Luận văn: THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG pot - Pdf 15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
O0O
DƯƠNG THỊ XUÂN
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ : 60. 22. 34

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. Đào Thuỷ Nguyên
NỘI DUNG
TRANG
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1
2. Lịch sử vấn đề
2
3. Giới thuyết về thế giới nghệ thuật
8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
9
5. Mục đích nghiên cứu
9
6. Phương pháp nghiên cứu
9
7. Cấu trúc luận văn
10
NỘI DUNG

Chương 1: Cảm hứng nghệ thuật gắn với thế giới nhân vật trong tiểu
thuyết của Vi Hồng
11
1.1. Khái niệm cảm hứng nghệ thuật và thế giới nhân vật.
11
1.2. Cảm hứng nghệ thuật gắn với thế giới nhân vật trong tiểu thuyết
của Vi Hồng
13
1.2.1. Cảm hứng ngợi ca gắn với những con người đẹp đẽ
14

2.2.1. Không gian bối cảnh.
48
2.2.1.1. Bối cảnh thiên nhiên.
48
2.2.1.2. Bối cảnh xã hội.
61
2.2.2. Không gian sự kiện.
76
2.2.3. Không gian tâm lí.
80
Chương 3. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng.
85
3.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật.
85
3.2. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng.
86
3.2.1. Thời gian sự kiện.
86
3.2.1.1. Thời gian sự kiện lịch sử.
86
3.2.1.2. Thời gian sự kiện đời tư.
91
3.2.2. Thời gian tâm lí.
99
3.2.2.1. Thời gian hiện tại.
100
3.2.2.2. Thời gian quá khứ.
103
3.2.2.3. Thời gian tương lai.
107

khi nghiên cứu sáng tác của Vi Hồng ở thể loại tiểu thuyết.
1.3. Là một sinh viên đã được nhà giáo Vi Hồng giảng dạy trong những
năm học ở trường Đại học Sư phạm Việt Bắc, người viết ước vọng qua những
trang nghiên cứu này giúp người đọc hiểu hơn về con người, về cuộc đời, đặc biệt
là tài năng của Thầy - một nhà văn dân tộc thiểu số tiêu biểu. Qua đó, góp phần
khẳng định vị trí của nhà văn trong nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam
hiện đại.
Từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài: Thế giới nghệ thuật trong tiểu
thuyết của Vi Hồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2. Lịch sử vấn đề.
Vi Hồng là nhà văn tiêu biểu, đã có những đóng góp không nhỏ vào nền
văn học Việt Nam hiện đại nói chung và nền văn học dân tộc thiểu số nói riêng.
Năm 26 tuổi (1959), ông được trao giải nhì, giải thưởng của Tổng hội Sinh viên
Việt Nam với truyện ngắn Ngôi sao đỏ trên đỉnh núi Phja Hoàng. Ba năm sau
(1962), ông lại vinh dự nhận một giải nhì nữa của báo “Người giáo viên nhân
dân” với truyện ngắn Cây su su noọng ỷ. Có thể nói tên tuổi của ông đã được
nhiều người biết đến và trở nên quen thuộc với bạn đọc cả nước từ những năm 70
của thế kỷ trước.
Đã có một số công trình nghiên cứu về thành tựu sáng tác của Vi Hồng
trong thành tựu chung của văn học dân tộc thiểu số: bài Nhìn lại Văn học Tày
của Dương Thuấn Bài “Văn xuôi” trong cuốn Văn học các dân tộc thiểu số Việt
Nam hiện đại [190], và “Một mảng văn học đặc sắc” trong cuốn Văn học và
miền núi [103] của tác giả Lâm Tiến
Một số công trình nghiên cứu về toàn bộ sáng tác của Vi Hồng như bài: “Vi
Hồng” của Hoàng Thi trong cuốn Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (nhiều
tác giả) [146], Kỉ yếu hội thảo về nhà văn Vi Hồng của Hội văn học nghệ thuật
Thái Nguyên, đề tài nghiên cứu cấp Bộ của Phạm Mạnh Hùng đã đi sâu Tìm hiểu

