lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng - Pdf 22


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA VI HỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA VI HỒNG CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 62.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS - TS. Trần Thị Việt Trung
THÁI NGUYÊN, NĂM 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CẢM ƠN
Nguyễn Thị Thu Hiền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Mục lục
i
MỞ ĐẦU
1
NỘI DUNG
12
Chƣơng 1: VÀI NÉT VỀ VĂN XUÔI CÁC DÂN TỘC THIỂU
SỐ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI VÀ CỦA NHÀ VĂN
DÂN TỘC TÀY TIÊU BIỂU- VI HỒNG
12
1.1. Sự hình thành và phát triển của văn xuôi các dân tộc thiểu số
Việt Nam hiện đại
12
1.2. Nhà văn dân tộc Tày tiêu biểu - Vi Hồng

42
2.2. Lời văn nghệ thuật của Vi Hồng mang đậm dấu ấn sáng tạo của
nhà văn
52
2.2.1. Sự vận dụng sáng tạo và hiệu quả các thành ngữ, tục ngữ, dân
ca Tày trong lời văn nghệ thuật của Vi Hồng
52
2.2.2. Lời văn giàu tính ước lệ và sử dụng nhiều mĩ từ, nhã ngữ
58
2.2.3. Sự vận dụng hiệu quả vốn tri thức về đời sống văn hóa, phong
tục tập quán của người Tày trong tiểu thuyết của Vi Hồng
61
Chƣơng 3: MỘT SỐ THÀNH PHẦN CƠ BẢN VÀ ĐẶC TRƢNG
NGÔN NGỮ TRONG TIỂU THUYẾT VI HỒNG
68
3.1. Một số thành phần cơ bản trong lời văn nghệ thuật của Vi Hồng
68
3.1.1. Lời trần thuật gián tiếp (ngôn ngữ người trần thuật)
68
3.1.2. Lời trần thuật trực tiếp (lời nhân vật)
72
3.2. Một số kiểu diễn đạt đặc trưng trong tiểu thuyết Vi Hồng
77
3.2.1. Câu lặp cấu trúc thành phần
77
3.2.2. Lời văn sử dụng nhiều điệp từ, điệp ngữ, ngôn ngữ mang
yếu tố liệt kê, lối so sánh trùng điệp
81
KẾT LUẬN
88

thiểu số, góp phần đưa văn học dân tộc thiểu số vươn đến sự "bình đẳng"
trong lĩnh vực sáng tác văn học nghệ thuật đối với người Kinh. Chính vì thế
đã có khá nhiều người đi vào nghiên cứu về tác giả và những tác phẩm văn
học của nhà văn này. Tuy nhiên, cho tới nay chúng tôi vẫn chưa thấy một
công trình nghiên cứu nào đề cập một cách chuyên biệt, hệ thống về đặc điểm
lời văn nghệ thuật của Vi Hồng, mà theo chúng tôi: một trong những đặc
điểm nổi bật, một trong những yếu tố có thể khu biệt văn chương của Vi
Hồng đối với các tác giả khác chính là lời văn nghệ thuật của ông- lời văn
của một nhà văn Tày, một thày giáo dạy văn học dân gian Tày, với cách cảm,
cách nghĩ, cách diễn đạt mang đậm dấu ấn, bản sắc của dân tộc Tày. Hay nói
một cách khác - nghiên cứu lời văn nghệ thuật của Vi Hồng sẽ góp phần làm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
sáng tỏ những nét phong cách nghệ thuật và tư tưởng nghệ thuật của nhà văn
Tày tiêu biểu xuất sắc này, đồng thời, khẳng định những đóng góp quan trọng
của ông (ở phương diện nghệ thuật) đối với sự phát triển của văn xuôi các dân
tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.
1.3. Sự nghiệp sáng tác của Vi Hồng rất phong phú, (ông viết truyện ngắn,
tiểu thuyết, nghiên cứu văn học) nhưng mảng đặc sắc nhất chính là tiểu thuyết.
Chính vì vậy chúng tôi lựa chọn vấn đề nghiên cứu Lời văn nghệ thuật trong
tiểu thuyết của Vi Hồng - cũng chính là đã tìm hiểu phần tiêu biểu nhất, phần
có những đóng góp rõ rệt nhất của nhà văn dân tộc thiểu số này.
1.4. Hiện nay vấn đề nghiên cứu và giảng dạy văn học các dân tộc thiểu
số Việt Nam trong chương trình giảng dạy văn các cấp học (từ tiểu học, trung
học đến đại học) đang là một vấn đề thời sự bởi sự cần thiết và tầm quan
trọng của nó trong đời sống văn học nước nhà. Do đó việc nghiên cứu lời văn
nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng là một việc làm có ý nghĩa thực tiễn
(bên cạnh ý nghĩa khoa học). Nếu nghiên cứu thành công, đây sẽ là một tài

