Khảo sát tỷ lệ và những yếu tố liên quan đến rối loạn hành vi ở trẻ em từ 6 – 17 tuổi tại Phường Thuận Lộc – TP.Huế - Pdf 38

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

PHAN VIỆT BẮC

KHẢO SÁT TỶ LỆ VÀ NHỮNG YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐẾN RỐI LOẠN HÀNH VI Ở TRẺ EM TỪ 6 – 17 TUỔI
TẠI PHƯỜNG THUẬN LỘC – THÀNH PHỐ HUẾ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ ĐA KHOA

HUẾ, 2010


Lời Cảm Ơn
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc chúng tôi xin
chân thành cảm ơn:
- Ban giám hiệu trường Đại Học Y Dược Huế.
- Phòng giáo vụ - công tác sinh viên trường Đại Học Y
Dược Huế,
- Thư viện trường Đại Học Y Dược Huế đã tạo điều
kiện cho chúng tôi tim kiếm tài liệu trong thời gian qua.
- Trạm y tế và cộng tác viên Phường Thuận Hòa,
thành phố Huế đã hợp tác giúp đỡ chúng tôi trong quá
trình thu thập số liệu.
- Đặc biệt, chúng tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc
đến Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Như Minh Hằng - giảng viên Bộ
môn Tâm thần trường Đại Học Y Dược Huế, đã tận tâm
dạy dỗ, truyền thụ những kiến thức quí báu, hướng d ẫn
dìu dắt chúng tôi trong suốt quá trình học tập, rèn luy ện
cũng như hoàn thành luận văn này.

RLHV

: Rối loạn hành vi

TĐHV

: Trình độ học vấn

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông



MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................3
1.1. Khái niệm và lịch sử của thuật ngữ "rối loạn hành vi"...............................3
1.2. Dịch tễ học rối loạn hành vi.......................................................................4
1.3. Bệnh nguyên, bệnh sinh của rối loạn hành vi.............................................5
1.4. Chẩn đoán rối loạn hành vi.........................................................................8
1.5. Tiến triển và tiên lượng............................................................................10
1.6. Tình hình nghiên cứu về RLHV trên thế giới và Việt Nam ....................11
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............13
2.1. Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................13

ở trẻ em và thanh thiếu niên tại Hoa Kỳ là 6 - 16% ở nam và 2 - 9% ở nữ [13],
[15]. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Viện sức khoẻ Tâm thần Quốc gia
năm 1990, tỷ lệ mắc rối loạn hành vi ở thiếu niên từ 10 – 17 tuổi là 3.7% [5].
Tác giả Hoàng Cẩm Tú và Cs (1997) đã báo cáo tỷ lệ mắc rối loạn hành vi ở
trẻ em tại các phường của Hà Nội dao động từ 6 – 10% [11]. Tại các Quốc gia
Châu Á khác, tỷ lệ mắc rối loạn hành vi ở trẻ em và trẻ vị thành niên cũng khá
cao như Trung Quốc là 8.3%, Hàn Quốc 14.1% và Nhật Bản là 3.9% [6].
Những trẻ mắc rối loạn hành vi thường chịu những ảnh hưởng nặng nề
đến các chức năng học tập, giao tiếp, sinh hoạt trong gia đình, trường học và
xã hội. Nếu những trẻ mắc rối loạn hành vi không được phát hiện và can thiệp
sớm, kịp thời sẽ không thể thích nghi được với nhiệm vụ của mình khi trưởng
thành [1], [4], [9], [13], [15] và thường dẫn đến những hành vi chống đối xã


2

hội sau này gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho gia đình và xã hội [18],
[20]. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát tỷ lệ và
những yếu tố liên quan đến rối loạn hành vi ở trẻ em từ 6 – 17 tuổi tại
Phường Thuận Lộc – Thành phố Huế”.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Khảo sát tỷ lệ và các biểu hiện lâm sàng thường gặp của rối loạn
hành vi ở trẻ em từ 6 – 17 tuổi tại Phường Thuận Lộc – TP. Huế
2. Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến rối loạn hành vi ở các đối
tượng nghiên cứu.


