Nghiên cứu tính chất cơ lý của vật liệu polyme compozit trên cơ sở nhựa polyvinyl ancol gia cường bằng sợi nữa - Pdf 32

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn sự quan
tâm giúp đỡ quý báu từ các thầy cô, các cán bộ trong suốt quá trình nghiên cứu,
học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp tại Trung tâm nghiên cứu vật liệu
Polyme – Trường Đại học Bách khoa Hà nội. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc tới PGS. TS. Phan thị Minh Ngọc vì sự hướng dẫn nhiệt tình, tận tâm và
chu đáo, em xin chân thành cảm ơn TS. Vũ Minh Đức và ThS Đoàn Yến Oanh vì
những sự giúp đỡ quý báu của thầy cô để em có thể hoàn thành tốt luận văn tốt
nghiệp này.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô, các anh chị trong Trung
tâm nghiên cứu Vật liệu Polyme, cùng toàn thể các bạn trong lớp Polyme – K49
trường Đại học Bách khoa Hà nội đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em
trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Hà nội, ngày 7 tháng 6 năm 2009
Sinh viên
Lê Cao Chiến
SVTH: Lê Cao Chiê
́
n – Polyme K49 1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Sự ra đời của vật liệu Compozit là một cuộc cách mạng về vật liệu nhằm
thay thế cho vật liệu truyền thống trong công nghiệp và đời sống, với những ưu
điểm nhẹ - chắc - bền – không gỉ - chịu hóa chất - chịu thời tiết ….Vì vậy, từ
đầu những năm 60 của thế kỷ 20, cùng với sự phát triển của công nghệ polyme,
vật liệu compozit đã không ngừng được phát triển cho đến ngày nay và được
ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực công nghiệp và đời sống như: vật liệu gia
đình, tranh trí nội thất, ngoại thất, tượng đài, cầu trượt, bể bơi, nhà cửa, tấm lợp,
vách ngăn, ống dẫn, bồn chứa, vỏ ô tô, tầu thủy, xe lửa, máy bay, cấu kiện điện

Theo Enikolopyan, vật liệu compozit bao gồm hai hay nhiều pha thường
khác nhau về bản chất, không hòa tan lẫn nhau. Trong đó pha liên tục còn gọi là
pha nền (matrix). Pha thứ hai là pha gia cường được phân bố gián đoạn được
bao bọc bởi nền [2].
b. phân loại
Thông thường vật liệu PC được phân loại theo 2 cách dựa trên đặc điểm
của 2 pha [2].
 Theo pha nền polyme:
SVTH: Lê Cao Chiê
́
n – Polyme K49 3
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
• Vật liệu PC nền nhựa nhiệt rắn
• Vật liệu PC nền nhựa nhiệt dẻo
 Theo pha gia cường:
• Chất gia cường dạng phân tán (bột).
• Chất gia cường dạng sợi ngắn hay vẩy.
• Chất gia cường dạng sợi liên tục (sợi cacbon, sợi thủy tinh…).
• Độn không khí.
• Polyme blend.
I.2. Thành phần vật liệu PC
a. Chất gia cường [3]
Chất gia cường dạng sợi: thường được sử dụng dưới dạng liên tục (sợi dài,
vải) hay gián đoạn (sợi ngắn, vụn)
Vật liệu PC gia cường bằng sợi có vai trò quan trọng và có nhiều ứng dụng
trong công nghiệp hiện nay.
Phụ gia dạng bột thường được sử dụng để cải thiện một số tính chất của vật
liệu như tăng độ cứng, tăng khả năng chịu nhiệt, chịu mài mòn, giảm độ co
ngót. Trong nhiều trường hợp phụ gia dạng hạt được sử dụng với mục đích làm
giảm giá thành sản phẩm mà vẫn không làm thay đổi tính chất cơ học của vật

như tre, nứa, bông, đay, dứa, lau, gai, đay… Phụ thuộc nguồn gốc người ta có
thể phân loại sợi thực vật thành các loại sau: [2]
SVTH: Lê Cao Chiê
́
n – Polyme K49 5


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status