đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch an giang - Pdf 32

Cần Thơ - 5/2008

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
-----˜ & ™-----

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA
KHÁCH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI
DU LỊCH AN GIANG
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện:
VÕ HỒNG PHƯỢNG ĐỖ THỊ HỒNG GẤM
MSSV: 4043599

Sinh viên thực hiện Đỗ Thị Hồng Gấm
ii

LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan rằng đề tài này do chính em thực hiện, số liệu thu thập và kết
quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài
nghiên cứu khoa học nào. Ngày 14 tháng 5 năm 2008
Sinh viên thực hiện Đỗ Thị Hồng Gấm

iii

MỤC LỤC

Chương 1: GIỚI THIỆU .................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu ................................................................................. 1
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu ....................................................................... 1

3.3. Các loại hình du lịch đặc thù ...................................................................... 29
3.4. Hiện trạng phát triển của du lịch An Giang ................................................ 30
3.4.1. Về cơ sở vật chất kĩ thuật - dịch vụ phục vụ du lịch........................... 30
3.4.2. Về môi trường ................................................................................... 33
3.4.3. Về an ninh, an toàn trong du lịch ....................................................... 33
3.4.4. Về dự án đầu tư phát triển ................................................................. 34
3.4.5. Công tác tuyên truyền quảng bá ........................................................ 35
3.4.6. Về lượng khách ................................................................................. 36
3.4.7. Về ngày lưu trú bình quân ................................................................ 37
3.4.8. Về lao động ....................................................................................... 38
3.4.9. Về doanh thu ..................................................................................... 38
Chương 4: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH NỘI ĐỊA DU
LỊCH TẠI AN GIANG ................................................................................... 41
4.1. Đặc điểm & nhu cầu của khách nội địa ...................................................... 41
4.1.1. Đặc điểm của khách nội địa .............................................................. 41
4.1.2. Nhu cầu du lịch của khách ................................................................. 44
4.2. Đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với sản phẩm du lịch An
Giang ................................................................................................................ 50
4.2.1. Mức độ hài lòng về thắng cảnh tự nhiên ............................................ 51
4.2.2. Mức độ hài lòng về điều kiện an ninh ................................................ 52
4.2.3. Mức độ hài lòng của khách nội địa về an toàn vệ sinh thực phẩm ...... 53
4.2.4. Mức độ hài lòng về sự thân thiện của người dân địa phương ............. 54
4.2.5. Mức độ hài lòng về hàng lưu niệm/sản vật của địa phương ............... 55
4.2.6. Mức độ hài lòng của khách nội địa về hệ thống giao thông................ 57
4.2.7. Mức độ hài lòng của khách nội địa về hệ thống khách sạn ................. 58
4.2.8. Mức độ hài lòng về hoạt động vui chơi giải trí .................................. 59
4.2.9. Mức độ hài lòng về phong cách phục vụ của nhân viên .................... 60
4.3. Đánh giá mức độ thỏa mãn của khách nội địa khi đi du lịch An Giang ....... 61
4.3.1. Thực chi của du khách theo hình thức tự sắp xếp đi........................... 61
4.3.2. Thực chi của khách theo hình thức mua Tour .................................... 66

Bảng 4: Số lượt khách đến An Giang năm 2005 – 2007 .................................... 36
Bảng 5: Ngày lưu trú bình quân của khách du lịch đến AG 2005 – 2007 .......... 37
Bảng 6: Tình hình doanh thu du lịch An Giang năm 2005 – 2007 ..................... 39
Bảng 7: Đặc điểm giới tính của khách nội địa ................................................... 41
Bảng 8: Độ tuổi của khách nội địa .................................................................... 42
Bảng 9: Trình độ học vấn.................................................................................. 42
Bảng 10: Nghề nghiệp của khách nội địa .......................................................... 43
Bảng 11: Mức thu nhập hàng tháng của khách nội địa ...................................... 44
Bảng 12: Mục đích và thời gian lưu lại An Giang của khách nội địa ................. 44
Bảng 13: Hình thức đi du lịch của khách nội địa ............................................... 46
Bảng 14: Phương tiện đi du lịch của khách nội địa............................................ 47
Bảng 15: Người quyết định chi tiêu trong chuyến du lịch ................................. 47
Bảng 16: Kênh thông tin du lịch khách biết đến An Giang ................................ 49
Bảng 17: Điểm trung bình mức độ hài lòng của du khách về các yếu tố trong du
lịch ................................................................................................................... 50
Bảng 18: Hài lòng về thắng cảnh tự nhiên......................................................... 51
Bảng 19: Mức độ hài lòng về điều kiện an ninh ................................................ 52
Bảng 20: Mức độ hài lòng về an toàn vệ sinh thực phẩm .................................. 54
Bảng 21: Mức độ hài lòng về sự thân thiện của người dân địa phương.............. 54
Bảng 22: Mức độ hài lòng về hàng lưu niện/sản vật của địa phương ................. 56
Bảng 23: Mức độ hài lòng của khách nội địa về hệ thống giao thông ................ 57
Bảng 24 : Mức độ hài lòng về hệ thống Nhà hàng - Khách sạn ......................... 58
Bảng 25: Mức độ hài lòng về các hoạt động vui chơi giải trí ............................. 60
Bảng 26: Mức độ hài lòng của khách về phong cách phục vụ của nhân viên ..... 60
Bảng 27: Sự hài lòng của khách nội địa về chi phí du lịch ................................ 61
Bảng 28 : Chi phí vận chuyển ........................................................................... 62
vii
Bảng 29: Chi phí lưu trú ................................................................................... 63
Bảng 30: Chi phí tiêu tại điểm du lịch ............................................................... 64
Bảng 31: Tổng hợp chi phí của khách tự sắp xếp đi .......................................... 65

