TIỂU LUẬN góp PHẦN tìm HIỂU vấn đề NÔNG dân TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP hóa HIỆN đại hóa ở nước TA HIỆN NAY - Pdf 39

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1

THỰC TRẠNG VÀ VAI TRÒ NÔNG DÂN

Trang
3
5

TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA,
1.1

HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
Thực trạng vấn đề nông dân trong quá trình công

1.2

nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.
Vai trò của nông dân trong quá trình công nghiệp

5

hóa hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội
Chương 2

chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
NÔNG DÂN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG

9
11

70% dân số làm nông nghiệp. Vì thế, dù ờ thời kỳ nào, người nông dân, nông thôn và
kinh tế nông nghiệp cũng có một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển chung
của đất nước. Nhận thức đúng đắn được tầm quan trọng này, trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu là đến năm 2020 đưa Việt Nam cơ
bản trở thành một nước công nghiệp. Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng đến vấn
đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn. Điều này được
thể hiện rất rõ trong một số chỉ thị, nghị quyết của một số Đại hội VI, VII, VIII, IX,
X. XI. Đặc biệt nghị quyết TW7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã
nhấn mạnh: Ra sức bồi dưỡng sức dân ở nông thôn và phát huy vai trò của giai cấp
nông dân trong sự nghiệp đổi mới, tập trung sự chỉ đạo và tạo các nguồn lực cần thiết
cho Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, phát triển nông thông toàn diện, tiêu
thụ nông sản háng hóa, bảo hiểm sản xuất và bảo hiểm xã hội, phát huy lợi thế từng
vùng, giúp đỡ vùng khó khăn, phân bố dân cư theo quy hoạch, phát triển ngành nghề,
giải quyết công ăn, việc làm, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống, nâng cao dân
trí, xây dựng nông thông mới”… Một lần nữa tại Đại hội XI của Đảng khẳng
định: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan
trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an
ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường
sinh thái của đất nước. Có thể khẳng định: Thiếu sự tham gia của nông dân thì quá
trình công nghiệp hóa, hiện đạt hóa đất nước không bao giờ thành công.
Tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn ở
nước ta cho tới nay đã đạt được rất nhiều các thành tựu, tuy nhiên cũng này sinh rất
nhiều vấn đề bất cập và hạn chế như vấn đề đất đai cho sản xuất nông nghiệp, vấn đề
ứng dụng các kỹ thuật hiện đại cho sản xuất, vấn đề về bao tiêu sản phẩm…Và minh
chứng rõ rệt nhất là mức sống và thu nhập. Thu nhập bình quân của những người
thuần túy sản xuất nông nghiệp rất thấp (tỷ lệ hộ nghèo theo số liệu năm 2009 là
3,9 triệu hộ chiếm 22% số hộ cả nước). Kéo theo đó là sự chênh lệch vô cùng rõ rệt



bao gồm những tập đoàn người sản xuất nhỏ hoặc làm thuê cho địa chủ và cho phú
nông trong nông nghiệp dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về ruộng đất. Vậy giai
cấp nông dân là những người sống lâu đời ở nông thôn (làng, bản, ấp) lấy sản xuất
nông nghiệp làm nguồn sống chính dưới hình thức tư hữu nhỏ. Nông dân là lực lượng
cách mạng trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta. Có thể thấy giai cấp nông dân ở nước ta là lực lượng quan trọng, là lục lượng
cơ bản cùng giai cấp công nhân hợp thành đội quân chủ lực của cách mạng xã hội
chủ nghĩa. Đưa nông dân đi theo con đường cách mạng xã hội hủ nghĩa là tạo ra một
lực lượng chủ yếu trong cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
* Thực trạng vấn đề nông dân ở nước ta hiện nay
Với số lượng đông đảo (hơn 70% dân số) nông dân Việt Nam có vai trò hết sức
quan trọng không những trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
nông thôn mà còn cung cấp nguồn lực về con người, tài nguyên, bảo tồn sinh thái và
không gian chung cho quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa trong cả nước (bao gồm
đô thị và nông thôn). Có thể nói, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra
tương đối mạnh, nhưng phần lớn nông dân chưa thực sự tham gia và làm chủ quá
trình này. Thực tế nông dân nước ta phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải.
Kể từ đầu những năm 1990 của thế kỷ 20 đến nay, đất nước ta bắt đầu công
nghiệp hóa đất nước. Một bộ phận nông dân “nhường” những thửa ruộng của mình,


