Tính toán thiết kế hệ thống lạnh cho kho bảo quản sản phẩm thủy sản đông lạnh sức chứa 500 tấn tại Công ty TNHH Minh Đăng – Sóc Trăng - Pdf 32

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA CHẾ BIẾN
= = = =  = = = =
NGUYỄN VIỆT THÁI
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG LẠNH CHO
KHO BẢO QUẢN SẢN PHẨM THỦY SẢN
ĐÔNG LẠNH SỨC CHỨA 500 TẤN TẠI CÔNG
TY TNHH MINH ĐĂNG – SÓC TRĂNG
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ NHIỆT LẠNH
CBHD: ThS. NGUYỄN TRỌNG BÁCH
Nha Trang, tháng 11 năm 2007
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nha Trang, đến
nay tôi đã hoàn thành chương trình đào tạo đại học và hoàn thành đồ án tốt nghiệp
đại học. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Ban Giám Hiệu trường Đại học Nha Trang, Ban chủ nhiệm khoa Chế biến,
cùng với các thầy cô giảng dạy.
Đặc biệt gửi lời cảm ơn đến thầy Th.s Nguyễn Trọng Bách - người đã
trực tiếp hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành đồ án đúng thời hạn.
Ban Giám Đốc và các anh chị ở công ty TNHH Minh Đăng đã tận tình giúp
đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập tại công ty.
Cuối cùng, tôi bày tỏ lời cảm ơn đến cha mẹ cùng những người thân và
toàn thể bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện
công tác tốt nghiệp.
Tôi xin chúc các thầy cô, các anh chị và toàn thể bạn bè sức khỏe dồi dào,
đạt nhiều thành công trong công việc, học tập và nghiên cứu.
Nha Trang, tháng 11 năm 2007
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Việt Thái

Mặc dù rất cố gắng nhưng do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên đồ
án không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự chỉ dẫn của quý thầy cô và
sự đóng góp ý kiến của các bạn.
Nha Trang, tháng 11 năm 2007
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Việt Thái
2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1.1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Minh Đăng là một doanh nghiệp tư
nhân thuộc thị trấn Mỹ Xuyên - Tỉnh Sóc Trăng.
Trước đây công ty có tên là công ty TNHH Nam Trung chuyên chế biến đồ
khô: Hành khô, chitin và chitozan.
Ngày 11/12/2005, công ty được một tư nhân tại Sài Gòn mua lại và đổi tên
là công ty TNHH Minh Đăng chuyên sản xuất hàng đông lạnh: Mực đông lạnh,
Bạch tuộc đông lạnh, kẽm, maza đông lạnh.
Địa chỉ của công ty: Tỉnh lộ 8 - Bình Thạnh - Mỹ Xuyên - Sóc Trăng.
Hiện nay, công ty nhận gia công chế biến các sản phẩm thủy sản đông lạnh:
mực, bạch tuộc, maza, kẽm, cá đuối….Công ty mới nhập về máy móc thiết bị hiện
đại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc khắc phục những nhược điểm nhỏ hẹp và
thiết bị lạc hậu trước đây.
Mục tiêu của công ty sẽ sản xuất những mặt hàng cao cấp có giá trị kinh tế cao
như: Mực, tôm và mở rộng thị trường ra nước ngoài như Nhật, Mỹ, EU, Hàn Quốc…
3
1.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các đơn vị trong công ty
Giám đốc: Có quyền hạn cao nhất trong công ty, có chức năng giám sát
điều hành mọi hoạt động của công ty.
Phó giám đốc: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc, điều hành mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty, tham gia ký kết các hợp đồng.