TM – DL: Thương mại – Du lịch
ĐHAG: Đại học An Giang
x
TÓM TẮT NỘI DUNG
-------oOo--------
1. Du lịch An Giang đang phát triển mạnh với lượng khách hàng năm ổn định
trên 3 triệu lượt/năm nhưng có đến 2/3 số đó đến đây vì nhu cầu tâm linh tín
ngưỡng và chỉ có 7% khách lưu trú lại. Vậy, các sản phẩm du lịch cũng như chất
lượng dịch vụ của du lịch An Giang có đáp ứng nhu cầu du lịch của du khách và
làm hài lòng họ hay chưa mà chỉ có 7% khách lưu lại An Giang? Ta tiến hành
đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa về du lịch An Giang.
2. Khảo sát, tìm hiểu nhu cầu du lịch của khách nội địa nhằm đánh giá mức độ
hài lòng của họ đối với du lịch An Giang. Từ đó, đưa ra những giải pháp cụ thể
nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thỏa mãn
tốt hơn những nhu cầu ngày càng khó tính của du khách.
3. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả (tần số, Cross-tabulation) và Wilingness
To Pay để đánh giá, thấy rằng du lịch An Giang đã làm hài lòng khách nội tỉnh.
Kết hợp với phương pháp tần số để phân tích, tìm hiểu nguyên nhân gây ra
những hạn chế làm ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của tỉnh như: cơ sở hạ tầng
còn yếu kém, chưa có khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm phục vụ khách du
lịch, thiếu hệ thống khách sạn ở mức trung; nhân viên thì chưa qua đào tạo
chuyên nghiệp; sản phẩm du lịch thì còn nghèo nàn; quảng bá du lịch yếu…
4. Dựa trên cơ sở hiện trạng ngành du lịch tỉnh và sự đánh giá của du khách khi
du lịch tại An Giang mà đưa ra giải pháp nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của
khách nội địa: chú trọng vào việc đầu tư cơ sở hạ tầng để tạo sự thoải mái cho
khách thông qua hoạt động khuyến khích đầu tư vào hoạt động vui chơi giải trí,
trung tâm mua sắm phục vụ du khách và có chính sách ưu đãi trong đầu tư; Nâng
cao trình độ nhân viên thông qua các lớp đào tạo nghiệp vụ tại các trường học và
các khóa tập huấn của Sở; Đa dạng các sản phẩm du lịch bằng việc cho du khách
tham quan và cùng sinh hoạt với đồng bào dân tộc Khơme, cho khách đi du lịch

