Đào tạo - phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - Pdf 32

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà nhịp độ thay đổi diẽn ra với tốc
độ chóng mặt, đó là thời đại bùng nổ công nghệ, bùng nổ thông tin chúng đã tác
động mạnh đến dây chuyền sản xuất, đến cung cách quản lý, đến nếp sống và
suy nghĩ của mọi người trong xí nghiệp. Và cũng chính sự bùng nổ này mà các
cấp lãnh đạo thấy cần phải trang bị cho người lao động các kiến thức và kỹ năng
mới cần thiết để theo kịp với sự thay đổi. Nhu cầu đào tạo và phát triển trở nên
cấp bách hơn bao giờ hết.
Kinh nghiệm của các công ty thành đạt trên thế giới đều chứng tỏ rằng
công ty nào có ban lãnh chú trọng tới chương trình đào tạo và phát triển, công ty
đó dễ thành công trong kinh doanh. Việc định hướng và đào tạo này được thực
hiện không những đối với mọi cấp lãnh đạo mà còn xuống tới công nhân có tay
nghề thấp nhất.
Theo nhận định của Jane L.Hages :
“ Đào tạo - phát triển không còn là vấn đề chúng ta muốn hay chúng ta
nên phát triển tài nguyên nhân sự … mà vấn đề phát triển tài nguyên nhân sự là
vấn đề sống còn của xã hội chúng ta”.
Câu hỏi đặt ra là : Tại sao cần phải đào tạo - phát triển ?
Về phía xã hội, đào tạo - phát triển là vấn đề sống còn của xã hội nhằm
chống lại nạn thất nghiệp .
Về phía người lao động và doanh nghiệp, đào tạo – phát triển đáp ứng
được yêu cầu công việc của tổ chức, nhu cầu tồn tại và phát triển của tổ chức
Đáp ứng nhu cầu học tập của người lao động nhằm nâng cao trình độ,
đồng thời nó là một hoạt động đầu tư sinh lợi .
Đào tạo - phát triển có một ý nghĩa hết sức quan trọng đó là: Nó là điều
kiện quyết định để cho doanh nghiệp tồn tại và đi lên trong cạnh tranh. Bởi vì,
có nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc, nâng cao chất lượng thực
1
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368

Giáo dục là nhấn mạnh vào một nghề nào đó ,ví dụ hiện nay công nghệ
thông tin bùng nổ đòi hỏi đội ngũ công nhân lập trình ,đây là một nghề mới .Do
đó phải có các hoạt động học tập để giúp cho đội ngũ lập trình có đủ trình độ
viết phần mềm .
3. Phát triển
Là tổng thể các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc trước
mắt của người lao động ,nhằm mở ra cho người lao động những công việc mới
3
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
theo định hướng tương lai của tổ chức hoặc để phát triển trình độ lành nghề
trong tương lai của họ.
Phát triển là đón đầu một công việc nào đó sẽ có trong tương lai mà mọi
người cần phải được phát triển nghề nghiệp . Ví dụ khi máy tính được đưa vào
trong sản xuất, thì các công việc như :thư kí kế toán, người quản lý, người thiết
kế… đòi hỏi phải biết sử dụng máy tính thì mới có thể làm được việc .Do đó
phải phát triển cho những người lao động này để họ có đủ trình độ đáp ứng công
việc mới trong tương lai.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO – PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC
1. Đối tượng của đào tạo – phát triển
Đối với mỗi doanh nghiệp thì đối tượng của đào tạo – phát triển không thể
loại trừ một ai, từ công nhân trực tiếp sản xuất, cấp quản trị tuyến thứ cấp (kiểm
soát viên, quản đốc phân xưởng…) đến cấp quản trị trung cấp và cao cấp ( các
trưởng phòng, giám đốc, tổng giám đốc…). Đièu này cho thấy đối tượng của
đào tạo – phát triển trong các doanh nghiệp là hầu như tất cả mọi người .
2. Một số phương pháp đào tạo – phát triển
Trong doanh nghiệp hiện nay thường sử dụng một số phương pháp đào
tạo và phát triển như ở bảng sau đây:
Áp dụng cho Thực hiện tại
Nhà

