Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông huyện tân thạnh tỉnh long an - Pdf 33

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
------------------

LÊ VĂN NHÃN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NỘI BỘ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TÂN THẠNH TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


2
NGHỆ AN - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
------------------

LÊ VĂN NHÃN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NỘI BỘ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TÂN THẠNH TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14

MỤC LỤC
Trang
Mở đầu ..............................................................................................................1
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao chất lượng hoạt động kiểm
tra nội bộ ở các trường THPT ......................................................................5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..........................................................................5
1.1.1. Những nghiên cứu về quản lý thanh tra, kiểm tra trong ngành giáo
dục - đào tạo................................................................................................5
1.1.2. Những nghiên cứu về vấn đề kiểm tra nội bộ trong .........................6
1.2. Một số khái niệm liên quan tới đề tài.........................................................6
1.2.1. Khái niệm kiểm tra và kiểm tra nội bộ trường học ..........................6
1.2.2. Chất lượng và chất lượng kiểm tra nội bộ.....................................10
1.2.3. Giải pháp, giải pháp nâng cao chất lượng quản lý .........................11
1.3. Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ……………………………………. 11
1.3.1. Vị trí, vai trò của quản lý kiểm tra nội bộ trường học ...................11
1.3.2. Chức năng của quản lý kiểm tra nội bộ trường học........................12
1.3.3. Mục đích, nhiệm vụ của kiểm tra nội bộ trường học......................14
1.3.4. Nguyên tắc kiểm tra nội bộ trường học ........................................15
1.4. Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học………………………….16
1.4.1. Đối tượng.........................................................................................16
1.4.2. Nội dung kiểm tra nội bộ trường học .............................................17
1.4.3. Hình thức quản lý công tác kiểm tra nội bộ trường học..............21
1.4.4. Phương pháp thực hiện công tác quản lý kiểm tra nội....................21
1.5. Nâng cao chất lượng quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ..........................24
1.5.1. Cơ sở lý luận của kiểm tra nội bộ trường học.................................24
1.5.2. Cơ sở pháp lý của kiểm tra nội bộ trường học................................29
1.5.3. Cơ sở thực tiễn của kiểm tra nội bộ trường học.............................30
1.5.4. Quy trình thực hiện nâng cao chất lượng quản lý ..........................31



3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả.................................................45
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.....................................................45


9
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt..............................................46


3.2.1. Nâng cao công tác tư tưởng nhận thức về hoạt động KTNB trường
học.............................................................................................................46
3.2.2. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động của giáo viên............48
3.2.3. Tăng cường kiểm tra hoạt động sư phạm của tổ, nhóm chuyên môn. .81
3.2.4. Lập kế hoạch hoạt động kiểm tra nội bộ gắn với kế hoạch năm học....82
3.2.5. Đổi mới hoạt động tổ chức, chỉ đạo kiểm tra nội bộ trường học....86
3.2.6. Đổi mới tổng kết công tác kiểm tra nội bộ trường học...................90
3.2.7. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý kiểm
tra nội bộ....................................................................................................91
3.3. Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp.........................93
3.3.1. Mục đích thăm dò............................................................................93
3.3.2. Nội dung và địa bàn thăm dò..........................................................94
3.3.3. Phương pháp thăm dò......................................................................94
3.3.4. Kết quả thăm dò..............................................................................94
Kết luận chương 3..........................................................................................97
Kết luận và kiến nghị....................................................................................98
Tài liệu tham khảo.......................................................................................102


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1

TTQL

Nội dung
Cao đẳng
Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học
Đại học
Giáo viên
Giáo dục và đào tạo
Học sinh
Kết quả
Kiểm tra nội bộ
Mục tiêu
Nội dung
Nhà xuất bản
Phương pháp
Trung học phổ thông
Thể dục thể thao
Thông tin quản lý


12
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để phát triển sự nghiệp giáo dục, các giải pháp đột phá mà chiến lược
phát triển giáo dục 2011-2020 đề ra gồm: Đổi mới quản lý giáo dục, phát triển
nhân lực ngành giáo dục, đổi mới nội dung, phương pháp và kiểm tra - đánh
giá. Bên cạnh đó, tăng cường đầu tư cho giáo dục, tăng cường gắn đào tạo với
sử dụng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu xã
hội. Đồng thời tăng cường hỗ trợ giáo dục đối với các vùng khó khăn, dân tộc
thiểu số và đối tượng chính sách xã hội. Phát triển khoa học giáo dục, mở

ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Trình độ nghiệp vụ quản lý giáo dục của cán bộ
quản lý giáo dục thể hiện ở việc thực hiện thành thạo hay không các chức năng
quản lý trên các mặt xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra,
đánh giá thực hiện nội dung chương trình sách giáo khoa mới ở THPT.
Thực trạng hoạt động kiểm tra nội bộ trường học ở các trường phổ thông
hiện nay còn nhiều tồn tại, yếu kém, đặc biệt theo yêu cầu của công cuộc đổi
mới giáo dục hiện nay.
Đổi mới hoạt động kiểm tra, tìm ra các giải pháp để khắc phục tồn tại,
yếu kém trong hoạt động kiểm tra nội bộ trường học là một yêu cầu bức thiết
nhằm góp phần đổi mới công tác quản lý nhà trường, quản lý giáo dục, làm
cho giáo dục phát triển đáp ứng nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đặc
biệt đổi mới công tác kiểm tra nội bộ trường học cũng là một trong các giải
pháp để thực hiện thành công các cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực
trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục", "Nói không với vi phạm đạo
đức nhà giáo và để học sinh ngồi nhầm lớp", "Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực"do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.
Đối với các trường THPT ở huyện Tân Thạnh, một huyện vùng sâu của
tỉnh Long An, công tác kiểm tra nội bộ có những đặc thù riêng về địa lý, trình
độ, cơ sở vật chất, điều kiện kinh tế - xã hội. Vì vậy cần có những giải pháp
đặc thù.


14
Căn cứ vào những lý do nêu trên, để góp phần đổi mới quản lý trường
THPT nói riêng và đổi mới quản lý giáo dục nói chung, chúng tôi chọn đề tài
nghiên cứu: Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra nội
bộ ở các trường Trung học phổ thông huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra nội bộ

sát, điều tra thực tế), phương pháp trắc nghiệm test, phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp kê toán học: Đánh giá kết quả điều tra phân tích số liệu.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao chất lượng hoạt động kiểm
tra nội bộ ở các trường THPT.
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các
trường THPT huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra nội
bộ ở các trường THPT huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An.


16
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT
ĐỘNG KIỂM TRA NỘI BỘ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1. Những nghiên cứu về quản lý thanh tra, kiểm tra trong ngành
giáo dục - đào tạo:
Các tài liệu nói về thanh tra, kiểm tra rất đa dạng và phong phú như
những điều lệ, cách thức, quy chế, hướng dẫn về thanh tra, kiểm tra trường
học. Những bài giảng ở các trường đại học, học viện quản lý giáo dục, những
bài giảng tại các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý giáo dục, những bài giảng
dùng cho thanh tra viên giáo dục phổ thông…
Cùng với các văn bản quy phạm pháp luật, trong các tạp chí (tạm chí
Giáo dục, tạp chí Thanh tra,...) đã có nhiều bài viết về công tác thanh tra,
kiểm tra. Tác giả Hà Thế Truyền đã nghiên cứu, giới thiệu về thanh tra giáo
dục ở Cộng hoà Pháp, giới thiệu về lịch sử phát triển, cấu trúc tổ chức, đội
ngũ thanh tra, để thực hiện 4 nhiệm vụ: kiểm tra, đánh, tư vấn, thúc đẩy [34].

- Đánh giá gồm: Xác định chuẩn, thu thập thông tin, so sánh sự phù hợp
của việc thực hiện so với chuẩn mực.
- Phát hiện mức độ thực hiện tốt, vừa, xấu của các đối tượng quản lý.
- Điều chỉnh gồm: Tư vấn (uốn nắn, sửa chữa), thúc đẩy (phát huy
thành tích tốt) hoặc xử lý [25].
1.2.1.2. Kiểm tra nội bộ trường học
Là một dạng hoạt động quản lý của người hiệu trưởng nhằm điều tra,
theo dõi, xem xét, kiểm soát, phát hiện, kiểm nghiệm sự diễn biến và kết quả
các hoạt động giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường và đánh giá kết quả
các hoạt động giáo dục đó có phù hợp với mục tiêu, kế hoạch, chuẩn mực,
quy chế đã đề ra hay không. Qua đó phát hiện những ưu điểm để động viên,
kích thích hoặc những thiếu sót, lệch lạc so với yêu cầu để có biện pháp uốn


