Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu - Pdf 12

Chuyên đề tốt nghiệp
MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Nguyễn Quỳnh Trang Lớp: Kế hoạch 47A
i
Chuyên đề tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
• DWT : Trọng tải
• VLCC : 200.000 - 300.000 DWT
• Suezmax : 120.000 - 200.000 DWT
• Aframax : 80.000 - 120.000 DWT
• Handymax : 35.000 - 65.000 DWT
• Panamax : 65.000 - 80.000 DWT
• Capesize : 80.000 - 200.000 DWT
Nguyễn Quỳnh Trang Lớp: Kế hoạch 47A
ii
Chuyên đề tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Nguyễn Quỳnh Trang Lớp: Kế hoạch 47A
iii

Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, nền kinh tế Thế giới đang hứng chịu một cuộc khủng hoảng tài
chính lớn ngày càng lan rộng ra toàn cầu, kinh tế Việt Nam cũng chịu không
ít tác động. Đứng trước những khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài
chính gây ra đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải có các hướng đi và giải
pháp kịp thời, đúng đắn.
Trong một vài năm tới, khủng hoảng tài chính tiếp tục ảnh hưởng sâu sắc

VINASHIN, đề tài sẽ chỉ ra các nguyên nhân chính dẫn đến việc tiêu thụ sản
phẩm của Tập đoàn còn nhiều hạn chế. Từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể về
thị trường tiêu thụ của VINASHIN trong bối cảnh suy thoái kinh tế như hiện
nay.
Kết cấu của đề tài
Để giải quyết các nhiệm vụ đã đặt ra, đề tài được kết cấu thành 3 chương:
Chương I: Thị trường tiêu thụ và sự cần thiết có các giải pháp về thị trường
tiêu thụ sản phẩm của ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam trong bối cảnh
khủng hoảng kinh tế.
Chương II: Phân tích thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của
Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế.
Chương III: Phương hướng, mục tiêu và các giải pháp về thị trường tiêu thụ
sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam trong bối
cảnh khủng hoảng kinh tế.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến giáo viên hướng dẫn Ths. Vũ Cương
và cán bộ hướng dẫn tại cơ quan thực tập (Ban KDDN và ĐMDN) đã tận tình
giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Do hạn chế về thời gian và kiến thức thực
tế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến
đóng góp của thầy giáo và các cô chú, anh chị trong đơn vị thực tập để đề tài
được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Quỳnh Trang Lớp: Kế hoạch 47A
2
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG I
THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ VÀ SỤ CẦN THIẾT CÓ CÁC GIẢI PHÁP
VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA NGÀNH CÔNG
NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KHỦNG
HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CỦA DOANH NGHIỆP

1.2. Phân loại thị trường của doanh nghiệp
1.2.1. Căn cứ vào vị trí địa lý
Doanh nghiệp thường xác định thị trường theo phạm vi khu vực địa lý
mà họ có thể vươn tới để kinh doanh. Tuỳ theo mức độ rộng, hẹp, có tính toàn
cầu, khu vực hay lãnh thổ, có thể phân loại thị trường tiêu thụ của doanh
nghiệp như sau:
* Thị trường trong nước:
Thị trường trong nước được phân chia theo miền: Thị trường miền
Bắc, thị trường miền Trung, thị trường miền Nam.
* Thị trường xuất khẩu:
- Thị trường xuất khẩu được phân chia theo nước: Thị trường Nhật Bản,
Hàn Quốc…
- Thị trường xuất khẩu được phân chia theo châu lục: Thị trường châu
Âu, thị trường châu Á…
- Thị trường xuất khẩu được phân chia theo khu vực: Thị trường EU, thị
trường ASEAN…
1.2.2. Căn cứ vào thời gian thiết lập mối quan hệ giữa doanh nghiệp với
khách hàng:
* Thị trường truyền thống: là thị trường mà doanh nghiệp đã từng có quan hệ
trao đổi, buôn bán trong một thời gian dài. Thông thường, khi kinh doanh tại
Nguyễn Quỳnh Trang Lớp: Kế hoạch 47A
4
Chuyên đề tốt nghiệp
thị trường truyền thống doanh nghiệp sẽ có lợi ích: mức độ rủi ro thấp… còn
phía đối tác cũng nhận được ưu đãi về giá, tín dụng…
* Thị trường mới: là thị trường mà doanh nghiệp mới thiết lập quan hệ buôn
bán trên thị trường đó. Kinh doanh trên thị trường mới thường mang tính chất
thăm dò và bước đầu thiết lập mối quan hệ với các đối tác để dần đẩy mạnh
hoạt động kinh doanh trong tương lai.
1.2.3. Căn cứ theo mức độ quan tâm, thu nhập và khả năng tiếp cận thị