6

làng quê mình để xây dựng những khu đô thị mới, khu công nghiệp mới, những nhà
máy thủy điện mới. Việc rời xa những thửa ruộng vừa là công cụ sản xuất, tài sản vừa
là niềm vui, lẽ sống của người nông dân thật không hề đơn giản.
Sau nhiều năm cải cách, thu nhập bình quân đầu người một năm của người dân
Việt Nam nói chung tăng mạnh từ năm 1996-2012. Năm 2012, thu nhập đầu người
cao gấp 4,8 lần năm 1996. Tuy nhiên, tốc độ gia tăng thu nhập rất khác nhau trong
các vùng của cả nước. Ở các vùng Tây Bắc và Tây Nguyên, mức thu nhập cũng như

tin, khoa học công nghệ, báo chí… Tuy nhiên còn nhiều hạn chế. Việc áp dụng khoa
học vào sản xuất chưa được nhân rộng, nông dân vẫn chịu cảnh “bán mặt cho đất bán
lưng cho trời” không thoát khỏi tư duy “Con trâu đi trước, cái cày theo sau”. Một số
tệ nạn tai hại có nguy cơ gia tăng tại nông thôn như cờ bạc, cướp giật… các trào lưu
văn hóa thực dụng tại đô thị lan tràn về nông thôn gây xáo trộn cuộc sống yên bình
của người nông dân bao đời nay, như karaoke, massa, game online… Không ít con
em nông dân trở thành những con nghiện của các trò chơi điện tử. Sự chênh lệch giàu
nghèo không ngừng gia tăng, một số nông dân có vốn nhờ vào tiền đền bù đất bị thu
hồi tổ chức kinh doanh, phân phối các loại hình dịch vụ mang lại lãi suất cao và ổn
định, kinh tế gia đình ổn định vươn lên giàu có. Có nhiều trang trại ở nông thôn thu
hút hàng trăm lao động tham gia sản xuất, mỗi ngày tạo ta hàng trăm triệu đồng…
Ngược lại, số đông nông dân vẫn sống dưới mức nghèo khổ (Năm 2009 mức nghèo
khi người nông dân ở nông thôn có mức thu nhập bình quân dưới 200 ngàn một
người/tháng). Nông dân một số nơi không có điều kiện tiếp xúc với các loại hình dịch
vụ tối thiểu, nông dân còn thiếu thốn trong đời sống tinh thần nhất là thông tin…
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển nhanh đã chuyển dần các
nhà máy chế biến và sản xuất, hình thành các khu công nghiệp tại nông thôn gây nên
tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng, nhất là môi trường đất, môi trường nước…
Một số nơi bị ô nhiệm nặng đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân, người
dân mắc nhiều loại bệnh tật khó lường, xuất hiện những làng ung thư ngày một nhiều.
Mặc dù vậy, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đã đem lại những thành
tựu to lớn. Đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao, năng suất lao động được
nâng lên rõ rệt, xã hội con người đều đổi mới phù hợp với sự phát triển chung của xã
hội. Con người dần được đáp ứng tốt nhất những nhu cầu thiết yếu, và có đòi hỏi
ngày một cao hơn. Những yếu tố tích cực này tạo tiền đề cho sự phát triển đất nước
một cách bền vững nói chung và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông
dân ở nông thôn nói riêng trong tương lai.