18
nắn, giúp đỡ và điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
giáo dục và đào tạo trong nhà trường [24,25]
Khái niệm này được thể hiện rõ ở khoản 1, điều 22, chương VI: “Công
tác kiểm tra nội bộ trong các trường học và các đơn vị trong ngành” trong bản
“Quy chế về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Giáo dục và Đào tạo”(Quyết
định số 478/QĐ ngày 11 tháng 3 năm 1993): Việc kiểm tra công việc, hoạt
động và các mối quan hệ của mọi thành viên trong nhà trường là trách nhiệm
và quyền hạn của hiệu trưởng. Hiệu trưởng có thể huy động: phó hiệu trưởng,
các tổ trưởng chuyên môn và các cán bộ, giáo viên khác giúp hiệu trưởng
kiểm tra với tư cách là người được ủy quyền hoặc trợ lý nhưng hiệu trưởng
vẫn nắm quyền tối hậu quyết định về những vấn đề quan trọng nhất của kiểm
tra, người đưa ra kết luận cuối cùng và người chịu trách nhiệm về những kết
luận đó [3].
Kiểm tra nội bộ trường học về thực chất là kiểm tra tác nghiệp, là hoạt
động tự kiểm tra của trường bao gồm hai hoạt động:

- Khác nhau: Hai loại hình hoạt động này về các mặt tính chất (chủ
yếu là tư cách pháp nhân), về tổ chức, hoạt động, đối tượng và cách xử lý
cũng có những nét khác nhau. Cụ thể như bảng so sánh dưới đây:
KHÁC
NHAU

KTNB TRƯỜNG HỌC
- Có tính chất tổ chức
quản lý trong nội bộ là chủ yếu.

Tính
Chất

- Là chức năng tất yếu và

THANH TRA GIÁO
DỤC
- Hành chính, pháp chế
nhà nước.
- Kiểm tra của cấp trên

thường xuyên của quá trình đối với cấp dưới.
quản lý.

- Các kết luận rút ra

- Các kết luận mang tính mang tính pháp lý cao.
pháp lý nội bộ.
Do thủ trưởng cơ quan
Tổ


- Chỉ tuân theo pháp

hoạt động thanh tra.
- Hoạt động từ ngoài hệ.
- Cơ quan, tổ chức, cá

bộ với những công việc, hoạt nhân cấp dưới với những công
động và mối quan hệ giữa việc và hoạt động của họ.
chúng.
- Xem xét, phát hiện, uốn

- Các kết luận mang tính

nắn, điều chỉnh, giúp đỡ trong hiệu lực pháp lý cao buộc đối
nội bộ.
- Khen thưởng, trách phạt,
Xử lý

biểu dương.

tượng phải chấp hành.
- Có thể biểu dương, đề
nghị cấp trên khen thưởng
hoặc kỷ luật và đình chỉ hoạt
động khi cần thiết.
- Giúp đỡ, sửa chữa, uốn
nắn sai lầm.

Có thể nói kiểm tra nội bộ trường học và thanh tra giáo dục có sự thống

Chất lượng công tác kiểm tra nội bộ trường học là khái niệm mô tả về
các kết quả công tác kiểm tra nội bộ trường học đạt được so với mục tiêu đề
ra.
Mục tiêu QLGD có liên quan đến mục tiêu giáo dục nói chung và với
mục tiêu hoạt động của mỗi cơ sở giáo dục nói riêng, cho nên khi đánh giá
chất lượng QLGD của một cơ sở giáo dục nào đó cần phải dựa trên cơ sở chất
lượng hoạt động giáo dục của cơ sở đó [12].
Vì thế chất lượng công tác KTNB có được khi:
- Thực hiện chức năng kế hoạch hóa một cách có chất lượng


22
- Thực hiện chức năng chỉ đạo một cách có chất lượng
- Thực hiện chức năng kiểm tra một cách có chất lượng
1.2.3. Giải pháp, giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ
Theo tự điển Tiếng Việt thì khái niệm của giải pháp chính là cách làm,
cách thức tiến hành (cách thức là cách, lối thể hiện, hình thức diễn ra hành
động nói chung). Như vậy nói đến giải pháp là nói đến cách thức tác động
nhằm thay đổi, chuyển biến một hệ thống, một quá trình, một trạng thái.Nhằm
đạt được mục đích hoạt động. Giải pháp càng thích hợp, càng tối ưu, càng
giúp con người nhanh chóng giải quyết những vấn đề đặt ra. Tuy nhiên, để có
được những giải pháp như vậy, cần phải dựa trên những cơ sở lý luận và thực
tiễn đáng tin cậy [36].
Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ là cách thức tiến hành để
từng bước nâng cao được chất lượng công tác kiểm tra nội bộ. Đó chính là
cách thức tác động hướng vào việc tạo ra những biến đổi về chất lượng của
công tác kiểm tra trường học.
1.3. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NỘI BỘ Ở CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.3.1. Vị trí, vai trò của quản lý kiểm tra nội bộ trường học

