THỰC TRẠNG và một số yếu tố LIÊN QUAN đến KIẾN THỨC về DINH DƯỠNG của các bà mẹ SAU SINH tại BỆNH VIỆN PHỤ sản hải PHÒNG, năm 2016 - Pdf 35

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG
---o0o---

NGUYỄN THỊ THIÊN THƯ

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
KIẾN THỨC VỀ DINH DƯỠNG CỦA CÁC BÀ MẸ SAU SINH
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HẢI PHÒNG, NĂM 2016

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG

HẢI PHÒNG – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG
---o0o---

NGUYỄN THỊ THIÊN THƯ

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
KIẾN THỨC VỀ DINH DƯỠNG CỦA CÁC BÀ MẸ SAU SINH
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HẢI PHÒNG, NĂM 2016


Nguyễn Thị Thiên Thư


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Nguyễn Thị Thiên Thư
Sinh viên lớp: CNĐDCQK8 – Trường Đại học Y Dược Hải Phòng.
Trong thời gian năm 2016, tôi đã nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và một
số yếu tố liên quan đến kiến thức về dinh dưỡng của bà mẹ sau sinh tại bệnh
viện Phụ sản Hải Phòng năm 2016”.
Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu do tôi trực
tiếp thực hiện.
Hải Phòng, ngày tháng

năm 2016.

Sinh viên

Nguyễn Thị Thiên Thư


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CED

Thiếu năng lượng trường diễn

FAO

Tổ chức nông nghiệp và thực phẩm của Liên hợp quốc


Tổ chức Y tế Thế giới


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 3
1.1. Đại cương về dinh dưỡng ....................................................................... 3
1.2. Tầm quan trọng của dinh dưỡng bà mẹ sau sinh ................................... 4
1.3. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của bà mẹ thời kì sau sinh ............... 5
1.4. Thực trạng dinh dưỡng của bà mẹ thời kì sau sinh trên thế giới và ở
Việt Nam. .................................................................................................... 15
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 17
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu .......................................... 17
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 17
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ............................................................................... 22
3.1. Một số đặc điểm chung của các bà mẹ sinh con tại bệnh viện Phụ sản
Hải Phòng năm 2016 trong thời gian nghiên cứu. ...................................... 22
3.2. Thực trạng kiến thức về dinh dưỡng của bà mẹ sau sinh tại bệnh viện
Phụ sản Hải Phòng năm 2016. .................................................................... 25
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về dinh dưỡng của các bà mẹ
sau sinh tại bệnh viện Phụ sản Hải Phòng năm 2016 ................................. 30
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 34
4.1. Đặc điểm chung của các bà mẹ sau sinh tại bệnh viện Phụ sản Hải
Phòng năm 2016 .......................................................................................... 34
4.2. Thực trạng kiến thức về dinh dưỡng của các bà mẹ sau sinh tại bệnh
viên Phụ sản Hải Phòng năm 2016. ............................................................ 35
4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về dinh dưỡng của các bà mẹ
sau sinh tại bệnh viện Phụ sản Hải Phòng, năm 2016. ............................... 38
KẾT LUẬN .................................................................................................... 42
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 44