nhà nghiên cứu quan tâm chú ý. Đó là các bài viết của Nguyễn Long (Người
trong ống của Vi Hồng), của Tú Anh (Tiểu thuyết Gã ngược đời của Vi
Hồng), của tác giả Thúy Anh (Lòng dạ đàn bà - Tiểu thuyết của Vi Hồng)
Một sự kiện có ý nghĩa như là một dấu ấn quan trọng trong việc đánh giá và
nghiên cứu về con người và tác phẩm của Vi Hồng đó chính là Hội thảo về Vi
Hồng (2006) do Hội Văn học Nghệ thuật Thái Nguyên kết hợp với khoa Ngữ
văn trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên tổ chức. Đây chính là sự
ghi nhận những lao động sáng tạo văn chương của Vi Hồng và là diễn đàn để
các nhà văn, nhà thơ, các nhà nghiên cứu bày tỏ quan điểm cũng như những
đánh giá về con người và sự nghiệp sáng tác của Vi Hồng. Với mục đích của
Hội thảo là: "Bước đầu nhìn lại và đánh giá những thành tựu, những đóng
góp và cả hạn chế trong các công trình nghiên cứu và sáng tác của nhà văn
Vi Hồng về đề tài dân tộc - miền núi, đồng thời rút ra những bài học kinh
nghiệm trong việc phản ánh, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, văn học dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
tộc ở cộng đồng người Việt Nam cũng như trong quá trình hội nhập của nước
ta với các nước trong khu vực và trên thế giới" [55, tr2]. Hội thảo có gần 20
tham luận của các tác giả là những nhà thơ, nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo
là cán bộ giảng dạy tại khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm, đã góp phần
làm sáng rõ những đặc điểm, những thành tựu cũng như hạn chế trong các
sáng tác của nhà văn với cái nhìn khách quan và toàn diện. Đồng thời, đây
cũng chính cơ sở quan trọng cho hàng loạt đề tài nghiên cứu khoa học của
sinh viên và các học viên cao học tại Đại học Thái Nguyên cũng như các
trường đại học khác trong cả nước nghiên cứu về con người và sự nghiệp sáng
tác của Vi Hồng.
Tới thời điểm hiện tại, Đại học Thái Nguyên đã có trên dưới 20 công
trình nghiên cứu lớn nhỏ về Vi Hồng. Có thể kể tên một số luận văn thạc sĩ

