Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng dòng vốn FDI vào việt nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu - Pdf 33

MỤC LỤC
Trang


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Chữ viết tắt
BOT
BT
BTO
CNH-HĐH
FDI
FED
GDP
ICOR
JETRO

10
11
12


International Development
World Bank
World Trade Organization

Tiếng Việt
Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao
Xây dựng-Chuyển giao
Xây dựng-Chuyển giao-Vận hành
Công nghiệp hóa –Hiện đại hóa
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ
Tổng sản phẩm quốc nội
Hệ số sư dụng vốn
Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản
Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia
Công ty xuyên quốc gia
Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp
quốc
Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ
Ngân hàng thế giới
Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng:
Biểu đồ:
Biểu đồ 1.1: Chu kì phát triển kinh tế
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu FDI vào Việt Nam theo lĩnh vực đầu tư qua các năm 20072012.( Tỉ trọng theo tổng vốn đăng kí )
Biểu đồ 2.2: Quy mô tổng vốn đầu tư FDI vào VN theo các lĩnh vực giai đoạn

nước tiếp nhận, đó là còn chưa nói tới những tác hại lâu dài về môi trường sống.
Kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài có hiệu lực (1987), trước những tác
động sâu sắc của khủng hoảng kinh tế thế giới và vấn đề cạnh tranh thu hút FDI
đặc biệt trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, mỗi quốc gia cần phải nhìn lại
chính mình để có những quyết sách điều chỉnh chiến lược và cơ cấu phát triển
cho phù hợp. Đây cũng là thời điểm Việt Nam cần phải nâng cao chất lượng
dòng vốn FDI chứ không phải tăng thu hút FDI bằng mọi giá như giai đoạn
trước đây.
Chính vì vậy, chúng em lựa chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu giải


5

pháp nâng cao chất lượng dòng vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh suy thoái
kinh tế toàn cầu” nhằm góp phần nâng cao chất lượng dòng vốn FDI trong thời
gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích và đánh giá chất lượng dòng vốn FDI tại Việt Nam
trong thời gian qua, đề tài đề xuất những quan điểm chiến lược và giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng dòng vốn FDI vào Việt Nam cho đến năm 2020.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là: hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về chất lượng
dòng vốn FDI vào một quốc gia trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Về mặt không gian: Nghiên cứu chất lượng dòng vốn FDI vào Việt Nam
trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu
Về mặt thời gian: Nghiên cứu chất lượng dòng vốn FDI vào Việt Nam
trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu giai đoạn 2005-2012 và đề xuất quan
điểm, giải pháp cho đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu

Công trình nghiên cứu khoa học “Một số biện pháp thúc đẩy việc triển
khai thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam”, năm
2006 của NCS Bùi Huy Nhượng.
Côn trình nghiên cứu khoa học “Vận dụng một số phương pháp thống kê
phân tích hiệu quả kinh tế của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam”
vủa NCS Nguyễn Trọng Hải, năm 2008. Tác giả đã hệ thống hóa và hoàn thiện
các khái niệm, các chỉ tiêu , quy trình phân tích thống kê về hiệu quả kinh tế của
FDI, đề xuất được các giải pháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm nâng cao chất
lượng của công tác phân tích thống kê hiệu quả kinh tế FDI và tăng cường hiệu
quả FDI tại Việt Nam .
Công trình nghiên cứu khoa học “ Môi trường đầu tư với hoạt động thu
hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”, của NCS Nguyễn Thị Ái
Liên, năm 2011. Trong đó luận án đã đưa ra bức tranh tổng thể lý luận về môi
trường đầu tư bao gồm khái niệm, đặc điểm , phân loại, các yếu tố của môi
trường đầu tư các chỉ số môi trường đầu tư mà các nghiên cứu khác chỉ đề cập
và chưa đầy đủ. Đồng thời , luận án cũng đã đề xuất quy trình đánh giá cải thiện
môi trường đầu tư theo phương pháp Pareto.
Công trình nghiên cứu khoa học “Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp


