Tiểu luận đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng – văn hoá - Pdf 41

1

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được
những thành tựu to lớn về kinh tế xã hội, làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của đất
nước.Với đường lối phát triển kinh tế phù hợp, đường lối đối ngoại mở cửa hội nhập
và giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội đã đưa đất nước ta phát triển vươn lên.
Trong những năm gần đây, vị thế của Việt Nam ngày càng lên cao trên trường quốc
tế. Chúng ta đã tổ chức thành công hội nghị APEC năm 2004; trở thành thành viên
của WTO năm 2006 và cuối năm 2007, Việt Nam là uỷ viên không thường trực của
Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
Tuy nhiên, trên con đường đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
chúng ta không chỉ có những thuận lợi mà còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tình
hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, luôn tiềm ẩn những nhân tố gây
mất ổn định. Hoà bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế chủ đạo nhưng vẫn còn đó
những nguy cơ tác động đến hoà bình, ổn định, chủ quyền của mỗi quốc gia dân tộc.
Từ khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ thì Việt Nam trở
thành trọng điểm chống phá của các thế lực thù địch. Trong những năm gần đây, chủ
nghĩa đế quốc đang tích cực thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”; trong đó, chúng
coi trọng hàng đầu “diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tư tưởng – văn hoá với những
thủ đoạn hết sức thâm độc, nguy hiểm. Chúng ra sức lợi dụng vấn đề “dân chủ, nhân
quyền, dân tộc, tôn giáo”;lợi dụng những sơ hở, yếu kém của một bộ phận tổ chức,
cán bộ, đảng viên để “khoét sâu”, “thổi phồng”; tăng cường những luận điệu xảo trá
nhằm xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước hòng làm
giảm lòng tin của nhân dân với Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa, phá hoại khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị - xã hội. Đặc biệt, nó đang diễn ra
trong điều kiện nước ta đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng nên tính
chất của nó càng trở lên phức tạp.
Thực tiễn đã chứng minh rằng, để giữ vững ổn định chính trị - xã hội, chúng ta
phải coi trọng công tác đấu tranh chống mọi hoạt động phá hoại của các thế lực thù

– 2001).
Ngoài ra, nội dung của đề tài còn sử các bài viết đăng trên Báo điện tử Đảng
Cộng sản Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí tư tưởng - văn hoá, tạp chí Lý Luận
và Thực Tiễn…
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích: Đề tài với mục đích bước đầu nghiên cứu, tìm hiểu về chiến
lược “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch trên thế giới hiện nay; nhận rõ bản
chất, đánh giá đúng thực trạng tình hình và đề ra những giải pháp đấu tranh chống âm
mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch đối với Việt Nam trên lĩnh vực tư tưởng – văn
hoá. Từ đó giúp cho bản thân nhận thức đúng, không mơ hồ mất cảnh giác và kiên
quyết bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ chế độ xã hội
chủ nghĩa.
3.2. Nhiệm vụ:
- Tìm hiểu, nghiên cứu sự hình thành và phát triển của “diễn biến hoà bình”.


3

- Xem xét, đánh giá những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch đối với
nước ta trên lĩnh vực văn hoá – tư tưởng.
- Đánh giá thực trạng cuộc đấu tranh làm thất bại “diễn biến hoà bình” trên lĩnh
vực tư tưởng – văn hoá của toàn Đảng, toàn dân ta.
- Nêu lên những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh chống “diễn
biến hoà bình” trên lĩnh vực tư tưởng – văn hoá.
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài.
Do thời gian và khả năng cho phép, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những nội
dung về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch đối với nước ta trên lĩnh vực tư
tưởng – văn hoá. Đồng thời nêu ra những giải nhằm nâng cao hiệu qủa cuộc đấu tranh
chống “diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tư tưởng – văn hoá.
5. Phương pháp nghiên cứu

nghĩa và xã hội chủ nghĩa diễn ra quyết liệt. chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch
dùng mọi âm mưu, thủ đoạn nhằm xoá bỏ chủ nghĩa xã hội và thiết lập một trật tự thế
giới mới do Mỹ điều khiển. Những ý tưởng ban đầu về “diễn biến hoà bình” được các
chuyên gia Mỹ soạn thảo ra từ cuối những năm 40 của thế kỷ XX, sau đó liên tục
được bổ sung. Có thể chia quá trình hình thành và phát trển của nó làm 2 giai đoạn sau:
+ Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 năm 1945 đến cuối những năm 70 của
thế kỷ XX:
Sau chiến tranh thế lần thứ hai, chủ nghĩa xã hội phát triển thành hệ thống các
nước xã hội chủ nghĩa, là chổ dựa vững chắc của phong trào đấu tranh vì hoà bình,
độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới. Sự phát triển của hệ
thống xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc đã làm thay đổi căn bản tình
hình sách lược lực lượng trên thế giới.Hệ thống chủ nghĩa xã hội phát triển rộng ở
Đông Âu, như: Ban Lan, Ru Ma Ni, An Ba Ni, Liên Xô. Châu Á như: Trung Quốc,
Việt Nam, Triều Tiên. Châu Mỹ có: Cu Ba.v.v.