nền văn học thiểu số Việt Nam hiện đại”
Nhà phê bình Lâm Tiến trong cuốn Văn học các dân tộc thiểu số Việt
Nam hiện đại (Nxb Văn hoá dân tộc – 1995) và cuốn Văn học và miền núi - phê
bình và tiểu luận (Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc – 2002) đã có cái nhìn khái quát
về toàn bộ tiến trình phát triển của nền văn học thiểu số Việt Nam hiện đại và có
những nghiên cứu khá sâu về các tác giả tiêu biểu, trong đó có nhà văn Vi Hồng.
Lâm Tiến khẳng định những trang viết của Vi Hồng đã góp phần làm nên những
hạt mầm cho nền văn học vẫn còn hết sức non trẻ.
Năm 2006, Hội Văn học nghệ thuật Thái Nguyên đã tổ chức Hội thảo về
nhà văn Vi Hồng và cuốn Kỉ yếu hội thảo về nhà văn Vi Hồng đã ra đời. Cuốn
sách này, có rất nhiều tác giả là những người bạn, là đồng nghiệp, là học trò, là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
con của nhà văn… mỗi người góp thêm một tiếng nói để lưu giữ cuộc đời cũng
như tài năng của một nhà giáo, một nhà văn đầy tâm huyết và giầu lòng yêu
thương con người.
Đọc bản thảo Đất bằng của Vi Hồng, nhà văn Nguyên Ngọc có nhận xét
về nghệ thuật viết tiểu thuyết của Vi Hồng - nghệ thuật mang mầu sắc dân tộc rất
riêng: “Cách viết của anh rất khác cách viết tiểu thuyết của ta - ít ra là của tôi
Riêng tôi, tôi hết sức chú ý và muốn suy nghĩ nhiều về cách viết của Vi Hồng, của
YĐiêng Cách viết bao gồm từ cách hình dung về nhân vật, xây dựng nhân vật,
cách kể chuyện, dẫn dắt cốt truyện, lựa chọn cốt truyện, lựa chọn tình tiết ”(Báo
nhân dân ngày 19/4/1980).
Về cảm hứng nghệ thuật và thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Vi
Hồng, nhà phê bình Lâm Tiến khẳng định: “Thành công lớn nhất trong tiểu
thuyết của Vi Hồng là viết về những kỉ niệm, những mảng cuộc sống mà ông
đã từng trải… Đó là những mối tình đẹp đẽ của người lao động. Vi Hồng đã
biết kết hợp trong tác phẩm của mình giữa cuộc sống và chiến đấu, lao động
sản xuất và tình yêu. Nhà văn làm cho chúng ta yêu mến thiết tha những nhân
vật đó.” [14, 17].
Nhận xét về nhân vật trong sáng tác của Vi Hồng, Hoàng Thi viết: “phải