8

dân, nông thôn còn bất cập so với thực tiễn; chưa hình thành một cách có hệ thống


9

các quan điểm lý luận về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; cơ chế, chính
sách phát triển các lĩnh vực này thiếu đồng bộ, thiếu tính đột phá; một số chủ trương,
chính sách không hợp lý, thiếu tính khả thi nhưng chậm được điều chỉnh, bổ sung kịp
thời; đầu tư từ ngân sách nhà nước và các thành phần kinh tế vào nông nghiệp, nông
dân, nông thôn còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; tổ chức chỉ đạo thực hiện
và công tác quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, yếu kém; vai trò của các cấp uỷ,
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng trong việc triển khai các
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
ở nhiều nơi còn hạn chế…
1.2 Vai trò của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Chủ nghĩa Mác – Lênin đã từng khẳng định vai trò của quần chúng nông dân
lao động là người quyết định, là người sáng tạo chân chính ra lịch sử xã hội. Ở nước
ta , nông dân chiếm hơn 70% số dân cả nước – họ là một bộ phận của dân cư, là lực
lượng đông đảo trong quần chúng nhân dân lao động, là động lực cách mạng xã hội
chủ nghĩa và chính họ là người trực tiếp sản xuất ra của cải nuôi sống xã hội.
Trong chế độ phong kiến, người nông dân là lực lượng sản xuất chính và cũng
là giai cấp cơ bản bị áp bức trong xã hội. Vốn là những người sản xuất nhỏ và bị hạn
chế trong tầm nhìn hẹp của làng xã, họ thường thụ động trước các vấn đề xã hội và
trước các cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội,
song trước sau họ vẫn không thay đổi được phương thức sản xuất để hình thành một
mô hình xã hội tiến bộ hơn. Vì vậy, họ không trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng
mà chỉ có thể liên minh với giai cấp công nhân, tầng lớp trí thức và các giai tầng xã
hội khác cùng giai cấp công nhân thực hiện cuộc cách mạng giải phóng mình, giải
phóng dân tộc do giai cấp công nhân lãnh đạo. Ănghen viết: các Đảng tư sản và phản

trên mặt trận nông nghiệp, đã được tuyên dương qua từng chặng đường của đất nước.
Và ngày nay, trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung; công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nói riêng, giai cấp nông dân ngày
càng có vai trò quan trọng hơn để góp phần vào việc thực hiện công cuộc đổi mới.
Nông dân không chỉ là lược lượng chủ yếu sản xuất ra của cải cho xã hội, nuôi sống
xã hội mà còn là động lực cho sự phát triển của xã hội, là nhân tố cơ bản cho quá
trình tiến hành thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng một
nước Việt Nam ngày một phát triển và giàu mạnh hơn.


11

Chương 2
NÔNG DÂN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA
ĐẤT NƯỚC VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẶT RA
2.1. Nông dân trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn ở Việt Nam hiện nay, những định hướng và mục tiêu cơ bản.
Trong tiến trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu ngày càng sâu rộng theo hướng
đa phương hóa, đa dạng hóa, nhằm tranh thủ tốt nhất những điều kiện về chuyển giao
công nghệ và khoa học kỹ thuật phục vụ thành công quá trình công nghiệp hóa hiện
đại hóa trong nước. Trong bối cảnh đó việc tập trung đầu tư phát triển kinh tế nông
thôn, giải quyết các vấn đề nông dân trở nên cần thiết và cấp bách, với mục tiêu đưa
nông thôn sát lại gần hơn với thành thị, đô thị hóa nông thôn, phát triển kinh tế nông
thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Trên cơ sở đó
trong Đại hội XI Đảng ta đã xác định quan điểm: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn
có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững,
giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc
văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan

3,5 - 4%/năm; sử dựng đất nông nghiệp tiết kiệm và hiệu quả; duy trì diện tích đất lúa
đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài. Phát triển nông
nghiệp kết hợp với phát triển công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn, giải
quyết cơ bản việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gấp trên 2,5 lần so
với hiện nay. Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp còn khoảng 30% lao động toàn xã
hội, tỉ lệ lao động ở khu vực nông thôn qua đào tạo đạt trên 50%; số xã đạt tiêu chuẩn
nông thôn mới đạt khoảng 50%.
Mặt khác, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, trước
hết là hệ thống thuỷ lợi đảm bảo tưới tiêu chủ động, kịp thời cho toàn bộ diện tích đất
lúa 2 vụ, mở rộng diện tích tưới tiêu cho rau màu, cây công nghiệp, cấp thoát nước
chủ động cho diện tích nuôi trồng thủy sản, làm muối; đảm bảo giao thông thông suốt
4 mùa tới hầu hết các xã và cơ bản có đường ô tô tới các thôn, bản; xây dựng cảng cá,
khu neo đậu tàu thuyền và hạ tầng nghề cá; cấp điện sinh hoạt cho hầu hết dân cư,
các cơ sở công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn; đảm bảo cơ bản điều kiện học tập,
chữa bệnh, sinh hoạt văn hoá, thể dục thể thao ở hầu hết các vùng nông thôn tiến gần
tới mức các đô thị trung bình.


13

Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn; thực hiện
có hiệu quả, bền vững công cuộc xoá đói, giảm nghèo; nâng cao trình độ giác ngộ và
vị thế chính trị của giai cấp nông dân, tạo điều kiện để nông dân tham gia đóng góp
và hưởng lợi nhiều hơn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, hoàn chỉnh hệ thống đê
sông, đê biển và rừng phòng hộ ven biển, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi,
cụm dân cư đáp ứng yêu cầu phòng chống bão, lũ, ngăn mặn và chống nước biển
dâng; tạo điều kiện sống an toàn cho nhân dân đồng bằng sông Cửu Long, miền
Trung và các vùng thường xuyên bị bão, lũ, thiên tai; chủ động triển khai một bước
các biện pháp thích ứng và đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Ngăn chặn, xử lý

thành quả của toàn Đảng, toàn dân nhưng đặc biệt trong đó có một phần đóng góp
đáng tự hào của nông dân.
Để quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước
ta đi vào chiều sâu, tiếp tục đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa trong những
năm đầu của thế kỷ XXI, đòi hỏi nước ta phải nỗ lực xây dựng, hoàn thiện một hệ
thống những chủ trương, chính sách, phương hướng, giải pháp đồng bộ nhằm phát
triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với tư
cách là chủ thể, là lực lượng nòng cốt và chủ yếu trực tiếp tham gia vào sự nghiệp
này, điều quan trọng hơn hết là phải khơi dậy cho được sự cố gắng, lòng nhiệt
tình, tính năng động, tích cực sáng tạo của nông dân cả nước. Bởi mỗi bước phát
triển của nông nghiệp và nông thôn suy cho cùng cũng là nhằm nâng cao thu nhập,
cải thiện đời sống cho nông dân. Nông dân là mục tiêu, là động lực phát triển của
nông nghiệp, nông thôn. Phát triển nông nghiệp và nông thôn là do nông dân và vì
nông dân. Vai trò của nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn là vô cùng to lớn.
* Cơ sở xây dựng giải pháp.
Mọi hoạt động đều dựa trên cơ sở của lý luận, của phương pháp. Đưa ra một số
giải pháp giải quyết vấn đề nông dân trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước tôi cũng dựa trên những cơ sở nhất định.
Trong cuộc sống mọi hoạt động, hành động đều là vì con người. Con người là
chủ thể của cuộc sống, của xã hội. Nông dân là một lực lượng đông đảo của xã hội,
lực lượng sản xuất chính tạo ta lương thực thực phẩm nuôi sống toàn xã hội. Trong
quá trình phát triển kinh tế đất nước như hiện nay nông dân có vai trò hết sức quan
trọng nhưng phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải cần có những giải pháp kịp thời