PHÒNG
KẾ
TOÁN
4
Phòng kế toán: Có vai trò trong sự tồn tại và phát triển của công ty. Tính
các chi phí, giá thành sản phẩm, lợi nhuận, tiền lương, thưởng và tính toán các
khoản có liên quan đến sản xuất kinh doanh của công ty.
1.1.3 Tổng quan mặt bằng của công ty
Phân tích ưu nhược điểm của mặt bằng tổng thể:
 Ưu điểm:
- Công ty nằm cách xa trung tâm thành phố nên không làm ảnh hưởng đến
môi trường cảnh quan thành phố.
- Công ty nằm sát trục đường chính nên thuận tiện cho việc vận chuyển
hàng hoá, nguyên vật liệu.
- Công ty có mặt bằng nằm cách cảng Trần Đề 25km rất thuận tiện cho việc
thu mua và vận chuyển nguyên liệu.
- Cảnh quan của công ty thuận tiện thoáng mát, sạch sẽ bố trí thiết kế hợp lý:
+ Nhà chứa phế liệu, bộ phận xử lý nước thải được bố trí riêng ở phía sau
cuối ngọn gió.
+ Kho bao bì được bố trí tách riêng để phòng ngừa sự cháy xảy ra.
+ Nơi tiếp nhận nguyên liệu có sân rộng cho xe ra vào.
 Nhược điểm:
- Phân xưởng cơ điện có nhiều tiếng ồn được bố trí ngang với khu thành phẩm.
- Phòng máy không có đường đi vào, công nhân vận hành phải đi ngang
qua phòng chế biến để vào phòng máy. Ngoài ra vị trí của phòng máy không thuận
lợi cho việc sửa chữa và bảo dưỡng.
- Chưa có cửa tiếp nhận nguyên liệu riêng tách biệt với phế liệu ra nên có
thể gây sự nhiễm chéo và nhiễm bẩn.
- Góc phía đông của khu vực tiếp nhận giáp với khu vực chứa phế liệu và
trạm xử lý nước thải nên nguyên liệu dễ bị nhiễm bẩn.

C.
Như vậy, quá trình bảo quản lạnh có tác dụng như sau:
Ở nhiệt độ thấp các phản ứng sinh hoá trong nguyên liệu giảm xuống.
Trong phạm vi hoạt động bình thường cứ hạ 10
o
C thì các phản ứng sinh hoá giảm
xuống 1/2÷1/3, khi hạ xuống thấp sẽ làm ức chế các hoạt động về sinh lý của vi
khuẩn cũng như nấm men.
Dưới tác dụng của nhiệt độ thấp, nước trong động vật thuỷ sản bị đóng
băng làm cơ thể động vật bị mất nước, vi khuẩn thiếu nước nên giảm phát triển và
có khi còn bị tiêu diệt. Nói chung khi nhiệt độ hạ xuống thấp thì chỉ có tác dụng
kiềm chế vi khuẩn hơn là giết chết chúng.
1.2.2 Một số biến đổi của thực phẩm trong quá trình bảo quản đông.
1. Biến đổi vật lý.
Sự kết tinh lại của nước đá:
6
Đối với các sản phẩm đông lạnh trong quá trình bảo quản nếu chúng ta
không duy trì được nhiệt độ bảo quản ổn định sẽ dẫn đến sự kết tinh lại của nước
đá. Đó là hiện tượng gây nên những ảnh hưởng xấu cho sản phẩm bảo quản. Do
nồng độ chất tan trong các tinh thể nước đá khác nhau thì khác nhau, nên nhiệt độ
kết tinh và nhiệt độ nóng chảy cũng khác nhau.
Khi nhiệt độ tăng thì các tinh thể nước đá có kích thước nhỏ, có nhiệt độ
nóng chảy thấp sẽ bị tan ra trước tinh thể có kích thước lớn, nhiệt độ nóng chảy cao.
Khi nhiệt độ hạ xuống trở lại thì quá trình kết tinh lại xảy ra, nhưng chúng lại kết
tinh thể nước đá lớn do đó làm cho kích thước tinh thể nước đá lớn ngày càng to lên.
Sự tăng về kích thước các tinh thể nước đá sẽ ảnh hưởng xấu đến thực phẩm cụ thể
là các cấu trúc tế bào bị phá vỡ, khi sử dụng sản phẩm sẽ mềm hơn, hao phí chất
dinh dưỡng tăng do sự mất nước tự do tăng làm mùi vị sản phẩm giảm.
Để tránh hiện tượng kết tinh lại nước đá, trong quá trình bảo quản nhiệt độ
bảo quản phải được giữ ổn định, mức dao động nhiệt độ cho phép là ± 2