3

Chương 1

bố, những nhà phong tục học (ethologists) bắt đầu quan sát những hành vi
hung hãn của động vật trong tự nhiên và khám phá ra được mối liên quan giữa
chúng và những hành vi của con người [29].
Tuy đã được đề cập đến từ thế kỷ XIX nhưng mãi đến năm 1980,
RLHV ở trẻ em và trẻ vị thành niên lần đầu tiên mới được phân loại như một
bệnh lý chính thức trong sổ tay chẩn đoán các rối loạn tâm thần lần thứ III
(DSMIII: Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders III th Edition)
của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ. Trong Sổ tay chẩn đoán này RLHV được
chia làm 4 thể: gây hấn, không gây hấn, thích ứng xã hội và không thích ứng
xã hội [26], [29].
- Năm 1987, DSM III – TR (Text Revision) thay 4 thể RLHV trên
thành 3 thể mới là: hành vi gây hấn theo nhóm, những hành vi gây hấn đơn
độc và RLHV không biệt định [26], [29].
- Năm 1994, DSM IV chia RLHV ra làm 2 thể: RLHV khởi phát ở trẻ
em (khởi phát trước 10 tuổi) và RLHV khởi phát ở trẻ vị thành niên [26],
[29].
- Trong bảng Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD10), RLHV được
xếp ở mục F91 bao gồm: RLHV trong môi trường gia đình, RLHV không
thích ứng xã hội, RLHV thích ứng xã hội, RL bướng bỉnh chống đối và
RLHV không biệt định [9], [34] .
1.2. DỊCH TỄ HỌC RỐI LOẠN HÀNH VI
RLHV là một RL thường gặp nhất ở trẻ em và trẻ vị thành niên và tỷ lệ
này có khuynh hướng ngày càng gia tăng [26]. Nhìn chung, tỷ lệ RLHV thay
đổi tuỳ theo từng Quốc gia và ngay trong cùng một quốc gia tuỳ thuộc vào
quần thể mẫu được chọn, tỷ lệ RLHV có thể khác nhau [23], [26], [30].


5

Theo Les Barrickman, tỷ lệ RLHV ở Hoa Kỳ xấp xỉ 10%, tỷ lệ mắc

cặp sinh đôi là 35% [31].
Những bất thường của nhiễm sắc thể như 47XXY, 47XYY hoặc nhiễm
sắc thể Y kéo dài cũng thường kèm theo các RLHV [1], [27].
Tỷ lệ RLHV cũng cao hơn ở những trẻ có bố, mẹ mắc RLHV hoặc các
bệnh lý tâm thần khác như tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc, RL nhân cách
chống đối xã hội…[4], [5], [18], [26], [27], [29], [32].
1.3.2. Các yếu tố sinh học khác
Một số tác giả đề cập đến mối liên quan giữa nồng độ chất 3- Methoxy
– 4 hydroxyphenylglycol thấp trong dịch não tuỷ và những hành vi xung động
ở thanh niên [27], [29].
Các hoạt động bất thường của hệ thống các chất dẫn truyền thần kinh
như dopaminergic và noradrenergic cũng có vai trò trong sự hình thành
RLHV qua một vài nghiên cứu [27], [29]. Tác giả Stewart khi tổng hợp từ
nhiều nghiên cứu khác nhận thấy rằng nồng độ của enzyme dopamine β
hydroxylase thấp thường đi kèm với các hành vi hung hãn và chống đối xã
hội ở cả trẻ em và người trưởng thành [32].
Những nghiên cứu gần đây cho thấy nồng độ của một chất chuyển hoá
của serotonin là 5-hydroxyindoleacetic (5-HIAA) thấp trong dịch não tuỷ
thường có liên quan đến các hành vi hung hãn và tự sát [27], [30].
1.3.3. Những yếu tố bất lợi trong gia đình
Những đứa trẻ sống trong những gia đình thường xảy ra xung đột hoặc
bố mẹ ly dị có nguy cơ cao mắc RLHV [2], [27], [30]. Theo Hoàng Cẩm Tú
có 15.66% trẻ RLHV và phạm pháp có bố mẹ ly hôn[11]. Ly hôn của bố mẹ
là một yếu tố nguy cơ mắc RLHV cho trẻ, bên cạnh đó thái độ thù địch của bố
mẹ trẻ sau khi ly hôn góp phần quan trọng hơn nhiều trong việc hình thành
RLHV của trẻ [27], [30].


