Đề xuất giải pháp xác định định hướng công nghệ ưu tiên trong chiến lược phát triển khoa học và công nghệ thông qua ứng dụng kỹ thuật nhìn trước công nghệ - Pdf 38

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỊNH HƯỚNG
CÔNG NGHỆ ƯU TIÊN TRONG CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG QUA
ỨNG DỤNG KỸ THUẬT NHÌN TRƯỚC CÔNG NGHỆ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

HÀ NỘI -2016


VIỆN HÀN LÂM
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỊNH HƯỚNG
CÔNG NGHỆ ƯU TIÊN TRONG CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG QUA

1.1.Tổng quan chiến lược khoa học và công nghệ ...................................................... 8
1.2. Một số phương pháp định hướng công nghệ ưu tiên trong xây dựng chiến lược
khoa học và công nghệ .............................................................................................. 16
1.3 Tổng quan kỹ thuật Nhìn trước công nghệ ......................................................... 23
Chương 2:KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ XÁC ĐỊNH HƯỚNG CÔNG
NGHỆ ƯU TIÊN TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ THÔNG QUAKỸ THUẬT NHÌN TRƯỚC CÔNG NGHỆ .. 35
2.1. Kinh nghiệm xác định hướng công nghệ ưu tiên của Nhật Bản ........................ 35
2.2. Kinh nghiệm xác định hướng công nghệ ưu tiên của Hàn Quốc ....................... 41
2.3. Kinh nghiệm xác định hướng công nghệ ưu tiên của Liên bang Nga................ 45
2.4 Kinh nghiệm của một số nước ........................................................................... 53
2.5. Bài học cho Việt Nam ........................................................................................ 55
Chương 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG KỸ THUẬT NHÌN TRƯƠC
CÔNG NGHỆ TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH HƯỚNG CÔNG NGHỆ ƯU
TIÊN Ở VIỆT NAM ....................................................................................... 58
3.1 Thực trạng việc xác định hướng ưu tiên trong chiến lược phát triển khoa học và
công nghệ trong thời gian qua ................................................................................... 58
3.2 Bối cảnh trong việc xác định hướng công nghệ ưu tiên trong chiến lược phát
triển khoa học và công nghệ Việt Nam trong thời gian tới ....................................... 64
3.3. Đề xuất giải pháp ứng dụng kỹ thuật Nhìn trước công nghệ trong việc xác định
hướng công nghệ ưu tiên ở Việt Nam. ...................................................................... 69
KẾT LUẬN …………………………………… ………………………………..75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 76


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Khoa học và công nghệ (KH&CN) là nền tảng và động lực đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững đất nước. Vai trò của hoạt động
KH&CN đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước được coi là căn cứ và

của thị trường do các doanh nghiệp đưa ra) và phù hợp với mục tiêu ưu tiêu của
quốc gia. Dựa vào kỹ thuật Nhìn trước công nghệ có thể chủ động lựa chọn các
phương án phát triển cho tương lai và đến nay không chỉ một số tổ chức có uy tín
như UNIDO, UNESCO mà các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc,…và
nhiều quốc gia khác sử dụng kỹ thuật Nhìn trước để xác định ưu tiên công nghệ của
tổ chức, quốc gia mình.
Việt Nam với nguồn lực hạn chế, KH&CN còn nhiều yếu kém và chưa phát
triển tương xứng với vai trò của nó, áp dụng kỹ thuật Nhìn trước để xác định công
nghệ ưu tiên phục vụ xây dựng chiến lược phát triển KH&CN cần được thực hiện
như thế nào? Với mục đích như trên, đề tài luận văn tập trung vào việc: “Đề xuất
giải pháp xác định định hướng công nghệ ưu tiên trong chiến lược phát triển
khoa học và công nghệ thông qua ứng dụng kỹ thuật Nhìn trước công nghệ”.
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài
Nhìn trước công nghệ là một thuật ngữ đã được sử dụng rộng rãi bởi các nhà
nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, nhà công nghiệp, nhà tư vấn và những
lĩnh vực khác trên thế giới. Theo Google Scholar đã có hơn 5000 bài báo chuyên
ngành sử dụng thuật ngữ này, trong khi Google đã đăng kí hơn 90.000 lần truy cập.
Khái niệm Nhìn trước ban đầu liên quan đến tương lai cụ thể hơn liên quan đến
công nghệ
Theo tác giả Ben R.Martin và Ron Johnston[24]đã viết: từ những năm 1990,
kỹ thuật Nhìn trước công nghệ đã lan truyền nhanh chóng. Tác giả đã nghiên cứu
kinh nghiệm Nhìn trước công nghệ ở Anh, Úc, New Zealand. Qua đây để thấy được
những lợi ích của quá trình Nhìn trước công nghệ, họ quan tâm đến mối quan hệ
hợp tác dài hạn giữa các công ty, các ngành công nghiệp, các trường đại học, chính
phủ và xã hội nói chung.
Theo A. Diana Woft- Albers [35] đã viết về định nghĩa Nhìn trước ở thế hệ
thứ 3 do Trung tâm APEC đề xuất rằng: “Nhìn trước liên quan đến nỗ lực có hệ
thống để nhìn vào tương lai của khoa học, công nghệ, xã hội và nền kinh tế, các


