LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT - Pdf 31

Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI
PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1. Khái niệm, đặc điểm của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
1.1.1. Chi phí sản xuất:
1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật
hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong kỳ dùng vào
sản xuất sản phẩm được biểu hiện bằng tiền.
Chi phí luôn có tính chất cá biệt, bao gồm tất cả các chi phí mà doanh
nghiệp đã bỏ ra để tồn tại và để tiến hành hoạt động của mình, bất kể đó là chi
phí cần thiết hay không cần thiết. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của
mình các nhà quản lý còn phải quan tâm đến tính xã hội của chi phí, tức là chi
phí cá biệt của các doanh nghiệp phải đảm bảo ở mức độ trung bình của xã
hội và được xã hội chấp nhận, có như vậy các nhà quản lý doanh nghiệp mới
có thể đưa ra được những quyết định hợp lý trong từng thời kỳ cụ thể để đảm
bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Mặt khác, chi phí của doanh nghiệp luôn mang tính hai mặt, một mặt
chi phí có tính khách quan, nó thể hiện sự chuyển dịch các hao phí mà doanh
nghiệp đã bỏ ra vào giá trị sử dụng được tạo ra, đây là sự chuyển dịch mang
tính khách quan không lệ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Mặt khác,
hao phí về các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
có thể lại mang tính chủ quan nó phụ thuộc vào phương pháp tính, trình độ
quản lý và yêu cầu quản lý cụ thể của từng doanh nghiệp.
1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất:
1.1.1.2.1. Phân loại theo chi phí hoạt động và công dụng kinh tế:
Căn cứ vào mục đích của từng loại hoạt động trong doanh nghiệp, căn
cứ vào công dụng kinh tế của chi phí thì chi phí sán xuất kinh doanh được
chia thành:

phí liên doanh, chi phí đầu tư tài chính, chi phí liên quan cho vay vốn, lỗ liên
doanh…
 Chi phí khác: Chi phí khác là các chi phí và các
khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ bất thường mà doanh nghiệp
không thể dự kiến trước được như: Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ, tiền
phạt do vi phạm hợp đồng, các khoản phạt, truy thu thuế…
1.1.1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh căn cứ vào nội dung,
tính chất kinh tế của chi phí:
Theo cách phân loại này người ta sắp xếp các chi phí có cùng nội dung
và tính chất kinh tế vào một loại gọi là yếu tố chi phí, mà không phân biệt chi
phí đó phát sinh ở đâu và có tác dụng như thế nào. Cách phân loại này còn
được gọi là phân loại chi phí theo yếu tố.
Số lượng các yếu tố chi phí sản xuất được phân chia trong từng doanh
nghiệp phu thuộc vào đặc điểm quá trình sản xuất kinh doanh, đặc điểm sản
phẩm sản xuất ra, đặc điểm yêu cầu quản lý và trình độ quản lý của doanh
nghiệp, nó còn phụ thuộc vào đặc điểm của từng thời kỳ và quy định cụ thể
của từng quốc gia… Theo chế độ kế toán hiện hành tại Việt Nam khi quản lý
và hạch toán chi phí sản xuất các doanh nghiệp phải theo dõi được chi phí của
năm yếu tố sau:
- Chi phí nguyên liệu và vật liệu: Yếu tố chi phí nguyên vật liệu bao gồm
giá mua, chi phí mua của nguyên vật liệu dùng vào hoạt động sản xuất kinh
doanh trong kỳ.
SV: Nguyễn Thị Thuỳ Phương Lớp K43/21.04
2
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
- Chi phí nhân công: Yếu tố chi phí nhân công là các khoản chi phí về
tiền lương phải trả cho người lao động, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tiền lương của người lao động.
- Chi phí khấu hao máy móc thiết bị: Yếu tố chi phí này bao gồm khấu
hao của tất cả TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của