người lao động bình thường, từ những con người đẹp đẽ đến những con người
xấu xa, tầm thường tạo thành một thế giới nhân vật hết sức phong phú, đa dạng.
Về không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng, nhìn chung các
nhà nghiên cứu chú ý đến không gian bối cảnh thiên nhiên. Lâm Tiến nhận ra
mầu sắc miền núi đậm nét trong không gian bối cảnh thiên nhiên: “Thiên nhiên
trong tác phẩm của ông rực rỡ sắc mầu, rộn rã âm thanh, ngạt ngào hương vị
như mang cả hơi thở cuộc sống, tâm hồn của người miền núi” [14, 17]. Cũng
chung cảm nhận ấy nhà văn Hồ Thuỷ Giang phát hiện thêm một không gian
huyền thoại: “Trong tiểu thuyết của Vi Hồng mọi cảnh sắc thiên nhiên từ mỏm đồi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
đến con suối, từ nẻo đường rừng đến bờ vực sâu, từ ánh trăng đến tảng đá núi
đều hiện lên lung linh như huyền thoại” [14, 81].
Vũ Minh Tú trong Chất thơ trong tiểu thuyết của Vi Hồng (Đề tài nghiên
cứu khoa học của sinh viên năm 2009) lại phát hiện ra một không gian thơ mộng,
tràn ngập chất thơ. Chất thơ ấy được toát ra từ thiên nhiên, con người và cuộc
sống miền núi. Qua việc khảo sát chất thơ trong tiểu thuyết của Vi Hồng, tác giả
khẳng định: “Trong tiểu thuyết của ông, chất thơ của hồn núi rừng, làng bản cứ
tuôn chảy lấp lánh, dạt dào từ ngòi bút có nghề” [41].
Khác với các nhà nghiên cứu trên, Hoàng Thi lại thấy: “Vi Hồng đã dẫn
dắt người đọc trở về quê hương miền núi, về với bản làng mình sau những ngày
đi xa, những cảnh vật quen thuộc (một cánh đồng, một dòng suối, một cây mận
đang ra hoa…) một tiếng “úp lều” trâu húc nhau cùng với những con người xiết
bao gần gũi mến yêu với những kỉ niệm êm đẹp từ thủa ấu thơ đến những ngày
khôn lớn… Tất cả như đồng hiện kéo ta trở về cội nguồn” [15, 148]. Như vậy,
theo Hoàng Thi không gian trong tiểu thuyết của Vi Hồng lại vô cùng quen thuộc,
mộc mạc mà gần gũi thân thương đối với mỗi con người. Đó chính là cội nguồn
nơi ta sinh ra và lớn lên.
Về bối cảnh xã hội trong sáng tác của Vi Hồng, cũng có một số nhận xét
thật xác đáng. Nhà giáo Cao Xuân Thử đã nhận thấy: “Vi Hồng là người am hiểu
văn hoá Tày, anh say đắm Si lượn. Anh hiểu cặn kẽ phong tục, tập quán, lề thói,

nhân vật cũng chồng chéo, phức tạp hơn” [21, 55].
Có thể nói vẫn còn rất ít những nhận xét về thời gian nghệ thuật trong sáng
tác của Vi Hồng. Nghiên cứu về không gian và thời gian nghệ thuật thì hầu như
chưa có một công trình nào chuyên biệt.
Như vậy có thể thấy các yếu tố làm nên thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết
của Vi Hồng đã được quan tâm ở một mức độ nhất định. Nhưng các ý kiến mới
chỉ là những nhận định có tính khái quát, chung chung, chưa có một cái nhìn tổng
thể, có tính hệ thống về toàn bộ thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Thực tế đó đã gợi ý cho chúng tôi lựa chọn đề tài: Thế giới nghệ thuật trong tiểu
thuyết của Vi Hồng.
3. Giới thuyết về thế giới nghệ thuật.
Nhà văn Seđrin đã nói: “Tác phẩm văn học là một vũ trụ thu nhỏ, mỗi sản
phẩm nghệ thuật là một thế giới khép kín trong bản thân nó”. Như vậy, một tác
phẩm toàn vẹn phải xuất hiện như một thế giới nghệ thuật. Bêlinxki cũng đã từng
nhận xét: “Mọi sản phẩm nghệ thuật đều là một thế giới riêng mà khi đi vào đó
thì ta buộc phải sống theo các quy luật của nó, hít thở không khí của nó”.
Từ những nhận xét trên ta có thể hiểu thế giới nghệ thuật là sản phẩm sáng
tạo của người nghệ sĩ. Nó là kiểu tồn tại đặc thù vừa trong chất liệu, vừa trong
cảm nhận của người thưởng thức, vừa là sự thống nhất giữa nội dung và hình thức
trong chỉnh thể thẩm mỹ của tác phẩm.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì thế giới nghệ thuật là: “khái niệm chỉ
tính chỉnh thể của sáng tạo nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm,
sáng tác của một tác giả, một trào lưu). Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng
sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được tạo ra theo các nguyên tắc tư
tưởng và nghệ thuật (…). Khái niệm thế giới nghệ thuật giúp ta hình dung tính
độc đáo về tư duy nghệ thuật của người nghệ sĩ ” [16, 251].
Thế giới nghệ thuật có tính độc lập tương đối so với thế giới tự nhiên hay
thực tại xã hội. Đó chính là sự thừa nhận quyền sáng tạo của người nghệ sĩ.
Người nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm văn học không phải là sự sao chép, lệ thuộc