7



1.3.5. Các yếu tố tâm lý xã hội khác
Tình trạng kinh tế xã hội thấp, nghèo túng, bố mẹ thất nghiệp, thiếu sự
hỗ trợ của cộng đồng hoặc cộng đồng có nhiều người phạm pháp, RLHV
cũng làm tăng nguy cơ mắc RLHV ở trẻ [16], [27], [29], [30].
Hoàng Cẩm Tú khi nghiên cứu trên 36 trẻ có RLHV nhận thấy tỷ lệ trẻ
có hoàn cảnh kinh tế nghèo chiếm 91.6% [12], tỷ lệ này theo Tôn Thất Hưng
là 22.4% [3].
Theo Tôn Thất Hưng trẻ sống trong môi trường xã hội không lành
mạnh, có nhiều tệ nạn có nguy cơ mắc RLHV cao gấp 8.6 lần so với những
trẻ sống trong môi trường xã hội tốt [3].
1.3.6. Các bệnh lý phối hợp
Tiền sử bị biến chứng sản khoa cũng là một trong những nguyên nhân
làm tăng nguy cơ mắc RLHV ở trẻ [1], [3], [16]. Đây là một trong những yếu
tố có ảnh hưởng sớm nhất đến khí chất và hành vi của trẻ [16]. Tôn Thất
Hưng nghiên cứu trên 125 trẻ bị RLHV ở 3 phường thuộc Thành phố Huế
nhận thấy tỷ lệ trẻ có tiền sử bị biến chứng sản khoa là 6.04% [3], tỷ lệ này
theo Nguyễn Viết Thiêm là 9.09% [5]
Những trẻ mắc các RL tâm thần như chậm phát triển trí tuệ, rối loạn
lưỡng cực, tâm thần phân liệt, tăng động giảm chú ý cũng thường đi kèm với
các RLHV [3], [27], [29], [30].
1.4. CHẨN ĐOÁN RLHV
RLHV là những những hành vi có tính chất xâm phạm đến quyền lợi
của người khác cũng như phá vỡ các chuẩn mực, nội quy, quy tắc của xã hội
lặp đi lặp lại và kéo dài. Tỷ lệ RLHV ở các nghiên cứu có thể khác nhau bên
cạnh yếu tố địa lý, văn hoá, kinh tế xã hội, sự khác nhau này còn tùy thuộc
vào tiêu chuẩn chẩn đoán RLHV mà các nhà nghiên cứu áp dụng. Hiện nay có
2 bảng tiêu chuẩn chẩn đoán RLHV nói riêng và các RLTT nói chung thường




(6)

Hay tự ái hoặc dễ bực tức với người khác

(7)

Hay tức giận, phẫn nộ

(8)

Thường hay có thái độ thù địch, không khoan nhượng

(9)

Hay nói dối hoặc không giữ lời hứa nhằm mục đích có lợi
cho mình hoặc trốn tránh nghĩa vụ

(10)

Hay gây sự bằng bạo lực

(11)

Từng dung hung khí gây thương tích cho người khác (ví dụ:
gậy, dao, vỏ chai, súng…)

