ bẩn sinh lợi nhuận, khói sinh
lợi nhuận, các khu nhà ổ chuột sinh lợi nhuận, sự mất trật tự sinh lợi nhuận, sự ngu dốt sinh
lợi nhuận, nỗi thất vọng sinh lợi nhuận” [22, tr. 904].
Giai cấp tư sản ra sức đầu tư máy móc sản xuất càng nhiều bao nhiêu càng thu vào
nhiều lợi nhuận bấy nhiêu. Những thành phố sầm uất với những dãy nhà sang trọng mọc lên
không ngớt nhưng chúng không dành cho người lao động. Nhà cao tầng xuất hiện nhiều thì
những khu nhà lụp xụp quanh xưởng máy cũng không ít. Những người dân lao động không
thoát khỏi cảnh nghèo bởi họ chẳng có nhiều tiền, không được đi học và cũng không có
quyền bảo vệ cho chính bản thân. Cuộc sống của họ là một đường thẳng từ nhà trọ đến nhà
máy và tất nhiên cũng từ nhà máy lại trở về nhà trọ. Rơi vào bế tắc nhưng không thoát ra
được, bất đắc chí thì chỉ biết nổi loạn phá phách tài sản của chủ xưởng, sau mỗi lần đứng lên
như vậy họ lại bị pháp luật đàn áp thẳng tay. Đói khát và bị áp bức là chiếc vòng kim cô bám
chặt vào số mạng mà họ chưa có cách nào tháo nó ra được : “Vì đô thị mới không phải là một
ngôi nhà mà con người có thể tìm thấy cái đẹp, niềm hạnh phúc, sự nhàn rỗi, học thức, tôn
giáo những ảnh hưởng khai hóa quan điểm và thói quen, nhưng là một nơi trơ trụi, hoang
vắng, không màu sắc, không khí hay tiếng cười, chỉ là nơi mà đàn ông, phụ nữ và trẻ em làm
việc, ăn và ngủ. Đây là một khoảng đất của tập thể con người : đây là nhịp điệu buồn thảm
trong cuộc sống của họ. Những nhà máy mới, những lò mới giống như kim tự tháp, nói về
tình trạng nô dịch, chứ không phải về quyền của con người, phủ chụp cái bóng dài đặc của
chúng trên xã hội đã hãnh diện về chúng” [22, tr. 904].
Bên cạnh đó, thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp được áp dụng vào trong nông
nghiệp đã giải thoát sức lao động của con người đồng thời năng suất lao động được tăng cao

đáng kể. Tuy nhiên điều này cũng làm cho số lao động thất nghiệp ở nông thôn tăng cao.
Cũng giống như giai cấp công nhân, nông dân làm việc quần quật nhưng tiền lương cũng
chẳng được bao nhiêu trong khi đó mỗi khi lương thực bị mất giá chủ đất lại hạ thấp tiền
lương của nhân công. Năm 1845, dịch côn trùng tàn phá gây mất mùa khoai tây làm cho
miền tây Ireland xảy ra nạn đói dẫn đến di dân ồ ạt và nhiều người chết đói. Cuộc sống quá
kham khổ, lại thêm hay bị thất nghiệp chính vì vậy nông dân nhiều nơi đã đứng dậy bạo