Trong luận văn thạc sĩ của mình, tác giả Ma Thị Ngọc Bích tìm hiểu về
Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Vi Hồng, đã phân loại nhân vật từ góc
độ nghề nghiệp xã hội (nhân vật trí thức, nhân vật người lao động) cách phân
loại đó đã khái quát được toàn bộ thế giới nhân vật trong sáng tác của Vi
Hồng là hết sức phong phú và đa dạng.
Nghiên cứu về không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng
các tác giả đã chú ý tới bối cảnh thiên nhiên trong sáng tác của ông, chỉ ra
những màu sắc rực rỡ và âm thanh ngọt ngào trong tác phẩm của Vi Hồng.
Bản sắc dân tộc trong tiểu thuyết của Vi Hồng chịu ảnh hưởng rất rõ các yếu
tố văn hoá dân gian truyền thống trong đó. Nhà văn Hồ Thuỷ Giang - người
bạn vong niên của Vi Hồng đã nhận xét thật xác đáng: "Càng đọc Vi Hồng tôi
càng thấy một điều là tiềm lực văn chương và vốn sống, đặc biệt là vốn dân
gian của anh nhiều vô kể. Tôi có cảm giác anh giống như cây đàn tính, động
vào dây nào, phím nào cũng có một điệu sli điệu lượn ngân lên da diết. Suốt
bao năm tháng, Vi Hồng nương nhờ vào - nói theo lời anh - " bầu sữa dân
gian quê mẹ" để sáng tác như thế" [55, tr81]. Ông còn quan tâm đến nghệ
thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Vi Hồng. Ông đưa ra nhận xét tinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
tế về bút pháp tả thực: "Trong bút pháp xây dựng nhân vật, Vi Hồng ít đề cập
đến sự phức tạp của tâm lý. Anh nghiêng về khắc hoạ những nét hoang sơ,
thuần khiết của tâm hồn" [55, tr81]. Nhận xét về nhân vật trong sáng tác của
Vi Hồng, tác giả Hoàng Thi viết: " Phải tha thiết yêu quê hương làng bản,
yêu những con người cụ thể của dân tộc, Vi Hồng mới có thành công như vậy
khi xây dựng nhân vật của mình. Đó chính là con người quê hương anh Họ
đều là những người nói tiếng quê hương, tiếng nói giầu hình ảnh, nhạc điệu
của người Tày, người Dao "
2.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề lời văn nghệ thuật trong tác phẩm của Vi Hồng

tắm mình trong dòng chảy truyền thống văn hóa dân tộc, không có được
những kỉ niệm máu thịt thấm đượm tâm hồn dân tộc thì không có tác phẩm
hay được bản sắc dân tộc đó" [49, tr126].
Tác giả Phạm Mạnh Hùng rất ấn tượng trong cách sử dụng các làn điệu
dân ca trong sáng tác của Vi Hồng. Ông tập trung vào tìm hiểu các phong tục
tập quán, các làn điệu dân ca như hát sli, hát lượn của người Tày, Nùng:
"Một trong những làn điệu dân ca mang bản sắc riêng của người Tày, Nùng
là hát lượn. Vi Hồng không chỉ nghiên cứu thể loại dân ca này qua công
trình: "Sli, lượn - dân ca trữ tình Tày, Nùng" mà còn đưa những làn điệu ấy
(tất nhiên chỉ là lời hát) vào các tác phẩm của mình. Những lời hát ấy, dẫu
không có nhạc, nhưng đọc lên ta vẫn thấy âm vang của tâm hồn Tày, thấy
hiển hiện cuộc sống bình dị chân chất nhưng đầy tình nghĩa của dân tộc Tày
Nhà văn Tô Hoài có đánh giá về tiềm năng văn chương của Vi Hồng khi đọc
những tác phẩm đầu tay: "Vi Hồng, một cây bút có sắc thái riêng đương phát
triển. Mấy năm gần đây, sáng tác của Vi Hồng đã liên tục phát huy được mặt
mạnh của sở trường, chứng tỏ tác giả còn đi xa hơn nữa. Tiểu thuyết Núi cỏ
yêu thương cùng với những sáng tác khác của Vi Hồng, là những đóng góp
quý của một cây bút văn xuôi miền núi ở các tỉnh biên giới phía Bắc và trên
cả nước " (Báo Văn nghệ số 34, 1985).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Trong các tác phẩm của mình, Vi Hồng đã đề cập đến nhiều mặt khác
nhau của con người và đời sống, cũng như phong tục tập quán hết sức phong
phú đa dạng của các dân tộc thiểu số miền núi. Chính cuộc sống sinh động
của những con người nơi đây đã là mạch nguồn cảm hứng cho tác giả chắp
bút tô đậm bản sắc dân tộc.Trong bài báo "Vi Hồng với mùa xuân Nặm Cáp",
PGS.TS Vũ Anh Tuấn khẳng định sức hấp dẫn của tiểu thuyết Vi Hồng đối
với người đọc không chỉ là "cách viết " độc đáo mà còn bởi ông là một nhà