7

nước ngoài (FDI) vào tỉnh Nghệ An”, của NCS Đặng Thành Cương năm 2012 . Luận án
nghiên cứu thực trạng thu hút và hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Nghệ An, từ đó đã
chỉ ra nhiều hạn chế dẫn đến kết quả có sự mất cân đối trong thu hút vốn FDI, hiệu
quả sử dụng vốn FDI thấp, quy mô vốn nhỏ. Luận án cũng đã luận giải các chính
sách để thu hút vốn FDI vào địa phương đó là chính sách cơ cấu ngành tại địa
phương, chính sách thuế, phí và lệ phí, chính sách về đất đai, chính sách về lao
động, ưu đãi hỗ trợ đầu tư, chính sách cải cách thủ tục hành chính, xúc tiến đầu
tư.

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì đề tài được kết cấu bởi 3 chương
như sau:
Chương 1: Tổng quan về suy thoái kinh tế toàn cầu
Chương 2: Thực trạng chất lượng dòng vốn FDI vào Việt Nam trong
bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu
Chương 3: Quan điểm, mục tiêu và giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng dòng vốn FDI vào Việt Nam cho đến năm 2020.


9

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU.
1.1 Khái niệm, nguyên nhân và đặc điểm của suy thoái kinh tế toàn cầu
1.1.1 Khái niệm suy thoái kinh tế toàn cầu.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về suy thoái kinh tế:
Theo lý thuyết kinh tế vĩ mô thì suy thoái kinh tế là sự suy giảm của
Tổng sản phẩm quốc nội thực trong thời gian hai hoặc hơn 2 quý liên tiếp trong
năm (nói cách khác, tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong 2 quý).
Định nghĩa do Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER) của Hoa
Kỳ đưa ra: “Suy thoái kinh tế là sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo
dài nhiều tháng”.

Biểu đồ 1.1: Chu kì phát triển kinh tế

Nguồn: wikipedia
Các nhà kinh tế học có quan điểm về chu kì phát triển kinh tế thì cho
rằng: “suy thoái là một pha trong một chu kì kinh tế (chu kì kinh doanh)”.
Chu kì kinh tế là sự biến động GDP theo trình tự ba pha lần lượt là suy
thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ).
Theo quan điểm này, suy thoái là pha trong đó GDP thực tế giảm đi.

tiền tệ bị mất giá quy mô lớn ở nhiều nước. Mỹ và các nước công nghiệp phát
triển đã phải bỏ ra những khoản tiền khổng lồ để cứu nguy cho nền kinh tế nói
riêng và hệ thống tài chính nói riêng.
Có ba nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khủng hoảng tài chính năm 2008.
Đầu tiên là sự hình thành và đổ vỡ của bong bóng nhà đất, của các khoản cho
vay thế chấp nhà đất. Sâu hơn là những bất ổn tín dụng nói chung ở Mỹ và của


