Đánh giá kết quả điều trị gãu kín 1 3 trên, 1 3 dưới xương đùi người lớn bằng kết xương nẹp vít tại bệnh viện việt tiệp hải phòng (từ 1 2012 đến 9 2014) - Pdf 34

1

Đặt vấn đề
Gãy thân xương đùi là một loại gãy xương lớn và thường gặp, với tần
xuất: 7,1 / 100 000 người / năm; chiếm 12% trong các loại gãy xương ở cơ quan
vận động [25]. Gãy thân xương đùi thường là hậu quả của lực chấn thương mạnh
như tai nạn giao thông hay tai nạn lao động. Trong đó vị trí 1/3 giữa xương đùi
là nơi có cấu trúc tổ chức học của xương cứng nhất, còn với 1/3 trên và 1/3 dưới
thì xương bắt đầu giảm dần độ cứng, cũng là nơi ống tủy dần mở rộng ra (nó sẽ
đạt kích thước lớn nhất tại vùng đầu dưới của xương); gãy thân xương đùi ở 2 vị
trí này, hay để lại nhiều di chứng và biến chứng [64]. Đây là loại gãy xương
nặng và thường kết hợp với những tổn thương khác ở hệ vận động hoặc các cơ
quan khác nữa. Trong nhiều trường hợp, nếu người bệnh không được cấp cứu và
điều trị kịp thời, đúng phương pháp, thì có thể để lại những di chứng kéo dài, chi
thể bị tàn phế nặng nề, thậm trí có thể đe dọa tính mạng.
Có rất nhiều phương pháp (nắn chỉnh bó bột, kéo liên tục, kết hợp xương
bên ngoài, kết hợp xương bên trong theo kỹ thuật kín hay mở,...) để điều trị gãy
kín thân xương đùi nói chung, mỗi phương pháp lại có những ưu nhược điểm
nhất định và cần có chỉ định hợp lý. Xuất phát từ những đặc điểm tổn thương
giải phẫu bệnh của gãy kín 1/3 trên và 1/3 dưới xương đùi ở người lớn, những
yêu cầu về tập luyện phục hồi chức năng đối với loại gãy này, thì việc lựa chọn
điều trị phẫu thuật kết xương vẫn là chủ yếu [2]. Mục tiêu của phẫu thuật là: nắn
chỉnh phục hồi hình thể giải phẫu xương cao nhất, cố định vững chắc ổ gãy, để
bệnh nhân có thể tập vận động gấp duỗi gối và háng sớm, nhằm tránh các biến
chứng hạn chế vận động các khớp này hoặc teo các khối cơ ở vùng đùi sau gãy
xương [63].
Với nhiều loại phương tiện kết xương đã được nghiên cứu và ứng dụng
khi điều trị gãy 1/3 trên và 1/3 dưới xương đùi, cho thấy kết quả ưu việt hơn so
với phương pháp điều trị bảo tồn. Tuy nhiên qua các nghiên cứu trên Thế giới và



1/3 trên và dưới xương đùi.
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu xương đùi.
Xương đùi là một xương dài nhất, nặng nhất trong số các xương của cơ
thể. Xương đùi gồm có 3 phần: đầu trên, đầu dưới, thân xương [8].

Hình 1.1. Giải phẫu xương đùi. [5].
* Đầu trên: Gồm có chỏm, cổ, mấu chuyển lớn, mấu chuyển bé và được
dính vào thân xương bởi cổ tiếp hay cổ phẫu thuật. Cổ và chỏm hợp với thân
xương một góc 130 độ, gọi là góc nghiêng. Cổ không nằm cùng trên một mặt
phẳng với thân xương, nên khi chiếu trục cổ tiếp lên trục hai lồi cầu đùi tạo hành
một góc 30 độ, gọi là góc xiên. Đầu xương đùi có 2 mấu: mấu chuyển lớn ở trên
và mấu chuyển bé ở dưới.