trường, đặt nền móng cơ sở cho việc huy động sự tham gia của cộng đồng doanh
nghiệp và cả giới nghiên cứu hàn lâm. Giai đoạn phát triển Nhìn trước thứ ba vào
năm 1999 đến nay có thiên hướng xã hội hóa mạnh. Hoạt động Nhìn trước ở giai

3


đoạn này thu hút được sự tham gia của nhiều bên và cộng đồng, cả trên bình diện
quốc tế, khu vực, quốc gia và trong từng ngành cụ thể. Giai đoạn phát triển Nhìn
trước lần thứ 4 [23] chương trình Nhìn trước có vai trò phân phối trong khoa học và
hệ thống đổi mới, chứ không phải được sở hữu của một nhà tài trợ duy nhất. Giai
đoạn phát triển Nhìn trước lần thứ 5: Một sự kết hợp của các chương trình và các
bài tập nhìn xa được phổ biến trên các trang web, kết hợp với nhiều yếu tố khác hỗ
trợ cho quá trình ra quyết định của chiến lược.
Hiện nay, cách tiếp cận theo phương pháp luận của Nhìn trước không chỉ bó
gọn trong lĩnh vực Nhìn trước công nghệ mà đã lan tỏa sang các lĩnh vực khác bao
gồm cả khoa học xã hội, trong đó có khoa học kinh tế.
Keenan (2007) trong một nghiên cứu có tựa đề “xem xét về các phương pháp
được sử dụng trong Nhìn trước công nghệ” đã giới thiệu các nguồn lực (về tiền và
thời gian), số lượng người tham gia, mở rộng các chuyên gia và các đối tượng trong
dự án Nhìn trước công nghệ. Các phương pháp Nhìn trước công nghệ đa số liên
quan đến các dữ liệu định lượng, xử lý thu thập thông tin dựa trên bằng chứng, sử
dụng sự sáng tạo, năng lực kết hợp của các phương pháp truyền thống .
Tóm lại: Các nghiên cứu trên chủ yếu xoay quanh vấn đề liên quan đến cơ sở
lý luận kỹ thuât Nhìn trước công nghệ, các phương pháp được ứng dụng trong nó và
mục tiêu được dùng hỗ trợ cho quá trình xây dựng chiến lược và đặc biệt góp phần
quan trọng vào việc xác định hướng công nghệ ưu tiên.
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam thì từ những năm 2000, Nguyễn Văn Thu [13],[14],[15] đã tiến
hành những nghiên cứu ban đầu về phương pháp luận Nhìn trước. Tác giả đã tổng

phương pháp luận của cách tiếp cận Nhìn trước và một số nghiên cứu ban đầu về đề
xuất vận dụng Nhìn trước đối với ngành chế biến thực phẩm, ngành chè hay trong
xây dựng chiến lược nguồn nhân lực giảng dạy công nghệ thông tin. Gần đây Nhìn
trước công nghệ đã được ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, tương lai trong lĩnh
vực y tế, vật liệu.
3.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất giải pháp xác định hướng công nghệ ưu tiên
trong chiến lược phát triển khoa học và công nghệ thông qua ứng dụng kỹ thuật
Nhìn trước công nghệ.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

