Luận văn Quản lý thiết bị dạy học ở các trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu của chương trình mục tiêu quốc gia về Giáo dục và Đào tạo - Pdf 34

Luận văn: Quản lý thiết bị dạy học ở các trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải
Dương theo yêu cầu của chương trình mục tiêu quốc gia về Giáo dục và Đào tạo

LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, ban
Chủ nhiệm khoa Quản lý giáo dục trường ĐHSPHN, các thầy cô giáo tham
gia giảng dạy cung cấp những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình tôi học tập và nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.
Nguyễn Văn Lê, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học tận tình, chu đáo
trong suốt quá trình tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, giáo viên, nhân viên các trường THCS
huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn đến các bạn học viên trong lớp và những người thân
trong gia đình đã cổ vũ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu. Mặc dù đã cố gắng song luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót,
kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và của các bạn.
Hà Nội, tháng 9 năm 2014
TÁC GIẢ

Vũ Đình Nguyện


Luận văn: Quản lý thiết bị dạy học ở các trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải
Dương theo yêu cầu của chương trình mục tiêu quốc gia về Giáo dục và Đào tạo

BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BGD&ĐT

:


Công nghệ thông tin và truyền thông

CSVC

:

Cơ sở vật chất

CTMTQG GD-ĐT

:

Chương trình mục tiêu quốc gia
Giáo dục và đào tạo

GV

:

Giáo viên

GDTX

:

Giáo dục thường xuyên

HS


Sách giáo khoa

TBDH

:

Thiết bị dạy học

THCS

:

Trung học cơ sở

THPT

:

Trung học phổ thông

UBND

:

Ủy ban nhân dân

XHCN

:


huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương .................................................... 48
Bảng 2.7. Tổng hợp đánh giá về chất lượng TBDH qua ý kiến của CBQL
công tác TBDH ................................................................................... 50
Bảng 2.8. Tổng hợp đánh giá về chất lượng TBDH theo ý kiến của GV sử dụng ....51
Bảng 2.9. Tổng hợp về việc xây dựng kế hoạch sử dụng TBDH của từng bộ
môn và nhà trường qua ý kiến của CBQL, tổ trưởng chuyên môn..... 52
Bảng 2.10. Tổng hợp về mức độ sử dụng TBDH của GV bộ môn. ............... 53
Bảng 2.11. Tổng hợp về năng lực sử dụng TBDH của GV bộ môn ............... 54
Bảng 2.12. Tổng hợp về thái độ sử dụng TBDH của GV bộ môn qua ý kiến
của CBQL và tổ trưởng tổ chuyên môn .............................................. 54
Bảng 2.13. Tổng hợp về hiệu quả sử dụng TBDH của CBQL, GV bộ môn .. 55


Luận văn: Quản lý thiết bị dạy học ở các trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải
Dương theo yêu cầu của chương trình mục tiêu quốc gia về Giáo dục và Đào tạo

Bảng 2.14. Tổng hợp nhận xét của CBQL, GV và NV về kho, phương tiện
bảo quản TBDH. ................................................................................. 57
Bảng 2.15. Trình độ đào tạo của cán bộ (GV) phụ trách bảo quản TBDH .... 58
Bảng 2.16. Tổng hợp đánh giá việc thực hiện quy trình và phương pháp bảo quản
đối với từng loại vật tư thiết bị theo ý kiến của CBQL, GV nhà trường ...58
Bảng 2.17. Tổng hợp đánh giá việc thực hiện chế độ kiểm tra, kiểm kê về bảo
quản TBDH theo ý kiến của CBQL, GV nhà trường.......................... 59
Bảng 2.18. Nhận thức của CBQL và GV, NV về số lượng TBDH tự làm: .... 60
Bảng 2.19. Nhận thức của CBQL và GV, NV về chất lượng TBDH tự làm: 61
Bảng 2.20: Việc lập kế hoạch QL TBDH ...................................................... 64
Biểu 3.1. Kế hoạch đầu tư thiết bị .................................................................. 81
Bảng 3.2. Bảng theo dõi thực hiện kế hoạch .................................................. 83
Bảng 3.3 Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị .......................................... 86
Bảng 3.4. Kết quả trưng cầu ý kiến kiểm chứng thực hiện các biện pháp. .... 91