4

* Đầu dưới: Đầu dưới xương đùi là một khối hơi vuông và cong ra sau,
gồm có lồi cầu trong và ngoài, được chia tách nhau bởi hố liên lồi cầu. Nhìn từ
phía trước, giữa hai lồi cầu có một diện hình ròng rọc tiếp khớp với xương bánh
chè gọi là rãnh liên lồi cầu. Nhìn từ phía dưới, giữa hai lồi cầu là hố liên lồi cầu,
nơi đây có 2 dây chằng chéo khớp gối bám vào ở mặt trong và mặt ngoài hố này.
* Thân xương: Thân xương đùi được giới hạn từ dưới khối mấu chuyển
và cổ phẫu thuật xương đùi; tới trên khối lồi cầu đùi ngang mức lồi củ cơ khép
và cong lõm ra sau [8]. Với Crenshaw A.H. [39], [63], căn cứ trên giải phẫu học
và hình ảnh X quang, thì gãy thân xương đùi là khoảng gãy có: giới hạn trên là
đường thẳng đi ngang qua bờ dưới mấu chuyển bé trở xuống (hình 1.2-A), giới
hạn dưới là đường thẳng đi ngang cách điểm bám thấp nhất của mặt khớp lồi cầu
đùi một khoảng bằng với chiều ngang lớn nhất của hai lồi cầu đùi (hình 1.2-C).

Hình 1.2. Phân chia các đoạn của thân xương đùi. [39].

chúng được cân đùi bao phủ. Cân đùi ở mặt trước tách ra một chẽ bọc cơ may,
mặt trong cân tách ra vách liên cơ trong, ở mặt ngoài cân này rất dày tạo thành
một dải, có cơ căng cân đùi bám vào và cân tách ra vách liên cơ ngoài đi tới tận
xương, chia phần mềm đùi thành 2 khu trước và sau [8].
- Khu đùi trước: Nhỏ, chỉ có cơ tứ đầu đùi.
- Khu đùi sau: To, có cơ khép lớn trải rộng như một vách liên cơ chia khu
sau thành hai khu bé (có thần kinh hông to và bó mạch thần kinh đùi chạy qua).
Do các cơ ở vùng đùi rất dày và co kéo mạnh; nên khi GX thường di lệch
lớn, khó nắn chỉnh, khó cố định vững và dễ di lệch thứ phát sau nắn chỉnh. Đây
chính là một trong những lý do có chỉ định PT tuyệt đối (khi GX đùi ở người lớn


6

nói chung). Mặt khác: cân đùi rất chắc, chia làm nhiều vách, nên khi PT mở vào
ổ gãy, nếu cân nào căng quá thì phải cắt ngang, sau PT thì phục hồi lại [10], [81].

Hình 1.3. Giải phẫu định khu của vùng đùi. [5].
* Mạch máu nuôi xương đùi: Động mạch chậu ngoài khi qua cung đùi,
đổi tên là động mạch đùi chung và cung cấp máu nuôi chi dưới [18]. Động mạch
chính nuôi dưỡng vùng đùi là động mạch đùi sâu, động mạch này chia ra các
động mạch xiên và tách ra hai nhánh mạch để nuôi xương đùi bao gồm:
- Hai động mạch nuôi xương: Là nhánh của động mạch xiên, đi vào xương
ở bờ sau đoạn 1/3 G xương đùi, từ đó mỗi động mạch chia ra 2 nhánh đi dọc ống
tủy lên 1/3 T, xuống 1/3 D, đến 2 đầu và ra vỏ xương. Hai động mạch này cung
cấp 50 - 70% tổng lượng máu nuôi xương đùi (nuôi 2/3 trong của vỏ xương, toàn
bộ hệ thống xoang mạch trong ống tủy và một phần xương xốp ở đầu xương).
- Các động mạch hành xương và đầu xương cung cấp 20 - 40% tổng lượng
máu nuôi xương, trực tiếp nuôi dưỡng vùng hành xương và đầu xương. Nguồn
này chỉ thông nối với 2 nguồn ở trên khi cơ thể đã trưởng thành.

trong có hai trục là: trục cơ học và trục giải phẫu (hình 1.4). Trục giải phẫu (AA)
đi từ bờ trên mấu chuyển lớn đến giữa hố liên lồi cầu, tạo một góc 9 độ so với


8

phương thẳng đứng và tạo một góc 81 độ so với mặt đất. Trục cơ học (AM) là
một đường thẳng đi từ tâm chỏm đến chính giữa hố liên lồi cầu, tạo một góc 3 độ
so với phương thẳng đứng và tạo một góc 87 độ với mặt đất [50], [73]. Ở đoạn
1/3 D đến đầu dưới xương đùi là nơi 2 trục này gần nhau nhất, nên khi xương bị
gãy sẽ chịu lực di lệch lớn và việc nắn chỉnh, cố định phục hồi lại giải phẫu chức
năng là khó khăn hơn cả (so với gãy 1/3 T hay 1/3 G) của thân xương [25], [51].