-1-

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị (NCDDKN) theo y văn và dinh
dưỡng học Quốc tế được định nghĩa là: Mức tiêu thụ năng lượng và các chất
dinh dưỡng được coi là đủ để duy trì sức khỏe và sự sống của mọi cá thể bình
thường trong một quần thể dân cư [32].
Khi cuộc sống còn khó khăn, con người chỉ lo kiếm đủ ăn mà chưa
quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng. Ngày nay, khi điều kiện kinh tế phát triển
thì nhu cầu về dinh dưỡng đã thay đổi từ trong nhận thức và thái độ nhìn nhận
về bữa ăn hằng ngày của mỗi người dân, song lại chưa biết cách cân bằng các
yếu tố dinh dưỡng sao cho hợp lý dẫn đến tình trạng thừa cân mà vẫn thiếu
các yếu tố vi chất.
Việt Nam hiện nay đã thành công trong công cuộc đổi mới, đưa đất
nước thoát khỏi nhóm nước nghèo, và vấn đề dinh dưỡng cũng từ đó mà ngày
càng được quan tâm hơn cho các đối tượng như: trẻ sơ sinh, người già, phụ nữ
trong thời kì mang thai, người mới ốm dậy,… và đối tượng phụ nữ sau sinh
cũng là một đối tượng cần được quan tâm đặc biệt.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng tỷ suất sinh sơ bộ năm 2014
là 2,09 con/phụ nữ [1], tương đương khoảng 1,6 triệu trẻ em được sinh ra
hàng năm, tức là có xấp xỉ con số đó phụ nữ trong giai đoạn sau sinh. Sau
sinh sự tiêu hao sức khỏe và năng lượng cho cuộc đẻ là rất lớn, là thời kì hồi
phục về cấu tạo và chức năng của các cơ quan sinh sản, với thời gian là 42
ngày, thời gian để sản phụ hồi phục và có khả năng lao động được là 4 – 6
tháng [3]. Vì vậy, cần phải thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lí như thế nào để
vừa đảm bảo sức khỏe cho mẹ và chất lượng nguồn sữa cho bé. Đã có nhiều
công trình nghiên cứu về phụ nữ giai đoạn sau sinh nhưng còn tập chung chủ
yếu ở các vấn đề về hậu sản, cách chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, các biện pháp


Ăn uống là một trong những nhu cầu quan trọng nhất của con người. Cơ
thể con người cần sử dụng thức ăn để duy trì sự sống, tăng trưởng, thực hiện
các chức phận bình thường của các cơ quan, các mô trong cơ thể và đảm bảo
tạo ra năng lượng cho lao động, các hoạt động khác của con người. Ăn uống
không chỉ đáp ứng nhu cầu cần thiết của cơ thể mà còn giúp duy trì, nâng cao
sức khỏe và tăng tuổi thọ. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã chứng minh ăn uống
còn có mối liên quan chặt chẽ đến sức khỏe và bệnh tật. Nếu ăn uống không
hợp lý, không đảm bảo vệ sinh thì cơ thể con người sẽ phát triển kém, không
khỏe mạnh và dễ mắc bệnh tật [4].
Các giai đoạn phát triển của con người từ khi còn là bào thai trong bụng
mẹ, sinh ra, lớn lên và trưởng thành cho đến tuổi già đều chịu ảnh hưởng hoặc
mắc bệnh bởi chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Điều này không chỉ ảnh
hưởng đến cuộc đời của một con người mà còn để lại hậu quả cho thế hệ mai
sau. Người phụ nữ khi mang thai nếu thiếu dinh dưỡng, tăng cân ít có nguy cơ
sinh ra đứa trẻ có cân nặng sơ sinh thấp, vòng đầu và chiều dài cơ thể thấp
hơn. Những đứa trẻ này có nguy cơ tử vong cao hơn, khi trưởng thành cũng
có nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, phát triển trí tuệ kém… Đối với trẻ sơ
sinh và trẻ nhỏ, sữa mẹ không những là nguồn đạm và các vi chất quan trọng
mà còn là nguồn năng lượng quý giá đáp ứng đủ cho nhu cầu của trẻ trong
vòng 4 – 6 tháng đầu [4].
Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể gồm 2 nhóm: Các chất sinh
năng lượng bao gồm đạm (protid), chất béo (lipid), các chất đường bột


-4-

(glucid); các chất không sinh năng lượng bao gồm các vitamin, chất khoáng
và nước [12].
1.2. Tầm quan trọng của dinh dưỡng bà mẹ sau sinh
Trong thời gian chuyển dạ và thực hiện cuộc đẻ, bà mẹ đã tốn rất nhiều