5

Đế quốc Mĩ thực thi chiến lược toàn cầu "ngăn chặn" nhằm ngăn chặn Cộng
sản, làm suy yếu, thu hẹp ảnh hưởng của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa; với
chiến lược này, chúng sử dụng biện pháp quân sự là chủ yếu, nhưng cũng rất coi
trọng thủ đoạn "diễn biến hoà bình". Ngày 22/12/1946 người đại diện của Mĩ ở Liên
Xô đã trình lên chính phủ Mĩ kế hoạch chống Liên Xô toàn diện: bao vây quân sự,
phong toả kinh tế; lật đổ chính trị, có thể dùng vũ lực can thiệp. Kế hoạch đó gọi là
"ngăn chặn phi vũ trang" và được các học giả tư sản, tập đoàn thống trị Mĩ hoan
nghênh, bổ sung. Đalet, giám đốc CIA cho rằng "ngăn chặn và giải phóng" là phương
pháp hoà bình có nghĩa là: lấy uy hiếp quân sự làm hậu thuẩn để tập trung xâm nhập
về chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hoá đối với các nước xã hội chủ nghĩa, khiến các
nước này tan rã từ bên trong "rút ngắn tuổi thọ của chế độ cộng sản".
Những năm 60 của thế kỷ XX, Tổng thống Mĩ, Ken-Nơ-Đi đưa ra chiến lược

trọng yếu trong chiến lược toàn cầu. Chúng ta phải luôn luôn cảnh giác chuẩn bị mọi
điều kiện của đất nước, chủ động đánh bại chiến lược "diễn biến hoà bình " của chủ
nghĩa đế quốc.
1.3. Đặc trưng của “diễn biến hoà bình”
Chiến lược “Diễn biến hoà bình” có những đặc trưng cơ bản sau:
+ Là cuộc chiến tranh không có khói súng: các thế lực thù địch sử dụng các
biện pháp phi quân sự, phi vũ trang, bằng phương thức hoà bình, từng bước gây ảnh
hưởng có lợi nhằm chống phá, tiến tới xoá bỏ các nước xã hội chủ nghĩa và dập tắt
phong trào cách mạng thế giới.
+ Chủ yếu dùng lực lượng gián tiếp thông qua con người, lực lượng và phương
tiện của chính đối phương. Đồng thời khi cần thiết mới dùng sức mạnh quân sự còn
chủ yếu sử dụng ngoại giao, kinh tế, văn hoá – tư tưởng làm thay đổi chế độ chính trị.
+ Tác động bên ngoài tạo sự chuyển hoá diễn biến từ bên trong, với sự hỗ trợ
tích cực từ bên ngoài để đánh phá từ trong nội bộ đối phương làm cho đối phương mơ
hồ, mất cảnh giác, làm cho đối phương tự suy yếu, nhanh chóng sụp đổ. “Diễn biến
hoà bình” mang tính chất toàn cầu triển khai trên quy mô lớn và rộng khắp; tiến hành
“gặm nhấm” có trọng tâm, trọng điểm.
+ Chúng tạo dựng ngọn cờ tập hợp ngay trong lòng các nước xã hội chủ nghĩa
bằng cách mua chuộc, lôi kéo, dụ dỗ những người có chức vụ cao, các văn nghệ sĩ trí
thức có uy tín, những người có tư tưởng dao động, bất mãn với chế độ.
1.4. Mục tiêu, nội dung chủ yếu của “diễn biến hoà bình”
Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch dùng mọi âm mưu, thủ đoạn để thực
hiện chiến lược “diễn biến hoà bình” với mục tiêu là chống phá, tiến tới xoá bỏ chủ
nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, làm thay đổi chế độ của các nước xã hội chủ
nghĩa và các nước có khuynh hướng phát triển phi tư bản chủ nghĩa, đưa các nước
này theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa.
Nội dung cốt lõi chiến lược “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch ở
Việt Nam là sự tác động toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, cả hạ
tầng cơ sở và kiến trúc thượng tầng, nhằm tạo ra sự “tự diễn biến” từ bên trong để
chuyển biến chế độ, xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xoá bỏ chủ nghĩa xã hội

