Chống “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực mạng điện tử đối với tầng lớp thanh niên việt nam hiện nay - Pdf 34

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠIKHOA
HỌC QUỐC
HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC
HỌC GIA
XÃ HỘI
VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA SƯ PHẠM

--------------------

LÊ PHƢƠNG NGA

CHỐNG “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH”
CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRÊN LĨNH VỰC
MẠNG ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI TẦNG LỚP
THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
LUẬN VĂN THẠC SĨ

Đề tài:

Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học

Giáo viên hƣớng dẫn


CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRÊN LĨNH VỰC
MẠNG ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI TẦNG LỚP
THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: 60.22.85

Ðề tài:

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Mẫn Văn Mai

Giáo viên hýớng dẫn

:

Sinh viên thực hiện

:

Lớp

:

Hà Nội – 2013
2



mạng điện tử đối với tầng lớp thanh niên Việt Nam hiện nay”.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Mọi
trích dẫn, số liệu đều chính xác, khoa học và ghi tên nguồn đầy đủ. Nếu sai, tôi xin
chịu trách nhiệm trước khoa và nhà trường.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2013

Tác giả luận văn

Lê Phương Nga

4


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu ...................................................................................... 3
3. Mục đích, nhiệm vụ......................................................................................... 6
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu ..................................... 7
5. Đối tượng và phạm vi...................................................................................... 7
6. Ý nghĩa ............................................................................................................ 8
7. Kết cấu............................................................................................................. 8
Chƣơng 1. CHIẾN LƢỢC “DIẾN BIẾN HÒA BÌNH” CỦA CÁC THẾ
LỰC THÙ ĐỊCH TRÊN LĨNH VỰC MẠNG ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI TẦNG
LỚP THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY ............................................... 9
1.1 Khái lược về “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch chống phá Việt

Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, chiến lược này đã có
nhiều điều chỉnh sao cho phù hợp với những giai đoạn lịch sử cụ thể. Nhưng
dù thay đổi theo phương thức nào đi chăng nữa thì về bản chất, “Diễn biến
hòa bình” vẫn là cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa tư bản.
Trong những năm gần đây, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch,
phản động ngày càng đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hòa bình”. Chiến
lược “Diễn biến hòa bình” của kẻ thù được tiến hành ở các nước xã hội chủ
nghĩa mà Việt Nam là một trong những “điểm ngắm” của chúng. Đặc biệt,
khi chĩa mũi nhọn vào Việt Nam, các nhà lãnh đạo cấp cao của Mỹ có một
thông điệp rằng: “giữa lúc chủ nghĩa cộng sản hắt ra hơi thở cuối cùng tại
“đế quốc ác quỷ” (chỉ Liên Xô cũ), phương Tây lại hướng đến những chính
sách muốn làm nó sống lại ở Việt Nam” [29, 38]. Kẻ thù cho rằng, đối với
Việt Nam, chúng cần phải sử dụng những biện pháp,thủ đoạn, phương thức
đặc biệt do tình hình Việt Nam không giống với Liên Xô hay các nước xã
hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Chúng thực hiện âm mưu phá hoại nước ta trên
tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, tư tưởng, tôn
giáo,…Đối tượng mà kẻ thù hướng tới trong cuộc chiến “không có tiếng
súng” này là toàn Đảng, toàn dân ta. Để tiến hành âm mưu này, chủ nghĩa tư
bản đã sử dụng các phương tiện thong tin đại chúng phổ biến trong xã hội
như: đài phát thanh, đài truyền hình, báo in, mạng internet…trong đó, có thể
thấy mạng internet được coi là công cụ hữu hiệu nhất hiện nay.
1


Kể từ những năm cuối của thế kỷ XX, công nghệ thông tin phát triển
nhanh chóng trên toàn cầu. Mạng lưới internet đã sớm chứng tỏ những tính
năng vượt trội của mình, để dễ dàng hòa mình vào cuộc sống hàng ngày của
xã hội hiện đại. Bắt nhịp cùng xu hướng thế giới, Việt Nam gia nhập sử
dụng mạng điện tử. Chủ nghĩa đế quốc nhân cơ hội đó, dùng mạng điện tử