Là phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, trong đó người học sẽ
học được các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua thực tế thực
hiện công việc dưới sự hướng dẫn của công nhân lành nghề.
Một số phương pháp chủ yếu của đào tạo trong công việc như:
3.1.1 Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc
Phương pháp dùng để dạy các kỹ năng thực hiện công việc cho công
nhân. Người học sẽ nắm vững kỹ năng công việc thông qua giám sát, trao đổi,
học hỏi và làm thử…
+ Ưu điểm : Người học được trực tiếp thực hành dưới sự hướng dẫn của
người dạy,thời gian học ngắn
+ Nhược điểm : Người học không được học lý thuyết một cách hệ thống
+ Điều kiện áp dụng có hiệu quả là người chỉ dẫn có trình độ lành nghề và
phải có phương pháp sư phạm
3.1.2 Đào tạo theo kiểu học nghề
Phương pháp mà chương trình đào tạo được bắt đầu từ việc học lý thuyết
trên lớp, sau đó học viên được đưa đến làm việc dưới sự hướng dẫn của công
nhân lành nghề .
+ Ưu điểm : Người học vừa được học lý thuyết, vừa được thực hành
+ Nhược điểm : Tốn kém , thời gian dài
3.1.3 Đào tạo ban đầu
5
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
Phương pháp đào tạo này nhằm cung cấp các kỹ năng thực hiện công việc
cho công nhân mới trước khi bố trí vào các công việc cụ thể nào đó.
+ Ưu điểm : ít tốn kém, tính hiệu quả cao và người học nhanh chóng nắm
được kỹ năng của công việc.
+ Nhược điểm : Người học nắm lý thuyết không có hệ thống hay bài bản,
và có thể người học bắt trước những thói quen không tốt của người dạy như
( làm tắt, làm không theo qui định…)
+ Điều kiện áp dụng có hiệu quả là : Các giáo viên dạy phải được tuyển

+ Ưu điểm : Máy tính sẽ trả lời mọi thắc mắc của học viên, cũng như
kiểm tra kiến thức của học viên thông qua các bài kiểm tra trắcnghiệm kiến
thức,hướng dẫn học viên những chỗ kiến thức còn hổng…
+ Nhược điểm :Phương pháp này quá tốn kém trong việc mua thiết bị và
phần mềm, đòi hỏi có đội ngũ hướng dẫn lành nghề, thiếu sự trao đổi trực tiếp
giữa học viên và người giảng…
Ngoài ra còn có các phương pháp như : Đào tạo theo kiểu trợ giúp của
phương tiện nghe nhìn ( radio, casset, video…).
4. Các phương pháp đào tạo và phát triển đối với lao động quản lý
4.1. Đào tạo trong công việc
4.1.1 Phương pháp kèm cặp
Là phương pháp mà các nhà quản trị học được các kiến thức, kỹ năng
cần thiết cho công việc trước mắt, cũng như tương lai thông qua sự kèm cặp, chỉ
bảo của người quản lý giỏi.
4.1.2 Phương pháp luân phiên công việc
Trong phương pháp này người quản lý được chuyển từ công việc này
sang công việc khác, nhằm cung cấp cho họ những kinh nghiệm làm việc ở
những lĩnh vực khác nhau trong tổ chức.
+ Ưu điểm : Tránh được tính đơn điệu trong sản xuất, đó là những công
việc có tính chất lặp đi lặp lại
+ Nhược điểm : Mỗi lần có sự thay đổi thì cần có thời gian ổn định lại.
4.2. Đào tạo ngoài công việc
7
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
4.2.1 Cử đi học ở các trường chính qui
Các nhà quản lý được đưa tới các trường chính qui về lĩnh vực quản lý
kinh tế và quản trị kinh doanh… để bổ xung thêm các kiến thức nhằm nâng cao
trình độ quản lý của học viên
Các khoá học có thể là dài hoặc ngắn, điều này tuỳ thuộc vào chương
trình và đối tượng học.