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC
TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO YÊU CẦU CTMTQG GD - ĐT............ 7
1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................ 7
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới ................................................................... 7
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ................................................................... 11
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu ..................... 13
1.2.1. Quản lý .................................................................................................. 13
1.2.2. Quản lý giáo dục ................................................................................... 17
1.2.3. Quản lý nhà trường ............................................................................... 18
1.2.4. Thiết bị dạy học ..................................................................................... 21
1.2.5. Quản lý Thiết bị dạy học ....................................................................... 22
1.2.6. Hiệu quả quản lý TBDH ....................................................................... 23
1.3. Vai trò của thiết bị dạy học và yêu cầu đối với TBDH ở trường THCS
theo yêu cầu của CTMTQGGD-ĐT................................................................ 24
1.3.1. Vai trò của TBDH trong quá trình dạy học.......................................... 24
1.3.2. Các loại TBDH ...................................................................................... 25
1.3.3. Các yêu cầu đối với TBDH hiện nay .................................................... 28
1.4. Quản lý TBDH ở các trường THCS theo yêu cầu CTMTQG GD-ĐT ......29


Luận văn: Quản lý thiết bị dạy học ở các trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải
Dương theo yêu cầu của chương trình mục tiêu quốc gia về Giáo dục và Đào tạo

1.4.1. Mục đích quản lý TBDH ở các trường THCS ...................................... 29
1.4.2. Nội dung quản lý TBDH ở trường THCS ............................................. 30
1.4.3. Những yêu cầu của công tác QL TBDH ở trong trường THCS .......... 34
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý TBDH trong trường THCS .............. 35
1.5.1. Yếu tố khách quan. ................................................................................ 35
1.5.2. Yếu tố chủ quan. ................................................................................... 38
Kết luận chương 1 .......................................................................................... 39

2.5. Nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng QL TBDH ở các trường THCS
huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương. ................................................................ 67
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý TBDH ......................................... 69
Kết luận chương 2 .......................................................................................... 72
CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QLTBDH Ở CÁC TRƢỜNG THCS HUYỆN
NINH GIANG, TỈNH HẢI DƢƠNG THEO YÊU CẦU CTMTQG GD ĐT ................................................................................................................... 73
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý TBDH ................................... 73
3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý TBDH ở các trường THCS huyện Ninh
Giang, tỉnh Hải Dương .................................................................................... 74
3.2.1. Biện pháp tuyển chọn đội ngũ đảm bảo đúng trình độ chuyên môn về
TBDH .............................................................................................................. 74
3.2.2. Biện pháp bồi dưỡng nhận thức, nâng cao năng lực chuyên môn cho đội
ngũ phụ trách TBDH ....................................................................................... 76
3.2.3 Biện pháp quản lý công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ
đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá việc bổ sung, mua sắm TBDH .................. 79
3.2.4. Biện pháp quản lý việc bảo quản, sửa chữa TBDH .............................. 83
3.2.5. Biện pháp quản lý việc sử dụng TBDH ................................................ 86
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp. ............................................................. 90
3.4. Khảo sát tính tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp. ................ 90
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 99
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến giáo dục - đào tạo và đã có nhiều
chủ chương, chính sách nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Đặc
biệt từ năm 2005 Thủ tướng chính Phủ đã ban hành các chương trình mục tiêu
quốc gia về Giáo dục & Đào tạo (CTMTQG GD-ĐT). Trong đó có dự án về

TBDH là một trong những thành tố của quá trình dạy học, hỗ trợ đắc lực
cho việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông và là một trong
những điều kiện cơ bản không thể thiếu của giáo viên, học sinh nhằm thực
hiện mục tiêu dạy học. Hơn nữa TBDH còn tạo điều kiện trực tiếp cho học
sinh huy động mọi năng lực nhận thức, nâng cao khả năng tự học, rèn luyện
kỹ năng học tập và thực hành. Dưới sự điều khiển của giáo viên, TBDH thể
hiện khả năng sư phạm của nó làm tăng tốc độ truyền thông tin, tạo ra sự lôi
cuốn, hấp dẫn, làm cho giờ học sinh động, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, điều đó
chỉ xảy ra nếu TBDH được quản lý và sử dụng tốt.
Qua theo dõi hoạt động của công tác thiết bị nhiều năm tôi thấy việc
quản lý và sử dụng TBDH còn nhiều mặt hạn chế, bất cập chưa phát huy được
hiệu quả của nó, đặc biệt là ở cấp THCS cụ thể như sau: Chất lượng TBDH
được cung ứng chưa tốt, hầu hết các trường THCS chưa có cán bộ thiết bị
chuyên trách nên việc quản lý thiết bị còn gặp nhiều khó khăn, thiếu CSVC
cần thiết để bảo quản TBDH, công tác quản lý và sử dụng thiết bị chưa được
chú trọng, việc đầu tư mua sắm bổ sung TBDH chưa được quan tâm đúng
mức, năng lực sử dụng TBDH của CB, GV còn thấp, chưa đáp ứng được yêu
cầu nâng cao chất lượng dạy học…
Vì những lý do về lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài
“Quản lý thiết bị dạy học ở các trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải
Dương theo yêu cầu của chương trình mục tiêu quốc gia về Giáo dục và
Đào tạo” làm nội dung nghiên cứu của mình.