Chính vì thế, cuộc chiến đấu chống “Diễn biến hòa bình” trên mạng
điện tử đối với thanh niên là một cuộc chiến hết sức quan trọng, nhưng cũng
đầy thử thách, cam go. Do đó, nó đòi hỏi các lực lượng đấu tranh trên mặt
trận ấy phải có bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng, có ngòi bút chiến đấu
sắc bén, mang tính lý luận và thực tiễn cao, có tinh thần chủ động kiên quyết
làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của chúng, đồng thời phải chú trọng, quan
tâm xây dựng và củng cố niềm tin của thanh niên và của nhân dân đối với
Đảng Cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa và tương lai của dân tộc.
Trong bối cảnh đó, việc làm rõ các vấn đề lí luận và thực tiễn, đề xuất
các giải pháp đúng đắn, khả thi, góp phần nhằm đấu tranh, làm thất bại âm
mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực mạng điện
tử đối với tầng lớp thanh niên Việt Nam hiện nay mang tính cấp thiết. Bởi
vậy, tôi chọn đề tài “Chống “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch
trên lĩnh vực mạng điện tử đối với tầng lớp thanh niên Việt Nam hiện nay”
làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
“Diễn biến hòa bình” là một âm mưu xâm lược lâu dài của chủ nghĩa
đế quốc nhằm xóa bỏ hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trên bản đồ thế
giới. Đây không phải là vấn đề mới xuất hiện, bởi những ý tưởng ban đầu về
nó đã có cách đây hơn 60 năm. Hơn nữa, trong tình hình Việt Nam đang xây
dựng và bảo vệ nhà nước xã hội chủ nghĩa, chống phá mọi âm mưu thâm
độc của kẻ thù thì việc tìm hiểu, nghiên cứu và tuyên truyền về cuộc đấu
tranh chống lại âm mưu này đã thu hút được sự quan tâm của nhiều cơ quan,
ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức liên quan và cả nhiều người dân Việt Nam
trong và ngoài nước. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này.
3


Bàn về “Diễn biến hòa bình” với tư cách một hệ thống trình bày quá
trình hình thành, phát triển và những biến đổi của âm mưu “Diễn biến hòa

Tập trung làm rõ những câu hỏi đặt ra đối với “Diễn biến hòa bình”,
“cách mạng màu” của thế lực thù địch, cũng như chỉ ra nguy cơ “Diễn biến
hòa bình” và “cách mạng màu” ở Việt Nam, cuốn sách “Hỏi đáp về “Diễn
biến hòa bình” và “cách mạng màu”” đã được Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia phát hành năm 2012, do GS. TS Phạm Ngọc Hiền làm chủ biên.
Bên cạnh đó, nhiều cuốn sách mới được phát hành thời gian gần đây
đề cập tới “Diễn biến hòa bình” và công tác phòng chống “Diễn biến hòa
bình” trên từng mặt, từng lĩnh vực cụ thể như “Góp phần chống “Diễn biến
hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận” của tác giả PGS. TS Nguyễn
Mạnh Hưởng, hay “Góp phần chống “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực
quân sự, quốc phòng” do Đại tá, TS. Trần Đăng Bộ làm chủ biên, do Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia phát hành năm 2013 đã đi sâu, phân tích những
nội dung trọng yếu của công tác đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình”, góp
phần giữ vững an ninh quốc phòng, an ninh chính trị ở Việt Nam.
Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chiến lược "Diễn biến hòa bình" của
các thế lực thù địch và những cách thức phòng, chống chiến lược "diễn biến
hòa bình" trong giai đoạn hiện nay, mới đây, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia đã xuất bản cuốn sách: "Phòng, chống "Diễn biến hòa bình" ở Việt Nam
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn". Cuốn sách do Trung tướng, PGS, TS
Lê Minh Vụ, Giám đốc Học viện Chính trị quân sự và Thiếu tướng, TS
Nguyễn Tiến Quốc, Chính ủy Học viện Chính trị quân sự đồng chủ
biên.Cuốn sách tập hợp các bài viết nghiên cứu về chiến lược "Diễn biến
hòa bình" trên nhiều phương diện khác nhau nhằm giúp bạn đọc có được cái
nhìn toàn diện về chiến lược "Diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch
hòng chống phá cách mạng Việt Nam. Nội dung chủ yếu của sách đề cập
đến phương thức, thủ đoạn mới của chiến lược "Diễn biến hòa bình"; làm rõ
cơ sở lý luận và thực tiễn của cuộc đấu tranh phòng, chống chiến lược "Diễn
biến hòa bình" ở nước ta hiện nay. Cuốn sách tập trung vào bốn lĩnh vực
chủ yếu: Chính trị - xã hội; kinh tế - đối ngoại; tư tưởng - văn hóa; quốc
phòng - an ninh. Tuy cách tiếp cận khác nhau, song các bài viết đều tập

Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích đó, luận văn phải hoàn thành những
nhiệm vụ sau:
6


- Làm rõ âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù
địch trên lĩnh vực mạng điện tử đối với thanh niên Việt Nam hiện nay.
- Chỉ rõ nội dung và thực trạng đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình”
trên lĩnh vực mạng điện tử đối với thanh niên Việt Nam.
- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả việc
đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực mạng điện tử đối với
thanh niên Việt Nam hiện nay.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: của luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về đấu tranh
tư tưởng lý luận, về cách mạng xã hội chủ nghĩa, về xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa.
Cơ sở thực tiễn: là thực trạng tình hình “Diễn biến hòa bình” của các
thế lực thù địch trên lĩnh vực mạng điện tử đối với thanh niên Việt Nam hiện
nay; các hoạt động đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực
mạng điện tử đối với thanh niên Việt Nam; được thu thập qua các nguồn tư
liệu, tài liệu ở trong nước và nước ngoài, qua báo cáo tổng kết, đánh giá của
các cơ quan chức năng và qua khảo sát thực tế của tác giả.
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp luận của Chủ
nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử; đồng thời sử dụng các
phương pháp logic lịch sử, quy nạp và diễn dịch, phương pháp so sánh, phân
tích, tổng hợp…
5. Đối tƣợng và phạm vi
Đối tượng nghiên cứu: của luận văn là chống “Diễn biến hòa bình” của
các thế lực thù địch trên lĩnh vực mạng điện tử đối với thanh niên Việt Nam.

THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRÊN LĨNH VỰC MẠNG ĐIỆN TỬ
ĐỐI VỚI TẦNG LỚP THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1 Khái lƣợc về “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch
chống phá Việt Nam
1.1.1 Khái lược về “Diễn biến hòa bình”
Lịch sử loài người đã ghi nhận, từ năm 1848 với sự ra đời “Tuyên ngôn
của Đảng Cộng sản”, “chủ nghĩa xã hội khoa học đã được hình thành. Ngay từ
khi nó mới ra đời, các thế lực coi đó là “một bóng ma” ám ảnh bầu trời Châu
Âu và đã liên hiệp lại thành một liên minh để trừ khử bóng ma đó” [8, 539].
Xóa bỏ chủ nghĩa xã hội, tiêu diệt chủ nghĩa Mác – Lênin, xóa bỏ vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng Sản – đội tiền phong của giai cấp công nhân là âm
mưu lâu dài và nhất quán của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch. Từ khi
chủ nghĩa xã hội còn là một học thuyết, các thế lực thù địch đã tìm cách kìm
hãm sự phát triển của nó. Khi chủ nghĩa xã hội trở thành hiện thực, sự chống
đối càng trở nên gay gắt, quyết liệt hơn. Để bảo vệ lợi ích của mình, giai cấp tư
sản trước và sau vẫn khẳng định chủ nghĩa tư bản là đỉnh cao nhất của văn
minh nhân loại, Truman – tổng thống Mỹ đã từng tuyên bố tại Chicago ngày
6/4/1946 rằng: “Ngày nay, Mỹ là cường quốc không có một quốc gia nào có
thể mạnh hơn”, “điều đó có nghĩa rằng, chúng ta có sức mạnh như vậy, chúng
ta phải gánh vác trách nhiệm lãnh đạo và thực hiện trách nhiệm đó” [29, 10].
Truman đã nói một cách không cần che giấu là: “Toàn thế giới phải chọn chế
độ Mỹ, dù chúng muốn hay không thì cục diện kinh tế trong tương lai sẽ do
chúng ta quyết định”.
Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, Nhà nước xã
hội chủ nghĩa đầu tiên ra đời, khẳng định sự xuất hiện trên thực tế một hình
thái kinh tế - xã hội mới, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, mà chủ
nghĩa xã hội là giai đoạn đầu. Đây là hình thái kinh tế - xã hội tiến bộ hơn, thay
9