du lịch cả nước, Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang đã ban hành Chỉ thị số10-
CT/TV về việc phát triển du lịch tỉnh An Giang từ nay đến năm 2010 nhằm phát
triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế. Năm 2007, An Giang đón 3.84 triệu lượt khách và doanh thu đạt đến
1.528.494 triệu đồng, đóng góp đáng kể trong tổng doanh thu của tỉnh (theo số
liệu thống kê từ Sở Thương Mại - Du lịch An Giang).
Với 3 triệu du khách trong nước và hàng chục ngàn du khách quốc tế hàng
năm tìm đến An Giang, so với 63 tỉnh thành trong cả nước, ngoại trừ hai thành
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng 2 SVTH: Đỗ Thị Hồng Gấm
phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, không phải dễ dàng mà có được lượng khách du
lịch hàng năm lớn như vậy. Tuy nhiên, trong số gần 3 đến 4 triệu lượng khách có
đến hai phần ba đến đây là vì nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng chỉ đến tập trung vào
mùa Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam hàng năm, chứ không phải nhu cầu tham
quan du lịch thật sự.
Ngoài ra, theo thống kê mới nhất của Sở Thương Mại & Du lịch An
Giang, số ngày lưu trú bình quân của du khách đến An Giang chỉ khoảng 1,25
ngày/du khách và trong tổng khách du lịch đến An Giang chỉ có khoảng 7% du
khách lưu trú lại, mặc dù lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam ngày nay không còn
nằm trong phạm vi ở một tỉnh mà đã trở thành lễ hội của cả vùng và của cả nước.
Vậy, do đâu mà có tình trạng như thế trong khi An Giang không thiếu những
tiềm năng du lịch? Đâu là những yếu kém trong du lịch An Giang? Làm thế nào
để tăng số ngày lưu trú cho du lịch tỉnh? Những công việc nào cần phải làm để
tiếp tục phát triển du lịch tỉnh trong những năm tới? Từ những vấn đề đặt ra như
trên đã giúp em xác định đề tài: “Đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa
đối với du lịch An Giang” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn
1.1.2.1. Căn cứ khoa học
Phương pháp thường thông dụng để xem xét sự hài lòng của khách hàng
là khung lý thuyết “Kỳ vọng - Xác nhận”. Theo Oliver (1980), lý thuyết “Kỳ

- Ẩm thực
- Điều kiện vệ sinh
- Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
- Trình độ tổ chức cũng như dịch vụ hướng dẫn.
1.1.2.2. Căn cứ thực tiễn
Chúng ta thấy rằng lợi ích kinh tế do du lịch đem về cho quốc gia là khá
lớn, nó có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Nhưng hiện nay
du lịch Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng vẫn chưa thể chắp cánh vì có sự
chấp vá trong du lịch giữa các tỉnh. Theo đánh giá thì khách nước ngoài rất muốn
đến Việt Nam nhưng không có gì níu chân họ ở lại. Đăc biệt là du lịch ĐBSCL
lại xảy ra hiện tượng khách đi một lần không trở lại. Hay nói khác hơn du lịch
ĐBSCL rất đơn điệu và rời rạc, sản phẩm thì trùng lắp đã dẫn đến sự nhàm chán
cho du khách. Trong khi đó tiềm năng của mỗi tỉnh rất độc đáo có thể tạo được
điểm nhấn riêng cho mình nhưng vì thiếu sự liên kết giữa lãnh đạo các tỉnh đã
làm cho du lịch ĐBSCL thiếu sức hút đối với khách du lịch.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng 4 SVTH: Đỗ Thị Hồng Gấm
Mặt khác, theo định hướng phát triển các ngành kinh tế của An Giang đến
năm 2010, tỉnh đã xác định: “Phát triển du lịch An Giang trở thành một ngành
kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế và điều kiện tự nhiên,
sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử. Phát triển mạnh các sản phẩm du lịch và
nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du lịch, tăng cường hoạt động lữ hành để
tăng giá trị cho ngành du lịch. Đầu tư các mặt về cơ sở hạ tầng, nhân lực để phát
triển bền vững”.
Trước thực tiễn đó em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá mức độ hài
lòng của khách nội địa đối với du lịch An Giang”. Với mong muốn tìm hiểu về
nhu cầu du lịch của khách nội địa và sự hài lòng của họ đối với du lịch An Giang,
để từ đó đề xuất những giải pháp giúp cho du lịch An Giang ngày càng phát triển,
đặc biệt góp phần chắp thêm đôi cánh cho du lịch Việt Nam có thể bay cao cùng
với bạn bè trong khu vực và quốc tế.