Nghiên cứu một số vấn đề thi pháp trong tiểu thuyết của Vi Hồng, chúng
tôi nhằm mục đích làm rõ hơn những nét riêng trong thế giới nghệ thuật của tiểu
thuyết Vi Hồng. Từ đó, có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về những đóng góp
của Vi Hồng trong nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.
6. Phương pháp nghiên cứu.
Để hoàn thành nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng những phương pháp
cơ bản sau:
- Phương pháp thống kê, khảo sát.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Phương pháp hệ thống.
- Phương pháp khái quát, tổng hợp.
- Phương pháp đối chiếu, so sánh.
- Phương pháp nghiên cứu tác giả văn học.
- Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
7. Cấu trúc luận văn.
Luận văn gồm 3 phần: phần Mở đầu, phần Nội dung và phần Kết luận.
Trong phần nội dung gồm có 3 chương:
Chương 1: Cảm hứng nghệ thuật gắn với thế giới nhân vật trong tiểu thuyết
của Vi Hồng.
Chương 2: Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng.
Chương 3: Thời gian nghệ thuật nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng.

đen tối, các hiện tượng tầm thường" [25, 43].
Như vậy cảm hứng nghệ thuật là một phương diện đặc thù của tác phẩm
văn học, bao gồm trong nó cả hai mặt chủ quan và khách quan. Nó xuất phát từ
nhu cầu nội tại bên trong của người nghệ sĩ trước hiện thực khách quan. Cảm
hứng phải là một trạng thái tình cảm sâu sắc mãnh liệt thể hiện tư tưởng của nhà
văn trong sự chiếm lĩnh và khám phá bản chất cuộc sống.
Các nhà nghiên cứu cho rằng : Cảm hứng nghệ thuật có thể có những biến
thể khác nhau như cảm hứng cảm thương, cảm hứng ngợi ca, cảm hứng hài hước,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
châm biếm Các biến thể ấy vừa mang những đặc trưng riêng, đồng thời cũng có
những mối quan hệ bổ sung và tương hỗ lẫn nhau. Trong từng tác phẩm, cảm
hứng này có thể trở thành một phương diện của cảm hứng kia.
Cảm hứng nghệ thuật là một tình cảm xã hội được ý thức, nó đem đến cho
tác phẩm một không khí cảm xúc nhất định, tác động mạnh mẽ đến người đọc.
Cảm hứng nghệ thuật thống nhất tất cả các cấp độ và yếu tố nội dung cũng như
hình thức của tác phẩm như: cốt truyện, kết cấu, xung đột, nhân vật, giọng điệu,
ngôn ngữ trong đó nhân vật là nơi biểu hiện rõ nhất và trọn vẹn nhất cảm hứng
nghệ thuật của nhà văn.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Nhân vật văn học là con người cụ thể
được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng như
(Tấm Cám, chị Dậu, anh Pha) cũng có thể không có tên riêng như “thằng bán
tơ”, “một mụ nào” trong Truyện Kiều” [202]
Trong tất cả các thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, thậm chí cả thơ
đều có nhân vật, đặc biệt với thể loại tiểu thuyết thì càng không thể thiếu nhân
vật. “Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực ở tất
cả mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của
nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện
sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [16, 277].
Giữa cảm hứng nghệ thuật và thế giới nhân vật trong sáng tác của một nhà
văn thường có mối quan hệ gắn kết mang tính hô ứng, tương giao. Cảm hứng nào