15

như: nạn thiếu việc làm, thu nhập, nâng cao trình độ cho nông dân…Bên cạnh đó
Đảng ta đã xác định vai trò to lớn của nông dân trong Đại hội XI của Đảng: Nông

16

tin hoá, thay thế lao động thủ công, thay đổi tập quán canh tác lạc hậu để sử dụng có
hiệu quả đất đai, tài nguyên, lao động, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và
sức cạnh tranh của nông sản.
Phát triển ngành trồng trọt, hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung, thực
hiện đầu tư thâm canh, áp dụng các giống và quy trình sản xuất mới có năng suất,
chất lượng cao; hoàn thiện hệ thống tưới tiêu; đẩy nhanh cơ giới hoá đồng bộ các
khâu sản xuất; hiện đại hoá công nghiệp bảo quản, chế biến, nâng cao chất lượng, vệ
sinh an toàn thực phẩm và giá trị gia tăng của nông sản hàng hóa. Bố trí lại cơ cấu
cây trồng, mùa vụ và giống để giảm thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh phù hợp với điều
kiện của từng vùng. Tiếp tục đẩy mạnh thâm canh sản xuất lúa, nhất là ở đồng bằng
sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng. Đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc
gia trước mắt và lâu dài và ưu tiên hàng đầu trong phát triển nông nghiệp. Có chính
sách bảo đảm lợi ích cho người trồng lúa, địa phương và vùng trồng lúa. Xây dựng
các vùng sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, hoa hàng hoá tập trung, trước hết
là các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
Phát triển nhanh ngành chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công
nghiệp, an toàn dịch bệnh, phù hợp với lợi thế của từng vùng; chú trọng phát triển
chăn nuôi gia súc ăn cỏ ở trung du, miền núi và Tây Nguyên; tập trung cải tạo và
nâng cao chất lượng giống, áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến để tăng năng suất,
chất lượng và hiệu quả; tăng cường công tác thú y, phòng chống dịch bệnh; phát triển
sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp; tổ chức lại và hiện đại hoá cơ sở giết mổ,
chế biến gia súc, gia cầm.
Phát triển lâm nghiệp toàn diện từ quản lý, bảo vệ, trồng, cải tạo, làm giàu rừng
đến khai thác, chế biến lâm sản, bảo vệ môi trường cho du lịch sinh thái. Có cơ chế,
chính sách phù hợp, tạo điều kiện, khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi
thành phần kinh tế tham gia bảo vệ, phát triển rừng. Cho phép khai thác lợi ích kinh
tế từ rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo nguyên tắc bền vững, lấy nguồn thu từ rừng
để bảo vệ, phát triển rừng và làm giàu từ rừng. Khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức,

nghiệp. Nhưng gia đoạn đầu nền nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền
kinh tế, phát huy những tiềm năng cơ bản của nông thôn nước ta! Thực hiện quá trình
công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn hiện nay nhằm từng bước xóa
dần khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý theo
những giai đoạn cụ thể mà giai đoạn đầu phải thực hiện theo cơ cấu: Công nghiệpNông nghiệp và Dịch vụ song song với đầu tư xây dựng phát triển nông thôn mới.