11

nhiều nước khác. Thứ ba là sự mất cân bằng kinh tế toàn cầu sâu sắc và kéo dài
dẫn tới phá vỡ các tương quan và cục diện phát triển hiện có. Nguyên lý cân
bằng, hài hòa trong việc giải quyết mối quan hệ giữa thị trường và nhà nước
trong vận hành nền kinh tế thị trường bị vi phạm nghiêm trọng. Có thể nói kinh
tế Mỹ bị sụp đổ do thả lỏng quá mức vai trò điều tiết của thị trường tự do. Chính
phủ Mỹ, cũng như chính phủ nhiều nước công nghiệp phát triển khác đã trao quá
nhiều quyền cho cơ chế thị trường tự do, trong khi lại thiếu sự giám sát cần thiết.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ đã thả lỏng tín dụng cho sự bùng nổ tăng trưởng ảo
trong một thời gian quá dài. Kết quả là nền kinh tế Mỹ sụp đổ, và sự sụp đổ lan
truyền sang các nền kinh tế Tây Âu, Nhật Bản là hệ quả không thể tránh khỏi.
Nước Mỹ là khởi điểm và cũng là trung tâm của khủng hoảng. Kể từ cuối
năm 2005, “bong bóng nhà đất” ở Mỹ bắt đầu vỡ, kinh tế Mỹ bắt đầu tăng
trưởng chậm lại. Bong bong nhà đất vỡ đã dẫn tới các khoản vay không trả nổi
của các nhà đầu tư về nhà ở đối với các tổ chức tài chính. Tới giữa năm 2007,
những tổ chức tài chính đầu tiên của nước Mỹ liên quan tới tín dụng nhà ở thứ
cập bị phá sản. Giá chứng khoán Mỹ bắt đầu giảm dần. Nhiều tổ chức tài chính
của các nước phát triển, nhất là các nước châu Âu, cũng tham gia vào thị trường
tín dụng nhà ở thứ cấp ở Hoa Kỳ. Các quốc gia châu Âu bị rối loạn tài chính
nặng nề nhất là Anh, Iceland, Ireland, Bỉ và Tây Ba Nha. Sự đổ vỡ của các ngân
hàng, tình trạng đói tín dụng, lòng tin của các nhà đầu tư bị sụp đổ đã khiến cho

đó là sự đổ vỡ của sự mất cân bằng ở tất cả các thị trường hiện hữu từ thị trường
tài chính, đến thị trường sản xuất kinh doanh, đến thị trường lao động. Tiêu
dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa lâu bền trong các doanh
nghiệp tăng lên ngoài dự kiến. Việc này dẫn đến nhà sản xuất cắt giảm sản
lượng kéo theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng giảm và kết quả
là GDP thực tế giảm sút. Cầu về lao động giảm, đầu tiên là số ngày làm việc của
người lao động giảm xuống tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công và tỷ lệ
thất nghiệp tăng cao. Khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá đầu
vào của sản xuất giảm bởi cầu giảm. Giá cả dịch vụ khó giảm nhưng cũng tăng
không nhanh trong giai đoạn kinh tế suy thoái. Lợi nhuận của các doanh nghiệp
giảm mạnh và giá chứng khoán thường giảm theo khi các nhà đầu tư cảm nhận


13

được pha đi xuống của chu kỳ kinh doanh. Cầu về vốn cũng giảm đi làm cho lãi
suất giảm xuống trong thời kỳ suy thoái.
1.2 Diễn biến suy thoái kinh tế toàn cầu
1.2.1. Sụp đổ tài chính phố Wall- khởi đầu cho cuộc suy thoái kinh tế toàn
cầu
Tháng 8/2007, cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn đã nổ ra ở
Mỹ, bong bong nhà ở của Mỹ vỡ dẫn tới khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp rồi
phát triển thành một cuộc khủng hoảng tài chính mà hậu quả là tình trạng đói tín
dụng ảnh hưởng tới khu vực kinh tế thực. Chỉ trong vòng 12 tháng của 2008 đã
làm bốc hơi trên 30 ngàn tỷ đôla trong tổng số 62 ngàn tỷ đôla vốn hoá toàn cầu.
Riêng hệ thống ngân hàng thế giới đã mất 2,2 ngàn tỷ USD.
Ban đầu, bắt nguồn từ chính sách cho vay tín dụng dưới chuẩn (hay còn
gọi là tín dụng thế chấp rủi ra cao đối với thị trường bất động sản) và thực thi
chính sách tiền tệ nới lỏng trong khi thiếu một cơ chế giám sát chặt chẽ của
chính phủ đã dẫn tới việc người dân đổ xô đi mua nhà với mục đích đầu vơ là