Nam xã hội chủ nghĩa. Chính trong điều kiện lịch sử đó, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
được bồi đắp và phát triển lên tầm cao mới, từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống lên chủ
nghĩa yêu nước Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.
Hiện nay và trong những thập kỷ tới, các thế lực thù địch chọn Việt Nam là
một trọng điểm chống phá; chúng dùng mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình”
để chống phá, tiến tới xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xoá bỏ
hoàn toàn chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
- VN ở vị trí chiến lược quan trọng và luôn kiên định lý tưởng độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Việt Nam là ngọn cờ đấu tranh cho độc lập dân tộc,
đang kiên quyết nhất trong việc chống chủ nghĩa đế quốc xâm lược.
- Việt Nam có một Đảng Cộng sản lãnh đạo và giàu truyền thống, có đội ngũ
đảng viên kế cận vững vàng. Đảng Cộng sản Việt Nam nắm rất chắc ngọn cờ dân tộc.
Như lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói : "Nước Việt Nam là một, Dân tộc Việt
Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay


8

đổi. Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam vững vàng và tiến lên. Lòng tin của nhân dân vào
Đảng và chủ nghĩa xã hội ngày càng được cũng cố.
- Nếu xoá bỏ được chủ nghĩa xã hội Việt Nam, sẽ có nhiều thuận lợi xoá bỏ
chủ nghĩa xã hội ở các nước còn lại, uy hiếp độc lập dân tộc của các nước.
- Cuối cùng, do Mỹ đã thua Việt Nam trên chiến tranh, bây giờ phải thắng
trong hoà bình, đã thua trên chiến trường; chừng nào chưa xoá bỏ được chủ nghĩa xã
hội thì Mỹ vẫn cho đó là chưa hoàn thành được nhiệm vụ trong đấu tranh ý thức hệ.
Vì thế, trong điều kiện hiện nay, chúng ta phải luôn nâng cao cảnh giác và nỗ
lực trong đấu tranh phòng chống các quan điểm, tư tưởng sai trái, phản động, nhận rõ
âm mưu chống lại sự lãnh đạo của Đảng,con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của “diễn
biến hoà bình”,đặc biệt trên lĩnh vực tư tưởng – văn hoá. Đây là vấn đề có ảnh hưởng
đến sự tồn vong của chế độ.

những âm mưu trên, chúng đã tiến hành những thủ đoạn chống phá Việt Nam trên
lĩnh vực tư tưởng – văn hoá như sau:
2.2.1. Tiến công vào nền tảng tư tưởng, cương lĩnh của Đảng, hiến pháp và
chính sách Nhà nước.
Các thế lực thù địch lợi dụng các diễn đàn hội thảo để tuyên truyền các quan
điểm dân chủ tư sản, các khuynh hướng cơ hội chính trị: chúng phủ nhận thành quả
cách mạng, phủ nhận lịch sử đấu tranh của Đảng và dân tộc ta, đòi từ bỏ mục tiêu xã
hội chủ nghĩa để lùi về giai đoạn dân chủ nhân dân, bôi nhọ chủ nghĩa xã hội hiện
thực, ra sức ca ngợi và công khai hô hào đi theo con đường tư bản chủ nghĩa…
Chúng sử dụng một số phần tử bất mãn, dao động lên tiếng đòi bác bỏ toàn bộ chủ
nghĩa Mác-Lênin, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh. Chúng đòi Đảng ta từ bỏ quyền
lãnh đạo, đòi từ bỏ điều 4 của hiến pháp; đòi tự do dân chủ vô độ, tố cáo ta vi phạm
nhân quyền, đàn áp tư tưởng những người khác chính kiến… Chúng lợi dụng những
thời điểm Đảng chuẩn bị Đại hội để biên soạn và phát tán tài liệu chống phá Đảng và
Nhà nước ta…
Hiện nay, chúng đang lớn tiếng rêu rao rằng chủ nghĩa Mác-Lênin đã “lỗi
thời”, chủ nghĩa xã hội hiện thực là “quái thai” của lịch sử; con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội là con đường “phi lịch sử” không có cơ sở hiện thực. Dựa vào sự sụp đổ
của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, chúng cho rằng : Chủ nghĩa xã hội đã
hết sức sống, Đảng cộng sản đã bất lực không còn nắm được vai trò lãnh đạo xã
hội… và khuyên chúng ta nên từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa, từ bỏ chủ nghĩa
Mác-Lênin để đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Bởi vì, chúng cho rằng thực tế
chưa có một nước nào quá độ lên chủ nghĩa hội không qua giai đoạn phát triển tư bản
chủ nghĩa thành công. Mục tiêu chống phá về tư tưởng của chúng là gây sự hỗn loạn
về lý luận, tư tưởng, tạo ra sự “mơ hồ về chính trị”, “khoảng trống về tư tưởng”, tạo
ra sự nghi ngờ gây hoang mang trong quần chúng, làm cho quần chúng mất niềm tin
vào vai trò lãnh của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Chúng lợi dụng vào những sai lầm của Đảng Cộng sản trong quá trình vận
dụng và phát triển học thuyết Mác-Lênin để bới móc, xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử.