lại rầm rộ thành lập các đoàn thể cách mạng, tích cực tuyên truyền khuyến khích quần chúng
tham gia. Nhưng khi được thỏa mãn về kinh tế lẫn chính trị thì giai cấp tư sản sẵn sàng quay
lưng với quần chúng nhân dân mà thỏa hiệp với giai cấp quý tộc.
Khi vua George III lên ngôi, nhà vua có ý muốn nắm hết mọi quyền hành trong tay chứ
không muốn làm một ông vua bù nhìn bởi ông cho rằng: “Làm vua phải biết trị và cai trị.
Làm sao mà nhà vua lại có thể phải tuân theo lệnh của một nội các, một vài gia đình đại tộc
thế lực, một Nghị viện ? Những cái ấy đâu có quyền thay mặt cả nước. Nhà vua phải chống
lại các đại tộc để trở thành người chỉ huy tối cao thần dân mình. Tất cả dân chúng đều nhìn
về Người đầy ngưỡng mộ và chứa chan tình cảm” [72, tr. 274]. Do vậy mà giữa nhà vua và
Nghị viện luôn xảy ra bất hòa, thậm chí nhà vua còn tỏ ra căm ghét thủ tướng. Nhà vua nhiều
lần thay đổi thủ tướng nhưng cuối cùng vẫn phải nhượng bộ giai cấp tư sản.
Còn về Nữ hoàng Victoria, thời gian đầu mới lên ngôi, bà chẳng ưa gì đảng Whig trong
khi đó bà lại có mối quan hệ thân thiết với bọn quý tộc của đảng Tory.
Như vậy, dưới ngôi nhà chung của chế độ quân chủ lập hiến, mối quan hệ giữa giai cấp
quý tộc và giai cấp tư sản không hề êm thắm chút nào, một mặt hai giai cấp này vừa thỏa
hiệp với nhau, mặt khác cả hai lại ngấm ngầm công kích hạ bệ nhau. Mục tiêu của hai giai
cấp này không gì khác ngoài việc giành lấy vị trí đứng đầu nội các để khống chế bộ máy nhà
nước.
1.1.2.2. Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản
So với những nước khác ở châu Âu, Anh quốc bước vào nền kinh tế tư bản tương đối
sớm vì thế trong xã hội đã xuất hiện mầm móng của sự phân chia giai cấp đó là giai cấp
trung lưu, nhiều tiền và thế lực với giai cấp thợ thuyền nghèo khổ, bị áp bức. Công nghiệp
phát triển, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa càng thịnh vượng dẫn đến mâu thuẫn giữa hai giai
cấp ấy càng gay gắt. Marx và Enghel đã chỉ rõ rằng : “Từ khi có công nghiệp lớn, ít nhất là

từ năm 1815, ở Anh việc tranh giành quyền thống trị giữa hai giai cấp; giai cấp quý tộc
chiếm hữu ruộng đất và giai cấp tư sản đã trở thành trọng tâm của toàn bộ đấu tranh chính
trị của nước này…Và từ năm 1930 trở đi, giai cấp công nhân tức là giai cấp vô sản được
coi là chiến sĩ thứ ba đấu tranh giành quyền thống trị” [19, tr.14].
Theo thời gian giai cấp công nhân tăng cả về chất lẫn về lượng, bên cạnh những người

1.2.1. Hoàn cảnh xuất thân
Charlotte Bronte và Emily Bronte là hai trong số sáu người con của mục sư Patrick
Bronte, quê ở miền Tây Yorkshire, phía Bắc nước Anh. Cuộc sống của gia đình họ luôn chịu
nhiều đau khổ và bất hạnh.
Mục sư Patrick Bronte có nguồn gốc Ireland. Từ nhỏ ông đã bộc lộ sự thông minh,
nhanh nhẹn và có tinh thần tự lập sớm. Vì nhận thấy gia đình không có khả năng trợ cấp cho
mình ăn học nên mười sáu tuổi ông đã ra ngoài tự mình kiếm sống. Ông xác định sẽ không
theo nghề nông truyền thống của gia đình vì vậy ông đã chăm chỉ học hành, mong muốn
được thay đổi số phận. Với sự thông minh, ham học đồng thời nhờ sự giúp đỡ của một nhà
hảo tâm, ông đã được nhận học bổng tại trường St John’s College, Cambridge. Sau khi ra
trường ông đã được phong chức cha phó ở Essex, đến làm việc ở Yorkshire. Do làm việc
nhiệt tình nên ông rất có uy tín với người dân trong vùng. Ông là người yêu thích văn
chương và là tác giả của bốn quyển sách : The Cottage in the wood, Collage Poems, The
Rural Minstrel, The maid of Killarney.
Mẹ của họ là bà Maria Branwell, con gái thứ ba của thương gia Thomas Branwell, ở
Penzance. Gia đình Branwell vốn rất sùng đạo và sống nề nếp, tính tình nhã nhặn, khiêm
tốn. Bà Maria có vóc người nhỏ nhắn, dù không đẹp nhưng duyên dáng, tính tình dịu dàng,
hiền thục lại rất thông minh. Gặp ai bà cũng để lại nhiều ấn tượng tốt nơi họ, đặc biệt bà
cũng có kiến thức về văn chương. Bà đã xuất bản một tác phẩm mang tựa đề On the
Advantage of poverty in Religious Concerns. Tuy những tác phẩm trên của hai ông bà Bronte
không gây được tiếng vang nhưng chắc chắn có sự ảnh hưởng lớn đến tài năng văn học của
những đứa con họ sau này.
Ông Bronte cưới bà Maria Branwell vào năm 1812 và hai vợ chồng dọn đến sống tại
Hartshead thuộc tỉnh Yorkshire. Tại đây bà Maria sinh hai người con gái lớn là Maria
(1813) và Elizabeth (1814). Sau đó họ lại chuyển đến Thornton cũng thuộc Yorkshire, ở nơi
này Charlotte, Branwell, Emily và Anne lần lượt ra đời. Khi người con gái lớn Maria được