(12)

Hay về nhà khuya cho dù bố mẹ ngăn cấm

(19)

Bỏ nhà đi ít nhất 2 lần hoặc nếu 1 lần thì thời gian phải quá 1
đêm (không kể trường hợp bỏ đi để tránh bị lạm dụng cơ thể hoặc
tình dục)

(20)

Phạm tội có đối mặt với nạn nhân (bắt cóc, tống tiền, trấn lột)

(21)

Cưỡng dâm

(22)

Hay bắt nạt hay ức hiếp người khác (bắt phải chịu đau đớn
hoặc cố ý làm nhục, xúc phạm người khác)

(23)

Đột nhập vào nhà hoặc xe của người khác.

Ghi chú: các biểu hiện ở mục 11, 13, 15, 16, 20, 21 và 23 chỉ cần xuất
hiện một lần đã đủ để chẩn đoán RLHV.
Không chẩn đoán RLHV nếu bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán tâm
thần phân liệt, rối loạn cảm xúc (hưng cảm hoặc trầm cảm), RL phát triển lan
toả, RL tăng động giảm chú ý.
RLHV được chia làm 3 mức độ như sau: [34]
- Mức độ nhẹ: số biểu hiện RLHV ít và chỉ gây tổn hại tối thiểu cho

ảnh hưởng lên RLHV ở nam và nữ như nhau, trong khi đó trình độ học vấn
của bố mẹ, sự quan tâm của bố mẹ đối với trẻ thường là yếu tố nguy cơ của
RLHV ở trẻ trai. Còn ở trẻ gái, các yếu tố nguy cơ thường là mẹ bị trầm cảm,
kinh tế gia đình nghèo hoặc chỉ có bố hoặc mẹ [22].
Stewart khi tổng hợp từ nhiều nghiên cứu khác nhận thấy có 25 – 50%
trẻ mắc RLHV sẽ hình thành nhân cách chống đối xã hội sau này, 18% bị tâm
thần phân liệt, 41% rối loạn nhân cách ranh giới, 18% có tiền án và 21% ổn
định khi trưởng thành [32].


12

1.6.2. Ở Việt Nam
Đinh Đăng Hoè thống kê từ tháng 8/1992 – 10/1996 thấy trong 770 trẻ
em đến khám và điều trị tại Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia tỷ lệ RLHV là
8.3% [17].
Trần Đình Thông (1989) điều tra trên 2420 thanh thiếu niên từ 10 -17
tuổi tại Thành phố Đà Nẵng thấy tỷ lệ RLHV là 2,14% chỉ gặp ở nam trong
đó biểu hiện trộm cắp thường gặp nhất (43.9%) [7]
Tôn Thất Hưng (2004), nghiên cứu trên 5453 trẻ em ở một số phường
của Thành phố Huế thấy tỷ lệ RLHV là 2.73%, nam nhiều hơn nữ với mức độ
nặng là 55.03%, vừa 20%, còn lại ở mức độ nhẹ. Tác giả này cũng đưa ra các
yếu tố liên quan đến RLHV như gia đình hay xung đột, bố có thói quen xấu,
bố mẹ hay vắng nhà, môi trường trẻ ở thiếu lành mạnh, trẻ có sở thích không
lành mạnh, bố mẹ có trình độ học vấn thấp và gia đình đông con.