luật cán bộ hoặc thay đổi cán bộ lãnh đạo để gây mâu thuẫn, chia rẽ bè phái trong
Đảng với nhân dân. Thủ đoạn này của các thế lực thù địch là vô cùng nguy hiểm
hòng tạo ra sự rạn nứt từ bên trong, làm suy yếu từ nội bộ Đảng để dễ bề chống phá.
Với kỷ luật tự giác nghiêm minh, Đảng ta luân khẳng định phê bình và tự phê bình là
quy luật phát triển của Đảng. Phê bình và xử lý kỷ luật Đảng viên là để duy trì sức
mạnh đoàn kết trong Đảng. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc, đồng thời là tình cảm
cách mạng trong sáng, vượt lên trên tình cảm cá nhân, vì lợi ích của Đảng. Do đó, ta
phải đập tan âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng đấu tranh phê bình trong Đảng
hòng chia rẽ Đảng, phát huy hơn nữa sức mạnh đoàn kết trong Đảng, đấu tranh phê
bình và tự phê bình có lý có tình.
2.2.3. Tiến công vào tính Đảng, tính cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Với luận điểm: khoa học phi giai cấp, phi chính trị, các thế lực thù địch cho
rằng khoa học đứng ngoài chính trị và đã nói đến cách mạng tức là không còn khoa
học,… nhìn nhận những vấn đề lịch sử, các thế lực thù địch đòi trả lại cho lịch sử sự
chân thực nhưng thực tế chúng luôn bới móc, xuyên tạc lịch sử. Lịch sử là một quá


11

trìn diễn ra vô cùng phức tạp với vô vàn tư liệu và nhân chứng, nếu không đứng trên
quan điểm giai cấp để nhìn nhân lịch sử sẽ không thể có cách nhìn khoa học.
Luận điệu xuyên tạc lịch sử của các thế lực thù địch thực chất là sự phơi bày “
đống rác cũ” của lịch sử, chúng đem những gì không cần thiết của lịch sử nhưng lại
coi nó thực sự cần thiết đối với để xuyên tạc phục vụ âm mưu “diễn biến hoà bình”.
Đây là thủ đoạn cực kỳ thâm độc và xảo quyệt. Bởi vì nó tuyên truyền cho tư tưởng
về một khoa học “thuần tuý”, phát hiện và lợi dụng sự tìm tòi khám phá khoa học để
phục vụ mưu đồ chính trị, hòng chống Đảng, chống Nhà nước. Chúng ta thấy rằng,
muốn tìm hiểu sự ra đời của học thuyết Mác thì phải hiểu không chỉ lịch sử hình
thành mà còn phải nắm vững lý luận mác-xít, xuyên qua những sự kiện lịch sử cụ thể
để tổng kết lịch sử đúc rút bài học kinh nghiệm, góp phần cải tạo hiện thực và định

là tù nhân chính trị, còn đàn áp tự do tôn giáo, đàn áp người Thượng biểu tình ở Tây
Nguyên, phá rối sóng đài Châu Á tự do…
Vừa qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra bản thúc trình thường niên về tình hình
nhân quyền tại các nước trên thế giới năm 2006. Bản phúc trình đề cập đến vấn đề
thực thi nhân quyền cũng như những hạn chế của nó tại 196 quốc gia. Đánh giá chung
về tình hình nhân quyền ở Việt Nam năm 2006, bản phúc trình đưa ra nhận định mơ
hồ, vô căn cứ: “Thành tích nhân quyền của Chính phủ Việt Nam vẫn chưa đạt yêu
cầu”. Rằng: “vẫn có việc bắt giữ người vì hoạt động chính trị và đánh đập các nghi
phạm”. Ngài Đại sứ Mỹ tại Việt Nam M. Mơ-rin lên tiếng kêu gọi Nhà nước ta cởi
mở hệ thống chính trị độc đảng và trả tự do cho những người bất đồng chính kiến,
trong đó có linh mục Công giáo Nguyễn Văn Lý? Ông ta còn lên giọng kẻ cả rằng:
“Vì sự hội nhập quốc tế và phát triển sâu rộng hơn của Việt Nam, Chính phủ Việt
Nam cần trả tự do cho những người này và các cá nhân khác ngay…”. Tiếp đó, uỷ ban
tự do Tôn giáo quốc tế của Mỹ khuyến nghị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ C. Rai-xơ
đưa Việt Nam trở lại danh sách “những quốc gia đặc biệt quan tâm về tôn giáo”(CPC).
Đó là những đòi hỏi vô cùng ngang ngược và phi lý!
Chúng đã lợi dụng các quyền tự do, dân chủ để nhen nhóm tổ chức ra các đảng
phái; thảo luận ra các “tuyên ngôn”, “điều lệ”, “cương lĩnh” và đề ra những hình thức,
phương pháp hoạt động, hòng phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thủ tiêu vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chống phá Nhà nước, chế độ, gây mất ổn định an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đó là bộ mặt thật của những cái gọi là “những tổ cức
đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam” và nó cũng là những hoạt động vi
phạm pháp luật. Việc chúng ta xét xử nghiêm minh những người vi phạm pháp luật là
việc làm bình thường, theo đúng quy định của pháp luật Nhà nước Việt Nam và phù
hợp với luật pháp quốc tế.
2.2.5. Kích động gây rối, bạo động, xây dựng “ngọn cờ” từ bên trong.
Một số thế lực thù địch ở nước ngoài tìm mọi cách tiếp tay, kích động những
phần tử chống phá cách mạng Việt Nam, chống phá Nhà nước và chế độ ta. Khi
chúng ta vạch mặt, bóc trần bản chất của chúng và đem ra xử lý theo pháp luật thì
Các tổ chức phản động người chúng kêu la, hò hét rằng: Nhà nước ta vi phạm