phản diện, cao đẹp và tầm thường, thánh thiện và gian ác.
Tuyến nhân vật chính diện thường là những con người đại diện cho cái
đẹp, cái thiện. Họ có những suy nghĩ, hành động cao cả mang đầy tính nhân văn.
Tuyến nhân vật phản diện thường là những nhân vật xấu xa, đại diện cho cái ác
trong xã hội. Hai tuyến nhân vật này được đặt cạnh nhau, đấu tranh với nhau. Và
cuối cùng phần thắng sẽ thuộc về cái tốt, cái thiện. Tuy nhiên để có được chiến
thắng, nhân vật chính diện phải trải qua rất nhiều khó khăn, đau khổ thậm chí cả
sự hi sinh nữa. Sáng tạo hai tuyến nhân vật chính diện và phản diện trong tiểu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
thuyết của mình, nhà văn Vi Hồng muốn gửi tới bạn đọc một thông điệp đậm chất
nhân văn: “Hãy yêu thương và biết yêu thương những cái đẹp, nhất là những con
người đẹp đẽ, cao cả,đồng thời đem hết sức mình ra trừ diệt cái ác, kẻ ác. Trừ
khử những kẻ phản bội trắng trợn, nguyền rủa những kẻ “béc kha cải” (đại nịnh
hót), khinh bỉ lũ yếu hèn” [43, 61]. Quan niệm trên đã chi phối toàn bộ sáng tác
của Vi Hồng cũng như việc xây dựng nhân vật của ông.
1.2.1. Cảm hứng ngợi ca gắn với những con người đẹp đẽ.
Nghệ thuật thời nào cũng vậy, luôn luôn có xu hướng khuyếch đại cái tốt
để nó trở nên đẹp đẽ, lộng lẫy, từ đó lôi cuốn, hấp dẫn mọi người, làm cho mọi
người tin rằng trên đời bao giờ cũng còn có công lí, lương tri, bao giờ cũng có
người tốt. Từ đó khơi dậy ở mỗi người khát vọng vươn tới lí tưởng, muốn noi
gương, bắt trước, làm theo điều thiện, điều hay. Vì vậy, trong nghệ thuật không
bao giờ thiếu được cái đẹp, thiếu chất lí tưởng, thiếu chất anh hùng lãng mạn,
thiếu nhân vật tích cực. Có thể nói, cảm hứng ngợi ca cái đẹp, cái thiện đã trở
thành cảm hứng chủ đạo trong văn học Việt Nam mọi thời.
Hướng tới giá trị nhân bản truyền thống ca ngợi cái đẹp, cái thiện, lên án
cái xấu, cái ác đã trở thành nhu cầu bức thiết của tất cả các nhà văn nói chung và
của Vi Hồng nói riêng. Ông say sưa sáng tác và đã dành nhiều trang viết để ngợi
ca cái đẹp, nhất là những con người đẹp đẽ, cao cả.
1.2.1.1. Ca ngợi những con người có vẻ đẹp lí tưởng về hình thể.
Vẻ đẹp hình thể là vẻ đẹp bên ngoài mà con người có thể nhìn ngắm được.

khiêng những hòn đá to. Mỗi ngày, họ phải thay mấy lần quang làm bằng dây
rừng chắc, to, nếu với người khác họ phải dùng suốt tháng mới hỏng”. Cùng với
vẻ đẹp về hình thể là một sức khoẻ dẻo dai, họ góp phần làm cho bản mường giầu
đẹp hơn.
Đọc tiểu thuyết của Vi Hồng, ta còn bắt gặp rất nhiều những con người như
thế. Đó là Ki Nọi trong tiểu thuyết Đoạ Đầy, Đán trong Núi cỏ yêu thương Họ
đều là những người trai khoẻ mạnh, luôn phải đối mặt với thú dữ và cả những khó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
khăn nguy hiểm mà chưa một lần bó tay. Họ chính là kết tinh sức mạnh của núi
rừng Việt Bắc.
Vẻ đẹp của những người phụ nữ trong sáng tác của Vi Hồng thường được
so sánh với các nàng tiên trong cổ tích. Thu Lạ trong Mùa hoa Bioóc Loỏng đã
được miêu tả theo bút pháp phóng đại: “Hàn Thu Lạ, cô gái tuổi hai mươi đẹp
như một nàng tiên vừa từ trên trời xuống dự hội”. Đường nét trên khuôn mặt nàng
được tác giả miêu tả tỉ mỉ, ấn tượng: “Cặp lông mày sắc như nước, vầng trán thon
thả thanh tú Cặp mắt đen láy long lanh, cặp môi nàng đều đặn, đỏ chót lúc nào
cũng tủm tỉm cười. Nàng nói líu lo như tiếng chim hoạ mi”. Đúng là người thanh
cái tiếng cũng thanh, “cái tiếng của nàng cũng khẽ khàng, mơ màng như chính
sinh ra từ những làn gió núi, hay là cái tiếng đi về của những làn mây trắng như
bông trên các mái đại ngàn”. Thu Lạ quả là một bông hoa rừng ngào ngạt
hương sắc.
Không gian miền núi thường là nơi sinh ra những con người kết tinh vẻ
đẹp diệu kì. Hạ Chi cũng là một cô gái mang vẻ đẹp thần tiên như thế: “Hạ chi từ
trong nhà tắm bước ra, mặt mũi tươi rói mới mẻ như một nàng tiên vừa qua lò
luyện mĩ nhân trong một truyện cổ” khiến Mi Tráng ngắm nhìn Hạ Chi mà tưởng
như đang ngắm nhìn “một pho tượng tuyệt sắc của trời đất Choáng cả rừng
xanh, lấp cả mọi thung lũng. Một kì công vĩ đại”. Tạo hoá không chỉ ban tặng cho
miền núi một không gian đẹp đẽ trong lành mà như để hài hoà với cảnh, tạo hoá
lại gửi đến đó những con người đẹp như nàng tiên lạc lối xuống trần gian và
những chàng trai khoẻ mạnh tràn đầy sức sống.