13

Chương 2


14

(1.96) 2 * 0.1* 0.9
N=
= 138
(0.05) 2
Mẫu nghiên cứu của chúng tôi gồm 495 thanh thiếu niên từ 6 – 17 tuổi
tại phường Thuận Hoà – Thành phố Huế.
2.2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Chúng tôi không chọn những đối tượng nghiên cứu có rối loạn hành vi
do các bệnh lý tâm thần khác như chậm phát triển trí tuệ, tâm thần phân liệt,
rối loạn cảm xúc lưỡng cực…
2.2.3. Công cụ thu thập số liệu
- Phiếu khảo sát các yếu tố tâm lý, gia đình và xã hội để tìm hiểu các
yếu tố liên quan đến rối loạn hành vi như
+ Tuổi: trẻ sinh từ tháng 01/1991 đến tháng 12 năm 2003. Tuổi được
phân thành 3 lớp như sau
• Từ 6 – 10 tuổi : tương đương trình độ văn hoá tiểu học
• Từ 11 – 15 tuổi: tương đương trình độ văn hoá THCS
• > 15 tuổi: tương đương trình độ văn hoá THPT
+ Tình trạng kinh tế của gia đình: để xem xét mối liên quan giữa tình
trạng kinh tế nghèo và RLHV. Tình trạng kinh tế nghèo được xác định dựa
vào chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2006 – 2010 do Thủ tướng Chính phủ
ban hành theo quyết định số 170/2005/QĐ – TTg như sau:
• Khu vực nông thôn: hộ được coi là nghèo khi thu nhập bình quân đầu
người
loạn hành vi, tiến hành nghiên cứu bệnh chứng để tìm hiểu các yếu tố liên
quan đến rối loạn này ở các đối tượng nghiên cứu.


16

2.3. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
2.3.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành tại Phường Thuận Hoà –
Thành phố Huế.
Phường Thuận Hoà là một phường thuộc TP Huế nằm trong khu vực
thành nội, có diện tích tự nhiên là 1km2.
- Phường gồm có 2844 hộ, có 2348 trẻ vị thành niên, trong đó nam là
1152, nữ:1196
- Nghề nghiệp của cư dân trong phường đa dạng nhưng chủ yếu gồm
+ Buôn bán nhỏ chiếm

23,46%

+ Cán bộ CNVC

21,17%

+ Học sinh, sinh viên

16,86%

+ Nội trợ

14,32%

2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU
Số liệu thu thập được được xử lý theo phương pháp thống kê toán học
bằng phần mềm SPSS 15.0


18

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. TỶ LỆ VÀ CÁC TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG THƯỜNG GẶP
CỦA RỐI LOẠN HÀNH VI Ở CÁC ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Tỷ lệ rối loạn hành vi ở trẻ em từ 6 – 17 tuổi phường Thuận Hoà
Bảng 3.1. Tỷ lệ rối loạn hành vi ở trẻ em từ 6- 17 tuổi phường Thuận Hoà
RL hành vi
Số lượng
Tỷ lệ (%)

38
7.7
Không
457
92.3
Tổng
495
100
Nhận xét: Tỷ lệ mắc rối loạn hành vi ở trẻ em từ 6 – 17 tuổi tại Phường
Thuận Hoà– TP.Huế là 7.7%.
3.1.2. Các biểu hiện rối loạn hành vi thường gặp ở các đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.2. Các biểu hiện rối loạn hành vi thường gặp (n=38)

2
4
2
7
4
9
6

Tỷ lệ (%)
60.5
34.2
36.8
18.4
42.1
23.7
7.9
7.9
7.9
5.3
5.3
10.5
5.3
18.4
10.5
23.7
15.8


19


38
100
Nhận xét: Đa số trường hợp rối loạn hành vi ở mức độ nhẹ (65.8%), rối
loạn hành vi ở mức độ nặng chiếm tỷ lệ thấp nhất (7.9%)


20

3.1.5. Thái độ của trẻ sau khi có các biểu hiện rối loạn hành vi

Biểu đồ 3.2. Thái độ của trẻ sau khi có các biểu hiện rối loạn hnàh vi
Nhận xét:
- Đa số trẻ cảm thấy lo lắng và ân hận vì những hành vi của mình gây
ra (68.4%)
- Số trẻ cảm thấy thích thú với những hậu quả do mình gây ra chiếm tỷ
lệ thấp (5.3%)



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status