khoảng 1,6 tỷ USD. Trong nỗ lực giải quyết ba vụ phá sản lớn này chỉ có AIG
và Merill Lynch được cho hạ cánh từ từ. Vào 16/9, FED ngay lập tức tạo một
khoản cho vay 85 tỷ USD để cứu AIG vì tầm quan trọng của nó đối với hệ thống
tài chính Mỹ và toàn cầu, còn Merill Lynch cũng được mua lại bởi Bank of
American với giá 50 tỷ USD vào ngày 15/9. Riêng Lehman Brothers bị phá sản
hoàn toàn, gây nên hiệu ứng đôminô những vụ đổ vỡ của một loạt tên tuổi liên
quan đến cho vay cầm cố trên thế giới.
Những sự kiện này đã vượt quá mức chịu đựng của thị trường, tạo ra một
sự hoảng loạn. Tất cả đều lo sợ vỡ nợ, các nhà đầu tư thi nhau rút vốn và tất cả
những người đi vay đều bị từ chối vì người cho vay sợ người vay sẽ vỡ nợ. Sự
tháo chạy hỗn loạn này đã làm cho hệ thống tài chính toàn cầu chịu sự khủng
hoảng với sức lan tỏa mạnh mẽ.
1.2.2. Khủng hoảng trở thành toàn cầu – lan truyền dư chấn tới các khu vực
kinh tế thực và các nền kinh tế trên toàn thế giới.
Nhiều nước trên thế giới các các tổ chức tài chính đã tham gia vào thị
trường tín dụng nhà ở thứ cấp ở Mỹ. Khi các tổ chức tài chính này bị thua lỗ,
tình trạng khủng hoảng tài chính đã xảy ra ở nhiều nước khiến cho các nước này


15

tơi vào suy thoái kinh tế hoặc suy giảm tốc độ tăng trưởng. Trong đó, đáng chú
ý là sự sụp đổ của Ngân hàng IKB( Đức), Sự thua lỗ của các ngân hàng
UBS( Thụy Sỹ), Deusche Bank, tập đoàn Centro properties (Australia) và
Yamoto Life Insurance (Nhật Bản). Từ đó, xuất hiện việc sáp nhập, mua bán
ngân hàng và những gói “cứu trợ ”khổng lồ của các chính phủ.
Khủng hoảng đã ảnh hưởng trước tiên tới các nền kinh tế lớn như Khối sử
dụng đồng tiền chung Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn độ. Bản chính thức
công bố nền kinh tế Nhật đã rơi vào suy thoái ngày 17/11/2008. Trước đó, ngày
14/11, 15 nước Châu Âu cũng thừa nhận đã rơi vào khủng hoảng,

hoảng toàn cầu có quy mô và sức tàn phá rất lớn. Nhưng so với các cuộc khủng
hoảng trước, đặc biệt là Đại khủng hoảng 1929-1933, khủng hoảng tài chính
2008 có những nét đặc trưng nổi bật trên nhiều phương diện đó là về cơ chế lan
truyền, sức lan tỏa, những đặc điểm cấu trúc, hệ quả cà phương thức khắc phục.
Khủng hoảng tài chính lần này không chỉ đơn thuần là kết quả của yếu tố có tính
chu kỳ của nền kinh tế, của những yếu kém sai lầm trong chính sách của chính
phủ,… mà có thể coi đó là sản phẩm của chính quá trình toàn cầu hóa. Vì vậy
các quốc gia phải có những cách tiếp cận mới trong việc dự báo khủng hoảng,
giải thích bản chất, hậu quả của khủng hoảng, từ đó đểphòng ngừa, thiết kế giải
pháp thoát khỏi khủng hoảng một cách hữu hiệu.
1.3 Tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu đến nâng cao chất lượng dòng
vốn FDI vào Việt Nam
Cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã có tác động to lớn đến nhịp độ tăng
trưởng, khả năng mở rộng xuất khẩu và đầu tư ở mọi nền kinh tế. Tình hình
càng đặc biệt nghiêm trọng đối với các nền kinh tế có độ mở thị trường cao, tăng
trưởng dựa trên đẩy mạnh xuất khẩu và FDI trở thành một bộ phận quan trọng
của tổng đầu tư xã hội như ở Việt Nam.
1.3.1 Tác động tiêu cực đối với chất lượng dòng vốn FDI vào Việt Nam
1.3.1.1 Đối tác đầu tư hạn chế chuyển dòng vốn FDI vào Việt Nam.
Theo đánh giá của Tạp chí The Economist (Anh), cuộc khủng hoảng kinh
tế toàn cầu vừa qua đã tác động mạnh đến dòng FDI. Sau khi giảm 17% trong
năm 2008, xuống còn 1.720 tỷ USD, so với mức 2.080 tỷ USD của năm 2007,