ông quan niệm: "Mình là người Tày, nếu viết giống người Kinh thì đừng viết",
"Văn chương của người Tày phải phản ánh tâm hồn Tày" [24, tr16].
Qua việc khảo sát các công trình nghiên cứu về sáng tác của nhà văn Vi
Hồng như trên, chúng tôi thấy rằng, Vi Hồng cùng các sáng tác của ông đã
được khá nhiều người quan tâm, nghiên cứu. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa
thấy có một công trình nghiên cứu nào đề cập một cách cụ thể và chuyên biệt
về Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng. Vì thế, chúng tôi đã lựa
chọn vấn đề này để làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình, với hy
vọng sẽ góp thêm một tiếng nói khẳng định phong cách nghệ thuật, tư tưởng
nghệ thuật cùng những đóng góp đáng trân trọng của của nhà văn thiểu số tiêu
biểu này đối với quá trình vận động và phát triển của nền văn học dân tộc
thiểu số Việt Nam nói riêng, với nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi khảo sát tất cả 15 cuốn tiểu
thuyết của nhà văn Vi Hồng. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian và năng lực
còn hạn chế của người viết, luận văn của chúng tôi tập trung nghiên cứu một
số phương diện của lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng được
thể hiện trong bốn cuốn tiểu thuyết tiêu biểu của nhà văn, bao gồm:
- Núi cỏ yêu thương, Nxb Thanh niên, Hà Nội, H. 1984
- Người trong ống, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội, H. 1990
- Tháng năm biết nói, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội, H.1993
- Đoạ đầy, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội, H 1997.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi đọc tham khảo (để so sánh,
đối chiếu) một số tiểu thuyết của một số nhà văn dân tộc thiểu số khác (cùng
thời với nhà văn Vi Hồng).
Để phục vụ cho phần cơ sở lí luận của đề tài, chúng tôi đọc tham khảo,


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12

NỘI DUNG
Chƣơng 1
VÀI NÉT VỀ VĂN XUÔI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
VIỆT NAM HIỆN ĐẠI VÀ NHÀ VĂN
DÂN TỘC TÀY TIÊU BIỂU-VI HỒNG

1.1. Sự hình thành và phát triển của văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt
Nam hiện đại
Văn học các dân tộc thiểu số là một bộ phận cấu thành của nền văn học
Việt Nam. Bên cạnh đội ngũ các nhà văn, nhà thơ người Kinh còn có đội ngũ
các tác giả người dân tộc thiểu số ngày càng đông đảo và trưởng thành, góp
phần làm nên diện mạo văn học hiện đại nước nhà. Vì vậy, việc nghiên cứu
thơ văn các dân tộc thiểu số là hết sức quan trọng và cần thiết, đặc biệt là
nghiên cứu các tác phẩm do chính các tác giả người dân tộc thiểu số sáng tác.
Bản thân văn học (trong đó có văn xuôi) các dân tộc thiểu số miền núi
phía Bắc Việt Nam có những giá trị và bản sắc riêng. Các tác phẩm văn xuôi
không chỉ phản ánh hiện thực cuộc sống và con người miền núi mà còn là một
bộ phận văn hoá tinh thần của các dân tộc. Bên cạnh đó, rất nhiều nhà văn
người dân tộc thiểu số có tên tuổi đã trở nên quen thuộc với văn học cả nước
như Nông Minh Châu, Vi Hồng, Nông Viết Toại, Vi Thị Kim Bình, Cao Duy
Sơn … Họ là những cây bút tiêu biểu, có nhiều đóng góp đối với sự phát triển
của văn học dân tộc thiểu số nói riêng và nền văn học Việt Nam hiện đại nói
chung. Như nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình Lâm Tiến thì :Việc đánh
giá văn xuôi các dân tộc thiểu số không thể nhìn từ góc độ hình thành và
phát triển tự thân của dân tộc ấy, mà phải được xem xét từ nhiều mặt, từ sự