10


một phương thức, một thủ đoạn chiến tranh mới để tiêu diệt chủ nghĩa xã hội,
đó là thực hiện “cuộc chiến tranh không khói súng” bằng chiến lược “Diễn biến
hòa bình”.
Những ý tưởng ban đầu về “Diễn biến hòa bình” được các chính trị gia
Mỹ phác thảo từ cuối những năm 40 của thế kỷ XX. Người đầu tiên sử dụng
thuật ngữ “Diễn biến hòa bình” là ngoại trưởng Mỹ Dean Akinson. Thuật ngữ
này được ông nhắc đến trong một bức thư gửi tổng thống Truman, nó được
dùng để chỉ sự chuyển hóa các nước xã hội chủ nghĩa thành các nước tư bản
chủ nghĩa. Khái niệm “Diễn biến hòa bình” tiếp tục được bổ sung và điều chỉnh
trong điều kiện đấu tranh quyết liệt giữa hai hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư
bản chủ nghĩa. Các thế lực thù địch đẩy mạnh “cuộc đấu tranh tâm lý” chống
chủ nghĩa xã hội trên mặt trận tư tưởng – tinh thần, tuyên truyền cho lối sống
phương Tây, ca ngợi cho tự do cá nhân, ca ngợi các giá trị dân chủ và sở hữu tư
nhân của chủ nghĩa tư bản; đồng thời bóp méo, xuyên tạc tình hình ở các nước
xã hội chủ nghĩa, kích động tâm lý bất mãn trong một số bộ phận nhân dân, tập
hợp lực lượng chống Đảng Cộng Sản và chính quyền xã hội chủ nghĩa. Đến
cuối những năm 80 của thế kỷ XX, chiến lược “Diễn biến hòa bình” đã được
hoàn chỉnh từ mục tiêu đến lực lượng, chính sách, biện pháp, bước đi. Đây là
chiến lược tổng lực, đẩy lực lượng quân sự làm công cụ răn đe, thông qua các
biện pháp chính trị, quân sự, kinh tế, khoa học kỹ thuật, ngoại giao, văn hóa,…
để đưa các nhân tố chống chủ nghĩa xã hội vào trong lòng các nước xã hội chủ
nghĩa, tạo ra sự chuyển hóa nội tại để xóa bỏ chủ nghĩa xã hội mà không cần
chiến tranh.
Qua các đời tổng thống Mỹ, “Diễn biến hòa bình” đã được các chiến
lược gia Mỹ xây dựng và hoàn thiện. Bắt đầu là chiến lược “Ngăn chặn” của
tổng thống Truman với chính sách “chống cộng, chống Liên Xô, dùng thủ đoạn
quân sự để ngăn ngừa sự phát triển và mở rộng của chủ nghĩa cộng sản, nhốt

hội” [2, 3].
Trong cuốn “Chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực phản
động chống Việt Nam xã hội chủ nghĩa”, các chuyên gia Bộ quốc phòng Tổng cục 2 chuyên nghiên cứu về “Diễn biến hòa bình ” đã quan niệm:
“Diễn biến hòa bình là tác động vào bên trong và thực hiện cuộc vận động
chống chủ nghĩa xã hội trong lòng các nước xã hội chủ nghĩa để làm sụp đổ
12