chính xác kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu
quản lý, hạch toán, thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh
tranh trên thị trường thì việc phân loại giá thành sản phẩm là một việc không
thể thiếu.
SV: Nguyễn Thị Thuỳ Phương Lớp K43/21.04
3
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm:
1.1.2.2.1. Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm
tính giá thành
Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm chia thành 3 loại:
- Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi
phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch hoặc giá thành của các kỳ trước.
Giá thành này do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp xác định trước khi tiến
hành sản xuất.
- Giá thành định mức: Là giá thành được tính trên cơ sở các định mức
chi phí hiện hành. Việc tính giá thành định mức cũng được thực hiện trước
khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ quản
lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo để xác định kết quả sử dụng các
nguồn lực của doanh nghiệp
- Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các chi
phí sản xuất về sản lượng thực tế phát sinh. Giá thành thực tế chỉ tính toán
được sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành thực tế là chỉ
tiêu kinh tế tổng hợp, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
1.1.2.2.2. Phân loại giá thành căn cứ vào phạm vi các chi phí cấu thành
Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm gồm:
- Giá thành sản xuất còn gọi là giá thành công xưởng: bao gồm các chi
phí liên quan đến sản xuất, chế tạo sản phẩm phát sinh ở phân xưởng sản xuất.
Giá thành sản xuất được sử dụng để ghi sổ kế toán thành phẩm nhập kho hoặc

= + -- - -
1.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:
1.2.1. Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp:
Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các loại chi phí có liên quan
trực tiếp đến các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, tức là đối với các loại
chi phí phát sinh liên quan đến đối tượng nào có thể xác định được trực tiếp
cho đối tượng đó, chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi
phí cụ thể đã xác định sẽ được tập hợp và quy nạp trực tiếp cho đối tượng đó.
Phương pháp này yêu cầu kế toán phải tổ chức công tác hạch toán một
cách cụ thể, tỉ mỉ từ khâu lập chứng từ ban đầu, tổ chức hệ thống tài khoản, hệ
thống sổ kế toán… theo đúng các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, chỉ
có như vậy mới đảm bảo các chi phí phát sinh tập hợp chúng theo các đối
tượng một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ.
1.2.2. Phương pháp tập hợp chi phí gián tiếp:
Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các chi phí gián tiếp, đó là
các chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí đã xác
định mà kế toán không thể tập hợp trực tiếp các chi phí này cho từng đối
tượng đó.
Theo phương pháp này, trước tiên căn cứ vào các chi phí phát sinh kế
toán tiến hành tập hợp chung các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng
theo địa điểm phát sinh hoặc nội dung chi phí. Để xác định chi phí cho từng
đối tượng cụ thể phải lựa chọn các tiêu chuẩn hợp lý và tiến hành phân bổ các
chi phí đó cho từng đối tượng liên quan.
Việc phân bổ chi phí cho từng đối tượng được tiến hành theo hai bước sau:
Bước 1: Xác định hệ số phân bổ theo công thức sau:
H=
T
C
SV: Nguyễn Thị Thuỳ Phương Lớp K43/21.04
5

thành:
1.3.1. Khái niệm, đặc điểm của đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối
tượng tính giá thành:
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là giới hạn tập hợp chi phí phục
vụ cho nhu cầu hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm cũng như các
nhu cầu khác của quản lý. Tập hợp đầy đủ và chính xác chi phí theo từng đối
tượng có vai trò quan trọng trong quản lý và trong hạch toán. Tập hợp đúng
và đầy đủ chi phí góp phần tăng cường chế độ hạch toán trong nội bộ doanh
nghiệp. Đây cũng là điều kiện để tăng cường quản lý sản xuất, nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp và là cơ sở để tính đúng giá
thành sản phẩm và xác định chính xác kết quả kinh doanh.
Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Tính chất, đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ.
- Trình độ và nhu cầu quản lý.
- Yêu cầu thông tin cho việc tính giá thành.
- Trình độ và khả năng của bộ máy kế toán.
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà
doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá
thành đơn vị.
Việc xác định đối tượng tính giá thành cần phải căn cứ vào đặc điểm tổ
chức sản xuất, quản lý sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, khả
năng, yêu cầu quản lý cũng như tính chất của từng loại sản phẩm cụ thể.
Nếu doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm được xác định
là đối tượng tính giá thành. Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì
từng loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành. Đối với quy trình công
nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành sẽ là sản phẩm hoàn thành
cuối cùng của quy trình công nghệ, còn các doanh nghiệp có quy trình công
nghệ sản xuất và chế biến phức tạp thì đối tượng tính giá thành có thể là nửa
SV: Nguyễn Thị Thuỳ Phương Lớp K43/21.04

