Quản lý rủi ro trong giao dịch kinh doanh của công ty cổ phần dệt may – đầu tư – thương mại thành công.. - Pdf 32

MỞ ĐẦU
Gần đây, trước những tác động mạnh mẽ của lạm phát cao và suy thoái kinh tế do
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ra đối với các doanh nghiệp, người ta càng đề
cập nhiều hơn đến hoạt động quản lý rủi ro trong doanh nghiệp. Rủi ro trong giao dịch
kinh doanh là rủi ro phát sinh từ các đối tác của doanh nghiệp. Họ có thể là các nhà đầu tư,
góp vốn liên doanh, liên kết, là bạn hàng của doanh nghiệp. Họ đến từ đâu? Họ có đáng tin
cậy về đạo đức, kỹ năng, kinh nghiệm, tài chính, pháp luật, quản trị doanh nghiệp không?
Thiết lập quan hệ với họ, dù chỉ một lần, như lời ông bà khuyên "phải dò cho đến ngọn
nguồn, lạch sông". Hiểu và tin nhau đã rồi mới nói đến việc thương thuyết, ký kết, thực
hiện hợp đồng trong đó, mỗi công đoạn đều rình rập những rủi ro mà doanh nghiệp cần
phải tính đến như: mâu thuẫn trong các điều khoản, chọn luật, thanh toán và thuế, chuyển
quyền sở hữu và rủi ro, các biện pháp khắc phục và xử lý vi phạm, giới hạn trách nhiệm,
chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và giải quyết tranh chấp hợp đồng...
Rủi ro trong giao dịch kinh doanh đang là một trong những nguy cơ lớn nhất của
nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, bên cạnh nguy cơ sụt giảm về đơn hàng và thị trường
trong hoàn cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay. Rủi ro là điều không ai mong đợi
nhưng phải chấp nhận “sống chung”. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi chọn đề tài
nghiên cứu: QUẢN LÝ RỦI RO TRONG GIAO DỊCH KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
DỆT MAY – ĐẦU TƯ – THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG.
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là nhằm làm rõ các vấn đề lý luận về rủi ro
trong giao dịch kinh doanh, giúp công ty nhận diện được các rủi ro, nguyên nhân dẫn
đến rủi ro từ đó đề ra các giải pháp phòng tránh, hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro
có thể xảy ra.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là quản trị rủi ro trong giao dịch kinh doanh, cụ
thể là trong quá trình thương lượng, kí kết hợp đồng, quá trình vận chuyển và thanh toán
quốc tế.
Phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu những rủi ro trong giao dịch kinh
doanh, thực trạng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tại Công ty Cổ phần dệt may – đầu tư –
thương mại THÀNH CÔNG trên cơ sở dữ liệu giai đoạn 2008 – 2009
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: Về mặt lý luận, đề tài này tổng kết lại toàn bộ kết
quả nghiên cứu về quản trị rủi ro trong giao dịch kinh doanh trong thời gian qua. Qua đó

ISO 9001:2001 (năm 2001), SA 8000 (năm 2002).
2. Quá trình phát triển
2.1. Ngành nghề kinh doanh
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại bông, xơ, sợi, vải, hàng may mặc, giày dép
và máy móc, thiết bị, phụ tùng, nguyên phụ liệu, vật tư, hóa chất (trừ các hóa chất độc hại),
thuốc nhuộm, bao bì;
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu thiết bị lạnh, điều hòa không khí, máy thu thanh, thu hình,
vật liệu xây dựng, phương tiện vận tải; dịch vụ lắp đặt, sửa chữa máy móc, thiết bị; dịch vụ
vận tải hàng hóa bằng đường bộ;
- Kinh doanh địa ốc, trung tâm thương mại; môi giới thương mại; Ủy thác mua bán hàng
hóa; đại lý mua bán, ký gởi hàng hóa; cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kho bãi, máy móc
thiết bị;
- Đầu tư, xây dựng, kinh doanh, lắp đặt, sửa chữa, lập tổng dự toán các công trình dân
dụng, công nghiệp và hạ tầng khu công nghiệp, khu du lịch;
- Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với qui định của pháp luật.
2.2. Tình hình hoạt động
a. Hệ thống Nhà Máy Sợi
- Năng lực sản xuất : 20.000 tấn/năm với tổng số 04 nhà máy.
- Nhà máy Sợi 1: 2.500 tấn/năm
- Nhà máy Sợi 2: 6.500 tấn/năm
- Nhà máy Sợi 3: 4.500 tấn/năm
- Nhà máy Sợi 4: 7.500 tấn/năm
- Sản phẩm: 100% cotton, Polyester, Visco, Sợi tổng hợp TC, CVC, TR…chi số từ Ne 20
đến Ne 60, và sợi OE.
b. Hệ thống nhà máy Dệt
- Năng lực sản xuất : 7 triệu mét/năm
- Sản phẩm: Các loại vải vân điểm, chéo, sọc, carô ….. từ sợi polyester, polyester pha, sợi
micro, sợi filament, sợi xơ ngắn, sợi màu, sử dụng để may quần, áo, váy, jacket …
c. Hệ thống nhà máy Đan
- Năng lực sản xuất : 7.000 tấn/năm