chủ nghĩa xã hội từ bên trong bằng nhiều biện pháp như: tuyên truyền hệ tư
tưởng tư sản, dùng các loại viện trợ, bao vây, cô lập về kinh tế…Chủ nghĩa
đế quốc âm mưu tạo nên trong lòng chủ nghĩa xã hội những yếu tố, lực
lượng chống chủ nghĩa xã hội, chống Đảng cộng sản và công nhân để tiến
hành lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa” [29, 60].
Trong cuốn “Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam” đã định nghĩa:
““Diễn biến hòa bình” là chiến lược cơ bản nhằm lật đổ chế độ chính trị - xã
hội của các nhà nước tiến bộ, trước hết là các nhà nước xã hội chủ nghĩa từ bên
trong, chủ yếu bằng các biện pháp phi quân sự do chủ nghĩa đế quốc và các thế
lực phản động tiến hành. Nội dung chính: sử dụng mọi thủ đoạn kinh tế, chính
trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội, đối ngoại, an ninh… kết hợp với răn đe quân sự
để ngầm phá từ bên trong, tạo ra các lực lượng chính trị đối lập núp dưới chiêu
bài tự do, dân chủ, nhân quyền; kích động các mâu thuẫn tôn giáo, dân tộc,
chủng tộc, truyền bá mô hình chính trị, kinh tế, tư tưởng và lối sống của chủ
nghĩa tư bản; khuyến khích tư nhân hóa kinh tế và đa nguyên chính trị, triệt để
khai thác và lợi dụng những khó khăn, sai sót của nhà nước hiện hành, làm
trầm trọng thêm quá trình khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo nên sức ép ngày
càng lớn buộc lãnh đạo nhà nước phải từng bước chuyển hóa, thay đổi đường
lối chính trị, nhường quyền lãnh đạo cho nhà nước đối lập, làm cho thể chế
chính trị tiến bộ, cách mạng bị thủ tiêu” [5, 303]. Các nhà nghiên cứu Trung
quốc thì cho rằng: “Diễn biến hòa bình” là việc các thế lực phản động quốc tế
lợi dụng thời cơ, tình hình thế giới có xu hướng phát triển hòa bình và các nước

hành cải tổ, cải cách, đổi mới cũng như những sai lầm, lệch lạc trong đường
lối, chính sách, trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội của các nước xã hội chủ
nghĩa. Chúng làm xuất hiện ngay trong lòng các nước xã hội chủ nghĩa những
nhân tố phản cách mạng, hỗ trợ và tiếp sức cho nhân tố này trở thành lực lượng
chính trị đối lập và đối trọng với Đảng cộng sản, với nhà nước xã hội chủ
nghĩa, làm cho chủ nghĩa xã hội tự diễn biến, tự chuyển hóa, mất dần bản sắc
văn hóa của mình, chờ khi thời cơ tới sẽ gây sức ép về kinh tế, chính trị, tư
tưởng, kể cả quân sự để xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản, lái các
nước xã hội chủ nghĩa theo con đường tư bản chủ nghĩa. Thực chất “Diễn biến
hòa bình” và chống “Diễn biến hòa bình” là cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh

14


dân tộc nhằm giải quyết vấn đề “ai thắng ai” giữa chủ nghĩa tư bản và chủ
nghĩa xã hội trong hoàn cảnh mới.
Phương châm chủ yếu trong “Diễn biến hòa bình” là thực hiện cuộc tấn
công “mềm”, “ngầm”, “sâu” thông qua các thủ đoạn phi vũ trang, kết hợp các
thủ đoạn, biện pháp, chiến lược khác. Nếu trong thời kỳ chiến tranh lạnh,
phương châm chủ yếu là chạy đua vũ trang, chiến tranh xâm lược, “Diễn biến
hòa bình” chỉ là một trong những biện pháp kết hợp được tiến hành ngầm trong
lòng các nước xã hội chủ nghĩa thì đến cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX, vị trí của
nó được nâng lên tầm chiến lược hoàn chỉnh, trong đó quân sự vẫn quan trọng
nhưng giữ chức năng răn đe để hỗ trợ cho các hoạt động phi quân sự. Các thế
lực thù địch đã đưa ra phương châm của chiến lược “Diễn biến hòa bình” là:
“bám sát diễn biến tình hình ở mỗi nước xã hội chủ nghĩa để sử dụng đúng lúc,
đúng chỗ và đúng cách, từng lực tác động trên sáu lĩnh vực ưu tiên là tư tưởng,
ngoại giao, kinh tế, viện trợ, quân sự và hoạt động ngầm” [22, 27].
Thủ đoạn chủ yếu của “Diễn biến hòa bình” là tạo dựng và thúc đẩy các
nhân tố phản động chống đối ngay từ bên trong các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy

rằng Mỹ không hề ngần ngại trong việc sử dụng các phương thức kinh tế, quân
sự nhằm thực hiện mục đích của chúng.
Chiến lược “Diễn biến hòa bình” còn nguy hiểm và thâm độc hơn khi
các thế lực thù địch sử dụng ngay chính con người và phương tiện của các
nước xã hội chủ nghĩa làm vũ khí để chống lại các nước này. Các thế lực thù
địch sử dụng thủ đoạn lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc các phần tử phản động, kích
động các tôn giáo, các dân tộc thiểu số, tập hợp thành lực lượng, tổ chức chống
đối lại chủ nghĩa xã hội ở ngay nước đó nhằm thực hiện “nội công ngoại kích”
để tấn công vào các nước xã hội chủ nghĩa. Chúng âm mưu gây ra sự mất ổn
định chính trị, xã hội, làm tan rã trong lòng các nước xã hội chủ nghĩa, làm cho
xã hội xã hội chủ nghĩa tự diễn biến và cuối cùng là chuyển hóa theo con
đường tư bản chủ nghĩa mà không cần mất viên đạn nào.
Tóm lại, “Diễn biến hòa bình” là một chiến lược quan trọng trong chiến
lược toàn cầu của chủ nghĩa đế quốc nhằm tiêu diệt chủ nghĩa xã hội. “Diễn
biến hòa bình” diễn ra từ từ và “không khói súng” nhưng hiệu quả mà nó mang
lại là rất lớn. Qua tìm hiểu về quá trình hình thành lẫn phương châm, thủ đoạn,
biện pháp và bản chất chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch,
cũng thấy rõ tính chất nguy hiểm và thâm độc của chúng. Dã tâm tiêu diệt chủ
nghĩa xã hội của các thế lực thù địch trước sau vẫn không hề thay đổi. Chúng
16


đã biện hộ cho hành động của chúng rằng: “Chúng ta không tìm cách thắng bất
cứ nước nào hoặc con người nào mà chỉ tìm cách cho tư tưởng tự do (tư tưởng
tư sản) thắng tư tưởng độc tài, chuyên chế (ám chỉ chế độ xã hội chủ nghĩa).
Chúng ta phải khẳng định rằng, khi lịch sử của thế kỷ tiếp theo được viết lên,
nó sẽ ở phía chúng ta” và “viện trợ kinh tế, quan hệ ngoại giao và các quan hệ
cá nhân sẽ chẳng ăn thua gì hết, nếu không chiến thắng được tư tưởng cộng
sản” [31, 17]. Vì vậy, cảnh giác với cuộc “chiến tranh không khói súng”, chống
lại âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch là nhiệm vụ không