Bước 1
Bước 2
Bước 3
Bước 4
Bước 5
Bước 6
Bước 7

10
Lựa chọn đối tượng đào tạo
Xây dựng chương trình và lựa chọn
Phương pháp đào tạo
Dự tính chi phí đào tạo
Lựa chọn và đào tạo giáo viên
Xây dựng các thủ tục để đánh giá
Xác định nhu cầu đào tạo
Xác định mục tiêu đào tạo
Lựa chọn đối tượng đào tạo
Xây dựng chương trình và lựa chọn
Phương pháp đào tạo
Dự tính chi phí đào tạo
Lựa chọn và đào tạo giáo viên
Xây dựng các thủ tục để đánh giá
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
1.1. Xác định nhu cầu đào tạo
Người quản lý cần phải xác định xem khi nào và ở đâu cần đào tạo. Việc
xác định nhu cầu sẽ là cơ sở để lập kế hoạch đào tạo.
a. Đối với công nhân kỹ thuật
+ Nhu cầu công nhân kỹ thuật trong doanh nghiệp được xác định :
M

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở đào tạo.
+ Vốn đầu tư cho đào tạo của từng doanh nghiệp…
1.2. Xác định mục tiêu đào tạo
Mục tiêu đào phải hợp lý, cụ thể và rõ ràng. Nó phải cho thấy những kỹ
năng cụ thể cần đào tạo, trình độ kỹ năng đạt được sau đào tạo.
1.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo
Phải lựa chọn đúng người cần đào tạo, để tránh tốn kém cho doanh
nghiệp.Việc lựa chọn cần được căn cứ vào điều kiện, khẳ năng của từng doanh
nghiệp, sao cho lựa chọn các đối tượng một cách hợp lý
1.4. Xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo
Việc xây dựng chương trình phải phù hợp với yêu cầu của công việc, trình
độ của người lao động, thời gian…
Lựa chọn phương pháp đào tạo thích hợp đối với các loại công nhân, đặc
điểm của doanh nhgiệp… sao cho có hiệu quả nhất.
1.5. Dự tính chi phí đào tạo
Doanh nghiệp phải dự tính xem chương trình đào tạo cần bao nhiêu.
Trong đó phải xem xét cả chi phí tài chính và chi phí cơ hội.
Chi phí tài chính bao gồm : chi phí cho người học và cho việc thuê thầy,
thuê các chuyên gia tư vấn.
1.6. Lựa chọn và đào tạo giáo viên
12
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
Người dạy có thể là kỹ sư, công nhân lành nghề hay các giáo viên trong
các trường đại học, dạy nghề… Do đó có thể chọn thầy từ bên trong doanh
nghiệp hoặc có thể thuê bên nghoài về giảng dạy.
Khi quyết định chọn bên trong doanh nghiệp, cần phải đào tạo phương
pháp dạy, trình độ sư phạm cho các công nhân lành nghề sao cho có thể truyền
đạt kiến thức tới người học một cách tốt nhất.
Lựa chọn thầy có kiến thức chuyên môn, có khẳ năng sư phạm, có trình
độ văn hoá… phù hợp với yêu cầu đào tạo của doanh nghiệp khi doanh nghiệp

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp có ý nghĩa
hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Nhất là
trong cơ chế thị trường chịu sự tác động của các qui luật kinh tế như : qui luật
cạnh tranh, qui luật cung cầu….
Mặt khác, để tăng sự thích ứng của doanh nghiệp trước sự thay đổi của
môi trường kinh doanh, của công nghệ và thông tin. Đòi hỏi người lao động
không chỉ được trang bị kiến thức một lần mà phải được phát triển nghề nghiệp
thông qua các chương trình đào tạo và phát triển nhằm nâng cao trình độ và khả
năng làm việc để đáp ứng sự thay đổi trên .
Chỉ khi người lao động được trang bị kiến thức nghề nghiệp phù hợp với
yêu cầu của công nghệ mới, môi trường mới. Khi đó người lao động mới có thể
làm việc có hiệu quả với những dây truyền sản xuất hiện đại.
Cho dù các doanh nghiệp trang bị các dây truyền sản xuất hiện đại đến
đâu di chăng nữa , mà đội ngũ lao động không đáp ứng được sự thay đổi đó thì
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không cao. Bởi
trong sản xuất , yếu tố con người là quan trọng nhất do đó đào tạo và phát triển
là yêu cầu khách quan đòi hỏi chứ không phải là xuất phát từ yếu tố chủ quan
của con người. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì phải tạo ra sự
thích nghi cao trong môi trường sản xuất kinh doanh.
14


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status