18

Nền kinh tế thế giới phát triển cực nhanh hình thành những cường quốc về
kinh tế tạo ra những xu thế cạnh tranh khốc liệt, đồng thời xu thế thế hợp tác cùng
phát triển tạo đà cho quá trình chuyển giao công nghệ kỹ thuật, lao động, vốn…theo
hướng song phương, đa phương cùng co lợi. Ở nước ta hiện nay, nhu cầu về khoa học
kỹ thuật tiên tiến trở thành cấp thiết, đặc biệt là ngành công nghiệp bước đầu được
hiện đại hóa. Một số ngành công nghiệp có ưu thế lớn về nguyên liệu và lao động như
các ngành công nghiệp khai thác và chế biến, ngành công nghiệp sản xuất hang tiêu
dùng luôn luôn có như cầu cải tiến và đổi mới. Bên cạnh nó là ngành nông nghiệp
Việt Nam chưa phát huy hết những tiềm năng vốn có của mình, năng suất trong nông
nghiệp còn thấp, sản phẩm thiếu sức cạnh tranh cao…
Một số hình thức sản xuất truyền thống đã dần chuyển sang các mô hình sản
xuất tập trung theo hướng công nghiệp, áp dụng rãi những tiến bộ khoa học kĩ thuật
hiện đại. Chính vì vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một xu thế tất yếu ở nước ta hiện
nay, nó phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế trong nước và xu thế chuyển
dịch kinh tế trên thế giới. Kinh tế nông thôn đã phản ánh sự chuyển dịch này theo giai
đoạn đầu là Công nghiệp - Nông nghiệp và Dịch vụ.
Đưa khoa học kỹ thuật về với nông thôn, hình thành các khu công nghiệp tập
trung hướng vào vùng nguyên liệu, lao động và thị trường tiêu tụ tiềm ẩn ở nông thôn
và nông dân. Chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa, cơ
giới hóa tạo thời gian cho người nông dân tiến hành học tập nghề nghiệp thích ứng
với quá trình chuyển đổi kinh tế nói chung, tạo sự chủ động cần thiết cho nông

chung vốn, chung đất đai và chung nguồn nhân lực. Đây là điều kiện phát triển tốt
nhất năng lực sản xuất của nông dân hiện nay. Khi nông dân nước ta không có nhiều
ruộng đất, vốn và thiếu những kinh nghiệp sản xuất tiên tiến thì nguyên tắc 3 chung
sẽ là biện pháp tốt nhất; Nhanh chóng phân vùng, quy hoạch lao động ở nông thôn
một cách hợp lý. Có chiến lược cụ thể và lâu dài gắn liền với quá trình quy hoạch
công nghiệp và dịch vụ. Theo hướng phân chia nguồn nhân lực theo tỉ lệ ngành nghề
và trình độ, khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật. Do nguồn nhân lực ở khu vực nông
thôn có mức trình độ chênh lệch khác nhau, nhận thức khoa học còn nhiều hạn chế.
Do vậy phải được quy hoạch một cách hợp lý và có chiến lược cụ thể; Chuyển dịch
cơ cấu lao động là nhu cầu thiết yếu và cần thiết để thực hiện thành công chuyển dịch
cơ cấu kinh tề tại nông thôn, giải quyết việc làm cho nông dân, tăng thu nhập làm cho
nông dân dần ly nông bất ly hương; Quy hoạch lao động là một chiến lược có tầm vĩ
mô, hiện nay trên thế giới các nước có nền kinh tế phát triển hiện đại là những nước


20

thực hiện thành công quá trình quy hoạch lao động. Như tại Trung Quốc đã thực hiện
chương trình quy hoạch đặc biệt, chú trọng phát triển đô thị thu hút dân nông thôn về
đô thị, dành đất nông thôn cho việc mở rộng vùng công nghiệp…
Hiện nay có hai hướng quy hoạch lao động nông thôn: Một là: Đưa dân nông
thôn về thành thị, chung sống với thành thị, nhường đát ở nông thôn để nhà nước đầu
tư xây dựng thành đô thị mới và tiếp tục đưa dân về định cư. Đưa dân về các khu
công nghiệp, đi xuất khẩu lao động…Đây là biện pháp khó thực hiện ở nước ta, với
75% dân số sống ở nông thôn, phong tục tập quán thuần túy khó thích nghi, nông dân
có trình độ thấp. Hai là: Phát triển kinh tế nông thôn, đưa công nghiệp nông thôn, xây
dựng nông thôn mới, gắn liền phát triển kinh tế với đào tạo con người xã hội mới.
Đây được xem là giải pháp hữu hiệu nhất cho nước ta hiện nay, nó tận dụng được
những lợi thế so sánh ở nông thôn, nhưng nó đòi hỏi phải có thời gian và vốn.
Trên cơ sở đó mở rộng các mô hình kinh tế nông thôn theo hướng đầu tư về