Hình 1.4. Các trục và đặc điểm cơ sinh học của xương đùi. [50].
1.1.3.2. Đặc điểm cơ sinh học.
* Tính bất đẳng hướng.
- Xương đùi có tính chất cơ học không đồng nhất (tính bất đẳng hướng)
theo Nordin M. [66], và Hamill J. [50]; tính này thể hiện độ bền của xương theo
hướng lực tác động. Ở mặt trước và sau (đoạn 1/3 D) độ cứng giảm hơn ở mặt
trong và ngoài (đoạn 1/3 T và 1/3 G), xương đùi chịu được lực lớn nhất khi tác
dụng theo trục xương và chịu lực yếu nhất khi tác dụng ngang với trục xương
[18], [27]. Xương đùi chịu đựng lực xoắn và lực căng giãn kém, chịu lực nén ép
gấp 1,5 lần so với chịu lực căng giãn. Điều này càng thể hiện rõ ở đoạn 1/3 T
hay 1/3 D của xương, nên nó quyết định đến việc lựa chọn phương tiện để KX
và vị trí để đặt hay uốn nẹp, khi cố định xương bị gãy ở 2 vị trí này [39], [79].
- Xương đùi là một xương chịu tải lệch tâm: Khi chịu tải thành xương phía
ngoài chịu lực căng giãn, còn thành xương phía trong chịu lực nén ép [27], [68],


9


10

cơ gây GX và có biện pháp phòng tránh; là cơ sở để thiết kế và lựa chọn các loại
phương tiện khi KX bên trong [6], [41], [75], [80].

Hình 1.5. Các hợp lực khi bị gãy xương và độ bền của xương đùi. [41], [50].
1.2. Phân loại gãy thân xương đùi.
1.2.1. Theo vị trí gãy và di lệch của ổ gãy.
* Gãy 1/3 Trên: Đoạn trung tâm bị các cơ chậu hông mấu chuyển xoay ra
ngoài, các cơ mông kéo ra ngoài, cơ thắt lưng chậu kéo gấp lên trên. Đoạn ngoại
vi bị cơ nhị đầu kéo lên trên và các cơ khép đùi xoay vào trong. Hai đoạn chồng
lên nhau và tạo thành một góc mở vào trong, ra sau [15].
* Gãy 1/3 Dưới: Đoạn trung tâm bị các cơ khép đùi kéo ra trước và vào
trong. Đoạn ngoại vi bị các cơ kéo ưỡn ra sau bởi các khối cơ của khu cẳng chân
sau. Hai đoạn gập góc mở ra trước và di lệch chồng nhiều. Gẫy ở vị trí này có
thể biến chứng gây tổn thương dây thần kinh hông to vùng trám kheo, hoặc túi
bịt của bao hoạt dịch cơ tứ đầu đùi [9], [12], [78].
* Gãy 1/3 Giữa: Đoạn trung tâm bị khối cơ mông, cơ thắt lưng chậu kéo
ra ngoài và ra trước. Đoạn ngoại vi bị phần lớn cơ khép xoay từ ngoài vào trong.
Hai đoạn chồng lên nhau nhiều và tạo thành một góc mở vào trong [15], [52].


11

Hình 1.6. Cơ chế di lệch ổ gãy ở các vị trí khi GX đùi. [15].
1.2.2. Phân loại theo hệ thống tổn thương xương.
1.2.2.1. Phân loại theo Winquist: Chỉ còn mang tính lịch sử, ngày nay ít còn
được ứng dụng trong lâm sàng [15], [49], [78]. Có 5 loại gãy.
- Loại 0: GX đơn giản không có mảnh rời.

gặp ở BN do bị lực chấn thương nặng [7]. Theo Charles S và Charles M.C.B
[36], [37]: có tới 38,5% gãy xương đùi có các tổn thương kết hợp khác.
1.3.1. Kết hợp gãy 1/3 T; 1/3 D xương đùi với các gãy xương khác.
* Kết hợp với gãy cổ hoặc vùng mấu chuyển xương đùi cùng bên.
Đây là tổn thương khó phát hiện và khó điều trị, chiếm 5% trong tổng số
GX đùi, nhưng có đến 30% trường hợp bị bỏ sót thương tổn này [11]; do khi
chụp X quang chỉ chú ý đến thân xương đùi, vì ổ gãy di lệch lớn và dễ nhận thấy