5


Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn tập trung giải quyết một số vấn đề
sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về xác định hướng công nghệ ưu tiên trong việc xây
dựng chiến lược thông qua kỹ thuật Nhìn trước công nghệ.
- Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về việc sử dụng kỹ thuật Nhìn trước công nghệ
để xác định hướng công nghệ ưu tiên trong việc xây dựng chiến lược.
- Đề xuất giải pháp xác định hướng công nghệ ưu tiên trong xây dựng chiến lược
KH&CN ở Việt Nam.
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Tập trung nghiên cứu bản chất của công cụ Nhìn trước công nghệ định hướng
cho việc xác định hướng công nghệ ưu tiên trong chiến lược phát triển KH&CN.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Xác định hướng công nghệ ưu tiên trong chiến lược phát triển KH&CN
thông qua ứng dụng kỹ thuật Nhìn trước công nghệ
5.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu



Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH HƯỚNG CÔNG NGHỆ ƯU TIÊN
TRONG CHIẾN LƯỢC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Nhiều quốc gia ở các trình độ phát triển khác nhau trên thế giới từ mấy thập kỷ
gần đây đã có những thay đổi tư duy, quan điểm và cách tiếp cận chiến lược phát
triển quốc gia trong bối cảnh quốc tế hóa và toàn cầu hóa. Vậy chiến lược, chiến
lược KH&CN được hiểu như thế nào và định hướng công nghệ ưu tiên trong chiến
lược quan trọng ra sao hay dùng kỹ thuật gì để giúp định hướng công nghệ ưu tiên
trong xây dựng chiến lược khoa học và công nghệ. Chương 1 của Đề tài luận văn sẽ
tìm hiểu và làm rõ các nội dung nêu trên.
1.1.Tổng quan chiến lược khoa học và công nghệ
1.1.1.Khái niệm chiến lược
Thuật ngữ “chiến lược” bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp cổ “stratagem” hoặc
“strateges” và nó mang ý nghĩa về tư tưởng chỉ đạo có tính cơ bản đối với các hành
vi để đạt được mục đích lớn nào đó mà người ta mong muốn.
Khái niệm chiến lược bắt đầu xuất hiện từ trong lĩnh vực quân sự với nghĩa
ban đầu là nghệ thuật lãnh đạo quân, tức là một kế hoạch cấp cao để đạt được một
hay nhiều mục tiêu trong điều kiện không chắc chắn.
Sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật cũng như trình độ phát triển của xã hội
ngày càng đặt ra vấn đề mở rộng quan hệ hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức từ quy
mô nhỏ đến quy mô lớn. Cũng từ đó, khái niệm chiến lược dần được sử dụng phổ
biến trong nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau. Cách hiểu về khái niệm chiến lược theo
quan điểm của nhiều tác giả và các tổ chức trên thế giới vẫn còn khác nhau. Theo
tác giả Fêđôrenkô [21], “chiến lược là nguyên tắc bất kì, quy định những hành
động trong mỗi tình huống của quá trình nhận quyết định. Nguyên tắc đó cần bao
quát toàn bộ quá trình nhận quyết định và mọi trường hợp có thể xảy ra”. Như vậy,
theo khái niệm trên thì chiến lược bao gồm 3 yếu tố: mục tiêu, quan điểm, chính
sách (thực hiện). Quan điểm này được tiếp cận dưới góc độ toán học và điều khiển

về tăng trưởng phát triển; về chiến lược, quy hoạch phát triển và bàn luận việc vận
dụng chúng vào điều kiện Việt Nam. Phần hai của tác phẩm với tựa đề “Chiến lược,
quy hoạch phát triển: Kế sách và hành động”, tác giả đã đưa ra quan điểm khái
niệm chiến lược và làm rõ những vấn đề cốt lõi về khái niệm này. Theo tác giả,
“phàm những vấn đề có tính chất toàn cục thì chúng được xem là chiến lược. Do
nhiệm vụ có tính chất toàn cục đều không thể thực hiện ngay trong một lúc được, vì