đạo cấp cao của Đảng… Những luận điệu của chúng không có gì mới, nhưng nó được
tung ra, truyền bá vào lúc này là hết sức độc hại, nguy hiểm; chí ít nó cũng gieo rắc
hoài nghi, xói mòn niềm tin của nhân dân, gây phân tâm, nghi ngờ nội bộ. Không
phải không có những cơ sở xã hội nhất định để làm nảy sinh hoạc tiếp nhận những
quan điểm, tư tưởng sai trái đó.
2.2.6. Tăng cường luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc
Các trung tâm phá hoại ở nước ngoài tăng cường các hoạt động truyền thông
đại chúng để tuyên truyền, xuyên tạc, kích đôngj chống phá Đảng và nhà nước ta.
Chúng sử dụng 56 đài phát thanh và truyền hình có chương trình Việt ngữ, 600 tờ báo
và tạp chí tiếng Việt, 74 nhà xuất bản để tuyểntuyền chống phá Việt Nam. Chỉ tính
riêng năm 2001 ta đã phát hiện 3476 tài liệu chiến tranh tâm lý, 43.160 thư ân xá
quốc tế chuyển vào Việt Nam, sử dụng internet và sẵn sàng mở khoá cho các đối
tượng để truy cập những thông tin sai lệch do chúng đưa lên. Chúng còn dùng điện
thoại trự tiếp phỏng vấn, kích động, tâng bốc một số người có quan điểm sai trái. Ta
đã phát hiện một số người Việt Nam cung cấp tin tức hoặc viết bài cho nước ngoài có
nội dung xuyên tạc, bôi nhọ tình hình đất nước.


14

Hệ thống phát thanh, truyền hình ở nước ngoài của Mỹ và Tây Âu ngày đêm
truyền bá tư tưởng phương Tây, khống chế trực tiếp về hình thái ý thức toàn cầu. Lịch
sử sẽ không bao giờ quên bài học về sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ
nghĩa Đông Âu trước đây. Sự đổ vỡ của hệ thống xã hội chủ nghĩa cuối thế kỷ XX do
nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chắc chắn có sự góp công quan trọng của thứ
vũ khí cực kỳ nguy hiểm là “chiến tranh tâm lý” kéo dài suốt thời kỳ “chiến tranh
lạnh”. Không sai khi cho rằng “chiến tranh tâm lý” đã đạp đổ bức tường Béc-lin, điều
mà sức mạnh của cả hệ thống quân sự khổng lồ của phương Tây đã không làm vỡ nổi
một viên gạch. Hiện nay đài Châu Á tự do vẫn chĩa vào các nước xã hội chủ nghĩa
còn lại, ra rả suốt ngày suốt đêm không nhằm gì khác ngoài mục đích xuyên tạc sự