13

trên lâm sàng hơn cả. Chính vì vậy, khi chụp X quang xương đùi nên bắt buộc
phải lấy hết cả khớp háng và khớp gối, để đánh giá đầy đủ hết thương tổn [69].
Theo Schatzker [72], [73], phương pháp điều trị gãy thân kết hợp với gãy
cổ xương đùi cùng bên, phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể hay từng hình thái
mức độ tổn thương cụ thể, mà PTV quyết định PT ổ GX nào trước hoặc KX
cùng một lúc, cũng như lựa chọn phương tiện và kỹ thuật KX nào hợp lý nhất.
Tuy nhiên tác giả cũng khuyên rằng: sử dụng phương tiện KX riêng cho từng ổ
gãy (nhất là khi gãy cổ xương kèm theo gãy 1/3 D thân xương), sẽ thuận lợi hơn
cho kết quả điều trị và phục hồi chức năng của BN sau này [72].
* Kết hợp gãy 1/3 T; 1/3 D xương đùi với gãy đầu dưới xương đùi
hoặc với các tổn thương khác tại ổ khớp gối cùng bên.
Gãy thân có kèm theo gãy đầu dưới xương đùi cùng bên là chấn thương
hay gặp hơn cả [10], [16], [71], nhưng do tính đặc biệt của điều trị gãy đầu dưới
xương đùi, nên việc lựa chọn phương tiện để KX cho cả 2 loại gãy này cùng 1
lúc là hết sức quan trọng. Theo Schatzker J [73], thì tốt nhất trong cùng cuộc PT,
nên sử dụng loại phương tiện KX nào mà đạt mục đích điều trị cho cả 2 loại gãy
này (như sử dụng nẹp ốp lồi cầu, nẹp khóa, nẹp DCS… và loại có cán dài). Tuy
nhiên đây là kỹ thuật mà không phải bất kỳ PTV nào hay cơ sở y tế nào cũng
thực hiện được. Trong phạm vi đề tài này của chúng tôi, chỉ nghiên cứu những

thuật điều trị ra sao, còn tùy thuộc vào mức độ cụ thể của GX từng bên đùi hoặc
tình trạng toàn thân BN, cũng như trình độ kinh nghiệm của PTV và gây mê hồi
sức hay điều kiện, khả năng của cơ sở y tế đó.
1.3.2. Các tổn thương kết hợp khác.
Theo Charles M.C.B [37], trong số liệu các BN gãy thân xương đùi của
mình, thấy có kèm theo: 29,3% chấn thương sọ não; 16,4% chấn thương hàm
mặt; 15,4% chấn thương bụng, ngực hay tiết niệu.
Với Schmit K.P và Poortman P, (trích [25]); Đối với các trường hợp đa
chấn thương có GX đùi kèm theo, thì nên áp dụng chiến thuật điều trị 3 bước:
- Bước 1: Thực hiện các biện pháp cứu sống tính mạng BN (kiểm soát
đường thở, chống chảy máu, sử trí các tổn thương đe dọa tính mạng trước,…)


15

- Bước 2: PT kiểm soát thương tổn nặng trước (PT cấp cứu để xử lý các
tổn thương ngực, bụng, sọ não, tiết niệu…), và cố định tạm thời ổ GX đùi (bằng:
nẹp bên ngoài, kéo liên tục hay cố định khung ngoài tạm thời).
- Bước 3: Khi toàn trạng người bệnh tạm ổn định, tính mạng không còn bị
đe dọa nữa mới PT sửa chữa toàn diện xương bị gãy.
1.3.3. Một số biến chứng trong gãy 1/3 T; 1/3 D thân xương đùi.
1.3.3.1. Các biến chứng toàn thân: ( sớm và muộn ).
- Sốc: là biến chứng nặng và hay gặp trong gãy thân xương đùi nói chung
(do mất máu, do đau). Sốc có thể xảy ra ngay sau khi bị GX, hoặc sau vài giờ do
vận chuyển BN mà không có sự cố định ổ GX đúng kỹ thuật. Nên khi GX đùi,
nếu không được phòng chống sốc kịp thời thì có thể gây nguy hiểm đến tính
mạng BN [11], [57].
- Tắc mạch máu: do mỡ từ tủy xương tại ổ gãy thoát vào máu gây tắc
mạch (thường mạch phổi, não, thận). Đây là một biến chứng có thể gặp trong các
GX lớn như: GX đùi, GX chậu, hoặc gãy nhiều xương cùng lúc (nhưng có tỷ lệ