9


thế nó có tính chất lâu dài; hơn nữa, những vấn đề có tính chất toàn cục và lâu dài
thường là những vấn đề quan trọng”. Cũng trong phần này, tác giả luận giải một số
vấn đề về lý luận chiến lược, trong đó phân tích rằng, một chiến lược thường gồm
hai yếu tố tạo nên là tư tưởng chỉ đạo chiến lược và mục tiêu chiến lược. Theo quan
điểm này, khái niệm chiến lược mang tính chất chung chung, chỉ tính đến tính chất
toàn cục và lâu dài của vấn đề, chưa thể hiện rõ về nội hàm khái niệm.
Năm 2007, nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh đã định nghĩa chiến lược
[8] như sau: “Chiến lược là sự bố trí tổng thể các nguồn lực, các giải pháp để đạt
mục đích – mục tiêu tổng quát do người lãnh đạo định ra”. Ở đây, tác giả đưa ra
quan điểm về khái niệm chiến lược bao gồm: Mục tiêu, giải pháp và nguồn lực.
Một số chuyên gia [2] cho rằng, “chiến lược chỉ nên là một bản về tầm nhìn
dài hạn với những dự báo xu hướng phát triển, các quan điểm phát triển, trong đó
những ý tưởng và quan điểm có tầm quan trọng hàng đầu”. Họ chỉ ra hai hướng lựa
chọn trong cách hiểu đối với một chiến lược: thứ nhất là lựa chọn về phạm vi rộng
hay hẹp của chiến lược được xây dựng theo thời gian, thứ hai là chiến lược được
xác định theo mục tiêu. Với quan điểm về cách thể hiện chiến lược thứ hai, thì mục
tiêu không đưa vào nội dung nội hàm khái niệm chiến lược. Theo đó, chiến lược chỉ
là công cụ, phương tiện, con đường để đạt tới mục tiêu đặt ra. Hay nói cách khác,
mục tiêu là cái cần đạt được trong tương lai, còn chiến lược là cách thức để đạt tới
mục tiêu đó.

chọn. Do đó, nhiệm cụ của chiến lược phải tìm ra được phương thức lựa chọn ưu
tiên và sử dụng nguồn lực làm sao để có thể đạt được mục tiêu cao nhất. Đây là việc
đặt ra đối với việc phân tích và lựa chọn chiến lược.
Những yêu cầu đặt ra đối với vai trò thực thi của chiến lược đã dẫn đến việc
hình thành một hệ thống quan niệm gần đây, coi chiến lược là cả một gói tổng thể
từ dự báo, xác định mục tiêu, giải pháp, nguồn lực, đến tổ chức thông qua các quy
hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án nhằm xác định các mục tiêu dài hạn.
Chiến lược do Nhà nước ban hành như một công cụ quản lý- dù ở cấp nào,
trong lĩnh vực nào cũng có thể coi là một dạng can thiệp của nhà nước. Do vậy,
chiến lược cũng nằm trong phạm trù về chính sách và là một loại can thiệp về chính
sách [16].
1.1.2. Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ
Chiến lược chung được hiểu như vậy, vậy chiến lược phát triển khoa học và
công nghệ nói riêng được hiểu như nào. Đến nay, chưa có công trình nào làm rõ

11


khái niệm chiến lược phát triển khoa học và công nghệ mà chỉ đề cập đến chiến
lược phát triển hay chiến lược khoa học và công nghệ. Chẳng hạn như trong cuốn
“Chiến lược phát triển bàn về tư duy và hành động có tính chiến lược” của Ngô
doãn Vịnh [17] đã cho rằng “chiến lược phát triển hay chiến lược về phát triển, là
“tinh thần cơ bản” của đường lối phát triển do con người định ra, nó thể hiện chủ
đề tư tưởng và gắn liền với chủ đề tư tưởng ấy là phạm vi bao quát và nội dung
chủ yếu (hay trọng tâm) của chiến lược được thể hiện thông qua mục tiêu, hệ
thống các quan điểm, biện pháp cơ bản có tính chiến lược về phát triển của một đối
tượng (hay một hệ thống) mà các nhà lãnh đạo đề ra; nó chỉ đạo hành động thống
nhất của một cộng đồng hay một quốc gia hoặc một nhóm quốc gia nhằm đạt tới
mục tiêu cao nhất, lớn nhất, tổng quát nhất đã xác định. Nói như thế mỗi quốc gia
phải gắn với một chiến lược cụ thể.