thuận lợi cho quá trình oxy hoá chất béo xảy ra. Quá trình oxy hoá chất béo sinh ra
các chất có mùi vị xấu làm giảm giá trị sử dụng của sản phẩm. Nhiều trường hợp
đây là nguyên nhân chính làm hết thời hạn bảo quản của sản phẩm. Các chất màu
bị oxy hoá cũng làm thay đổi màu sắc của thực phẩm.
Sự biến đổi về vi sinh vật:
Đối với sản phẩm đông lạnh có nhiệt độ thấp hơn -15
o
C và được bảo quản
ổn định thì số lượng vi sinh vật giảm theo thời gian bảo quản. Ngược lại nếu sản
phẩm làm đông không đều, vệ sinh không đúng tiêu chuẩn, nhiệt độ bảo quản
không ổn định sẽ làm cho các sản phẩm bị lây nhiễm vi sinh vật, chúng hoạt động
gây thối rữa sản phẩm và giảm chất lượng sản phẩm.
1.3 TỔNG QUAN VỀ KHO LẠNH BẢO QUẢN
1.3.1 Kho lạnh bảo quản
Kho lạnh bảo quản là kho được sử dụng để bảo quản các loại thực phẩm,
nông sản, rau quả, các sản phẩm của công nghiệp hoá chất, công nghiệp thực
phẩm, công nghiệp nhẹ,…
Hiện nay kho lạnh được sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp chế biến
thực phẩm và chiếm một tỷ lệ lớn nhất. Các dạng mặt hàng bảo quản bao gồm:
8
- Kho bảo quản thực phẩm chế biến như: thịt, hải sản, đồ hộp,…
- Kho bảo quản nông sản thực phẩm hoa quả.
- Bảo quản các sản phẩm y tế, dược liệu.
- Kho bảo quản sữa.
- Kho bảo quản và lên men bia.
- Bảo quản các sản phẩm khác.
Việc thiết kế kho lạnh phải đảm bảo một số yêu cầu cơ bản sau:
- Cần phải tiêu chuẩn hoá các kho lạnh.
- Cần phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe của sản phẩm xuất khẩu.
- Cần có khả năng cơ giới hoá cao trong các khâu bốc dỡ sắp xếp hàng.

o
C đến 5
o
C. Đối
với một số rau quả nhiệt đới cần bảo quản ở nhiệt độ cao hơn (đối với chuối > 10
o
C,
đối với chanh >4
o
C). Nói chung các mặt hàng chủ yếu là rau quả và các mặt hàng
nông sản.
- Kho bảo quản đông: Kho được sử dụng để bảo quản các mặt hàng đã qua
cấp đông. Đó là hàng thực phẩm có nguồn gốc động vật. Nhiệt độ bảo quản tuỳ
thuộc vào thời gian, loại thực phẩm bảo quản. Tuy nhiên nhiệt độ bảo quản tối
thiểu cũng phải đạt -18
o
C để các vi sinh vật không thể phát triển làm hư hại thực
phẩm trong quá trình bảo quản.
- Kho đa năng: Nhiệt độ bảo quản là -12
o
C, buồng bảo quản đa năng
thường được thiết kế ở -12
o
C nhưng khi cần bảo quản lạnh có thể đưa lên nhiệt độ
bảo quản 0
o
C hoặc khi cần bảo quản đông có thể đưa xuống nhiệt độ bảo quản
-18
o
C tuỳ theo yêu cầu công nghệ. Khi cần có thể sử dụng buồng đa năng để gia

doanh nghiệp ở nước ta đã sản xuất các tấm panel cách nhiệt đạt tiêu chuẩn cao. Vì
thế hầu hết các xí nghiệp, công nghiệp thực phẩm đều sử dụng kho panel để bảo quản
hàng hoá.
1.4 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Công ty TNHH Minh Đăng có hai kho lạnh: Một kho 100 tấn và một kho 150
tấn. Trước đây kho được thiết kế để bảo quản các sản phẩm như: hành khô, chitin,
chizotan. Các mặt hàng chủ yếu của công ty là: Bạch tuộc, mực, maza đông lạnh và
sắp tới công ty đang có kế hoạch chuyển sang mặt hàng tôm đông lạnh. Hệ thống cấp
đông của công ty có công suất 20 tấn/ngày gồm: 2 tủ đông tiếp xúc công suất
1000kg/mẻ và 1 băng chuyền IQF công suất 500kg/h.
11
Do đang trong thời kì xây dựng, bước đầu đi vào sản xuất và có kế hoạch
mở rộng sản xuất. Dự tính sắp tới công ty sẽ nâng công suất cấp đông lên 30
tấn/ngày. Chính vì vậy, công ty đang rất cần xây dựng một kho lạnh bảo quản có thể
đáp ứng được công suất cấp đông của nhà máy trong thời gian sắp tới.
Hai kho lạnh của công ty không thể đáp ứng được các yêu cầu về mặt công
nghệ cũng như về công suất của nhà máy.
Xuất phát từ những yêu cầu trên mà tôi quyết định chọn đề tài: Tính toán
thiết kế hệ thống lạnh cho kho bảo quản sản phẩm thủy sản đông lạnh sức
chứa 500 tấn tại công ty TNHH Minh Đăng – Sóc Trăng, với thời gian lưu kho
tối đa 15 ngày.
12
CHƯƠNG II : TÍNH TOÁN CẤU TRÚC KHO LẠNH
2.1 CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH
2.1.1 Yêu cầu đối với quy hoạch mặt bằng kho lạnh
Quy hoạch mặt bằng kho lạnh là bố trí những nơi sản xuất, xử lý lạnh, bảo
quản và những nơi phụ trợ phù hợp với dây chuyền công nghệ. Để đạt được mục
đích đó cần tuân thủ các yêu cầu sau:
- Phải bố trí buồng lạnh phù hợp dây chuyền công nghệ. Sản phẩm đi theo
dây chuyền không gặp nhau, không đan chéo nhau. Các cửa ra vào buồng chứa