doanh nghiệp. Nó chỉ ra các thị trường có khả năng tiêu thụ sản phẩm cao,
theo đó doanh nghiệp sẽ có các chiến lược thị trường phù hợp.
2.2. Thị phần
Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm
lĩnh được.
Doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp
Thị phần của doanh nghiệp = x 100%
Tổng mức doanh thu của thị trường
Hoặc:
Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp
Thị phần của doanh nghiệp = x 100%
Tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường
Thị phần của doanh nghiệp nói rõ phần sản phẩm tiêu thụ của riêng
doanh nghiệp so với tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Để giành giật mục
tiêu thị phần trước đối thủ doanh nghiệp cần có các chính sách phù hợp. Thị
phần của doanh nghiệp phản ánh sức mạnh, uy tín và vị trí của doanh nghiệp
trên thị trường đó. Nếu thị phần của doanh nghiệp càng lớn chứng tỏ thị
Nguyễn Quỳnh Trang Lớp: Kế hoạch 47A
6
Chuyên đề tốt nghiệp
trường của doanh nghiệp càng lớn, khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp càng nhiều.
Thị phần của doanh nghiệp được chia làm 2 loại:
* Thị phần tuyệt đối: là tỷ lệ phần doanh số bán sản phẩm của doanh nghiệp
so với tất cả các sản phẩm cùng loại được tiêu thụ trên tất cả các thị trường.
* Thị phần tương đối: là tỷ lệ phần doanh số bán sản phẩm của doanh nghiệp
so với đối thủ mạnh nhất trên thị trường.
Công thức:
Doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp
Thị phần tương đối = x 100%

(hay nhóm các nhân tố chủ quan) và nhóm các nhân tố tác động từ bên ngoài
(hay nhóm các nhân tố khách quan).
1. Các nhân tố nội tại của doanh nghiệp
1.1. Sản phẩm của doanh nghiệp
Sản phẩm là đối tượng được tiêu dùng trực tiếp, chịu sự đánh giá trực
tiếp của khách hàng. Vì vậy, sản phẩm tự thân nó là nhân tố quan trọng nhất
quyết định việc khách hàng có sẵn sàng tiêu dùng nó hay không. Khả năng
chinh phục thị trường của sản phẩm phụ thuộc vào ba yếu tố là chất lượng,
giá cả, hình thức, mẫu mã và sự đa dạng hoá của sản phẩm.
1.1.1. Chất lượng
Để một loại hàng hoá có thể xâm nhập được vào thị trường thì chất
lượng của hàng hoá đó phải đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Cung
cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng tốt, tính năng ưu việt hơn so
với các sản phẩm hiện có trên thị trường với mức giá chấp nhận được sẽ làm
tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm đó trên thị trường. Hơn thế nữa, chất lượng
sản phẩm còn là thước đo quan trọng cho uy tín, thương hiệu của doanh
Nguyễn Quỳnh Trang Lớp: Kế hoạch 47A
8
Chuyên đề tốt nghiệp
nghiệp. Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao và đa dạng, họ sẵn sàng
mua những hàng hoá có chất lượng cao với giá cao hơn nhưng đáp ứng nhu
cầu của họ. Vì vậy, chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn của doanh
nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp chiếm giữ và mở rộng thị phần tiêu thụ sản
phẩm, thu được lợi nhuận cao. Chính vì thế, để sản phẩm được duy trì và
chiếm thị phần lớn trong quá trình tiêu thụ, doanh nghiệp phải không ngừng
nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tất cả các yêu cầu về kỹ thuật, coi đó
là yếu tố tiên quyết để tạo chỗ đứng cho sản phẩm trên thị trường.
1.1.2. Giá cả
Giá cả hợp lý là yếu tố quan trọng để hàng hoá có thể thâm nhập vào
thị trường. Người tiêu dùng ở đâu, trong hoàn cảnh nào cũng rất nhạy cảm với