tiếp thực tế
trong kỳ
=
Trị giá
NVL trực
tiếp còn
lại đầu kỳ
+
Trị giá NVL
trực tiếp xuất
dùng trong
kỳ
-
Trị giá
NVL trực
tiếp còn lại
cuối kỳ
-
Trị giá phế
liệu thu hồi
(nếu có)
Để kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản
621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Kết cấu tài khoản này như sau:
SV: Nguyễn Thị Thuỳ Phương Lớp K43/21.04
7
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
- Trường hợp NVL sử dụng trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi
phí thì căn cứ vào các chứng từ hợp lệ, kế toán phân bổ toàn bộ cho đối tượng
chịu chi phí đó.

kho.
- Trị giá của phế liệu thu hồi
(nếu có).
- Kết chuyển chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp thực tế sử dụng
cho sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Kết chuyển chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp vượt trên mức
bình thường.
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
Chi phí NVLTT
phân bổ cho đối
Tổng chi phí cần phân bổ Tiêu thức phân
bổ đối tượng A
Tổng tiêu thức cần phân bổ
1.3.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm toàn bộ tiền lương, phụ cấp và các
khoản phải trích theo lương công nhân trực tiếp sản xuất tính vào chi phí.
Chi phí tiền lương được xác định căn cứ vào từng hình thức tiền lương
là tiền lương thời gian hay tiền lương sản phẩm.
- Tiền lương sản phẩm liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán
tập hợp chi phí được tập hợp cho từng đối tượng.
- Tiền lương thời gian hoặc tiền lương phụ liên quan gián tiếp đến các đối
tượng do đó phải phân bổ cho từng đối tượng theo các tiêu chuẩn phân bổ hợp lý.
Các khoản trích theo lương được tính theo tỷ lệ chế độ quy định.
Để kế toán chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622- Chi phí
nhân công trực tiếp. Kết cấu cơ bản của tài khoản này như sau:
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
1.3.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung:
SV: Nguyễn Thị Thuỳ Phương Lớp K43/21.04

đốc, phó quản đốc, thủ kho, bảo vệ phân xưởng…).
- Giá trị vật liệu xuất dùng cho mục đích chung phân xưởng.
- Giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất sản phẩm.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định thuộc các phân xưởng sản xuất kinh
doanh chính, sản xuất kinh doanh phụ như máy móc, thiết bị, nhà cửa…
- Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác phát sinh trực tiếp bằng
tiền: Như tiền điện, tiền nước, tiền thuê nhà xưởng, máy móc, các chi phí hội
nghị, tiếp khách phát sinh tại nhà xưởng.
Kế toán sử dụng TK 627- Chi phí sản xuất chung để kế toán tập hợp,
phân bổ chi phí sản xuất chung. Kết cấu cơ bản của tài khoản này như sau:
Tài khoản 627 được mở 6 tài khoản cấp 2 để tập hợp theo yếu tố chi phí:
- TK 6271- Chi phí nhân viên
- TK 6272- Chi phí vật liệu
- TK 6273- Chi phí dụng cụ sản xuất
- TK 6274- Chi phí khấu hao TSCĐ
- TK 6277- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- TK 6278- Chi phí khác bằng tiền
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung:
SV: Nguyễn Thị Thuỳ Phương Lớp K43/21.04
Tập hợp chi phí sản xuất chung
phát sinh trong kỳ
Các khoản ghi giảm chi phí
sản xuất chung (nếu có)
Chi phí sản xuất chung
được phân bổ, kết chuyển vào
chi phí chế biến cho các đối
tượng chịu chi phí
Chi phí sản xuất chung
không được phân bổ, kết
chuyển vào chi phí sản xuất