Theo NCDDKN cho người Đông Nam Á (SEA – RDA 2005): Để cung
được 100 ml sữa, khẩu phần ăn của mẹ cần tăng khoảng 80 – 95 kcal. Do đó
nhu cầu năng lượng của bà mẹ thời kì sau sinh cần tăng thêm [32].
Nếu các bà mẹ khi chưa có thai và trong thời kỳ mang thai vốn đã được
ăn uống dinh dưỡng tốt (tăng được 9 - 12kg) thì sau sinh năng lượng cần tăng
thêm 505 Kcal/ngày.
Nếu trong thời gian chưa có thai và trong thời kỳ mang thai bà mẹ ăn
uống không tốt, có mức tăng cân ít hơn 9kg thì cần phải ăn nhiều và đa dạng
hơn các loại thực phẩm khác nhau sao cho năng lượng tăng thêm 675
Kcal/ngày.
1.3.1. Nhu cầu các chất sinh năng lượng (protein, lipid, glucid)
1.3.1.1. Protein
Lượng hấp thu protein ở bà mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiết
sữa. Chất và lượng protein trong bữa ăn của bà mẹ không đủ có thể khiến
lượng sữa mẹ tiết ra giảm đi và ảnh hưởng đến protein trong sữa mẹ, nên việc
cung cấp protein đầy đủ, chất lượng tốt cho bà mẹ thời kì sau sinh là cực kì
quan trọng.
Hiện nay, nhu cầu protein khuyến nghị cho người trưởng thành vẫn để
mức tối thiểu là 1,25g/kg/ngày theo Tổ chức nông nghiệp và thực phẩm của
Liên hợp quốc, Tổ chức Y tế Thế giới, Đại học Tổng hợp Liên hợp quốc


-6-

(FAO/WHO/UNU, (1985) do trên thực tế mức tiêu thụ protein và chất lượng
protein đã tăng lên (hệ số sử dụng protein ước tính bằng 70) [25].
Nhu cầu protein được tăng thêm ở bà mẹ sau sinh so với nhu cầu bình
thường. Cụ thể, nhu cầu bình thường dành cho bà mẹ cho con bú 6 tháng đầu
tăng 23g protid/ngày (từ 20 – 25g); bà mẹ cho con bú các tháng sau nhu cầu
bình thường tăng 17g protid/ngày (16 – 19g) [9]. Theo bảng thực đơn ăn uống

thực đơn ăn uống theo NCDD của bà mẹ và trẻ em Việt Nam, bà mẹ sau sinh
nên ăn từ 20 – 25 gam/ngày dầu thực vật và mỡ động vật [8].
Nguồn thực phẩm: Thức ăn có nguồn gốc đông vật có hàm lượng lipid
cao là thịt mỡ, mỡ cá, bơ, sữa, pho mát, lòng đỏ trứng… Thực phẩm có nguồn
gốc thực vật có hàm lượng lipid cao là dầu thực vật, lạc, vừng, đậu tương, hạt
điều, hạt dẻ, cùi dừa… [17].
1.3.1.3. Glucid
Do chiếm khối lượng lớn nhất trong các bữa ăn hàng ngày nên glucid là
nguồn cung cấp nhiều năng lượng nhất cho cơ thể (1 gam glucid cung cấp 4
kcal), trong đó lương thực là nguồn cung cấp năng lượng chính [9].
Theo Viện Dinh dưỡng – Bộ Y tế, hiện nay chúng ta có thể tham khảo
SEA-RDAs về nhu cầu glucid khuyến nghị cho bà mẹ sau sinh là 61 – 70%
năng lương khẩu phần [32]. Theo bảng thực đơn ăn uống theo NCDD của bà
mẹ và trẻ em Việt Nam, bà mẹ sau sinh nên ăn từ 500 – 600 các loại thực
phẩm giàu glucid [8].
Nguồn thực phẩm: có nhiều trong lương thực bao gồm gạo, ngô, mì,
khoai củ… Ngoài ra glucid còn có trong đậu tương, sữa [17].