doanh nghiệp trên thị trường, do đó tác động tới thị trường tiêu thụ sản phẩm
của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có nguồn lực tài chính đủ mạnh sẽ dễ dàng
hơn trong các hoạt động xúc tiến bán hàng đòi hỏi chi phí tốn kém, xây dựng
hệ thống phân phối có hiệu quả… Nguồn lực tài chính không những đảm bảo
cho doanh nghiệp luôn duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định,
đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường, thêm vào đó nó còn giúp doanh
nghiệp đầu tư, nghiên cứu cũng như mở rộng sản xuất, cải tiến công nghệ từ
đó giảm giá thành sản phẩm, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, tăng
khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Các yếu tố đánh giá nguồn lực của
doanh nghiệp bao gồm: quy mô vốn, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời,
khả năng khai thác, quản lý, sử dụng nguồn vốn… Khả năng khai thác tốt
nguồn lực tài chính giúp cho doanh nghiệp xác định đúng đắn nhu cầu vốn
cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh, lựa chọn các phương án huy
động vốn có hiệu quả.
1.2.2. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh của doanh
Nguyễn Quỳnh Trang Lớp: Kế hoạch 47A
10
Chuyên đề tốt nghiệp
nghiệp, là những người định hướng và đưa ra các giải pháp về thị trường. Đây
là yếu tố cơ bản và ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh, từ
đó ảnh hưởng tới thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Với đội ngũ
cán bộ thị trường năng động, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, am hiểu thị trường,
doanh nghiệp có thể nắm bắt được chính xác các diễn biến trên thị trường,
khai thác được những cơ hội và dự đoán những rủi ro có thể xảy ra, giúp sản
phẩm tiêu thụ mạnh trên các thị trường, hoạch định chiến lược kinh doanh dài
hạn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nguồn lao động có chuyên môn còn giúp
nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, từ đó tạo cơ sở để
doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm, tăng cường khả năng tiêu thụ sản
phẩm trên thị trường. Do vậy, để hoạt động của thị trường tiêu thụ đạt hiệu

trọng để tạo nên tính cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó giúp
cho thị trường tiêu thụ hoạt động đạt hiệu quả. Năng lực nghiên cứu và phát
triển sản phẩm được hiểu là việc kết hợp giữa hoạt động nghiên cứu khoa học
lý thuyết với khả năng áp dụng những thành tựu đó vào quá trình sản xuất
nhằm tạo ra những sản phẩm mới hoặc cải tiến những sản phẩm hiện có. Nó
được đánh giá qua các khía cạnh như: quá trình nghiên cứu và triển khai được
tổ chức ra sao, danh tiếng ưu việt của sản phẩm mới, số lượng các sáng kiến
cải tiến kỹ thuật được áp dụng vào thực tế và vị thế nói chung của bộ phận
nghiên cứu và phát triển sản phẩm của doanh nghiệp trong ngành kinh doanh.
Nghiên cứu và phát triển sản phẩm hữu hiệu cho phép doanh nghiệp có được
sức mạnh trong đổi mới công nghệ, ưu thế trội trong giới thiệu sản phẩm mới
thành công, cải tiến và cập nhật liên tục các sản phẩm hiện hữu, từ đó tăng
khả năng tiêu thụ của sản phẩm.
1.2.6. Năng lực hoạt động Marketing
Hoạt động Marketing của doanh nghiệp giữ vị trí vô cùng quan trọng
trong hoạt động kinh doanh, nó thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và vì thế ảnh
Nguyễn Quỳnh Trang Lớp: Kế hoạch 47A
12
Chuyên đề tốt nghiệp
hưởng tới thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần xây
dựng các chiến lược Marketing - chiến lược chức năng, được coi là nền tảng
cho việc xây dựng các chiến lược chức năng khác: chiến lược sản xuất, chiến
lược tài chính… Thị trường càng phát triển nhanh thì càng đòi hỏi doanh
nghiệp phải dành nhiều sức lực trong nghiên cứu thị trường và hoạt động
Marketing. Bộ phận marketing phải đảm bảo đem lại những thông tin chính
xác, kịp thời về sự phát triển của thị trường, xem xét những triển vọng, đánh
giá về những nhà phân phối, các bạn hàng lớn, các đối thủ cạnh tranh, những
nhà cung ứng và những nhân tố có liên quan khác, ứng dụng nghệ thuật quảng
cáo để mở rộng thị trường, tuyên truyền doanh nghiệp mình cho nhiều khách
hàng biết. Hoạt động marketing sẽ cho phép doanh nghiệp tạo ra những sản