làm tăng nguy cơ viêm xương tủy xương [13], [49].
- Chèn ép khoang: khi GX có tổn thương dập nát cơ hay mạch máu xung
quanh ổ gãy nhiều (hai yếu tố này thường kết hợp với nhau), sẽ làm tăng áp lực
trong khoang đùi, gây nên hội chứng chèn ép khoang; tuy nhiên do phần mềm ở
vùng đùi co dãn khá tốt, nên tỷ lệ chèn ép khoang ở đùi ít gặp hơn nhiều so với ở
cẳng chân [47], [75].
- Thủng bao thanh dịch cơ tứ đầu đùi: thường chỉ gặp khi gãy 1/3 D và
đầu dưới xương đùi, lâm sàng sẽ có biểu hiện tràn dịch và máu tại khớp gối [30].
- Các biến chứng muộn: liền xương lệch, chậm liền xương và khớp giả.
Theo Boyd: thấy tỷ lệ khớp giả trong gãy thân xương đùi chiếm 19 - 20% trong
tổng số các trường hợp khớp giả khác, đứng thứ hai sau khớp giả xương chày
(trích [16]). Ngoài ra, sau khi GX đùi còn có thể gặp các biến chứng teo cơ, cứng
khớp, hoặc hạn chế vận động các khớp lân cận (nhất là gãy 1/3 T và 1/3 D: vì
đây là các vị trí ở gần các khớp),.. Tuy nhiên ngày nay, chỉ còn gặp các biến
chứng này hơn khi GX đùi mà điều trị bằng phương pháp bảo tồn và ở những
BN cao tuổi [44], [67].


17

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến trình liền xương ổ gãy
* Liền xương ổ gãy: Là một tiến trình phức tạp của sự huy động và biệt
hóa tế bào, được điều hành bởi một loạt yếu tố phát triển và cytokine [1], [3].
Trong vòng 30 năm gần đây, sự hiểu biết về tiến trình liền xương và áp dụng
những hiểu biết đó trong điều trị gãy xương đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng, đồng thời cũng đã xác định rõ các yếu tố toàn thân và tại chỗ ảnh hưởng
đến tiến trình này [43], [55], [56], như:
- Yếu tố tuần hoàn: thiếu máu và oxy sẽ dẫn tới chậm liền xương [36].
- Yếu tố hormone: ảnh hưởng của hormone trên tiến trình liền xương ổ
gãy cũng tương tự như tác động của nó trên sụn phát triển. Các loại corticoid liều

xương, khớp giả và thường là ở xương cứng, ít xảy ra hơn ở xương xốp. Ổ gãy
không có khả năng tạo xương. Nguyên nhân được biết rõ là vùng gãy bị nhiễm
xạ hoặc dùng thuốc ức chế phân bào; khi Hernigou P (trích [3]), đã xét nghiệm tế
bào tại ổ gãy và xương mào chậu của nhóm BN này, ông thấy tế bào tạo xương
giảm ở cả hai vị trí, và có những bất thường về hiện tượng tăng tốc khu vực
(RAP: Regional Acceleretory Phenomenon) đã ngăn cản tiến trình liền xương.
Một số bệnh nhuyễn xương cũng làm mất khả năng lắng đọng can xi của khối
can xương; hay một số rối loạn phân bào sẽ dẫn đến mô xơ chiếm chỗ mô xương
(gặp trong các trường hợp: u xương do di bào ung thư, thoái hóa sợi thần kinh,
bệnh lý thần kinh do tiểu đường, khớp giả bẩm sinh,…).
- Nguyên nhân phối hợp: những sai sót kỹ thuật trên các BN có dấu hiệu
sinh học khó liền xương, thì chắc chắn sẽ dẫn tới thất bại của quá trình liền
xương sau đó [1], [21], [55], [56].
1.5. Lịch sử các phương pháp điều trị gãy thân xương đùi.
1.5.1. Các phương pháp điều trị bảo tồn.
1.5.1.1. Phương pháp nắn chỉnh bó bột.
Trước thế kỷ 20, điều trị gãy kín cũng như gãy hở thân xương đùi nói
chung, ban đầu chỉ dừng lại ở mức nẹp chặt chân lại để bất động thẳng gối, hay
bó bột tròn kín kiểu: chậu - đùi - cẳng - bàn chân (bột Whitmann), hoặc bột mở
cửa sổ vết thương (khi gãy hở), mà hầu như không thể kiểm soát hết được các di
lệch tại ổ gãy [4]. Sau thời gian từ 8 – 10 tuần tháo bột, nhưng thường để lại biến
chứng nặng nề về toàn thân cũng như hạn chế vận động chức năng của chân gãy.
Ngày nay việc bảo tồn chỉ có ý nghĩa khi điều trị cho GX đùi ở trẻ em hoặc cho
các độ gãy đơn giản hay không di lệch mà thôi [15], [20].