thông minh, xinh đẹp nổi tiếng nhất vùng và mang một khát vọng cao đẹp: “Sống
cùng với văn minh một năm còn hơn sống trăm năm ở nơi tối tăm, lạc hậu”. Ước
mơ đến với văn minh cứ luôn vẫy gọi, thôi thúc khiến Lả quyết định bỏ Tu để yêu
Nghít dù “Lả yêu Tu hơn yêu Nghít, Tu đẹp trai hơn, khoẻ mạnh hơn”.
Bất chấp sự ngăn cản của gia đình, Lả theo Nghít về mường Nước Hang
Rơi đông người, văn minh, lịch sự để làm dâu. Chị cùng chồng vun vén xây đắp
ngôi nhà hạnh phúc. Chị không chỉ giúp chồng trong công việc làm ăn mà còn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
dành chồng từ trong nanh vuốt của chúa sơn lâm. Một người đàn bà dám hy sinh
cả tính mạng của mình để bảo vệ chồng, đáng lẽ phải được hưởng tình yêu, hạnh
phúc từ người chồng ấy, nhưng chị đã bị Nghít đối xử tàn tệ. Vì say mê sắc đẹp
của Mã Thả An, Nghít đã quên đi tình nghĩa vợ chồng. Anh vô tình với người vợ
thuỷ chung, nhân hậu, quan hệ với Mã Thả An ngay trong nhà mình. Lả hết lời
khuyên can nhưng không có kết quả. Đau đớn và thất vọng, chị đã tìm đến dòng
nước Sông Trong gửi mình cho hà bá, thuồng luồng để quên đi tất cả. May mắn
thay chị không chết mà đã được Tu và Ban cứu giúp.
Sống trong rừng sâu nhưng chị vẫn luôn hướng về gia đình, chồng con.
Nhờ vậy, Lả đã cứu được Nghít thoát khỏi bàn tay độc ác của kẻ lòng lang dạ thú
định hãm hại anh bằng thuốc độc. Hơn một tháng trời Lả hết lòng chạy chữa,
chăm sóc tận tình, Nghít mới hồi phục, nhưng lại bị mù cả hai mắt. Anh chàng
Nghít trẻ trung, đẹp trai tràn đầy sức sống, giờ đây phải sống trong cảnh đêm tối,
đó phải chăng là đòn trừng phạt của ông trời vì những việc làm tội lỗi mà Nghít
đã gây ra cho Lả. Nhưng Lả lại không coi là thế. Chị tận tình cứu chữa cho Nghít
và chăm lo cuộc sống cho ba bà cháu trong cái vỏ của người đàn bà khác. Sự ân
hận, hối cải của Nghít đã khiến Lả xúc động. Nhiều lần Lả muốn nói thật nhưng
rồi chị lại kìm nén được. Chị quyết định dành dụm tiền để đưa Nghít xuống bệnh
viện tỉnh chữa mắt. Chị không ngần ngại dành con mắt phải của mình để hiến
tặng cho Nghít, cứu Nghít ra khỏi cảnh mù loà, tăm tối. Nếu không có một tình
yêu sâu sắc, một trái tim nhân hậu lớn lao thì Lả không thể có được hành động
cao cả như vậy. Cuối cùng sự hy sinh ấy đã được đền bù xứng đáng. Nghít đã