lượng của các dịch vụ cũng như các sản phẩm đó như thế nào?
- Khách nội địa mong đợi gì khi đến An Giang. Và nhu cầu của họ ra sao?
- Các cơ quan ban ngành, các đơn vị kinh doanh du lịch thực hiện biện
pháp gì để đáp ứng nhu cầu của du khách?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Do năng lực và thời gian có hạn, đề tài của em không thể bao quát hết tất
cả các vấn đề về du lịch. Vì thế cho nên, em xin được giới hạn phạm vi nghiên
cứu của đề tài như sau:
1.4.1. Không gian
Do đề tài nghiên cứu là “Đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối
với du lịch An Giang” cho nên em chỉ tập trung nghiên cứu trên địa bàn tỉnh An
Giang cụ thể ở 3 cụm sau:
* Cụm 1: gồm thành phố Long Xuyên, huyện Chợ Mới, huyện Châu
Thành và huyện Thoại Sơn. Trung tâm là Thành phố Long Xuyên. Đây là trung
tâm văn hóa, chính trị kinh tế xã hội của tỉnh, vùng này tập trung cho những loại
hình du lịch trên sông, rạch, du lịch sinh thái, du lịch nghiên cứu di tích lịch sử,
văn hóa, hoạt động lễ hội, khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm…
* Cụm 2: gồm thị xã Châu Đốc, huyện Châu Phú, huyện Phú Tân, huyện
An Phú và huyện Tân Châu. Trung tâm là thị xã Châu Đốc. Vùng này có khu du
lịch núi Sam, hiện trạng hoạt động du lịch khá phát triển thu hút được nhiều
khách trong và ngoài nước, cần được tiếp tục đầu tư phát triển toàn diện. Vùng
này tập trung cho những loại hình du lịch lễ hội, văn hóa dân tộc, tham quan
nghiên cứu công nghiệp cá bè, du lịch sông nước, làng nghề truyền thống, vui
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng 6 SVTH: Đỗ Thị Hồng Gấm
chơi giải trí… Đặc biệt với vị trí giáp biên giới Campuchia nên đây cũng là trung
tâm phát triển thương mại dịch vụ. Trong thời gian tới thị xã Châu Đốc dự kiến
sẽ đầu tư sân bay để phục vụ cho du khách trong và ngoài nước.
* Cụm 3: gồm 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, là các huyện miền núi và
dân tộc, có khu du lịch Lâm viên Núi Cấm, di tích Tức Dụp, chợ biên giới...

và khách từ các tỉnh thành khác trên cả nước đến An Giang), không đi sâu nghiên
cứu nhu cầu du lịch của nhóm khách Quốc tế du lịch tại An Giang.

Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng 7 SVTH: Đỗ Thị Hồng Gấm
1.4.4. Giới hạn trong khi nghiên cứu
Công việc thu thập số liệu chủ yếu tiến hành trong thời gian du lịch của khách
và hạn chế về thời gian nên việc nhận xét, đánh giá của du khách còn chủ quan. Đồng
thời, trong quá trình thu thập số liệu vẫn có phần lớn khách du lịch từ chối trả lời nên
số mẫu chưa mang tính đại diện cao cho tất cả các nhóm người trong xã hội.
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN
- Bài viết : “Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái - văn hóa khu vực ĐBSCL
và cơ hội đầu tư” (Hội nghị Fesival Mêkông tổ chức tại An Giang, ngày
24/02/2006). Hội nghị đã nói lên tiềm năng to lớn của khu vực ĐBSCL trong việc
phát triển loại hình du lịch sinh thái - văn hóa và những định hướng cụ thể cho việc
phát triển loại hình du lịch sinh thái - văn hoá khu vực ĐBSCL trong tương lai.
- Bài viết: “ Du lịch An Giang: Hiện trạng và phương hướng phát triển”
(của tác giả: Quách Đan Thanh, lớp DH5PN, trường Đại học An Giang năm
2006) trình bày những thực trạng, tiềm năng của du lịch An Giang và những lời
giải đáp cho những hiện trạng đó.
- Bài viết: “Đánh giá mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách quốc tế của du
lịch Cần Thơ và một số biện pháp thu hút khách du lịch đến Cần Thơ” (của tác
giả Dương Quế Nhu, luận văn tốt nghiệp khoa Kinh tế & QTKD năm 2004) trình
bày phương pháp và nội dung đánh giá mức độ thoả mãn nhu cầu của khách quốc
tế du lịch đến Cần Thơ, đưa ra các giải pháp nhằm tăng doanh thu, tăng lượng
khách, mức độ chi tiêu và thời gian lưu trú của khách tại Cần Thơ.
- Bài viết: “Thực trạng và triển vọng của du lịch An Giang” của tác giả
Trọng Đức nói về những thực trạng và tiềm năng của du lịch An Giang trong các
năm qua cùng với những chính sách đẩy mạnh phát triển du lịch của tỉnh cho phù
hợp với những tiềm năng sẵn có.

tương đối đầy đủ hơn:
“Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi
bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”

Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng 9 SVTH: Đỗ Thị Hồng Gấm
2.1.1.3. Du lịch văn hoá là gì?
Du lịch văn hoá: là loại hình hoạt động đưa du khách tham quan các di
tích, công trình đương đại, lễ hội, phong tục tập quán…
2.1.1.4. Các sản phẩm du lịch và đặc trưng của sản phẩm du lịch
a. Sản phẩm du lịch: có rất nhiều khái niệm liên quan đến sản phẩm du lịch.
“Sản phẩm du lịch là một tổng thể phức tạp bao gồm nhiều thành phần
không đồng nhất cấu tạo thành, đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn,
cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ công
nhân viên du lịch”.
+ Sản phẩm du lịch hữu hình: phòng ngủ khách sạn và các tiện nghi, các
món ăn, đồ uống của nhà hàng…
+ Sản phẩm du lịch vô hình: điều kiện tự nhiên ở nơi nghỉ mát, chất lượng
phục vụ của các công ty vận chuyển khách (hàng không, tàu hoả, tàu thuỷ, ô tô…).
Theo tiến sĩ Thu Trang Công Thị Nghĩa, tiến sĩ sử học, Uỷ viên Đoàn Chủ
tịch Hội người Việt Nam tại Pháp: “Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm tiêu
dung đáp ứng cho nhu cầu của du khách, nó bao gồm di chuyển, ăn ở và giải trí”.
Từ các định nghĩa trên có thể đưa ra một định nghĩa bao quát và ngắn gọn
hơn: “ Sản phẩm du lịch là sự kết hợp các hàng hoá và dịch vụ trên cơ sở khai
thác hợp lý tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cho du khách trong
hoạt động du lịch”.
Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + hàng hoá và dịch vụ du lịch
b. Đặc trưng của sản phẩm du lịch
- Sản phẩm du lịch là loại sản phẩm tổng hợp các thành phần kinh doanh
khác (như hàng không, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí…)

lịch được gọi là dịch vụ bổ sung. Trong thực hành du lịch thì đây quả thực là một
vấn đề khó có thể xếp hạng. Thứ bậc các loại nhu cầu mà nó phát sinh trong
khách du lịch.
Sự thật hiển nhiên là các nhu cầu ở trọ, ăn uống, vận chuyển là các nhu
cầu thiết yếu và quan trọng nhất đối với mọi khách, nhưng thử hỏi nếu đi du lịch
mà không có cái gì để gây ấn tượng, không có các dịch vụ khác thì có còn gọi là
du lịch hay không?
Khi nghiên cứu các nhu cầu của khách du lịch hiện nay các học giả đều
nhận thấy một điều: hầu như tất cả các dịch vụ đều cần thiết ngang nhau để thỏa
mãn các nhu cầu phát sinh trong chuyến hành trình và lưu lại của khách.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng 11 SVTH: Đỗ Thị Hồng Gấm
Theo giáo trình “Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp ứng xử trong Kinh doanh du
lịch” của nhóm tác giả PTS. Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Văn Mạnh thuộc trường
Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội thì các nhu cầu của khách du lịch bao gồm:
- Nhu cầu vận chuyển.
- Nhu cầu lưu trú và ăn uống.
- Nhu cầu thụ cảm cái đẹp và giải trí.
- Các nhu cầu khác.
Nhu cầu vận chuyển và nhu cầu lưu trú, ăn uống là các nhu cầu thiết yếu;
là điều kiện tiền đề để thỏa mãn nhu cầu thụ cảm cái đẹp và giải trí. Nhu cầu thụ
cảm cái đẹp và giải trí là nhu cầu đặc trưng của du lịch. Các nhu cầu khác là
những nhu cầu phát sinh tùy thuộc thói quen tiêu dùng, mục đích chuyến đi của
khách du lịch. [2, tr.108]
a. Nhu cầu vận chuyển
Dịch vụ vận chuyển sinh ra là do nhu cầu vận chuyển của khách. Nhu cầu
vận chuyển trong du lịch được hiểu là sự tất yếu phải di chuyển từ nơi ở thường
xuyên tới điểm du lịch nào đó và ngược lại, và sự di chuyển ở nơi du lịch trong
thời gian du lịch của khách. Vì rằng hàng hóa dịch vụ du lịch không đến với
người tiêu dùng giống như tiêu dùng bình thường mà muốn tiêu dùng du lịch