-8-

1.3.2. Các chất không sinh năng lượng
1.3.2.1. Vitamin
Vitamin là nhóm chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể. Theo tính chất hòa
tan, người ta chia vitamin thành hai nhóm: Nhóm vitamin tan trong dầu và
nhóm vitamin tan trong nước.
* Nhóm vitamin tan trong dầu, được hấp thu qua sữa mẹ gồm các
vitamin: A, D, E, K.
- Vitamin A có vai trò duy trì tình trạng bình thường của biểu mô, sự bền
vững của màng tế bào, có vai trò quan trọng đối với chức phận thị giác, giúp

thực vật. Nguồn vitamin E khác khá cao là các hạt ngũ cốc toàn phần và lạc.
Các loại hoa quả, rau, thịt, nhất là thịt mỡ có ít vitamin E hơn [17].
- Vitamin K: Lượng vitamin K rất thấp trong sữa mẹ, bú ít là các yếu tố gây
thiếu vitamin K ở trẻ sơ sinh. Chứng xuất huyết vào ngày đầu tiên sau sinh do
thiếu vitamin K trong sữa mẹ mà có thể dẫn đến bệnh tật và tử vong sơ sinh
đã được thế giới ghi nhận [9]. Việt Nam áp dụng mức nhu cầu vitamin K đối
với bà mẹ sau sinh là 51 mg/ngày [15]. Nguồn thực phẩm chứa vitamin K có
trong thực vật bao gồm chủ yếu là từ các loại rau có màu xanh sẫm, tiếp đến
là một vài loại dầu ăn như dầu đậu tương, dầu hướng dương và động vật bao
gồm: gan động vật, thịt, sữa [17].
* Nhóm vitamin tan trong nước: gồm các vitamin C, PP, và nhóm B.
- Vitamin B1: giúp tăng khả năng hấp thu và chuyển hóa chất dinh dưỡng.
Vitamin B1 qua sữa mẹ, và sự bổ sung vitamin B1 thời kì sau sinh làm tăng
chất lượng sữa mẹ. Hàm lượng vitamin B1 trong sữa mẹ ở những bà mẹ
không bổ sung vitamin B1 được xem là không đủ [9]. Theo (IOM, 1997) và
FAO/WHO (2002) được chấp nhận cho các nước khu vực và Việt Nam nhu


- 10 -

cầu vitamin B1 đối với bà mẹ sau sinh là 1,5 mg/ngày [27]. Vitamin B1 có
nhiều trong cám gạo (lớp màng ngoài của hạt gạo) [17].
- Vitamin B2: rất cần thiết cho sự phát triển và sinh sản. Có chức năng là một
phần trong nhóm enzym phân giải và sử dụng các chất protid, lipid, glucid.
Vitamin B2 rất cần thiết cho quá trình hô hấp tế bào vì hoạt động cùng enzym
trong việc sử dụng oxy. Vitamin B2 cũng rất cần thiết cho mắt, da, móng tay
và tóc [9]. Theo Viện Dinh Dưỡng nhu cầu vitamin B2 đối với bà mẹ sau sinh
là 1,6 mg/ngày [5]. Nguồn cung cấp vitamin B2 có trong thực phẩm tốt nhất là
phủ tạng, sữa, rau xanh, pho mát, và trứng. Các thực phẩm khác gồm bánh mì
có tăng cường vitamin B2, thịt nạc, ngũ cốc thô [17].