17

trong năm 2009, FDI toàn cầu tiếp tục giảm 41%, xuống còn 1.000 tỷ USD.
Cuộc khủng hoảng lần này nổ ra vào lúc tiến trình tự do hoá về tài chính gia
tăng mạnh mẽ, khi hệ thống tài chính rung động, các nhà đầu tư hoảng loạn và
niềm tin vào đầu tư bị giảm sút nghiêm trọng. Trong khi các dự án đầu tư mới

hút các đối tác FDI nâng cao chất lượng dòng vốn FDI trong bối cảnh suy thoái
kinh tế toàn cầu.
Trong bảng xếp hạng chỉ số niềm tin FDI tháng 2-2012 của AT Kearney,
Indonesia đã tăng hạng từ vị trí 20 năm 2010 lên vị trí 9 năm 2011. Vốn FDI kỷ
lục 19,3 tỉ USD, gấp đôi năm trước. Malaysia cũng tăng từ vị trí 21 lên vị trí 10.
Nhưng Việt Nam là quốc gia châu Á duy nhất rớt hạng, từ vị trí 12 trong năm
2010 xuống vị trí 14 vào năm 2011. Rõ ràng Việt Nam đang có một số đối thủ
cạnh tranh mạnh mẽ về FDI trong ASEAN.
Hơn nữa, các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào quốc gia nào cũng mong
muốn được hỗ trợ bởi nền công nghiệp phụ trợ tại thị trường đó, tức các doanh
nghiệp nội địa sẽ cung ứng các linh phụ kiện, giúp doanh nghiệp FDI giảm giá
thành, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam
chưa thật sự muốn tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng của thế giới, mà chỉ gia
công và sản xuất nguyên liệu thô, trong khi các doanh nghiệp FDI chờ đợi các
dự án hợp tác có chiều sâu hơn. Vì thế, thị trường Việt Nam đang mất điểm dần
trong mắt nhà đầu tư vì sức bật ngày càng yếu và thị trường ngày càng già cỗi.
Trong khi việc thu hút FDI trong nhiều năm qua chưa tạo được sức lan tỏa
cho toàn nền kinh tế, thì hiện nay Việt Nam lại đang bị tụt hạng về nhiều chỉ số
liên quan đến môi trường kinh doanh, như mảng bán lẻ kém dần sức hấp dẫn, thị
trường tài chính tụt hạng, tỷ lệ lạm phát cao và kinh tế vĩ mô vẫn chưa ổn định;
cơ sở hạ tầng và nguồn lao động có kỹ năng sẽ là thách thức lớn trong việc thu
hút dòng vốn FDI đi vào chất lượng.
Nhiều số liệu nghiên cứu đang cảnh báo về khả năng cạnh tranh vốn FDI
của Việt Nam ở nhiều yếu tố. Theo phòng Thương mại và công nghiệp Việt
Nam, khoảng 67% doanh nghiệp FDI đang đầu tư vào những ngành có giá trị
gia tăng thấp, tập trung vào các hoạt động khai thác tài nguyên, gia công lắp ráp
và sử dụng lao động ít kỹ năng có mức giá rẻ. Chỉ số ít doanh nghiệp FDI đầu tư