Chúng ta đã nhận thức và đấu tranh với thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi
dụng sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Đông Âu và Liên Xô cho rằng: đó là
sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Chúng đồng nhất sự sụp đổ
của một bộ phận của chủ nghĩa xã hội hiện thực với sự sụp đổ của cả học thuyết dẫn
đường là chủ nghĩa Mác-Lênin. từ đó phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản,
phủ nhận sự tồn tại của hình thái kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa. Nhưng, thực tiễn
đã chỉ ra lịch sử diễn ra không chỉ toàn những con đường trơn tru và thẳng tắp; cái
mới, cái tiến bộ ra đời khó tránh khỏi những thất bại tạm thời, cục bộ trên con đường
hoàn thiện. Trong khi đó, sự ra đời của một hình thái kinh tế xã hội chưa từng có
trong lịch sử là xã hội chủ nghĩa thì sự tồn tại của những khúc quanh là điều dễ hiểu;
và chính sự thất bại của mô hình chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn, chưa khoa học ở
Liên Xô, Đông Âu chỉ là khúc quanh của sự trưởng thành, phát triển của lịch sử xã
hội loài người.
Chúng biết rất rõ Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng kiểu mới của giai cấp công
nhân Việt nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập là nguồn gốc của mọi thắng lợi của
cách mạng Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua. Với đường lối đúng đắn và bằng những tấm
gương hy sinh cao cả của hàng vạn đảng viên. Đảng ta đã chiếm được niềm tin của
đông đảo các tầng lớp nhân dân và cả dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam vững mạnh,
uy tín của Đảng cao trong quần chúng thì không một thế lực nào có thể làm cách
mạng Việt Nam đi chệch khỏi con đường mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí minh làm
nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng. Chúng nhận thức rõ,
nếu không loại bỏ sự lãnh của Đảng Cộng sản Việt Nam thì không thể xoá bỏ những
ảnh hưởng sâu rộng của Đảng đã bám rễ vào xã hội Việt Nam và ngược lại, nếu
không tuyên truyền xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thì không
phá hoại được Đảng Cộng sản. Vì vậy, chúng ra sức đả kích vào sự lãnh đạo của Đảng
với mưu đồ loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xã hội là một trong những mục
tiêu quan trọng hành đầu của chiến lược “diễn biến hoà bình” chống phá ta về tư
tưởng.

nước ta. Đúng là, khi chuyển đổi sang nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa các
thành phần kinh tế tự do cạnh tranh phát triển theo quy luật và theo quy định của
pháp luật. Nhưng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nếu kinh
tế nhà nước không giữ vai trò chủ đạo thì nền kinh tế sẽ vận động theo hướng khác,
chứ không thể phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa nữa. Trong điều kiện đất
nước tham gia hội nhập kinh tế thế giới nếu không có kinh tế Nhà nước đủ mạnh,
điều tiết, hỗ trợ thì các thàmh phần kinh tế khác khó có thể vươn lên trong hợp tác
cạnh tranh với các đối tác nước ngoài. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa có nhiều thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước nhất thiết phải nắm giữ
vai trò chủ đạo ở những lĩnh vực then chốt, có ý nghĩa quyết định nhất. Không một
đất nước nào có thể buông lỏng vai trò của kinh tế nhà nước, vì nó là cơ sở trực tiếp
của chế độ xã hội và nó luôn thể hiện sự định hướng, sự hỗ trợ và điều tiết đối với
toàn bộ nền kinh tế. Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, Đảng và nhà nước ta luôn luôn khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi
để mọi thành phần kinh tế bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh cùng phát triển trên mọi
lĩnh vực, mọi địa bàn, mọi điều kiện. Nhà nước ta đã đầu tư phát triển kinh tế, tạo
công ăn việc làm cho nhân dân ở các địa bàn biên giới, hải đảo là những nơi có ý
nghĩa chiến lược về quốc phòng – an ninh, bảo vệ độc lập, chủ quyền đất nước.
Không những thế, khu vực kinh tế nhà nước cũng là lực lượng chủ lực bảo đảm cho
nền kinh tế đất nước ổn định trước các biến đổi mạnh mẽ, bất thường về tài chính, giá


17

cả; khu vực này là lực lượng chủ yếu trong khắc phục thiên tai, cứu nạn cứu hộ,… Rõ
ràng, với khả năng của mình, kinh tế nhà nước có vai trò quyết định trong giữ vững
định hướng xã hội chủ nghĩa; là chỗ dựa đắc lực cho công cuộc xã hội chủ nghĩa và
bảo vệ tổ quốc cũng như hội nhập kinh tế quốc tế. Những thành tựu về tốc độ phát
triển kinh tế nhanh và ổn định của nền kinh tế nước ta trong những năm qua là minh
chứng sinh động.

cao mới. Trách nhiệm của chúng ta là phải giáo dục thế hệ trẻ phát huy truyền thống