do đó ảnh hưởng tới khả năng phục vụ khách hàng của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nên mua đầu vào từ nhiều nguồn cung cấp, tránh lệ
thuộc vào một nhà cung ứng có thể dễ dàng nâng giá và cung cấp hạn chế.
Doanh nghiệp cũng cần xây dựng quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp chủ
yếu để có thể mua được nguồn nguyên liệu cần thiết trong thời kỳ khan hiếm.
2.1.3. Mức độ cạnh tranh của ngành
Mức độ cạnh tranh của ngành có tác động rất lớn tới thị trường tiêu thụ
sản phẩm của doanh nghiệp. Mức độ cạnh tranh càng gay gắt, đối thủ cạnh
tranh càng mạnh bao nhiêu thì thị trưòng tiêu thụ của doanh nghiệp có khả
năng bị thu hẹp bấy nhiêu. Ngược lại, nếu đối thủ cạnh tranh yếu, doanh
nghiệp có cơ hội tăng giá bán, kiếm nhiều lợi nhuận, chiếm lĩnh thị trường.
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành sản xuất thường bao
gồm các nội dung chủ yếu sau: cơ cấu cạnh tranh của ngành, thực trạng cầu
của ngành, hàng rào rút lui khỏi ngành.
Cơ cấu cạnh tranh của ngành dựa vào số liệu và khả năng phân phối
Nguyễn Quỳnh Trang Lớp: Kế hoạch 47A
14
Chuyên đề tốt nghiệp
sản phẩm của doanh nghiệp trong ngành sản xuất. Cơ cấu cạnh tranh thay đổi
từ ngành sản xuất phân tán tới ngành sản xuất tập trung. Ngành phân tán bao
gồm một số lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có doanh nghiệp nào giữ
vị trí thống trị ngành. Trong khi đó, ngành tập trung có sự chi phối bởi một số
ít các doanh nghiệp lớn, thậm chí chỉ có một doanh nghiệp duy nhất gọi là
độc quyền. Với mỗi loại cơ cấu ngành, doanh nghiệp cần phải có các chiến
lược đúng đắn để duy trì và gia tăng thị phần của mình.
Tình trạng cầu của ngành là yếu tố quyết định khác về tính mãnh liệt
trong cạnh tranh nội bộ ngành. Thông thường, cầu tăng tạo cho doanh nghiệp
cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ. Ngược lại, cầu giảm dẫn đến cạnh tranh
khốc liệt, ảnh hưởng tới thị phần của doanh nghiệp. Đe doạ mất thị trường là
điều khó tránh khỏi đối với các doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh.

kiệm và tín dụng. Các thay đổi trong những biến số kinh tế chủ yếu như: tốc
độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát, thu
nhập, tỷ trọng thu nhập cho tiêu dùng, cơ cấu chi tiêu, tiết kiệm… có tác động
rất lớn trên thị trường. Thực vậy, tốc độ tăng trưởng khác nhau của nền kinh
tế trong các giai đoạn thịnh vượng, suy thoái, phục hồi sẽ ảnh hưởng tới tiêu
dùng, từ đó ảnh hưởng tới thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp. Khi nền kinh
tế ở giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp
tiêu thụ được nhiều sản phẩm. Ngược lại, khi nền kinh tế trở nên sa sút, suy
thoái dẫn đến giảm chi tiêu cho tiêu dùng đồng thời làm tăng các lực lượng
cạnh tranh, thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp cũng vì thế mà bị thu hẹp lại.
Thông thường khi nền kinh tế sa sút sẽ gây nên chiến tranh giá cả trong các
ngành sản xuất, đặc biệt là các ngành đã trưởng thành. Mức lãi suất sẽ quyết
định mức cầu cho các sản phẩm của doanh nghiệp. Chính sách tiền tệ và tỷ
giá hối đoái cũng có thể tạo ra một vận hội tốt cho doanh nghiệp nhưng cũng
có thể là những nguy cơ cho sự phát triển của chúng. Lạm phát và vấn đề
Nguyễn Quỳnh Trang Lớp: Kế hoạch 47A
16
Chuyên đề tốt nghiệp
chống lạm phát cũng là một nhân tố quan trọng cần phải xem xét và phân tích.
Trên thực tế, tỷ lệ lạm phát cao thì việc kiểm soát giá cả và tiền công có thể
không làm chủ được. Lạm phát tăng lên, đầu tư trở nên mạo hiểm hơn, vì vậy
doanh nghiệp sẽ cắt giảm đầu tư cho phát triển sản xuất.
Do vậy, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng những xu
hướng biến động của môi trường kinh tế để có thể chủ động điều chỉnh và
thích ứng.
2.2.2. Chính phủ, luật pháp và chính trị
Môi trường chính phủ, luật pháp và chính trị tác động đến thị trường
tiêu thụ của doanh nghiệp theo các hướng khác nhau, chúng có thể tạo ra cơ
hội, trở ngại cũng như rủi ro thật sự.
Sự ổn định về chính trị và sự nhất quán về quan điểm chính sách, hệ