thống đê sông, đê biển, hệ thống ngăn lũ, thoát lũ. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản
lý thuỷ lợi có hiệu quả, nâng hiệu suất sử dụng các công trình thuỷ lợi lên trên 80%.
Phát triển giao thông nông thôn bền vững gắn với mạng lưới giao thông quốc
gia, bảo đảm thông suốt bốn mùa tới các xã và cơ bản có đường ô tô đến thôn, bản.
Ưu tiên phát triển giao thông ở các vùng khó khăn để có điều kiện phát triển kinh tế xã hội nhanh hơn. Quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống đường đến các vùng trung
du, miền núi và ven biển để phát triển công nghiệp và đô thị. Từng bước nâng cao
chất lượng đường nông thôn; có cơ chế, chính sách đảm bảo duy tu bảo dưỡng
thường xuyên. Phát triển giao thông thuỷ, xây dựng các cảng sông, nạo vét luồng lạch
và các phương tiện vận tải sông, biển an toàn.
Cải tạo và phát triển đồng bộ hệ thống lưới điện, bảo đảm đủ điện phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp; nâng cao chất lượng điện phục vụ sinh hoạt của dân cư nông
thôn. Phát triển hệ thống bưu chính viễn thông, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin
cho mọi vùng nông thôn, đặc biệt là miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Xây dựng
hệ thống chợ nông sản phù hợp với từng vùng.
Tập trung đầu tư cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm, cơ sở chuyển
giao khoa học - công nghệ nông nghiệp đạt trình độ tiên tiến trong khu vực; phát triển
nhanh các trung tâm, trạm giống, cơ sở khuyến nông ở các huyện, xã. Nâng cấp mạng
lưới y tế cơ sở, y tế dự phòng, các bệnh viện đa khoa tuyến huyện, các trung tâm y tế
vùng, các cơ sở y tế chuyên sâu; hoàn thành chương trình kiên cố hóa trường học;
xây dựng các trung tâm, nhà văn hoá - thể thao tại thôn, xã.


22

Quy hoạch bố trí lại dân cư nông thôn gắn với việc quy hoạch xây dựng công
nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị ở các vùng. Thực hiện chương trình xây dựng
nông thôn mới với các tiêu chí cụ thể, phù hợp với đặc điểm từng vùng, chú ý các xã
còn nhiều khó khăn ở miền núi, biên giới, bãi ngang, hải đảo. Phát triển mạng lưới thị
trấn, thị tứ theo quy hoạch; tiếp tục thực hiện phương châm “Nhà nước và nông dân
cùng làm”, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xây dựng kết cấu hạ