thực phẩm: vitamin B12 phần lớn là sản phẩm do vi sinh vật tổng hợp. Ở người
B12 được vi sinh vật tổng hợp trong đường ruột nhưng chỉ được hấp thu rất ít
còn đa số bị đào thải qua phân. Vitamin B12 có nhiều trong các thực phẩm
nguồn động vật [17].
- Vitamin C: là chất chống oxy hóa để bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân
gây oxy hóa có hại, giúp hấp thu và sử dụng sắt; calci và acid folic, làm tăng
cường chức năng miễn dịch [7]. Theo Viện Dinh Dưỡng nhu cầu đối với bà
mẹ sau sinh là 95 mg/ngày [5]. Hoa quả tươi và rau xanh rất giàu vitamin C là
những thực phẩm rất sẵn có tại Việt nam và các nước Đông Nam Á [17].
1.3.2.2. Chất khoáng
Các chất khoáng có vai trò rất quan trọng cho việc vận chuyển và quá
trình khoáng hoá, tích hợp các chất khoáng hình thành hệ xương và răng vững
chắc, đảm bảo chức phận thần kinh và sự đông máu bình thường, duy trì các
chức phận của cơ thể. Dựa trên khuyến nghị của FAO/WHO (2002), có tham
khảo NCDDKN (SEA-RDAs, 2005) [32].


- 12 -

- Calci giúp cơ thể hình thành hệ xương, răng vững chắc, đảm bảo chức phận
thần kinh và sự đông máu bình thường. Đồng thời, tất cả các quá trình chuyển
hoá trong cơ thể đều cần calci, vì vậy nồng độ calci trong cơ thể được duy trì
không thay đổi [7]. Hiện nay, chúng ta áp dụng nhu cầu khuyến nghị về calci
cho bà mẹ sau sinh là 1.000 mg/ngày [5]. Ở các nước phương tây, nguồn thực
phẩm cung cấp calci hầu hết là các sản phẩm chế biến từ sữa, trong khi ở Việt
Nam và các nước Đông Nam Á nguồn cung cấp calci quan trọng là các sản
phẩm từ đậu, ngũ cốc, rau xanh, nhất là cá và hải sản [17].
- Phospho: là chất khoáng có nhiều thứ hai trong cơ thể, phospho vừa có vai
trò hình thành và duy trì hệ xương và răng vững chắc và duy trì các chức phận
của cơ thể [7]. Viện Dinh Dưỡng – Bộ Y tế đã đưa ra nhu cầu phospho cho bà

độ trong huyết tương, iod trong cơ thể mẹ sẽ tiết ra trong sữa mẹ [7]. Theo
Viện Dinh Dưỡng nhu cầu iod cho bà mẹ sau sinh là 200 mcg/ngày [5].
Nguồn cung cấp iod trong thực phẩm như muối Iod, nước chấm và bột gia vị
mặn như: nước mắm, nước tương, bột canh…; cá biển, rong biển… [17].
- Kẽm: Kẽm giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng và hình thành các tổ chức,
giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển tốt. Nhu cầu kẽm: áp dụng khuyến nghị
của SEA-RDAs (2005) [32].
Nhu cầu Kẽm (mg/ngày)
Nhóm tuổi, giới và
tình trạng bệnh lý