các tổ chức nghiên cứu Chiến lược, cộng đồng KH&CN, tổ chức KT-XH, chính trị.
Sản phẩm đầu ra của “chiến lược KH&CN”thường là một văn bản bao gồm:
- Các quan điểm chỉ đạo.
- Các mục tiêu cần đạt tới.
- Các trọng điểm ưu tiên về KH&CN.
- Các con đường/ cách đi để đạt tới mục tiêu theo các hướng ưu tiên đã lựa
chọn
- Các biện pháp tác động của nhà nước để thúc đẩy phát triển KH&CN
Như vậy, mục tiêu của chiến lược KH&CN theo cách tiếp cận truyền thống
hướng đến “trong lĩnh vực KH&CN”, “đáp ứng nhu cầu phát triển của bản thân
KH&CN”.
Chiến lược KH&CN theo nghĩa “đổi mới- Innovation”
“Innovation” là quá trình “chuyển ý tưởng thành sản phẩm mới hoặc sản phẩm hoàn
thiện đưa ra thị trường, thành quy trình đưa vào hoạt động hoặc hoàn thiện trong
công nghiệp và thương mại, hoặc đưa ra cách tiếp cận mới về dịch vụ xã hội”
(Nelson, 1993). “ Đổi mới là một quá trình biến đổi bao gồm trong đó các hoạt
động phát minh khoa học, nghiên cứu ứng dụng, triển khai công nghệ, đào tạo
nhân lực, đầu tư tài chính, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm” ( Arthur J. Carty, 1988) [9]
Điểm khác biệt về cơ bản giữa hoạt động KH&CN với hoạt động đổi mới ở
chỗ, đầu ra của các hoạt động KH&CN là các kết quả nghiên cứu như phát minh,
sáng chế thì sản phẩm đầu ra của hoạt động đổi mới là các sản phẩm, dịch vụ mới
được xã hội và thị trường chấp nhận.

13


Đối tượng của “chiến lược đổi mới” được hiểu là hoạt động đổi mới bao
gồm cả R&D và ngoài R&D như ứng dụng và phát triển công nghệ, sản xuất, chế
tạo và tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ xã hội.
Chủ thể tham gia xây dựng “chiến lược đổi mới” là các doanh nghiệp

việc xác định định hướng công nghệ ưu tiên là vô cùng quan trọng đối với các quốc
gia trong tình trạng khan hiếm nguồn lực và hạn chế về ngân sách.

14


1.1.3. Định hướng công nghệ ưu tiên trong chiến lược khoa học và công nghệ.
Ưu tiên không chỉ có nghĩa là việc người ta làm trước các việc khác theo thứ
tự thời gian mà quan trọng và thiết thực hơn còn thể hiện ở các nguồn lực (đặc biệt
là về tài chính) được bố trí, phân bổ cho lĩnh vực ưu tiên phải nhiều hơn, lớn hơn
các lĩnh vực khác [11].
Do có thay đổi về phạm vi xem xét của các hoạt động KH&CN nên ưu tiên
KH&CN cũng thay đổi và không còn chỉ được hiểu các những ưu tiên về các chủ đề
chuyên môn KH&CN thuần túy, có nghĩa tự thân chỉ nhằm giải quyết những vấn đề
nội tại của bản thân KH&CN. Thêm vào đó, ưu tiên KH&CN có xu hướng được mở
rộng, gắn kết và lồng ghép trong những ưu tiên về kinh tế xã hội, chính trị, văn hóa,
môi trường, nhằm giải quyết những vấn đề không thuần túy hoặc là nằm bên ngoài
KH&CN. Ưu tiên KH&CN có thể được xác định dưới 3 dạng [11]:
- Ưu tiên theo các lĩnh vực KH&CN chuyên môn thuần túy dưới dạng các bộ
môn khoa học (toán học, vật lý học, sinh học, vv..), lĩnh vực khoa học (nghiên cứu cơ
bản hoặc nghiên cứu ứng dụng) và ưu tiên theo các lĩnh vực công nghệ (công nghệ
thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ tự động hóa,vv..)
- Ưu tiên KH&CN gắn với các ngành và lĩnh vực, thí dụ như: KH&CN trong
nông nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm, trong sản xuất, quản lý và phân phối
điên năng…Đặc điểm của dạng ưu tiên KH&CN này thường bao gồm hoặc liên quan
đến nhiều bộ môn khoa học, nhiều lĩnh vực công nghệ khác nhau để giải quyết những
vấn đề của cả một ngành kinh tế chứ không chỉ riêng một bộ môn khoa học hay lĩnh
vực công nghệ nào. Mục tiêu của việc xác định ưu tiên KH&CN loại này chủ yếu
nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế của một ngành, một lĩnh vực ví dụ như vấn đề cạnh
tranh, chất lượng sản phẩm, tiêu dùng hàng hóa..