sáu tuổi, ông Bronte lại chuyển tới Haworth. Kể từ đó, Haworth trở thành mảnh đất gắn liền
với cuộc đời của gia đình Bronte. Đây là một miền quê hẻo lánh chuyên về kỹ nghệ đào xới
than bùn, nằm ngay trung tâm của vùng đồng hoang Yorkshire. Nửa đầu thế kỉ XIX nơi đây

chồng không thích nên bà không dám mặc, bà giấu nó vào trong ngăn kéo, một lần ông
Bronte đã phát hiện ra và cắt nó thành từng mảnh vụn.
Khoảng một năm sau cái chết của mẹ, sáu chị em Bronte được người dì Elizabeth
Branwell đến chăm sóc. Dì Elizabeth là người thông minh, có học, giỏi nội trợ nhưng tính
tình cũng lạnh lùng, thiếu tình cảm đến mức kì quặc nên không được chị em Bronte yêu mến.
Khi ấy, cô con gái lớn Maria, mới hơn sáu tuổi, dáng người nhỏ nhắn, mảnh khảnh phải
thay mẹ chăm sóc đàn em đồng thời còn tham gia vào công việc của ông Bronte, cùng ông
thảo luận những chủ đề hàng ngày như một người trưởng thành. Mới hơn sáu tuổi nhưng cô
bé đã tỏ ra chững chạc, nghiêm nghị, suy nghĩ sâu sắc và rất ít nói. Cuộc đời của cô bé mỏng
manh, yếu đuối sống quá nội tâm như Maria cũng thật ngắn ngủi.
Maria, Elizabeth, Charlotte và Emily lần lượt được cha gửi đến học trong một tường
nội trú nữ sinh tại Cowan Bridge, nơi dành riêng cho con gái các vị mục sư, giáo sĩ nghèo.
Những người làm công tác quản lí, giáo dục của trường này rất nghiêm khắc. Kỷ luật và
cuộc sống nơi này lại vô cùng khắc nghiệt, không phù hợp với thể trạng yếu đuối của chị em
Bronte nên sức khoẻ của hai người chị lớn dần dần giảm sút và chết cách nhau không bao
lâu, Charlotte cũng đang trong tình trạng ốm nặng. Vì vậy ông Bronte quyết định đưa
Charlotte và Emily trở về nhà. Những tháng ngày học tập và sinh sống ở ngôi trường này đã
in dấu ấn nặng nề trong kí ức của Charlotte và hình ảnh ngôi trường ấy đã xuất hiện trong
Jane Eyre với tên gọi là Lowood.
Hai người chị lớn chết lúc tuổi đời còn quá trẻ, còn lại bốn chị em, Charlotte phải thay
chị Maria lo lắng cho các em. Bốn chị em không thích giao tiếp với những người bên ngoài
và niềm vui trẻ thơ của họ cũng không giống những đứa trẻ khác. Họ thường đi dạo về phía
cánh đồng hoang và hiếm khi đi xuống làng, họ ngại gặp người khác kể cả những người
quen. Niềm vui của họ là đọc sách và khe khẽ kể cho nhau nghe những câu chuyện mà họ đã
đọc được hoặc nắm tay nhau đi dạo cánh đồng hoang hàng giờ mà không biết chán. Những
vần thơ mà Ann đã viết về kỉ niệm những lúc cô mơ màng với gió với mây trên cánh đồng
hoang như sau :
For long ago I loved to lie
Upon the pathless moor,


từ sáng sớm cho đến nửa đêm. Khi làm việc ở Halifax, Emily đã phải bắt đầu công việc từ 6


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status