Chuyện anh Thượng của Nông Minh Châu, Đêm giao thừa, Đặt tên của Vi
Thị Kim Bình, Mương Nà Pàng của Hoàng Hạc… Mặc dù những sáng tác
này còn có những hạn chế về nghệ thuật , nhưng khi những tác phẩm trên ra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
đời, thì lần đầu tiên hình ảnh con người và cuộc sống miền núi đã đượ c phả n
ánh một cách chân thật và sinh động bằng chính những cây bút văn xuôi các
dân tộ c trong nền văn học nước nhà.
Văn xuôi các dân tộc thiểu số thực sự phát triển mạnh vào cuối những
năm 70 và 80. Sau giai đoạn chống Mỹ cứu nước, toàn dân ta lại tiếp tục bước
vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và cải tạo đất nước. Hoà mình vào
không khí chung ấy của dân tộc, các tác giả dân tộc thiểu số đã không ngừng
cố gắng nhằm đạt đến sự hoàn thiện trong sáng tác. Các tác phẩm được in ra
với số lượng khá lớn.
Truyện ngắn và ký có: Mây tan của nhiều tác giả (Việt Bắc, 1973), Đoạn
đường ngoặt của Nông Viết Toại (Việt Bắc, 1973), Tiếng chim Gô của Nông
Minh Châu (Văn hoá, 1979), Niềm vui của Vi Thị Kim Bình (Văn hoá, 1979),
Tiếng khèn A Pá của Triều Ân (Văn hóa,1980), Những bông Ban tím của Sa
Phong Ba (Lao động, 1982), Chiếc vòng bạc của Lò Ngân Sủn (Văn hoá dân tộc,
1987)…và chỉ sau đó một thời gian ngắn, liên tiếp xuất hiện các tiểu thuyết
như Đất bằng (1980), Núi cỏ yêu thương (1984), Thung lũng đá rơi (1985)
của Vi Hồng… Như vậy, trong giai đoạn phát triển về tầm vóc này, hệ thống
thể loại của văn xuôi miền núi đã thực sự được hoàn thiện. Thêm vào đó, số
lượng các tác phẩm ngày một phong phú và đa dạng hơn.
Ngoài sự phát triển về tầm vóc, số lượng, văn xuôi giai đoạn này còn ghi
được những dấu ấn đặc sắc về nghệ thuật. Bằng những hình tượng, chi tiết,
ngôn ngữ cụ thể, sinh động, các tác giả người dân tộc thiểu số đã khắc họa
tương đối rõ nét những hình tượng nhân vật và chú ý khai thác đời sống nội

đạt được thật xứng đáng, ghi nhận vào hàng ngũ những thành tựu chung
của văn học Việt Nam hiện đại.
Về đặc điểm khắc hoạ, xây dựng nhân vật trong các tác phẩm văn học
cũng như các nhà văn người Kinh, các tác giả người dân tộc thiểu số thường
xây dựng chân dung nhân vật của mình ở hai phương diện: ngoại hình và tính
cách nhân vật. Các nhân vật chính diện của họ thường có ngoại hình đẹp đẽ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
và nhân cách cao quý, còn các nhân vật phản diện thì ngược lại. Về phương
diện nội dung, các nhân vật được miêu tả nội tâm có những suy nghĩ tâm
trạng riêng, phong phú, phức tạp và được đặt trong các mối quan hệ: xã hội -
gia đình; quan hệ địch - ta; quan hệ giữa vợ - chồng, anh – em - bè bạn. Tuy
nhiên, những quan hệ đó thường xảy ra ở mộ t không gian nhỏ : một làng, một
xã hoặc một huyện của vùng miền núi.
Bên cạnh đó, các nhà văn thiểu số miền núi phía Bắc còn thể hiện một sự
hiểu biết sâu sắc về dân tộc mình, nên khi xây dựng nhân vật, tác giả thường
lấy nguyên mẫu ngoài đời làm đối tượng phản ánh. Ví dụ: Nhân vật Đàng
trong Vãi Đàng của Vi Hồng dựa trên một nguyên mẫu thật ngoài đời. Xây
dựng nhân vật này, Vi Hồng lần đầu tiên đưa vào tiểu thuyết của mình hình
tượng người phụ nữ dân tộc thiểu số. Ngoài ra, một số nhà văn dân tộc thiểu
số khác cũng rất chú ý đến cách khắc hoạ tính cách nhân vật từ nhiều góc độ,
bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau: từ độc thoại nội tâm tới miêu tả,
trần thuật từ lời nói đối thoại đến lời nói độc thoại của nhân vật Khi miêu tả
ngoại hình nhân vật các tác giả này cũng thường tập trung miêu tả trực tiếp
với những thủ pháp nghệ thuật quen thuộc như: so sánh, tượng trưng, ước lệ
Trong các tác phẩm của họ, những hình ảnh về thiên nhiên, con người, cuộc
sống vùng dân tộc miền núi thường được miêu tả với vẻ đẹp lý tưởng hóa.
Thông qua hệ thống ngôn ngữ văn học thường được cường điệu và phóng đại,