Chi phí vật liệu
11
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
SV: Nguyễn Thị Thuỳ Phương Lớp K43/21.04
- Kết chuyển chi phí sản xuất
phát sinh trong kỳ.
- Giá trị vật liệu thuê ngoài chế
biến.
- Chi phí thuê ngoài chế biến.
Dư cuối kỳ:
- Chi phí sản xuất kinh doanh dở
dang.
- Chi phí thuê ngoài chế biến
hoặc tự chế biến vật tư chưa hoàn
thành.
TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Giá trị phế liệu thu hồi nếu có.
Các khoản giảm chi phí sản xuất
trong kỳ.
Giá thành sản xuất thực tế của sản
phẩm, lao vụ… hoàn thành.
Giá thành thực tế vật liệu thuê
ngoài chế biến.
12
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo
phương pháp kê khai thường xuyên:
1.3.4. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo
phương pháp kiểm kê định kỳ:
Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, việc tổ chức kế toán các khoản

Kết chuyển chi
phí SX chung
Kết chuyển chi phí SX
chung được phân bổ
TK155
TK157
TK632
Kết chuyển giá thành
SX thực tế SP
Kết chuyển giá thành
sản xuất thực tế sản
phẩm gửi bán
Giá thành thực tế sản
phẩm bán ngay
không qua kho (đã
xác định tiêu thụ cuối
kỳ)
13
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
- Tài khoản 627- Chi phí sản xuất chung
Toàn bộ quá trình tổng hợp chi phí sản xuất cuối kỳ, tính giá thành sản
phẩm được thực hiện trên tài khoản 631- Giá thành sản xuất. Tài khoản 154-
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, chỉ sử dụng để phản ánh và theo dõi chi
phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo
phương pháp kiểm kê định kỳ:
1.4. Các phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở:
Sản phẩm làm dở (sản phẩm dở dang) là sản phẩm, công việc còn đang
trong quá trình sản xuất, gia công, chế biến trên các giai đoạn của quy trình
công nghệ, hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải

giảm giá thành
Kết chuyển
CPNCTT cuối kỳ
Tập hợp chi phí nhân
công trực tiếp
K/c giá thành thực
tế sp sản xuất hoàn
thành trong kỳ
Kết chuyển chi phí
SX dở dang cuối kỳ
Tập hợp chi phí sản
xuất chung
K/c chi phí SX
chung được Pbổ
K/c CPSX chung không được p.bổ
14
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
Tùy theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất
của sản phẩm, doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh
giá sản phẩm dở dang sau:
1.4.1. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí vật liệu
chính trực tiếp (hoặc chi phí vật liệu trực tiếp):
Nội dung của phương pháp:
- Chỉ tính cho sản phẩm dở phần chi phí nguyên vật liệu, vật liệu
chính trực tiếp (hoặc chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp), còn các chi phí
sản xuất khác được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
- Trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức
tạp kiểu chế biến liên tục thì chi phí sản xuất dở dang của giai đoạn công nghệ
sau được xác định theo giá thành nửa thành phẩm giai đoạn trước chuyển
sang.

phí tính giá thành sản xuất (trừ chi phí nguyên vật liệu chính).
Chi phí chế
biến trong
=
Tổng chi phí chế biến trong kỳ
Khối lượng sản
phẩm hoàn thành
trong kỳ
+
Khối lượng sản
phẩm dở dang
được quy đổi
SV: Nguyễn Thị Thuỳ Phương Lớp K43/21.04
15
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
Giá trị sản phẩm
dở dang
=
Chi phí vật liệu chính
trong sản phẩm dở dang
+
Chi phí chế biến trong
sản phẩm dở dang
Ưu điểm: Mức độ chính xác cao hơn so với phương pháp đánh giá sản
phẩm dở dang theo phương pháp chi phí NVLTT.
Nhược điểm: - Khối lượng tính toán nhiều, mất thời gian.
- Kiểm kê, đánh giá mức độ hoàn thành của sản phẩm dở phức tạp.
1.4.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức:
Kế toán căn cứ vào khối lượng dở dang cuối kỳ, mức độ hoàn thành
của sản phẩm dở dang cuối kỳ ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng

phẩm hoàn thành của quy trình sản xuất đó
Theo phương pháp này chi phí phát sinh cho đối tượng nào, kế toán tập
hợp trực tiếp cho đối tượng đó, cuối kỳ tính giá thành sản phẩm hoàn thành
theo công thức:
Tổng giá thành
sản phẩm hoàn
thành
=
Giá trị sản
phẩm dở
dang đầu kỳ
+
Tổng các chi phí
sản xuất phát
sinh trong kỳ
-
Giá trị sản
phẩm dở dang
cuối kỳ
Giá thành đơn vị sản phẩm
=
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành
Khối lượng sản phẩm hoàn thành
1.5.2. Phương pháp tính giá thành theo hệ số:
Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp có quy trình sản xuất
sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu chính, kết thúc tạo ra nhiều loại sản
SV: Nguyễn Thị Thuỳ Phương Lớp K43/21.04
16
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
phẩm khác nhau, còn gọi là quy trình sản xuất liên sản phẩm, đối tượng tập

1.5.3. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ:
Phương pháp này thường áp dụng trong các doanh nghiệp có quy trình
sản xuất sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu chính, kết thúc quy trình công
nghệ tạo ra nhóm sản phẩm cùng loại khác nhau về kích cỡ thì đối tượng tập
hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành
là từng quy cách sản phẩm hoàn thành.
Giá thành thực tế đơn vị từng
loại sản phẩm
=
Giá thành kế hoạch
(định mức) đơn vị từng
loại sản phẩm
x Tỷ lệ giá thành
Tỷ lệ giá thành = Tổng giá thành thực tế các loại sản phẩm
Tổng giá thành kế hoạch (định mức) của
các loại sản phẩm
1.5.4. Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ:
Phương pháp này áp dụng trong doanh nghiệp có quy trình sản xuất sử
dụng cùng một loại chi phí nguyên vật liệu chính, kết quả ngoài sản phẩm
chính còn thu được sản phẩm phụ, để tính giá thành sản phẩm phải loại trừ chi
phí sản xuất sản phẩm phụ.
Tổng giá = Giá trị sản + Tổng chi phí - Giá trị sản - Giá trị sản
SV: Nguyễn Thị Thuỳ Phương Lớp K43/21.04
17
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
thành sản
phẩm chính
phẩm dở
dang đầu kỳ
sản xuất phát

Bước 2:
Giá thành bán
thành phẩm
bước 2
=
Giá thành bán
thành phẩm
bước 1
+
Chi phí chế
biến bước 2
-
Giá trị sản
phẩm dở dang
bước 2
Bước n:
Giá thành sản
phẩm hoàn toàn
=
Giá thành bán
thành phẩm
bước n - l
+
Chi phí chế
biến bước n
-
Giá trị sản
phẩm dở dang
bước n
1.5.5.2. Phương pháp phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm:

Nhật ký
đặc biệt
Nhật ký chung
Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối số
phát sinh
Báo cáo tài
chính
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Chứng từ gốc
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Quan hệ đối chiếu
19
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
Sơ đồ 1.7: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký sổ cái:
1.6.3. Hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ:
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ gốc hoặc bảng
tổng hợp chứng từ gốc cùng loại có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ
được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm theo số thứ tự trong
sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và có chứng từ gốc đính kèm phải được kế toán
trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
Các loại sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ:
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ cái
- Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Sổ, thẻ
kế toán
chi tiết
Bảng
tổng hợp
chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối số
phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Quan hệ đối chiếu
21
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
1.6.4. Hình thức kế toán nhật ký chứng từ:
Sơ đồ 1.9: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ:
1.7. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong
điều kiện kế toán trên máy:
Hiện nay, trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ thì
máy tính đã thay thế con người rất nhiều công vịêc công việc tưởng chừng
như khó khăn và phức tạp. Thông qua quá trình tự động xử lý dữ liệu trên
máy tính thì khối lượng tính toán khổng lồ của người kế toán đã được giảm
nhẹ đi nhiều. Vì vậy, việc ứng dụng tin học vào công tác kế toán là việc hết
SV: Nguyễn Thị Thuỳ Phương Lớp K43/21.04
Sổ kế toán
chi tiết
Chứng từ gốc