- Rút ngắn chiều dài đường ống: Giảm chi phí đầu tư và giảm tổn thất áp
suất trên đường ống.
- Sử dụng thể tích buồng máy hiệu quả nhất, buồng máy gọn nhất.
- Đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, phòng nổ và vệ sinh công nghiệp.
- Đảm bảo thuận tiện cho việc bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế máy với thiết bị.
Buồng máy và thiết bị thường được bố trí vào sát tường kho lạnh để đường
nối ống giữa máy thiết bị và dàn lạnh là ngắn nhất, chiếm từ 5 ÷10% tổng diện tích
kho lạnh.
Buồng máy và thiết bị có thể nằm chung trong một khối nhà của kho lạnh
hoặc tách rời. Chiều rộng chính của lối đi trong buồng máy là 1,5m trở lên, các máy
và thiết bị lớn đến 2,5m. Khoảng cách này để đi lại, tháo lắp sửa chữa máy dễ dàng.
Khoảng cách máy và thiết bị ít nhất là 1m, giữa thiết bị và tường là 0,8m nếu đây
không phải là lối đi vận hành chính. Các thiết bị có thể đặt sát tường nếu phía đó của
thiết bị hoàn toàn không cần đến vận hành, bảo dưỡng. Trạm tiết lưu và bảng điều
khiển với các dụng cụ đo kiểm và báo hiệu phải bố trí sao cho có thể quan sát được
dễ dàng từ bất kỳ vị trí nào trong buồng máy. Trạm tiết lưu đặt cách máy ít nhất
1,5m.
Buồng máy và thiết bị ít nhất phải có 2 cửa bố trí đối diện ở khoảng cách xa
nhất trong buồng máy, ít nhất có 1 cửa thông ra ngoài trời, các cánh cửa mở ra
14
ngoài. Buồng máy phải có quạt thông gió thổi ra ngoài, mỗi giờ có thể thay đổi
không khí trong buồng 3 ÷ 4 lần.
2.2 CHỌN PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG KHO LẠNH
Có 2 phương án thiết kế kho lạnh: Kho xây và kho lắp ghép
Tôi lựa chọn phương án thiết kế là kho lạnh lắp ghép, mặc dù kho lạnh lắp
ghép giá thành cao hơn khá nhiều so với kho lạnh xây. Nhưng nó có những ưu
điểm vượt trội so với kho lạnh xây như sau:
- Tất cả các chi tiết của kho lạnh lắp ghép là các panel tiêu chuẩn chế tạo sẵn
nên có thể vận chuyển dễ dàng đến nơi lắp ráp một cách nhanh chóng trong một vài
ngày so với kho truyền thống phải xây dựng trong nhiều tháng, có khi nhiều năm.