19

20

đầu tư mới hay mở rộng sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp đang gặp khó
khăn về vốn lẫn đầu ra tiêu thụ sản phẩm nên họ không muốn mở rộng kinh
doanh khiến đầu tư cả xã hội suy giảm mạnh. Thị trường các nước bị thu hẹp do
khủng hoảng cần thắt chặt chi tiêu, trong khi các dự án FDI chủ yếu là các dự án
sản xuất hàng xuất khẩu. Do vậy một mặt khả năng tài chính của các nước đầu
tư đến Việt Nam bị thu hẹp, mặt khác do thị trường thế giới thu hẹp nên các nhà
đầu tư hạn chế triển khai dự án.
Nền kinh tế Việt Nam có độ mở thị trường cao (xuất nhập khẩu chiếm
trên 150% GDP) nên khi thị trường xuất khẩu thế giới bị co hẹp đột ngột, các
doanh nghiệp FDI sản xuất để xuất khẩu bị ngưng trệ và nhiều doanh nghiệp
sản xuất dựa vào nguồn nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu, kể cả phục vụ thị
trường trong nước cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Trong số này, các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài vốn gắn chặt với mạng sản xuất bên ngoài, thường
chiếm khoảng 55% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, sẽ gặp khó khăn hơn và
trong trường hợp này, các công ty xuyên quốc gia đã có mặt ở Việt Nam, tuy
không có cái nhìn bi quan về nền kinh tế Việt Nam, nhưng sẽ rất không muốn
tăng vốn để mở rộng sản xuất.
1.3.1.4 Tác động tới hiệu quả của các dự án đầu tư
Đúng vào lúc cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu chuyển hoá thành cuộc
suy thoái kinh tế toàn cầu, sự ảm đạm của nền kinh tế thế giới trở thành điểm
ngoặt ảnh hưởng tới quá trình hình thành các dự án FDI mới cũng như vấn đề
thực thi các dự án FDI đã phê duyệt ở Việt Nam. Và việc vay vốn tín dụng cũng
bị hạn chế, nhiều dự án không vay được nên không đảm bảo được tiến độ đầu
tư.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là khu vực hoạt động kém hiệu
quả nhất về mặt sử dụng vốn, mặc dù trên thực tế khu vực này nhận được nhiều
ưu đãi về mặt chính sách thu hút đầu tư, và cũng là khu vực được kỳ vọng nhiều


lượng dòng vốn FDI vào Việt Nam


22

Dù có những sự giảm sút về tổng số dự án và tổng mức vốn cam kết đầu
tư mới và đầu tư bổ sung, có những chuyển hướng đầu tư vào những ngành dễ
sinh lời, ít rủi ro và vào những khu vực mà điều kiện đảm bảo cho sự thành công
của các dự án cao nhất dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu,
cũng phải thừa nhận rằng, Việt Nam vẫn là điểm sáng của khu vực và thế giới về
thu hút FDI. Việt Nam không hề có việc các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn ồ ạt
với quy mô lớn. Nên bên cạnh tác động tiêu cực thì suy thoái kinh tế toàn cầu có
những tác động tích cực nhất định với chất lượng dòng vốn FDI vào Việt Nam.
1.3.2.1 Đổi mới tư duy về thu hút dòng vốn FDI
Việt Nam đã bắt đầu có một sự điều chỉnh trong chiến lược thu hút FDI,
tiếp tục điều chỉnh môi trường đầu tư, đảm bảo ổn định vĩ mô, hoàn thiện hệ
thống pháp luật và đổi mới một bước các điều kiện về hạ tầng cơ sở, nguồn nhân
lực nhằm lựa chọn và tăng cường thu hút các dự án đầu tư có chất lượng, nghĩa
là đáp ứng các tiêu chuẩn về công nghệ và môi trường. Việt Nam đã chú trọng
tới chất lượng của dòng vốn FDI, không còn chỉ tập trung vào mặt lượng.
Thứ nhất, thay đổi cơ cấu ngành, lĩnh vực, đối tác đầu tư
Việc thu hút FDI có quy hoạch theo ngành, lĩnh vực, đối tác phù hợp với
lợi thế từng vùng, từng ngành để phát huy hiệu quả đầu tư. Có sự chọn lọc các
dự án có chất lượng, giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện
với môi trường. Hình thức thu hút FDI đa dạng hơn, tạo điều kiện cho các nhà
đầu tư nước ngoài tham gia phát triển kết cấu hạ tầng; chuyển dần thu hút FDI
vào nguồn nhân lực chất lượng cao.
Trong cơ cấu ngành FDI, nông nghiệp là lĩnh vực thu hút được ít nhất sự
quan tâm của các nhà đầu tư kể nước ngoài cả số dự án và số vốn đăng ký. Là
ngành phụ thuộc nhiều vào tự nhiên nên sản xuất nông nghiệp vốn tiềm ẩn nhiều