tâm lý khác.
Đối tượng để thỏa mãn nhu cầu này chịu sự tác động và chi phối của các
yếu tố sau đây:
- Khả năng thanh toán của khách
- Hình thức đi du lịch
- Khẩu vị ăn uống (mùi vị, cách nấu nướng, cách ăn)
- Lối sống
- Các đặc điểm cá nhân của khách
- Mục đích cần thỏa mãn trong chuyến đi
- Giá cả, chất lượng, phong cách phục vụ của doanh nghiệp
Ngày nay, khách du lịch không muốn và không thể chấp nhận khi đến
điểm du lịch nào đó mà người chủ ở đó đã giết “con gà đẻ trứng vàng” của mình
và bán cho khách những phiền toái, đơn điệu, ô nhiễm, bê tông hóa giống y như
những gì nơi họ sống thường xuyên.
Phong cách kiến trúc và tập quán ăn uống ở điểm du lịch nào đó trước hết
giới thiệu với khách về bản sắc văn hoá, nền văn minh của cộng đồng người ở
đó. Trang trí nội thất phải đảm bảo tính thẩm mỹ, tính tiện nghi, tính hiện đại,
tính độc đáo và vệ sinh.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Hồng Phượng 13 SVTH: Đỗ Thị Hồng Gấm
Đối với mỗi loại thức ăn đồ uống cần phải làm cho nổi bật những nét đặc
trưng về hương vị và kiểu cách của chúng. Đặc biệt cần chú ý đến những món ăn,
đồ uống mang tính chất đặc sản của điểm du lịch.
Ngoài ra, khâu tổ chức phục vụ lưu trú và ăn uống là hết sức quan trọng,
đóng vai trò quyết định đến sự thành bại trong kinh doanh của doanh nghiệp. Khâu
tổ chức lưu trú và phục vụ chất lượng cao biểu hiện chính ở các mặt sau đây:
- Năng lực chuyên môn đối với từng nghiệp vụ
- Phong cách giao tiếp, thái độ của người phục vụ, sự liên lạc giữa con
người với nhau có tốt đẹp hay không là do sự chân thành. Phong cách phục vụ là
một trong những yếu tố tạo nên bầu không khí tâm lý xã hội thoải mái, lành mạnh

thiết bị điện, hệ thống phòng cháy, chữa cháy để duy trì chất lượng của trang
thiết bị cũng như hạn chế đến mức tối thiểu các sự cố đã và có thể xảy ra (khóa
cửa bị hỏng, bình nước nóng bị nổ, các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy
không hoạt động…). Chú ý trang bị những phương tiện cách âm cho những
khách sạn ở thành phố. Hơn nữa, cần bày trí, lắp đặt các trang thiết bị bảo đảm
thuận tiện khi sử dụng. Ví dụ: máy sấy tóc nên để trong phòng tắm, không nên để
trong buồng ngủ; chiều cao của giường, bàn ghế… không nên quá thấp khi sử
dụng cho khách châu Âu…
- Về vệ sinh: Ngoài việc thực hiện vệ sinh tốt các khu vực công cộng và
buồng ngủ, trong khách sạn cần đặc biệt chú ý vấn đề sau:
• Vệ sinh thực phẩm trong quá trình bảo quản và chế biến, phòng ngừa
trường hợp gây ngộ độc cho khách
• Nước sử dụng hàng ngày cần tránh tình trạng có cặn bẩn, nước sử dụng
là nước đá phải qua hệ thống lọc
• Vệ sinh cá nhân: có phòng cho nhân viên làm vệ sinh, thay trang phục,
trang điểm trước khi phục vụ.
Cần chú ý tiết kiệm năng lượng điện, giảm bớt những trang trí không cần
thiết, bố trí hợp lý vị trí các bộ phận trong khách sạn. [2, tr.112-117]
c. Nhu cầu thụ cảm cái đẹp và giải trí
Nhu cầu cảm thụ cái đẹp và giải trí về bản chất nó là nhu cầu thẩm mỹ của
con người. Cảm thụ các giá trị thẩm mỹ bằng các dịch vụ tham quan, giải trí, tiêu
khiển tạo nên cái gọi là cảm tưởng du lịch trong con người.
Cảm tưởng du lịch được hình thành từ những rung động, xúc cảm do tác
động của các sự vật, hiện tượng (đặc điểm, tính chất kích thích) ở nơi du lịch.
Những cảm tưởng này biến thành những kỷ niệm thường xuyên tái hiện trong trí

Trích đoạn Về cơ sở vật chất kĩ thuật dịch vụ phục vụ du lịch Về môi trường Về dự án đầu tư phát triển Về lượng khách
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status