thức, hành vi và hoạt động của cán bộ, giáo viên và học sinh - đối tượng quản
lý; nâng cao tinh thần trách nhiệm, động viên thúc đẩy việc thực hiện nhiệm
vụ, uốn nắn, giúp đỡ sửa chữa sai sót, khuyết điểm và tuyên truyền kinh
nghiệm giáo dục tiên tiến. Kiểm tra, đánh giá đảm bảo khách quan, công bằng
sẽ dẫn tới việc tự kiểm tra, đánh giá tốt của đối tượng cần kiểm tra [33; 34].
1.3.2. Chức năng của quản lý kiểm tra nội bộ trường học
Kiểm tra nội bộ trường học có 4 chức năng, đó là:
1.3.2.1. Tạo lập kênh thông tin phản hồi vững chắc:
Tạo mối liên hệ nghịch trong quản lý, cung cấp thông tin đã được xử lý
chính xác để hiệu trưởng hoạt động quản lý có hiệu quả. Thu thập thông tin là
chức năng trung tâm của kiểm tra nội bộ trường học, chỉ có kiểm tra mới có
những thông tin đáng tin cậy, việc xử lý đúng đắn các thông tin giúp hiệu


24
trưởng tác động kịp thời vào các tổ chức, điều chỉnh mục tiêu và ra quyết định
cho chu trình quản lý mới [26].
1.3.2.2. Kiểm soát, phát hiện và phòng ngừa:
Nhằm xác định thực chất, hiệu quả giáo dục. Kiểm soát đúng sẽ phát
hiện được các mặt ưu, khuyết điểm của từng đối tượng quản lý giúp cho hiệu
trưởng làm tốt công tác điều khiển, định hướng trong chỉ đạo. Đồng thời ngăn
chặn, phòng ngừa những biểu hiện sai lệch của đối tượng quản lý. Hoạt động
kiểm soát, phát hiện một khi được tiến hành thường xuyên sẽ giúp cho hiệu
trưởng phòng ngừa bệnh quan liêu một cách có hiệu quả.
1.3.2.3. Động viên, phê phán, uốn nắn, điều chỉnh, giúp đỡ:
Kiểm tra thường xuyên mới nắm được đầy đủ tư tưởng, tình cảm, tài
năng, đức độ của đối tượng quản lý. Mọi ý kiến giáo dục, động viên, phê
phán, điều chỉnh, giúp đỡ đều xuất phát từ khâu kiểm tra. Kiểm tra vừa mang
tính chất động viên vừa uốn nắn điều chỉnh đối tượng quản lý. Khi được kiểm
tra giáo viên và học sinh chắc chắn phải nỗ lực làm việc, bộc lộ tài năng và

vụ, đồng thời giúp cho nhà quản lý điều khiển và điều chỉnh hoạt động quản
lý đúng hướng đích.
Hoạt động kiểm tra nội bộ trường học không có mục đích tự thân, mà
chỉ tham gia vào quá trình quản lý trường học bằng sự tác động vào đối tượng
quản lý trong việc chấp hành với mục đích thể hiện sự phát huy nhân tố tích
cực, phòng ngừa và ngăn chặn các sai phạm, động viên giúp đỡ đối tượng
nhằm thực hiện tốt các quyết định quản lý. Cụ thể là: quan sát, theo dõi, phát
hiện, kiểm nghiệm và đánh giá khách quan tình hình công việc; việc thực hiện
nhiệm vụ của đối tượng; nhằm đảm bảo tốt việc chấp hành chính sách, pháp
luật về giáo dục, thực hiện các văn bản pháp quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo
đối với trường học; giúp đỡ phát hiện ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, khen
chê kịp thời, xử lý cần thiết để cải tiến tổ chức quản lý giúp nhà trường nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của
nhà trường [26; 33].
1.3.3.2. Nhiệm vụ:



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status