với năm trước)
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm 2009 vượt năm trước 10%;
lợi nhuận sau thuế TNDN của công ty mẹ vượt năm trước 1.460%, điều này cho thấy công
ty mẹ hoạt động hiệu quả, mặc dù trong năm 2009 là năm suy thóai kinh tế tòan cầu, Việt
Nam nói chung và Công ty Thành Công nói riêng cũng bị ảnh hưởng về thị phần xuất khẩu
ở các nước Mỹ, Nhật bản, và Châu Âu. Bên cạnh đó, Tổng lợi nhuận sau thuế TNDN của
cả tập đòan Thành Công thấp hơn so với kế họach đề ra 21%, điều này cho thấy hoạt động
từ các công ty con trong năm 2009 chưa có hiệu quả.
3. Những thay đổi chủ yếu trong năm
- Tháng 2 năm 2009, Nhà máy sợi 4 với 60.000 cọc đã hòan thành đưa vào sử dụng với
công suất tăng từ 67 tấn/ tháng lên 800 tấn/tháng
- Tháng 3 năm 2009 và tháng 11 Năm 2009 đã phát hành hai đợt cổ phiếu riêng lẻ cho cổ
đông chiến lược E-Land Asian Holdings Singapore, tăng vốn điều lệ công ty lên 434 tỷ
đồng .
- Theo định hướng chiến lược trên cở sở duy trì và phát triền ngành nghề truyền thống Dệt
may, bên cạnh đó Công ty đang tập trung phát triển hệ thống bán lẻ và phát triển các dự án
Bất động sản như sau:
* Thành Công tower 1 : 9.898 m2
Địa điểm : Phường Tây Thạnh –Quận Tân phú
Thời gian dự tính cho dự án : khỏang 24 tháng
Lọai hình phát triển : Khu dân cư
* Dự án TC3 : 13.178 m2 dự án
Địa điểm : Quận 4
Thời gian dự tính cho dự án : khỏang 24 tháng
Lọai hình phát triển : Khu dân cư và thương mại
4. Kế hoạch năm 2010
4.1. Kế hoạch kinh doanh
Với mục tiêu tiếp tục duy trì những khách hàng truyền thống, đồng thời phát triển khách
hàng mới ở thị trường Nhật, Công ty đã có kế hoạch nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng
sản lượng sản xuất, đặc biệt đối với Xưởng Sợi 3,4. Bên cạnh đó, với việc xác định thị

ty cũng như từng Đơn vị
- Ứng dụng hệ thống phần mềm ERP để minh bạch hóa các báo cáo tài chính cũng như
giảm thiểu thời gian thực hiện các báo cáo liên quan đến Kế toán và kho.
4. Kế hoạch phát triển trong tương lai
- Tập trung để mở rộng khách hàng xuất khẩu, tăng tỉ lệ hàng FOB lên 85% so với CMPT
là 15%
- Phát triển thị trường nội địa thương hiệu TCM thông qua các kênh phân phối như hệ
thống siêu thị, mở thêm cửa hàng ở các thành phố lớn
- Liên tục cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm
- Giảm thiểu thời gian phát triển sản phẩm mới
- Đầu tư máy chải kỹ cho nhà máy sợi 4 để tăng sản lương sợi CM
- Tìm kiếm đối tác để phát triển các dự án BĐS
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro trong giao dịch kinh doanh của công
ty THÀNH CÔNG. Phân tích các phương án rủi ro, so sánh và chọn một
số phương án phóng ngừa và quản trị rủi ro trong hiện tại và tương lai.
I. Nhận định về các rủi ro có thể gặp phải dưới góc độ là 1 nhà xuất khẩu
Trong quá trình thương lượng, ký kết hợp đồng, thực hiện sản xuất, giao hàng và nhận
thanh tóan vói các đối tác nước ngòai, công ty có thể phải đối mặt với các rủi ro sau đây:
1.1. RR về vận tải: sơ đồ sự chuyển nhượng rủi ro.
• Nhóm E, chỉ có 1 điều kiện EXW (Ex Works) là giao hàng tại xưởng. Đối với điều
kiện này người mua chịu trách nhiệm làm thủ tục hải quan ở nước xuất khẩu và người bán
hết mọi nghĩa vụ sau khi giao hàng tại kho của mình.
• Nhóm F, gồm có 3 điều kiện: FCA (Free carrier): giao cho người vận tải; FAS (Free
alongside ship): giao dọc mạn tàu; FOB (Free on board): giao lên tàu. Đối với điều kiện
của nhóm này, người bán làm thủ tục hải quan nhưng không trả chi phí vận tải chính và địa
điểm chuyển rủi ro về hàng hóa là sau khi giao hàng ở nước xuất khẩu.
• Nhóm C, gồm có 4 điều kiện: CFR (cost and freight): Tiền hàng và cước phí; CIF
(Cost, insurance and freight): tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí; CPT (Carriage paid to):
cước trả tới; CIP (Carriage and Insurance paid to): cước và bảo hiểm trả tới. Đối với các
điều kiện nhóm này người bán làm thủ tục hải quan, chịu chi phí vận tải chính, mua bảo


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status