Có thể thấy nguồn ngân sách của các nhà nước để đầu tư cho KH&CN là không
thể đáp ứng được hết yêu cầu đặt ra. Vấn đề phát triển có chọn lọc, lựa chọn ưu tiên
trong khoa học và công nghệ đặt ra với mọi quốc gia. Lựa chọn công nghệ ưu tiên là
một trong những bước quan trọng của xây dựng Chiến lược. Vậy phương pháp nào ưu
việt hơn cả để xác định công nghệ ưu tiên?
1.2. Một số phương pháp định hướng công nghệ ưu tiên trong xây dựng chiến
lược khoa học và công nghệ
Với cách hiểu Chiến lược KH&CN như đã đề cập ở phần trên, thì làm cách
nào để xây dựng được chiến lược KH&CN theo quan niệm như vậy. Dưới đây tác

16


giả luận văn sẽ tìm hiểu một số phương pháp xây dựng chiến lược KH&CN nhưng
tập trung lựa chọn và nhấn mạnh vào phương pháp nào ưu việt hơn được dùng để
xác định định hướng công nghệ ưu tiên trong xây dựng chiến lược KH&CN:
1.2.1.Phương pháp phân tích SWOT
SWOT là một công cụ phân tích có thể được sử dụng để kiểm tra
những điểm mạnh và điểm yếu bên trong mỗi quốc gia, ngành và doanh
nghiệp cũng như các cơ hội thách thức bên ngoài đối với các quốc gia, ngành và
doanh nghiệp đó. Phân tích SWOT có liên quan đến việc thu thập các yếu tố bên
trong và bên ngoài mà có thế có tác động đến sự phát triển của quốc gia, ngành
và doanh nghiệp. Kỹ thuật này giúp cho các quốc gia, ngành và doanh nghiệp tự
phân tích điểm mạnh, điểm yếu và biết chớp thời cơ một cách thuận lợi. Chất
lượng phân tích của mô hình SWOT phụ thuộc vào chất lượng thông tin thu thập
được. Phân tích SWOT được chia thành 3 phần: phân tích điều kiện bên trong, phân
tích điều kiện bên ngoài, phân tích điều kiện cả bên trong- bên ngoài của đối
tượng [12].
Sản phẩm của bản phân tích SWOT là các yếu tố tích cực và tiêu cực tiềm
năng được nhận dạng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của quốc gia. Vì vậy đây


1.2.2.Phương pháp xây dựng kịch bản
Ban đầu thuật ngữ kịch bản được dùng trong các nhà hát và trong kỹ thuật
làm phim ảnh. Thuật ngữ này có nghĩa là các bản thảo chức năng của một vở kịch
hoặc một bộ phim. Một bản thảo như vậy không chỉ bao gồm các đoạn văn với các
câu văn và các đoạn hội thoại của diễn viên, mà nó còn bao gồm các ghi chú và lời
khuyên của đạo diễn, diễn viên, quay phi, biên tập viên và thiết lập trang trí cho các
hành động, dàn dựng, cảnh quan và các vật dụng trang trí. Nó cũng mô tả sự chuyển
động mà các diễn viên phải thực hiện, vị trí của họ trên sân khấu và có lẽ cả những
chi tiết về nhân vật, sự xuất hiện của nhân vật.
Theo Anita Rubin [28] trong nghiên cứu tương lai, có hai cách hiểu khác
nhau cho khái niệm “kịch bản”. Đầu tiên, suy nghĩ kịch bản là một cách hiểu về
tương lai, dựa trên cơ sở các nghiên cứu tương lai như là một lĩnh vực của các cuộc
điều tra. Các kịch bản nhằm xem xét khả năng sẽ mang đến những cơ hội đến các
tương lai khác nhau và thay thế, để nó trở thành hiện thực. Suy nghĩ kịch bản với
những tương lai thay thế của nó làm tăng tính linh hoạt trong việc đưa ra lựa chọn
chiến lược và do đó làm tăng khả năng chuẩn bị cùng một lúc cho nhiều lựa chọn
khác nhau trong tương lai. Như vậy, suy nghĩ kịch bản là một công cụ có thể sử
dụng hầu hết trong các công việc theo định hướng tương lai và đưa ra quyết định,
cho nhiều nhà tương lai học; Nghĩa thứ hai của khái niệm “kịch bản” được dùng
trong các nghiên cứu tương lai liên quan đến phương pháp. Chúng ta thường gọi là
các phương pháp kịch bản và thực hiện kịch bản. (Bell, 1997a, 316) nói rằng một
kịch bản có thể được xem như là một cách để tóm tắt kết quả của nghiên cứu tương
lai, nó dựa trên các phương pháp định lượng mà căn cứ trên các dữ liệu cứng.
Một định nghĩa được đưa ra bởi Van Notten 2005 [27]: “Các kịch bản là
những mô tả phù hợp và súc tích của tương lai về giả thuyết thay thế mà phản ánh