2


2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng quản lý TBDH ở
các trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, đề xuất các biện pháp
quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các TBDH trong các trường THCS của địa

Ngày 20 tháng 12 năm 2010 Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định số
2331/QĐ- TTg về việc ban hành danh mục các CTMTQG 2011, trong đó có
CTMTQG GD - ĐT. Trong phạm vi đề tài này chúng tôi căn cứ vào các yêu cầu
của chương trình đã được cụ thể trong dự án tăng cường CSVC trường học để
lựa chọn các nội dung nghiên cứu cốt lõi phù hợp với nội dung của đề tài và
xem đây là những định hướng cho việc triển khai nghiên cứu. Đồng thời chúng
tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số biện pháp QL của Hiệu trƣởng các trƣờng
THCS huyện Ninh giang, tỉnh Hải Dƣơng trong việc nâng cao chất lượng
quản lí, sử dụng, bảo quản TBDH của các nhà trường.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11 năm 2013 đến tháng 8 năm 2014.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các sách, văn bản, Nghị quyết của Đảng , các văn bản của
nhà nước, các chỉ thị của Bộ giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải
Dương về công tác quản lý, bảo quản và sử dụng TBDH.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát: Quan sát việc bảo quản và sử dụng TBDH.
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Chúng tôi thiết kế phiếu hỏi
gồm những câu hỏi đóng và mở nhằm trưng cầu ý kiến cán bộ, giáo viên và
nhân viên về những vấn đề sau:
- Thực trạng TBDH ở các trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương
- Thực trạng về sử dụng, bảo quản, sửa chữa mua sắm và tự làm TBDH
ở các trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương
- Thực trạng quản lý TBDH ở các trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh

4


Hải Dương
- Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của những biện pháp được đề



Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị, phần nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý thiết bị dạy học ở các trường THCS
theo yêu cầu CTMTQG GD-ĐT.
Chƣơng 2: Thực trạng thiết bị dạy học và quản lý thiết bị dạy học ở
các trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu
CTMTQG GD-ĐT.
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường THCS
huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu CTMTQG GD-ĐT.
Ngoài ra luận văn còn phần danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục.

6


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC
TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO YÊU CẦU CTMTQG GD - ĐT
1.1. Sơ lƣợc về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về TBDH, QL và sử
dụng TBDH . Nhà giáo dục học vĩ đại người Tiệp khắc J.A. Komenski (15921679) đã đặt nền móng đầu tiên cho dạy học trực quan, với quan điểm cơ bản
là: Dạy học được bắt đầu từ việc quan sát sự vật, hiện tượng, quá trình. Trong
tác phẩm “Phép dạy học vĩ đại”, ông viết “… không có gì trong trí não nếu
như trước đó không có gì trong các cảm giác. Vì thế tất nhiên bắt đầu dạy
học không thể từ sự giải thích bằng lời về các sự vật mà phải từ sự quan sát
trực tiếp chúng. Lời nói không bao giờ được đi trước sự vật”. Như vậy trái
hẳn với lối dạy học kinh viện, nhồi sọ và bắt học sinh học thuộc lòng vẫn còn
phổ biến thời kỳ đó, Komenski đề cao một phương pháp dạy học khuyến

thanh và bằng cảm giác nói chung”.
Tuy vậy, trong lý thuyết của mình Usinski phủ nhận bản chất của quá
trình nhận thức. Theo ông, cái trực quan chỉ là để nhận thức hiện tượng chứ
không phải để nhận thức bản chất, ông viết: “Bản chất của các đối tượng
trong thế giới vật chất chúng ta không thể hiểu hết được”.
Cùng với sự phát triển của các tư tưởng trong lĩnh vực tâm lý, giáo dục
học, lý thuyết về dạy học trực quan cũng có những bước tiến mới. Người ta đã
nhận thức được rằng vai trò của phương tiện - thiết bị trực quan trong quá
trình dạy học không dừng ở việc giúp học sinh nhận biết hiện tượng mà còn
nắm được bản chất của sự vật hiện tượng. Một trong những đại diện của tư
tưởng này, có thể kể đến nhà tâm lý học A.N. Leotiev (1903-1979), ông là
một đại diện xuất sắc thuộc trường phái tâm lý học Xô-viết hiện đại. Trong hệ
thống tư tưởng của mình về hoạt động và hoạt động trí óc (bên trong và bên