Với mức

Với mức

Với mức

hấp thu tốt

hấp thu vừa

hấp thu kém

Bà mẹ

0 - 3 tháng

5,8

9,5

Tuy hầu hết các chất xơ không có giá trị dinh dưỡng, nhưng lại có rất
nhiều tác dụng đối với cơ thể. Chất xơ có tác dụng nhuận tràng, kích thích khả
năng hoạt động của ruột già, tăng khả năng tiêu hóa, đồng thời cũng là tác
nhân tham gia thải loại các sản phẩm oxi hóa, các chất độc hại trong thực
phẩm ra khỏi cơ thể; hấp thụ một số chất có hại cho sức khoẻ. Ngoài ra, chất
xơ còn có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu, giảm các bệnh tim
mạch, điều hòa glucose huyết và làm giảm đậm độ năng lượng trong khẩu
phần ăn [9]. Nguồn thực phẩm giàu chất xơ có trong rau, hoa quả, ngũ cốc
(nhất là các hạt toàn phần) và khoai củ. Các loại thực phẩm đã tinh chế như
bột mì, bột gạo… lượng chất xơ bị giảm đáng kể, nên chỉ còn rất ít [17].
Theo IOM (2002) và SEA-RDAs (2005), nhu cầu chất xơ đối với bà mẹ
sau sinh là 22 – 25 g/ngày [29], [32]. Theo bảng thực đơn ăn uống theo
NCDD của bà mẹ và trẻ em Việt Nam, bà mẹ sau sinh nên ăn từ 500 – 650
g/ngày các loại hoa quả và rau xanh để đảm bảo cung cấp đủ chất xơ, vitamin
và chất khoáng cho cơ thể [8].
1.3.2.4. Nước
Nước chiếm 50% trọng lượng cơ thể người nữ trưởng thành. Muốn bảo
đảm tiêu hóa, hấp thu và sử dụng tốt lương thực và thực phẩm thì cơ thể cần
phải có nước dưới dạng đồ uống hoặc ăn vào cùng với các loại thức ăn. Ngoài
việc cung cấp nước cho các nhu cầu của cơ thể, bà mẹ sau sinh cần phải đảm
bảo đủ lượng nước cho cả sự tiết sữa [9]. Theo Whitnmire SJ (2000), nhu cầu
nước đối với bà mẹ thời kì sau sinh là 2000 – 3000 ml/ngày [33].


- 15 -

1.4. Thực trạng dinh dưỡng của bà mẹ thời kì sau sinh trên thế giới và ở
Việt Nam
1.4.1. Thực trạng dinh dưỡng của bà mẹ thời kì sau sinh trên thế giới
Khác với dinh dưỡng của PNMT xuất hiện từ đầu thế kỷ 20 ở Châu Âu

2010: tỷ lệ thiếu máu ở PNMT là 36,5%. Chỉ có dưới 1/5 số bà mẹ có trẻ dưới
5 tuổi được uống viên sắt trong 6 tháng qua [18].
Việc bổ sung vitamin A đối với bà mẹ sau sinh lại chưa hiệu quả. Tại
buổi họp báo công bố ngày vi chất dinh dưỡng mới đây, PGS.TS Lê Thị Hợp
Viện trưởng Viện Dinh dưỡng cho biết, các báo cáo từ địa phương đều cho
biết tỷ lệ bà mẹ được uống vitamin A trong 1 tháng sau sinh luôn là 80% 90%, nhưng thực tế trong đợt phỏng vấn trực tiếp bà mẹ gần nhất, con số này
chỉ đạt 60% [10]. Theo đó, tỉ lệ bà mẹ ở nông thôn thiếu vitamin A (đo bằng
lượng vitamin A trong sữa mẹ) đang lên đến 30% - 50%. Ở các thành phố
như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉ lệ này có thấp hơn nhưng cũng ở
mức 20%, chứng tỏ khẩu phần ăn của bà mẹ đang bị thiếu hụt vi chất. Vì thế,
việc bổ sung vitamin A trong vòng 1 tháng sau sinh rất quan trọng giúp tăng
hàm lượng vitamin A trong sữa nhưng triển khai việc này lại chưa hiệu quả.
PGS.TS Lê Thị Hợp cho biết, với các bà mẹ sau sinh để uống được vitamin
A, hệ thống y tế ở các vùng nông thôn thực hiện hiệu quả hơn nhờ quản lí thai
sản tốt và có hệ thống cộng tác viên dinh dưỡng. Sau sinh bà mẹ có thể đến
trạm y tế xã, phường để được uống vitamin A. Còn ở các vùng thành thị, việc
bổ sung vitamin A cho các bà mẹ sau sinh chủ yếu thực hiện tại bệnh viện,
nhưng hệ thống bệnh viện thực hiện việc này không hiệu quả. Vì thế, để đảm
bảo quyền lợi cũng như mang lại nguồn chất lượng sữa tốt nhất cho em bé,
các bà mẹ sau sinh có thế đến phường, sở để đăng kí uống vitamin A 1 tháng
sau sinh [10].


- 17 -

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu bao gồm 200 bà mẹ sau sinh tại bệnh viện Phụ


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status