hoạch đất đai theo mục đích sử dụng cụ thể theo từng vùng, từng địa phương.
* Giải pháp cho những vấn đề xã hội cho nông dân ở nông thôn.
Vấn đề xã hội ở nông thôn hiện nay ngày càng phức tạp khi mà các luồn văn
hóa lai căn, văn hóa đô thị đang tràn về nông thôn phá vở sự yên bình vốn có của các
làng quê. Những tệ nạn xã hội ngày một tăng lên như rượu chè, cướp bóc…Tình
trạng thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn chưa được giải quyết, không tận dụng được
quỹ thời gian tập trung cho sản xuất…
Để giải quyết được các vấn để này bản thân đưa ra một số giải pháp cơ bản
sau:
Cần nhanh chóng tạo ra nhiều hơn việc làm cho nông dân, mang lại thu nhập
cho nông dân, tân dụng thời gian nhàn rỗi; Tiến hành các giải pháp về chính sách hỗ
trợ chuyển đổi ngành nghề, chính sách đào tạo nghề, chính sách vay vốn tín dụng,
chính sách hỗ trợ sản xuất… Thực hiện chính xác lao động và việc làm thông qua các
mô hình hoạt động đầu tư phát triển làng nghề truyền thống. Để làm được điều này
trong quá trình đầu tư phát triển làng nghề cần phải tìm hiểu thị trường, tìm dầu ra
cho sản phẩm, chuyển đổi mô hình sản xuất từ thử công sang sản xuất công nghiệp
theo hình thức chuyên môn hóa. Bên cạnh đó chú trọng vào việc đào tạo đội ngũ
công nhân lành nghề cũng như quá trình thay đổi mẫu mã sản phẩm đáp ứng nhu cầu
thị hiếu của thị trường.
Cần thực hiện các chương trình điều tra thị trường mở rộng thị trường tiêu thụ
sản phẩm đang sản xuất. Quan tâm vào những nghề thử công có năng lực cạnh tranh
cao có nhu câu và lợi thế cho xuất khẩu; Khuyến khích các mô hình sảo xuất mới như
trang trại nông trại, sản xuất chăn nuôi theo hướng công nghiệp, các công ty cổ phần,
hợp tác xã địch vụ… các làng thanh niên lập nghiệp, các hội tương trợ trong sản xuất;
Cần có những chương trình khuyến nông, phòng chống thiên tai, dịch bệnh phòng rủi
ro trong sản xuất cho nông dân, tạo mọi điều kiện cho nông dân được tiếp cận với các
giống cây trồng con vật nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao qua các chương trình


24

doanh nghiệp – Nhà khoa học trên cơ sở cùng có lợi cùng nhà công tác xã hội tạo ra


25

thuyết ngũ gia phát triển bền vững. làm được như vậy đã góp phần giải quyết tốt vấn
đề nông dân hiện nay. Đưa nước ta tiến nhanh, mạnh, vững chắc lên chủ nghĩa xã hội
KẾT LUẬN
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là quá trình chuyển đổi
căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất – kinh doanh - dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội mà ở đó nông dân đóng vai trò quyết định, bởi giai cấp nông dân là một lực
lượng chính trị - xã hội, là lực lượng sản xuất quan trọng, nông dân và nông thôn còn
là nơi lưu giữ kho tàng văn hoá dân tộc. Nhìn lại chặng đường hơn 20 năm đổi mới,
có thể đánh giá rằng, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Việt
Nam đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn. Nhờ phát triển nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa với tốc độ khá cao, nâng cao được năng suất, chất lượng,
hiệu quả mà an ninh lương thực quốc gia được bảo đảm vững chắc và một số mặt
hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã có vị thế cao trên thị trường thế giới. Nhờ
chuyển dịch kinh tế nông thôn theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề và
đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất cùng với tăng đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội mà bộ mặt nông thôn ở nhiều vùng trong nước đã có những thay
đổi rõ rệt. Ðời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn mà chủ yếu là nông dân
đã được cải thiện về căn bản, trong đó xóa đói, giảm nghèo là một thành tựu nổi bật.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn, điều quan trọng trước hết là mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi địa phương cần phải
quán triệt sâu sắc những quan điểm của Đảng và đặc điểm kinh tế – xã hội hiện nay ở
nước ta để vận dụng một cách sáng tạo vào quá trình tổ chức thực hiện. Xác định rõ
nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn hiện nay, đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên cơ sở những tiến bộ khoa học, kỹ thuật và
trong công nghệ sản xuất ; mở những ngành nghề phù hợp trong nông thôn, gắn sản
xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến nông sản ; tập trung mọi nguồn vốn xây

chính trị quốc gia
Hội nông dân Việt Nam, Dự thảo « Báo cáo tổng kết công tác tư tưởng-văn
hoá năm 2004, nhiệm vụ năm 2005 » ; Hà Nội tháng 3, năm 2005
Ban chấp hành TW, số 59-CT/TW, Chỉ thị « về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với hoạt động của Hội nông dân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn », Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2000



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status