8


ngoài), Leotiev đã đưa ra quan điểm về cơ sở tâm lý học của nguyên tắc dạy
học trực quan. Một phương tiện dạy học sẽ thể hiện vai trò cụ thể gì trong quá
trình lĩnh hội tri thức của trẻ? Một phương tiện dạy học và nội dung tri thức
mà trẻ nhận thức và lĩnh hội được nằm trong mối quan hệ nào? Theo quan
điểm đó, Leotiev đã chia phương tiện dạy học thành hai loại: Phương tiện dạy
học dùng để mở rộng kinh nghiệm, cảm tính của trẻ và phương tiện dạy học
dùng để khám phá bản chất của đối tượng.
Về chức năng tâm lý của phương tiện dạy học, ông phân tích: “Phương
tiện dạy học làm chỗ dựa bên ngoài cho các hành động bên trong của đứa trẻ
dưới sự lãnh đạo của giáo viên trong quá trình đứa trẻ nhận thức” và “chính
đứa trẻ nghiên cứu không phải vật nổi hay chìm mà quy luật của sự nổi Định luật Asimet. Nó nghiên cứu không phải sự đốt nóng mà là các định luật
về trao đổi nhiệt”.
Như vậy quan điểm sự phát triển của lý thuyết về phương tiện dạy học

dục cần phải được đổi mới thường xuyên về mục đích, cấu trúc, nội dung
TBDH và phương pháp để tạo cho tất cả các học sinh có những cơ hội học
tập. Tuỳ theo hoàn cảnh kinh tế, kỹ thuật và xã hội, tất cả các nước trên thế
giới đều có khuynh hướng hoàn thiện CSVC và TBDH nhằm phù hợp với sự
hiện đại hoá nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Các nước
có nền kinh tế phát triển đều quan tâm đến việc nghiên cứu, thiết kế, sản xuất,
các TBDH hiện đại, đạt chất lượng cao, cần thiết cho nhu cầu giáo dục mỗi
nước. Trong cuốn sách “Phương tiện kỹ thuật dạy học và ứng dụng” - Nhà
xuất bản Đại học Minxcơ - 1985. Trong tài liệu này, các tác giả đã đề cập
nhiều đến vị trí, vai trò, chức năng và các loại phương tiện kỹ thuật dạy học.
Tài liệu cũng nêu ra được những ứng dụng cụ thể, chi tiết của phương tiện kỹ
thuật dạy học trong quá trình dạy học. Tài liệu là cơ sở nghiên cứu cho lĩnh
vực TBDH và quản lý, sử dụng thiết bị dạy học ở nước ta. Tuy nhiên tài liệu
này mang tính tổng quát, khó vận dụng vào điều kiện kinh tế của Việt Nam.

10


1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, hiện nay giáo dục nước ta đang đổi mới một cách toàn
diện từ mục tiêu, nội dung đến phương pháp dạy học... Định hướng cơ bản
của công cuộc đổi mới giáo dục đã được chỉ rõ trong các nghị quyết của
Trung ương Đảng, đó là: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học,
lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”; “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo
dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng
tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương
tiện hiện đại vào quá trình dạy học”.
TBDH là một thành tố không thể thiếu được trong quá trình dạy học. Để
nâng cao chất lượng dạy học thì vai trò, vị trí của TBDH là rất quan trọng.

giả Trần Đức Vượng thuộc Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục. Qua
khảo sát việc sử dụng TBDH ở nhiều địa phương tác giả đã rút ra một số
nguyên nhân dẫn đến sử dụng không hiệu quả TBDH như: Trình độ sử dụng
TBDH của giáo viên còn thấp, đội ngũ quản lý giáo dục ở một vài địa phương
chưa thật sự chú trọng chỉ đạo việc sử dụng có hiệu quả TBDH . Đồng thời
tác giả cũng đã đề ra một số các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH .
Trong những năm gần đây đứng trước vấn đề đổi mới chương trình và
sách giáo khoa, các trường phổ thông đã được Đảng, Nhà nước quan tâm thể
hiện qua các Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định trong các nhà trường cụ thể là:
- Quyết định số 07/2008/QĐ-TTg ngày 10 tháng 1 năm 2008 về việc phê
duyệt CTMTQG Giáo dục và Đào tạo đến 2010. [27]
- Quyết định số 2331/QĐ-TTg ngày 20 tháng 12 năm 2010 về việc ban
hành danh mục các CTMTQG 2011[28]
- Quyết định số 1220/QĐ-TTg ngày 5 tháng 9 năm 2012 về việc phê
duyệt CTMTQG giai đoạn 2012-2015[29]
- Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2012 về việc ban
hành các danh mục CTMTQG giai đoạn 2012-2015[31]