không để Thu Khoan biết để mong cứu cô thoát khỏi cơn hoạn nạn. Và hôm nay
số tiền ấy đã thực sự cứu giúp được Thu Khoan. Nhờ có tình thương ấy mà Thu
Khoan đã thoát khỏi cuộc sống nhục nhã. Cô tràn ngập trong hạnh phúc, để rồi
kết quả của tình yêu và hạnh phúc ấy là một đứa con xinh đẹp đã ra đời. Nhưng
hạnh phúc của những con người nhân hậu ấy không được trọn vẹn, vì Kin Xa
ngày càng nghiện nặng, trở thành kẻ ăn mày rách rưới với nước da bủng beo chỉ
còn nằm chờ chết. Kim Công giục vợ đi thăm kẻ thù và sắm sanh quà cáp chu đáo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
để Thu Khoan mang cho Kin Xa. Hành động cao cả của Kim Công mà anh gọi là
“tấm lòng làm người của chúng ta” ấy thật là cảm động. Cảm động hơn nữa khi
cặp vợ chồng Thu Khoan và Kim Công còn chấp nhận thêm một nỗi đau khi nàng
phải đánh đổi cả nhân phẩm của mình cho quan phủ Trần Hồi (mặc dù nàng rất
ghê tởm) đổi lấy những viên thuốc kí ninh chữa bệnh sốt rét cho Kin Xa. Hai trái
tim nhân hậu đã gặp nhau để rồi bùng lên ngọn lửa sưởi ấm những tâm hồn cô
đơn bất hạnh giúp Kin Xa thoát khỏi cái chết vì những cơn sốt rét hoành hành,
đang dần lấy đi tính mạng của hắn, đưa hắn trở về với cuộc đời. Có được những
tấm lòng như thế thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao.
Cứu giúp người trong hoạn nạn là phẩm chất thường thấy ở nhân vật trong
tiểu thuyết của Vi Hồng. La hay chính là The trong Vãi Đàng là một cô gái thông
minh, xinh đẹp, sinh ra trong một gia đình nghèo, bố nghiện ngập phải bán hết cả
ruộng nương cho Tổng Nhự, thậm chí bán cả cô cho hắn. Khi đã trở thành bà
quan, cô chỉ chuyên tâm giúp người nghèo khổ. Cách mạng đến, được giác ngộ,
La lập tức từ bỏ cuộc sống giầu sang đi theo cách mạng. Cô không chỉ hoạt động
rất dũng cảm mà còn luôn giúp đỡ mọi người mỗi khi họ gặp hoàn cảnh éo le.
Người được cô hai lần giúp đỡ thoát khỏi cảnh đoạ đầy là Đàng. Cả hai lần, Đàng
đã may mắn được The cứu giúp bằng tình yêu thương và sự sẻ chia chân thành,
không một chút tính toán thiệt hơn. Những hủ tục lạc hậu đã phải lùi bước trước
lẽ phải và lòng tốt của con người. Đoàn tụ và hạnh phúc, tất cả đến thật bất ngờ.
Nếu không có những con người giầu lòng nhân ái, có tình yêu thương sâu sắc,
vượt qua mọi rào cản của hủ tục lạc hậu như The thì đời Đàng đâu có được những

giỏi, người kỹ sư nông nghiệp tài năng và đầy nhiệt huyết – Hà Thế Quản.
Quản sinh ra đã không được hưởng tình yêu thương của người cha, chỉ có
hai mẹ con anh côi cút sống trong rừng, vất vả, khổ cực nuôi nhau. Rồi mẹ anh lại
bỏ anh mà đi, Quản sống được là nhờ vào tình thương của những người tốt bụng
trong mường. Vất vả thiếu thốn là thế nhưng Quản vẫn học giỏi. Anh thi đỗ vào


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status