18



một quá trình kế hoạch hóa của ngành công nghiệp nhận dạng sản phẩm tương lai,

19


công nghệ và dịch vụ cần thiết của mình đồng thời đánh giá và lựa chọn các công
nghệ đáp ứng được các nhu cầu đó. Thông qua TRM, các doanh nghiệp liên kết với
giới khoa học, chính phủ, tạo ra nhiều đối tác mới và phát triển các giải pháp sáng
tạo cho các công nghệ và nhu cầu nghiên cứu hiện hành
Mục đích của TRM là đem lại lợi ích cho quốc gia, nền công nghiệp và
doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch đổi mới công nghệ để tăng cường sức cạnh
tranh của doanh nghiệp. Trong chiến lược phát triển công nghiệp của Canada, người
ta đã khẳng định “những ngành công nghiệp đã có TRM đang vươn lên đến một giai
đoạn mới, nơi mà những sáng kiến, cải tiến công nghệ sẽ đáp ứng được nhu cầu mà
thị trường đòi hỏi”
Lộ trình công nghệ: là phương pháp xác định những công nghệ quan trọng
cần thiết từ việc đánh giá thị trường trong tương lai, thông qua các mốc thời gian (3
năm, 10 năm, hoặc lâu hơn nữa) để đáp ứng đòi hỏi của thị trường; đồng thời đưa ra
các biện pháp phối hợp để triển khai TRM và các hoạt động sau khi triển khai TRM
đó.
Lộ trình công nghệ ở Việt Nam đã được Bộ KH&CN ứng dụng vào ngành
chọn tạo giống lúa. Đây là bộ tư liệu hiểu rõ về hiện trạng công nghệ Việt Nam gắn
với thị trường và sản phẩm [4].
Trong lĩnh vực lúa gạo, những năm qua, việc ứng dụng và đổi mới công nghệ
đã giúp Việt Nam không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà còn ở top 3 các nước
xuất khẩu hàng đầu thế giới. Nhưng trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt
cùng với biến đổi khí hậu phức tạp, sản xuất lúa gạo cần có chiến lược mới, hướng
tới nền nông nghiệp sản xuất theo chuỗi hàng hóa, giá trị tăng cao.
Bản đồ công nghệ chọn tạo giống lúa được hoàn thành sẽ cung cấp thông tin
định hướng công nghệ tương lai để sản xuất chất lượng cũng như chống lại loại

gia, không nêu rõ của ai.
- Sử dụng tích cực các mối quan hệ ngược để điều chỉnh các câu trả lời, điều
đó được thể hiện ở chỗ cuộc trưng cầu được tiến hành qua nhiều giai đoạn.
Kết quả trưng cầu ở giai đoạn trước được thông báo cho giai đoạn sau. Dựa
vào các thông tin đã được thông báo này mà các chuyên gia đánh giá điều
chỉnh câu trả lời của mình. Liên hệ ngược cho phép loại bỏ những thông tin
không có ích và giảm độ tản mạn trong câu trả lời, hạn chế những tác động
bên ngoài của tập thể
Công dụng: phương pháp này thường sử dụng với các dự báo có tính dài hạn.

21



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status