chia phòng, mở rộng kho hàng…
Kho lạnh một tầng tuy chiếm nhiều diện tích, xây dựng tốn nhiều vật liệu,
cách nhiệt và tổn thất nhiệt qua vách lớn nên hệ thống lạnh cũng cần phải lớn hơn.
Chi phí về năng lượng cũng lớn hơn nhưng chúng lại có ưu điểm là xây dựng dễ
dàng và đi lại vận chuyển trong kho cũng dễ dàng. Chính vì thế, tôi chọn phương
án xây dựng kho một tầng có hình chữ nhật.
2.5 CHỌN THÔNG SỐ THIẾT KẾ
2.5.1 Chọn nhiệt độ bảo quản
Nhiệt độ bảo quản sản phẩm đông theo lý thuyết nhiệt độ càng thấp thì chất
lượng sản phẩm càng tốt, thời gian bảo quản càng lâu nhưng tùy từng mặt hàng cụ
thể mà chúng có nhiệt độ bảo quản khác nhau. Nếu nhiệt độ bảo quản càng thấp
thì chi phí lạnh càng cao, điều đó làm tăng chi phí vận hành và hiệu quả kinh tế đạt
được thấp. Nhiệt độ bảo quản còn phụ thuộc vào thời gian bảo quản, nếu muốn
bảo quản với thời gian dài thì phải giữ ở nhiệt độ thấp.
Nhiệt độ bảo quản ở các nước Châu Âu hiện nay là -30
0
C. Một số sản phẩm
bảo quản ở nhiệt độ cao hơn -30
0
C nếu bảo quản trong thời gian ngắn. Theo viện
nghiên cứu lạnh đông Quốc tế thì nhiệt độ bảo quản cho cá gầy là -20
0
C, cho cá
béo là -30
0
C. Tuy nhiên nếu cá gầy mà bảo quản trên 1 năm thì nhiệt độ bảo quản
16
phải đạt -30
0
C. Ở Việt Nam hiện nay, nhiệt độ bảo quản sản phẩm thủy sản đông

26,8 35,9 19,0 77 80
2.5.4 Phương pháp tính nhiệt tải kho lạnh
Tính nhiệt tải kho lạnh là tính toán các dòng nhiệt khác nhau đi từ ngoài
môi trường vào kho lạnh và các nguồn nhiệt khác nhau trong kho lạnh sinh ra. Đây
chính là dòng nhiệt tổn thất mà máy lạnh phải có đủ công suất để thải nó ra môi
17
trường, để đảm bảo sự chênh lệch nhiệt độ ổn định giữa buồng lạnh và không khí
bên ngoài. Mục đích tính nhiệt tải kho lạnh là để xác định năng suất lạnh của máy
nén mà ta cần lắp đặt.
Phương pháp xác định dòng nhiệt tổn thất vào kho lạnh Q là ta xác định
theo các dòng nhiệt thành phần và được tính theo biểu thức:
Q=

++++=
5
1
,54321
WQQQQQQ
i
Trong đó:
Q
1
- dòng nhiệt đi qua kết cấu bao che của kho lạnh, W.
Q
2
- dòng nhiệt do sản phẩm tạo ra trong quá trình xử lý lạnh, W.
Q
3
- dòng nhiệt từ bên ngoài do thông gió buồng lạnh, W.
Q

Việc chọn máy và thiết bị cho kho lạnh căn cứ vào năng suất lạnh, môi chất
lạnh, chu trình lạnh sử dụng:
- Chọn máy nén piston 2 cấp: do nhiệt độ không khí trong kho thấp nên
nhiệt độ sôi thấp. Mặt khác lại sử dụng môi chất NH
3
nên tỷ số nén không cho
phép sử dụng máy nén 1 cấp. Vì vậy tôi chọn máy nén 2 cấp.
- Chọn thiết bị ngưng tụ là bình ngưng ống chùm vỏ bọc nằm ngang.
18
- Chọn 3 dàn bay hơi có cùng công suất, mỗi dàn có 3 quạt: do kho có chiều
dài lớn 32m, chiều rộng nhỏ 12m. Vì vậy tôi chọn quạt thổi ngang phòng có tầm
thổi tương ứng với chiều rộng của phòng.
- Chọn 3 van tiết lưu màng cân bằng ngoài cho kho bảo quản.
- Chọn thiết bị phụ: bình trung gian, bình chứa cao áp, bình tách dầu, tách
lỏng, tách khí không ngưng, chọn tháp giải nhiệt, bơm giải nhiệt, tính chọn đường
ống hút và đường ống đẩy,…
2.5.6 Phương án lắp đặt kho, máy và thiết bị
a. Đối với hệ thống máy
Hai máy nén 2 cấp được lắp liên hoàn với nhau, được thiết kế theo phương
pháp chạy dừng và hỗ trợ nhau trong quá trình vận hành.
Phòng máy được xây dựng nằm bên cạnh kho lạnh.
Dàn lạnh lắp trong kho và được treo trên trần.
b. Đối với kho lạnh
Tường, trần và nền được lắp bởi các tấm panel tiêu chuẩn. Xung quanh đều
có mái che để hạn chế các dòng nhiệt tổn thất.
Kho bảo quản gồm hai cửa nhỏ và một cửa lớn.
Trên tường của kho gắn các van thông áp để cân bằng áp suất giữa bên
trong và bên ngoài kho.
Trên tường có gắn nhiệt kế để đo nhiệt độ của không khí trong kho.
2.6 NGUYÊN TẮC XẾP HÀNG TRONG KHO LẠNH