18

yêu nước, anh hùng trong chiến đấu và xây dựng, nhân nghĩa thương yêu đùm bọc lẫn
nhau trong cuộc sống; không ngừng chăm lo giáo dục ý thức chính trị, phẩm chất đạo
đức cách mạng cho thanh niên, tạo công ăn việc làm, lôi cuốn họ đóng góp sức mình
vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đó chính là những biện pháp hữu hiệu
nhằm ngăn chặn có hiệu quả ảnh hưởng tiêu cực của các luận điệu tuyển truyền của
các thế lực thù địch đến thế hệ trẻ, xây dựng những người kế tục sự nghiệp của cha
ông, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước.
Có thể khẳng định, cuộc đấu tranh tư tưởng trong tình hình hiện nay với mục
tiêu chung là: kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kế thừa và
phát huy truyền thống và bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa thế giới; bảo vệ lý tưởng
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; bảo vệ sự lãnh đạo của Đảng, bảo vệ nhà nước,
bảo vệ chế độ, bảo vệ mọi thành quả cách mạng đã giành được, làm thất bại âm mưu
phá hoại của các thế lực thù địch. Ta phải thấy rằng âm mưu của các thế lực thù địch
rất thâm độc, tham vọng rất lớn nhưng chúng có thực hiện được hay không còn tùy
thuộc vào ta. Điều cơ bản là ta tuyệt nhiên không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.
Tuy nhiên, công tác đấu tranh tư tưởng trong tình hình hiện nay của ta còn gặp
không ít khó khăn. Đó là, công tác xây dựng Đảng chưa chuyển biến cơ bản; bệnh cơ
hội, thực dụng, thiếu trung thực có chiều hướng gia tăng; sự suy thoái, biến chất của
một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên vẫn rất nghiêm trọng; chưa tạo được sự
chuyển biến cơ bản ngăn chặn và đẩy lùi được tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí; dân
chủ trong Đảng còn hạn chế; kỷ cương, kỷ luật không nghiêm, tình trạng mất đoàn
kết ở một số cấp uỷ, tổ chức đảng chưa được giải quyết dứt điểm. Một bộ phận không
nhỏ cán bộ, đảng viên tính chiến đấu, tinh thần bảo vệ quan điểm, đường lối, chính
sách của Đảng còn yếu, có biểu hiện thờ ơ, giảm sút lòng tin, phai nhạt lý tưởng; một
số ít có biểu hiện bất mãn, mất lòng tin, thậm chí chống đối, nói và làm sai với quan

Xu thế phát triển đi lên với quyết tâm và khả năng bứt phá mạnh mẽ sẽ tạo ra niềm
tin, niềm tự hào và phấn khởi trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, góp phần tăng
cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố niềm tin vào định hướng xã
hội chủ nghĩa và sự lãnh đạo của Đảng. Mặc dù vậy, trong quá trình phát triển đi lên,
trên lĩnh vực tư tưởng – văn hoá cũng sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp mới
nảy sinh trước yêu cầu phát triển cũng như những tác động ngày càng quyết liệt của
âm mưu “diễn biến hoà bình”.
Thứ nhất, quá trình hội nhập và những khoảng cách nhất định giữa quốc gia và
quốc tế, giữa các vùng miền, giữa các giai tầng trong xã hội sẽ được các thế lực thù
địch và các phần tử cơ hội chính trị lợi dụng và khoét sâu nhằm phục vụ cho các mưu
đồ chống phá của chúng, đặc biệt là tác động tiêu cực vào tình hình tư tưởng và tâm
trạng xã hội.
Thứ hai, vai trò của mạng thông tin toàn cầu, cùng với công nghệ mới đối với
đời sống xã hội và những bất cập trong quản mạng, quản lý văn hoá sẽ được các thế
lực thù địch tiếp tục lợi dụng một cách triệt để nhằm chống phá cách mạng Việt Nam,
đặc biệt là trên lĩnh vực tư tưởng – văn hoá.
Thứ ba, cơ chế thị trường một mặt làm cho mỗi con người trong xã hội tích
cực, năng động, nhạy bén hơn; một mặt nó cũng kích thích chủ nghĩa cá nhân, tư
tưởng thực dụng nảy nở phát triển, mà đặc điểm nổi bật của nó là chỉ quan tâm đến
lợi ích vật chất đơn thuần, coi nhẹ giá trị tinh thần, lợi ích cơ bản, lâu dài.
Thứ tư, trong những điều kiện cụ thể về tình hình kinh tế - xã hội hiện nay của
nước ta, việc xử lý những vấn đề xã hội nói chung và những vấn đề cụ thể về tôn giáo
nói riêng gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Trong khi đó, những âm mưu lợi dụng các
vấn đề tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền sẽ được các thế lực thù địch tiến hành
một cách ráo riết và quyết liệt hơn. Những âm mưu chống phá đó cộng với những hạn
chế, yếu kém cụ thể trong quá trình phát triển chắc chắn sẽ tác động phức tạp đến lĩnh
vực văn hoá – tư tưởng.
3.2. Giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả đấu tranh chống âm mưu, thủ
đoạn “diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tư tưởng – văn hoá.