1. Đặc điểm thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành đóng tàu
Ngành công nghiệp tàu thủy là ngành đòi hỏi hàm lượng công nghệ cao
nhiều lao động (đặc biệt là đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật) và nguồn vốn
lớn. Không giống như các hàng hoá thông thường khác, sản phẩm tàu thuỷ
thường được sản xuất đơn chiếc, thời gian sản xuất dài (trung bình từ 12 – 18
tháng), tiêu hao một khối lượng lớn vật chất và lao động. Tàu thuỷ với chức
năng chính là vận chuyển hàng hoá trên biển nên đòi hỏi tính kỹ thuật và công
nghệ cao, đáp ứng các yêu cầu về tốc độ, tiếng ồn, điều kiện bốc dỡ hàng, độ
an toàn, môi trường… Vì vậy, ngành đóng tàu cần phải áp dụng các thành tựu
khoa học công nghệ tiên tiến nhất. Ngoài ra, việc thiết kế, giám sát, lắp đặt
thiết bị… đòi hỏi đội ngũ lao động phải có trình độ, chuyên môn cao. Đây
cũng là ngành cần lượng vốn rất lớn, đặc biệt là nguồn vốn lưu động để mua
sắm máy móc, vật tư, thiết bị phục vụ đóng mới.
Ngành công nghiệp tàu thuỷ còn là ngành đòi hỏi nhiều ngành công
Nguyễn Quỳnh Trang Lớp: Kế hoạch 47A
18
Chuyên đề tốt nghiệp
nghiệp phụ trợ. Đây là ngành sử dụng rất nhiều sản phẩm của các ngành khác
như: sản xuất thép, chế tạo máy, nội thất trang trí, điện tử... Chính vì thế, phát
triển công nghiệp phụ trợ cho ngành đóng tàu là điều cần thiết để ngành này
không chỉ dừng lại ở gia công, lắp ráp. Ngoài ra, các nhà máy đóng tàu còn
đòi hỏi phải đặt ở những nơi gần cảng biển, đặc biệt là cảng nước sâu để
thuận tiện cho việc hạ thuỷ.
Những đặc điểm trên đã ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ sản phẩm
của ngành đóng tàu. Ứng dụng khoa học công nghệ vào trong quá trình sản
xuất sẽ làm nâng cao năng suất lao động giúp giảm giá thành sản phẩm từ đó
tăng khả năng tiêu thụ. Việc cung cấp đầy đủ, kịp thời nguồn vốn đáp ứng
việc mua sắm vật tư, thiết bị sẽ đẩy nhanh tiến độ sản xuất, góp phần nâng
cao uy tín. Nguồn nhân lực có trình độ sẽ giúp chủ động trong thiết kế, vừa
tiết kiệm được chi phí thuê ngoài, vừa giúp đảm bảo thời gian giao hàng. Các

hợp đồng bị huỷ bỏ trong thời gian tới sẽ vào khoảng 10 – 20%. Đó là ước
tính dựa trên số hợp đồng đã được cấp tín dụng. Deutsche Bank ước tính
trong số các hợp đồng được đặt gần đây, có khoảng 27% (trị giá 137 tỷ USD)
chưa tìm được nguồn cấp tín dụng. Đây là số hợp đồng đặc biệt dễ bị huỷ bỏ.
Thêm vào đó, tình trạng suy thoái kinh tế thế giới khiến các kỳ vọng về
nhu cầu vận tải trong tương lai bị đảo lộn. Với nhu cầu vận tải giảm sút,
người ta không cần đến nhiều tàu biển như dự tính.
Mặt khác, giá dầu thô trên thế giới đảo chiều, trở về mức giá rẻ khoảng
40 USD/thùng.
Nguyễn Quỳnh Trang Lớp: Kế hoạch 47A
20
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng1.1: Tổng hợp giá dầu thô theo mức trung bình của Thế giới trong
năm 2008
Đơn vị tính: USD/thùng
Thời gian Giá dầu thô
01/2008 92
02/2008 94
03/2008 104
04/2008 108
05/2008 122
06/2008 132
07/2008 139
05/2008 113
09/2008 100
10/2008 75
11/2008 54
12/2008 41
01/2009 40
(Nguồn: Tạp chí BRS năm 2009)


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status