bác trong gia đình. Khi lên 10, Vi Hồng đã học được các điệu lượn, điệu then
với bà. Với vốn chữ ít ỏi - ông đã ghi lại một cách chính xác những bài ca dân
gian Tày như một nhà sưu tầm văn hóa dân gian thực thụ. Mười ba tuổi, Vi
Hồng tập làm thơ, chủ yếu là thể Phong slư (thơ tỏ tình trao duyên của người
Tày). Tâm hồn văn chương của ông được nảy nở từ thời kỳ này.
Mười bốn tuổi - Vi Hồng thi đỗ và học lớp 3 trường tiểu học ở Cao
Bằng; năm 1955, Vi Hồng là 1 trong 9 học sinh ở Cao Bằng được xuống Thái
Nguyên theo học trường cấp III Lương Ngọc Quyến. Năm 1960, ông tốt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
nghiệp khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ra trường, sau một
thời gian công tác tại Hà Giang, ông trở về trường Đại học Sư phạm Hà Nội
giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại khoa Ngữ văn. Có thể nói, thời kỳ học
tập và công tác tại Hà Nội là khoảng thời gian vô cùng quí giá để Vi Hồng tích
luỹ, trau dồi và phát triển vốn ngôn ngữ phổ thông, ngôn ngữ đời thường để
phục vụ việc điều khiển đoàn quân ngôn ngữ điêu luyện trong cách viết tiểu
thuyết sau này." Ngôn ngữ ở ngoài đời sinh động, sinh sôi khôn lường. Ngôn
ngữ chỉ có thể trở nên tươi tốt khi hoá thành âm thanh vang lên ở cửa miệng
người đời. Tôi đã nghe các bà các chị lên khai hoang quê tôi, rồi tôi lại có cái
may hơn nhiều bạn văn của tôi là được sống vài ba năm giữa nông thôn đồng
bằng Bắc Bộ- những năm tôi sơ tán cùng ĐHSP I bây giờ" [ 2, tr65].
Năm 1966, trường Đại học Sư phạm Việt Bắc được thành lập, Vi Hồng
là một trong những nhà giáo đầu tiên lên Thái Nguyên phát rừng, dựng lán,
mở trường. Từ đó, Vi Hồng gắn bó với Thái Nguyên với tư cách là một nhà
giáo, một nhà nghiên cứu văn học dân gian, và đây cũng chính là nơi ông đã
gửi gắm, cống hiến cả cuộc đời, sự nghiệp của mình cho mảnh đất thân
thương này.
Trong thời gian 28 năm công tác ở trường Đại học Sư phạm Việt Bắc,

miền núi phía Bắc nói riêng, của các dân tộc miền núi nói chung. Ông viết văn
với nhiều thể loại: truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết trong đó tiểu thuyết là
thể loại mà ông dành nhiều tâm huyết nhất. Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt
Nam (1980), hội viên sáng lập Hội Văn học Nghệ thuật Bắc Thái (1987), Hội
viên Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc Thiểu số Việt Nam.
Với cuộc đời 61 năm (1936-1997), Vi Hồng đã sống, làm việc trong
hoàn cảnh chung, riêng vô cùng khó khăn, luôn thiếu thốn cả về vật chất lẫn
tinh thần. Nhưng bằng quyết tâm và nhiệt tình cao muốn viết về và viết cho
dân tộc mình, viết để bày tỏ lòng yêu thương cái đẹp, diệt trừ cái ác - Vi Hồng
đã làm việc miệt mài, cần mẫn "như một cái cuốc", để cho ra đời một số

Trích đoạn Sự vận dụng sáng tạo và hiệu quả các thành ngữ, tục ngữ, dân ca Tày trong lời văn nghệ thuật của Vi Hồng Lời trần thuật gián tiếp (ngôn ngữ người trần thuật): Lời trần thuật trực tiếp (lời nhân vật) Câu lặp cấu trúc thành phần Lời văn sử dụng nhiều điệp từ, điệp ngữ, ngôn ngữ mang yếu tố liệt kê, lối so sánh trùng điệp
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status