1.7.1. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
trong điều kiện áp dụng kế toán máy:
Để đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở
trong doanh nghiệp thì kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
trong điều kiện kế toán máy phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính
giá thành phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý, tổ chức
phân loại, mã hoá các đối tượng cho phép nhận diện tìm kiếm một cách nhanh
chóng không gây nhầm lẫn các đối tượng trong quá trình máy xử lý.
- Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán phù hợp với phương pháp
hàng tồn kho mà doanh nghiệp áp dụng. Xây dựng mã hoá hệ thống danh mục
tài khoản kế toán chi tiết cho từng đối tượng chi phí, giá thành phù hợp với
yêu cầu quản lý.
- Tổ chức tập hợp, kết chuyển, phân bổ chi phí sản xuất theo trình tự
đã xác định.
- Tổ chức hệ thống sổ sách, báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành
sản phẩm hợp lý để máy tự động xử lý, kế toán chỉ việc in và phân tích
- Tổ chức kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở theo phương pháp hợp lý để
hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ đầy đủ và chính xác.
1.7.2. Nguyên tắc và trình tự xử lý kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm trên các phần mềm kế toán:
Để tập hợp chi phí sản xuất được nhận số liệu từ các phần hành kế toán
khác như: nguyên vật liệu, tiền lương, khấu hao... do vậy máy sẽ tự nhận số
liệu từ các bộ phận liên quan và tính toán, phân bổ chi phí sản xuất. Vì vậy để
kết chuyển được hợp lý thì ngay từ đầu phải tổ chức mã hoá các khoản mục
chi phí tương ứng với các đối tượng chịu chi phí.
Căn cứ vào công tác kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo
từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất để tính toán nhập liệu vào máy xác
định sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Lập các thao tác, bút toán điều chỉnh, kết chuyển cuối kỳ.

2.1. Tổng quan về công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt:
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần thực phẩm
Đức Việt:
Công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt tiền thân là công ty liên doanh
Đức Việt có sự góp vốn giữa Việt Nam và Cộng hòa liên Bang Đức.
Tên công ty: Công ty Cổ phẩn thực phẩm Đức Việt.
Giấy chứng nhận tư số: 051033000002 do UBND tỉnh Hưng Yên cấp
ngày 30 tháng 06 năm 2008
Tên giao dịch tiếng anh: Duc Viet Food Joint Stock Company.
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.
Địa chỉ trụ sở chính: Xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
Điện thoại: 0321 970 229/230 Fax:0321 970231/233
Văn phòng đại diện tại Hà Nội: Tòa nhà Seaprodex Hà Nội, 20 Láng
Hạ, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 047764322/7764653/7764654
Fax:04 7764317/7764319
Email:
Mã số thuế: 0900214029
 Lĩnh vực kinh doanh của công ty:
Chế biến nông sản, thịt gia súc, thực phẩm sạch và các sản phẩm khác
của ngành chăn nuôi và trồng trọt.
Chế biến thịt gia súc gia cầm
Sản xuất, chế biến, mua bán các loại nông sản và các sản phẩm của
nghành chăn nuôi.
Mua bán thực phẩm
Sản xuất chế biến thực phẩm.
Sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi.
Sản xuất mua bán giống cây trồng, giống vật nuôi.
Sản xuất, chế biến, kinh doanh phụ kiện, nguyên liệu cho công nghiệp
chế biến thực phẩm


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status