19

Hình 1.8. Cố định, bó bột điều trị GX đùi. [15].
1.5.1.2. Phương pháp nắn chỉnh kéo liên tục.

bị trước cho những trường hợp PT theo chương trình sau đó mà thôi [25], [77].
1.5.2. Lịch sử các phương pháp phẫu thuật.
Phẫu thuật điều trị gãy xương đùi được biết đến đầu tiên trong y văn do
Little viết năm 1940 (trích [35], [38]). Tuy nhiên những nỗ lực ban đầu của
phương pháp nắn chỉnh mở, KX bên trong đã giải quyết được các trường hợp mà
điều trị bảo tồn thất bại hay GX có tiên lượng xấu. Nhưng phương pháp PT thời
kỳ này còn có nhiều hạn chế (do trình độ PTV hay gây mê hồi sức, do phương
tiện hoặc dụng cụ PT, do công tác vô trùng hay sự giản đơn của kháng sinh, do
kinh nghiệm hay chế độ phục hồi chức năng chi sau PT,…), nên kết quả điều trị
thường kém: tỷ lệ nhiễm khuẩn cao, tỷ lệ lỏng gãy phương tiện KX khá thường
gặp, tỷ lệ di chứng nhiều [17], [33], [74].
1.5.2.1. Phương pháp kết xương bằng đinh nội tủy.
Đóng đinh nội tủy điều trị gãy kín 1/3 T và 1/3 D xương đùi nói riêng hay
gãy thân xương đùi nói chung, đã được một số tác giả ứng dụng từ thời kỳ Chiến


21

tranh Thế giới lần thứ hai (vào thập niên 40, thế kỷ XIX). Ba mươi năm gần đây,
phương pháp đóng đinh nội tủy để điều trị cho loại gãy này ngày càng phát triển;
tùy theo thiết kế và kỹ thuật đóng đinh (xuôi hay ngược dòng) [31], [40], [48],
[76]… mà đinh có các tên gọi và chỉ định điều trị khác nhau, bao gồm:
* Nhóm đinh nội tủy không có chốt.
Đinh Küntscher kinh điển: là đinh rỗng thẳng, thiết diện hở hình quân bài
nhép, có rãnh dọc suốt chiều dài của đinh. Khi KX đinh nằm dọc trong ống tủy
(có thể đóng xuôi hay ngược dòng, đóng kín hay mở), để cố định ổ gãy. Tuy
nhiên theo các tác giả Brumback R.J [32] và Krettek C [59], thì đinh chỉ có giá
trị KX tốt nhất khi gãy vững 1/3 G, hay khá tốt khi gãy vững 1/3 T và gãy mảnh
lớn 1/3 G thân xương đùi, còn khi gãy 1/3 D (nơi ống tủy rộng dần ra) thì đinh
không chống lại được di lệch xoay hay di lệch trượt theo trục dọc; nhất là những

[21]), [39], [57]. Tuy nhiên sau này nhiều tác giả Muller M.E, Schneider R,
Allgower M [63], [64] thấy rằng: các loại đinh này còn nhiều hạn chế trong điều
trị (vì khó KX được vững nếu các thể gãy thân xương là típ: B, C), và có một tỷ
lệ ảnh hưởng nhất định đến chức năng của chân gãy sau đó (dễ can lệch và biến
dạng chân, hay chậm liền xương hoặc khớp giả, hạn chế vận động khớp gối, nên
thường chỉ áp dụng KX cho gãy 1/3 G hơn).