mà Việt Nam là thành viên đầy đủ; tiếp tục hoàn thiện chính sách phân cấp việc
cấp giấy chứng nhận đầu tư và quản lý hoạt động FDI cho các địa phương, để
tạo thế chủ động và tích cực cho các cơ quan quản lý đầu tư các cấp trong thu
hút và quản lý FDI, sử dụng nhiều biện pháp theo hướng đơn giản hoá thủ tục
hành chính, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đã được cấp phép
nhanh chóng đi vào hoạt động. Bên cạnh việc phát huy tính tự chủ cho các địa
phương và gia tăng trách nhiệm của doanh nghiệp, Chính phủ đã ngày càng chú


24

trọng hơn vào việc kiểm tra, giám sát để hướng các dự án đầu tư gắn kết chặt
hơn với các mục tiêu dịch chuyển cơ cấu, đề cao yêu cầu về chất lượng công
nghệ và đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường than phiền về điều
kiện hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực - yếu tố mang ý nghĩa quyết định đối
với việc thành lập mới và mở rộng các dự án đầu tư của họ. Nắm bắt được nhu
cầu này và để tạo lập niềm tin cho các nhà đầu tư, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực
trong phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, quy hoạch hợp lý các khu công nghiệp và
khu kinh tế tại các địa phương, đặc biệt chú trọng xây dựng các khu công nghệ
cao, để tăng cường thu hút các dự án đầu tư, dựa trên công nghệ hiện đại và tri
thức, nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Việt Nam đã chủ động trong
phát triển nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao, có kinh nghiệm
quản lý, đáp ứng được yêu cầu của quy trình công nghệ mới và hiện đại.
Đây cũng là cách để tạo ra sức hấp dẫn mới cho nền kinh tế
Việt Nam trong con mắt của các nhà đầu tư quốc tế và là giải pháp mang tầm
chiến lược để Việt Nam tiếp tục đà thu hút dòng vốn FDI có chất lượng.
1.3.2.2 Chính phủ đã có sự cải cách chính sách
Thứ nhất, thay đổi chính sách tín dụng, lãi suất
Ngân hàng Nhà nước đã có các biện pháp nâng lãi suất dự trữ bắt buộc từ

lớn, các nhà đầu tư tích cực đưa công nghệ cao vào Việt Nam, nâng cao hiệu
quả đầu tư.
1.3.2.3 Các doanh nghiệp FDI thay đổi chiến lược kinh doanh hiệu quả
Do chịu tác động của suy thoái các doanh nghiệp phải thay đổi chiến lược
kinh doanh. Các doanh nghiệp phải triệt để tiết kiệm trong sản xuất là lưu thông,
giảm chi phí trung gian, hạ giá thành để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm .
Rà soát, phân loại các dự án đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông dân và nông
thôn, điều chỉnh nguồn vốn và đa dạng hoá đầu tư theo các hình thức BT, BOT,


Trích đoạn Những tồn tạ Nguyên nhân của những tồn tạ CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DÒNG VỐN FDI VÀO VIỆT NAM CHO ĐẾN NĂM Định hướng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dòng vốn FDI vào Việt Nam
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status