cho việc thông gió giữa sản phẩm với nền dễ dàng. Hiện nay có các kích cỡ Palet
như sau: 800 x 1200mm, 1000 x 2000mm,…
2.7.2 Thông gió
Không nên xếp sản phẩm sát tường hoặc trực tiếp trên sàn kho. Bởi vì như
thế nhiệt vào kho đi qua lớp cách nhiệt sẽ đi qua lớp sản phẩm trước rồi mới được
chuyển tới dàn lạnh. Để ngăn chặn sự truyền nhiệt này ta cần chừa những khoảng
20
cách giữa sản phẩm với sàn, tường, trần và dàn lạnh một khoảng cách để cho
không khí lưu thông dễ dàng.
- Cách sàn: 100 ÷ 150mm.
- Cách tường: 200 ÷ 800mm.
- Cách trần: 200mm.
- Cách dàn lạnh: 300mm,[TL4,63].
2.7.3 Chừa lối đi
Trong kho ta cần chừa lối đi cho người và phương tiện bốc dỡ. Bề rộng của
lối đi phụ thuộc vào máy móc, thiết bị chuyên chở và chất xếp sản phẩm trong
kho. Kho đang thiết kế có chiều rộng 12m gồm 2 lối đi hai bên dọc theo chiều dài
của kho, mỗi lối đi rộng 1m.
2.7.4 Xây tụ
Là kỹ thuật sắp xếp các kiện hàng thứ tự vào nhau thành một khối ổn định,
vững chắc, tạo điều kiện thuận lợi cho bốc dỡ, phân lô, đảm bảo an toàn và tính
được dung lượng kho lạnh. Kho lạnh càng cao thì số lớp thùng chất lên tụ ngày
càng cao nhưng phải lớn để tránh nguy hiểm do đổ ngã.
2.8 XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC KHO LẠNH
2.8.1 Tính thể tích kho lạnh
Thể tích kho lạnh được xác định theo công thức:
v
g
E
V

===
.
21
Trong đó:
F – Diện tích chất tải hoặc diện tích hàng chiếm trực tiếp, m
2
.
h – Chiều cao chất tải, m.
Chiều cao chất tải là chiều cao lô hàng chất trong kho, chiều cao này phụ
thuộc vào bao bì đựng hàng, phương tiện bốc dỡ. Chiều cao h có thể tính bằng
chiều cao buồng lạnh trừ đi phần lắp đặt dàn lạnh treo trần và khoảng không gian
cần thiết để chất hàng và dỡ hàng. Chiều cao chất tải phụ thuộc vào chiều cao thực
tế h
1
của kho. Chiều cao h
1
được xác định bằng chiều cao phủ bì của kho lạnh trừ
đi hai lần chiều dầy cách nhiệt của trần và nền kho lạnh:
h
1
= H - 2
δ
, m;
+ Chọn chiều cao phủ bì H = 3,6m là chiều dài lớn nhất của tấm panel.
+ Chọn chiều dày cách nhiệt
δ
= 125 mm.
Suy ra: h
1
= 3,6 – 2.0,125 = 3,35 m.

β
.
Trong đó:
22
F
xd
– diện tích kho lạnh cần xây dựng, m
2
.
F
β
- hệ số sử dụng diện tích các buồng chứa, tính cả đường đi và
các diện tích giữa các lô hàng, giữa lô hàng và cột, tường các diện tích lắp đặt thiết
bị như dàn bay hơi, quạt.
F
β
phụ thuộc vào diện tích buồng và lấy theo bảng 2-5.
Ta chọn
F
β
= 0,85.[TL2,34]
Từ F
xd
= 380m
2
và sơ đồ mặt bằng công ty, tôi quyết định chọn kích thước
kho lạnh như sau:
+ Chiều dài kho: 32m.
+ Chiều rộng kho: 12m.
• Như vậy diện tích thực của kho cần xây dựng là 32.12 = 384m

Đá chẻ
Lớp bê tông đá 1x2
Lớp bê tông đá 4x6
Lớp đất tự nhiên


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status