Hình 1.10. Một số kiểu đóng đinh nội tủy điều trị GX đùi. [39].
* Nhóm đinh nội tủy có chốt.
Để khắc phục tình trạng di lệch xoay thứ phát sau KX của các loại đinh
nội tủy không chốt trước đó với gãy 1/3 T và 1/3 D; một thế hệ các đinh nội tủy


23

có chốt đã ra đời và đem lại nhiều giá trị tích cực. Đinh nội tủy có chốt đầu tiên
được ghi nhận bởi Mody M.T (trích [31]), thiết kế năm 1952: là đinh đặc, đóng
dọc ống tủy xương đùi, có gắn khung ngắm để bắn các chốt dọc chiều dài của
đinh. Đinh đã khắc phục được di lệch xoay thứ phát của các loại đinh không có
chốt (nhất là gãy vị trí 1/3 T và 1/3 D). Tuy nhiên lúc đầu đinh này chỉ có chốt ở
một phía (đầu xa), nên chưa hạn chế được di lệch chồng thứ phát; nên sau đó
nhiều tác giả như Schellman W, Kinast, Kluger Y, Stephan M (trích [10], [25]),
[58], [75],... đã cải tiến thành đinh có chốt cả hai đầu, nên chống được cả di lệch
xoay lẫn di lệch chồng của ổ gãy. Tuy nhiên theo Charles M.C.B [37], thì lúc
đầu thiết kế, đinh có nhược điểm lớn là hay bị gãy ở tại bờ ngoài lỗ chốt đầu
trung tâm [37], [55].

Hình 1.11. Đóng đinh nội tủy có chốt điều trị GX đùi. [25].
Sau này nhiều tác giả Chapman, Georage W, Stephan M, White G.M [35],
[46], [75], [80],... đã cải tiến và hoàn thiện nhiều loại đinh nội tủy có chốt như:

trong các trường hợp này thường phải vượt khớp, nên biến chứng cứng khớp gối
là rất khó tránh khỏi nếu giữ khung đến khi liền xương, hay nguy cơ viêm xương
tại chân đinh và lan rộng là luôn có thể xảy ra [24]; nên chỉ định điều trị là phải
cụ thể cho từng trường hợp nhất định và BN phải được theo dõi một cách chặt
chẽ sau khi đã cố định ngoài [13], [14], [65], [79].
Đã có rất nhiều các loại khung cố định ngoài như: Ilizarov, Hoffman,
Fessa, Bộ cọc ép ren ngược chiều (Nguyễn Văn Nhân),... được sử dụng, nhưng
mỗi loại lại có những ưu hay nhược điểm của nó, nên chỉ áp dụng và phù hợp


25

cho những thể gãy nhất định mà thôi [14], [49]. Ngày nay, việc áp dụng khung
cố định ngoài linh hoạt hơn, phần lớn chỉ để khung trong thời gian chăm sóc vết
thương phần mềm khi GX hở phức tạp, hay khi chờ BN ổn định các bệnh lý kết
hợp kèm theo,... Sau đó khung sẽ được tháo bỏ để điều trị cơ bản bằng phương
pháp KX bên trong, nhằm giải phóng khớp gối sớm (đặc biệt khi gãy 1/3 D và ở
gần khớp); cũng như chỉnh hình ổ gãy về giải phẫu chức năng tốt nhất [24], [46].

Hình 1.12. Cố định ngoại vi điều trị GX đùi. [24].
1.5.2.3. Phương pháp kết xương bằng nẹp vít.
Năm 1958, Hiệp hội Chấn thương Chỉnh hình (đại diện là Thụy sỹ):
AO/ASIF (Arbeitsgemeinschaft für Osteosynthesefragen / Association for the
Study of Internal Fixation) được thành lập, dựa trên kết quả nghiên cứu cơ sinh
học của tiến trình liền xương, đã đề ra các nguyên tắc kết xương bên trong là:
nắn chỉnh đúng giải phẫu; kết hợp xương vững chắc; bảo vệ nguồn nuôi dưỡng
cho ổ gãy và vận động chi sớm. Nguyên tắc và phương tiện KX của AO/ASIF đã
mở ra một kỷ nguyên mới với những thành công rực rỡ và ngày càng được nhiều
tác giả ủng hộ [17], [38], [45], [65],…
Đó là kĩ thuật mở ổ gãy và KX bằng nẹp vít chắc chắn có sức ép. Lúc đầu,


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status