12


- Đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa, giáo dục phổ thông sau
năm 2015 [9]
Quyết định số 13/2012/TT-BGD&ĐT Ban hành Quy định về tiêu chuẩn
đánh giá trường trung học cơ sở , trường trung học phổ thông và trường phổ
thông có nhiều cấp học [30]
Đề án Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế. [8]
Các công trình nghiên cứu và các bài viết trên đã nêu được vai trò, vị trí,

đích đến những tập thể con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ
trong quá trình sản xuất
Theo Afanaxev: "Quản lí con người có nghĩa là tác động đến anh ta, sao
cho hành vi, công việc và hoạt động của anh ta đáp ứng những yêu cầu của xã
hội, tập thể, để những cái đó có lợi cho tập thể và cá nhân, thúc đẩy sự tiến bộ
của xã hội lẫn cá nhân".[1tr 27]
Theo Harold Koontz, “Quản lí là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo
phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích của
nhóm. Mục tiêu của nhà quản lí là nhằm hình thành một môi trường mà trong
đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc,
vật chất và sự bất mãn của cá nhân ít nhất. Với tư cách thực hành thì quản lí là
một nghệ thuật, còn kiến thức có tổ chức về quản lí là một khoa học”. [13tr33]
Ở nước ta các nhà nghiên cứu cũng đưa ra một số khái niệm quản lý như sau:
- Từ “quản lý” là sự tích hợp giữa “quản” và “lý”.
+ Quản là làm cho hệ thống ta quản được chăm sóc, quan tâm, giữ gìn.
Để đưa đến sự ổn định, nề nếp, kỷ cương.
+ Lý là sự sắp xếp, bố trí phù hợp quy luật đưa đến sự dịch chuyển (phát
triển). Nếu quá nghiêng về quản sẽ dẫn đến cứng nhắc, khó phát triển. Nếu
14


quá nghiêng về lý sẽ dẫn đến thoáng quá, sẽ không ổn định. Cho nên phải cân
bằng giữa quản và lý mới dẫn đến sự ổn định và phát triển.
- Theo từ điển tiếng Việt:
+ “Quản lý là tổ chức, điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu
nhất định” [35tr 801].
- Theo tác giả Nguyễn Văn Lê quan niệm: “QL là một hệ thống xã hội
mang tính khoa học và nghệ thuật, tác động vào từng thành tố của hệ thống
bằng phương pháp thích hợp nhằm đạt mục tiêu đã đề ra”. [19 tr 35].
- Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt: “QL là một quá trình định hướng, quá

người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí nhà quản lý, phù hợp với quy
luật khách quan.
* Chức năng của quản lý:
Cho đến nay đa số các nhà QL đều cho rằng QL có 4 chức năng cơ bản.
Đó là:
- Chức năng kế hoạch: Là công tác xác định trước mục tiêu của tổ
chức, đồng thời chỉ ra các phương pháp, biện pháp để thực hiện mục tiêu,
trong điều kiện biến động của môi trường. Thực hiện chức năng kế hoạch
là trả lời các câu hỏi:
+ Hiện nay chúng ta đang ở đâu?
+ Chúng ta muốn đi đến đâu?
+ Cần phải làm gì để đi đến đó?
- Chức năng tổ chức: Là việc sắp xếp, phân công các nhiệm vụ, các
nguồn lực (con người, các nguồn lực khác) một cách tối ưu, nhằm làm cho tổ
chức vận hành theo kế hoạch, đạt được mục tiêu đặt ra.
- Chức năng chỉ đạo: Là phương thức tác động của chủ thể quản lý nhằm
điều hành tổ chức vận hành đúng theo kế hoạch, thực hiện được mục tiêu quản lý.
- Chức năng kiểm tra: Là phương thức hoạt động của chủ thể quản lý lên
đối tượng quản lý nhằm thu thập thông tin phản hồi, đánh giá và xử lý các kết

16


quả vận hành của tổ chức, từ đó ra các quyết định quản lý điều chỉnh nhằm
thực hiện được mục tiêu đề ra.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Cũng như quản lý xã hội nói chung, quản lý giáo dục là hoạt động có ý
thức của con người nhằm theo đuổi những mục đích của mình. Chỉ có con
người mới có khả năng khách thể hóa mục đích, nghĩa là thể hiện cái nguyên
mẫu lý tưởng của tương lai được biểu hiện trong mục đích đang ở trạng thái


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status