quan điểm tư tưởng phản động, sai trái; củng cố vững chắc trận địa văn hoá – tư
tưởng của Đảng mà nền tảng là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, làm
rõ con Đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Các cơ quan nghiên cứu lý luận,
các trường Đảng, trường chính trị, các trung tâm công tác tư tưởng cần đưa nội dung
đấu tranh tư tưởng chống “diễn biến hoà bình” vào chương trình, nội dung bài giảng.
3.2.4. Củng cố và tăng cường sự nhất trí tư tưởng trong Đảng, sự thống nhất về
chính trị và tinh thần trong nhân dân, làm cho toàn Đảng toàn dân vững tin ở tương
lai, giữ vững trận địa tư tưởng xã hội chủ nghĩa.
Tăng cường giáo dục bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, đề cao cảnh giác đối với
các thủ đoạn của kẻ thù, chủ động phòng ngừa đồng thời nêu cao tính chiến đấu, tinh


22

thần cách mạng tiến công, kịp thời phản kích, đấu tranh vô hiệu hoá các luận điệu,
các hoạt động phá hoại tư tưởng của kẻ thù.
Tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng, đạo đức công dân trong Đảng và
trong xã hội; đẩy mạnh tổ chức rộng khắp, có chiều sâu, thiết thực và hiệu quả cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị 06 của
Bộ Chính trị; gắn nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng và cuộc đấu tranh phòng,
chống tham nhũng, lãng phí, chống suy thoái về tư tưởng, chính trị đạo đức, lối sống
của cán bộ, đảng viên. Làm cho Đảng ngày càng trong sạch vững mạnh, tăng cường
sự thống nhất trong Đảng, nâng cao tính chiến đấu của Đảng, đẩy lùi bốn nguy cơ,
trong đó có “diễn biến hoà bình”. Đồng thời tiếp tục thực hiện có hiệu quả nghị quyết
Trung ương về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc. Đồng thời đấu trânh bài trừ các nọc độc văn hoá phản động, những biểu hiện
lai căng, đời sống đồi bại, buông thả, nhất là trong lớp trẻ.
3.2.5. Nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng theo hướng:
- Thông tin đầy đủ kịp thời theo đúng định hướng và giữ nghiêm kỷ luật thông tin.
- Thông qua các hình thức tuyên truyền miệng, báo cáo chuyên đề , báo chí…

nội bộ, giữ vững nguyên tắc đồng thời kiên trì thuyết phục, chân thành giúp đỡ những
người có quan điểm sai trái. Động viên những người tích cực trong giới trí thức, văn
nghệ sĩ tham gia cuộc đấu tranh này.
3.2.6. Thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết, chính sách tôn giáo và chính sách
dân tộc của Đảng và Nhà nước nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng
thời đánh bại mọi âm mưu lợi dụng tôn giáo, dân tộc để chống phá hoại công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta. Trong cuộc đấu tranh chống “diễn biến hoà bình”,
sức mạnh của nhân dân ta có ý nghĩa quyết định. Phát huy vai trò và đổi mới phương
thức hoạt động của các tổ chức quần chúng, xây dựng lực lượng nòng cốt, động viên
và tổ chức nhân dân tham gia tích cực cuộc đấu tranh này.


24

C. KẾT LUẬN
Nhìn lại chặng đường phát triển đất nước qua hơn 20 năm đổi mới, toàn Đảng,
toàn dân có quyền tự hào khẳng định rằng những thành tựu về kinh tế xã hội, an ninh
quốc phòng, đối ngoại, xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn
kết toàn dân tộc mà chúng ta đạt được thực sự là to lớn và có ý nghĩa lịch sử cả về lý
luận và thực tiễn. Những thành tựu đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta, trên nền
tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là hoàn toàn đúng đắn và sáng
tạo; chứng tỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của cách mạng nước ta là phù hợp hoàn
cảnh thực tế Việt Nam và thích ứng xu hướng thời đại.
Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá; chủ động hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế quốc tế tạo ra những cơ hội
thuận lợi để phát triển đất nước. Bên cạnh những cơ hội mới của quá trình hội nhập,
chúng ta đang đứng trước những nguy cơ, thách thức to lớn. Các thế lực thù địch với
dã tâm của mình ra sức dùng những thủ đoạn “diễn biến hoà bình” cực kỳ nham
hiểm, thâm độc để chống phá công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; trọng tâm là
trên lĩnh vực tư tưởng – văn hoá, bởi chúng coi đây là khâu mũi nhọn, là mũi đột phá.

cuộc đấu tranh phòng chống “diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tư tưởng – văn hoá.
Hơn lúc nào hết các cán bộ tư tưởng chuyên trách của Đảng phải ra sức học tập lý
luận chính trị và nghiệp vụ, rèn luyện bản lĩnh và đạo đức cách mạng, mài sắc vũ khí
tư tưởng và phát huy sức mạnh tổng hợp của đội ngũ công tác tư tưởng, giữ vững ổn
định chính trị, góp phần đưa sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa; sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi vì mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status