của đời sống xã hội, cả cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng; nhằm tạo ra sự
tự diễn biến từ bên trong để chuyển hóa chế độ, xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng
Cộng Sản đối với nhà nước và toàn bộ xã hội, xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở nước
ta. Mặt trận tiến công của chúng là: lấy mặt trận kinh tế làm mũi nhọn, chúng
khuyến khích chúng ta đổi mới theo hướng tự do tư bản chủ nghĩa hòng làm ta
suy yếu và phụ thuộc vào Mỹ và phương Tây. Các biện pháp chúng sử dụng là:
cấm vận kinh tế, thúc đẩy tư nhân hóa, tung tiền giả, buôn lậu,…làm “chảy
máu” vàng, đôla, phá giá tiền tệ,…, kích động nổi dậy đòi ruộng đất, đòi cải
thiện đời sống,…gây đột biến kinh tế - xã hội. Trên mặt trận chính trị, chúng
chủ trương kích động quần chúng với lá bài “dân chủ - đa nguyên – nhân
quyền – chống tham nhũng”, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo... Chúng gây
chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn kết, làm giảm uy tín của Đảng Cộng Sản. Chúng
chia rẽ Việt Nam với Lào và Campuchia, tận dụng địa bàn này chống Việt
Nam. Từ đó tăng cường áp lực chính trị, ngoại giao. Các biện pháp chúng sử
dụng là phá hoại về tư tưởng, gây biến động về chính trị. Chúng xuyên tạc chủ
nghĩa cộng sản là “chuyên chế và độc tài”, rằng chủ nghĩa xã hội đang bị diệt
vong, tuyên truyền, sùng bái chủ nghĩa tư bản. Chúng khuyến khích đa nguyên,
đa đảng, kích động các thế lực phản động trong nước chống Đảng, lật đổ chủ
nghĩa xã hội; gây mơ hồ trong dân chúng, làm cho họ mất lòng tin, mất phương
hướng, tung ra những quan điểm lệch lạc, sai lầm. Chúng kích động nhằm phi
chính trị hóa các lực lượng quân đội và an ninh. Về văn hóa, chúng truyền bá
văn hóa, lối sống đồi trụy, độc hại, sa đọa; kích động đòi sự hưởng thụ, mức
sinh hoạt cao quá khả năng nền kinh tế cho phép.
Ngoài ra, chúng còn đẩy mạnh chiến tranh gián điệp, các hoạt động tình
báo của CIA. Sử dụng sức mạnh quân sự để răn đe, xây dựng các tổ chức phản
động lưu vong, chống phá cách mạng. Chúng tập hợp, đỡ đầu, cổ vũ các tổ

18



trong đời sống, được truyền bá, loan báo hoặc trao đổi giữa con người hay các
19


tổ chức xã hội với nhau. Những thông tin mà phương tiện thông tin đại chúng
mang lại là những sự kiện, vấn đề thường xuyên nảy sinh và đổi mới trong mọi
mặt đời sống của con người, xã hội; những vấn đề chung, có ảnh hưởng rộng
khắp tới toàn bộ đời sống xã hội. Do đó, chúng trở thành một bộ phận hữu cơ
không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mọi cá nhân, là phương tiện
cung cấp thông tin, kiến thức và giải trí cho người dân.
Cũng giống như tư duy có “vỏ vật chất” của mình là ngôn ngữ, thông tin
mà các phương tiện truyền thông đại chúng đem lại có “vỏ vật chất” biểu hiện
trực tiếp là các dạng chữ viết, hình ảnh và âm thanh nói chung. Bản thân các
phương tiện thông tin đại chúng, căn cứ vào hình thức hoạt động, có bốn loại
chính là báo in, báo tiếng (đài phát thanh), báo hình (đài truyền hình) và mạng
điện tử. Mỗi loại hình lại mang những đặc điểm riêng, chuyển tải thông tin qua
những kênh, phương tiện khác nhau. Và những loại hình phương tiện đại chúng
xuất hiện sau thì càng có sự kết hợp của nhiều tính năng, hiệu ứng cũng như có
hiệu quả tác động đến người sử dụng nhiều hơn.
Như vậy, phương tiện thông tin đại chúng là một phương tiện truyền
thông rất gần gũi với cuộc sống của con người, lại có hiệu quả truyền đạt
thông tin cao. Những thông tin mà chúng mang lại thường có khả năng lan
truyền nhanh, rộng. Qua các phương tiện nghe, nhìn, sóng radio, sóng truyền
hình, những tờ báo, tạp chí hay qua internet, những vấn đề, sự kiện được đề cập
đến ít nhiều đều có tác động đến tâm lý người tiếp nhận thông tin. Không ai có
thể dửng dưng, thờ ơ trước những thông tin thu được, đặc biệt là những tin tức
thời sự “giật gân”, “nóng hổi”. Chính điều ấy đã bị các thế lực thù địch phản
động lợi dụng để tiến hành cuộc “chiến tranh tâm lý”, thực hiện “diễn biến hòa
bình” thông qua các phương tiện truyền thông.
Kể từ khi ra đời cho đến nay, mỗi một phương thức sản xuất tác phẩm


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status