Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh tiền giang luận văn thạc sĩ 2016 - Pdf 41

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN HOÀNG THƠ

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN HOÀNG THƠ

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG

Chuyên ngành: Kế Toán
Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI VĂN DƯƠNG


1.1.1 Khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ ........................................................... 8
1.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ........................................................ 8
1.1.1.2 Khái niệm kiểm soát nội bộ ............................................................... 13
1.1.1.3 Khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ ................................................. 15
1.1.2 Tìm hiểu sơ lược về báo cáo COSO 2013 .................................................. 16
1.1.2.1 Những nội dung thay đổi và không thay đổi so với COSO 1992 ...... 17
1.1.2.2 Những nguyên tắc của COSO 2013 ................................................... 17
1.1.2.3 Những yêu cầu của COSO 2013 ........................................................ 19
1.1.3 Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ theo COSO 2013 ......... 19
1.1.3.1 Môi trường kiểm soát ......................................................................... 19
1.1.3.2 Đánh giá rủi ro.................................................................................... 20
1.1.3.3 Hoạt động kiểm soát ........................................................................... 21
1.1.3.4 Thông tin và truyền thông .................................................................. 22
1.1.3.5 Hoạt động giám sát ............................................................................. 22
1.1.4 Lợi ích và những hạn chế tiềm tàng của kiểm soát nội bộ ......................... 24
1.1.4.1 Lợi ích của kiểm soát nội bộ .............................................................. 24
1.1.4.2 Hạn chế tiềm tàng của kiểm soát nội bộ ............................................ 25
1.2 Đặc điểm của hệ thống kiếm soát nội bộ trong doanh nghiệp xây dựng ......... 28


1.2.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất xây lắp và chi phí xây lắp ............................ 28
1.2.2 Đặc điểm ngành xây dựng ......................................................................... 30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................... 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG ... 33
2.1 Giới thiệu tổng quát tình hình doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Tiền
Giang....................................................................................................................... 33
2.2 Khảo sát hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp xây dựng trên địa
bàn tỉnh Tiền Giang ................................................................................................ 34
2.2.1 Phạm vi khảo sát ......................................................................................... 34

3.2 Các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp
xây dựng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ................................................................... 73
3.2.1 Môi trường kiểm soát.................................................................................. 73
3.2.2 Đánh giá rủi ro ............................................................................................ 74
3.2.3 Các hoạt động kiểm soát ............................................................................. 75
3.2.4 Thông tin và truyền thông ........................................................................... 78
3.2.5 Giám sát ...................................................................................................... 78
3.3 Các giải pháp hỗ trợ .......................................................................................... 79
3.3.1 Về phía Hội nghề nghiệp ............................................................................ 79
3.3.2 Về phía Nhà nước ....................................................................................... 80
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................... 81
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ bằng Tiếng Việt

Viết đầy đủ bằng Tiếng Anh

AICPA

Hiệp hội kế toán viên công
chứng Hoa Kỳ

American Institute of Certified
Public Accountants

Enterprise Risk Management

FTA

Hiệp định thương mại tự do

Free Trade Agreements

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

Gross Domestic Product

IFAC

Liên đoàn Kế toán Quốc tế

The international Fedration of
Accountant

KSNB

Kiểm soát nội bộ

Internal Control

OLS

Phương pháp bình phương nhỏ


The committee of Sponsoring
Organization
Enterprise


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Trang
Danh mục bảng biểu
Bảng 2.1: Kết quả thống kê mẫu theo loại hình doanh nghiệp ..................................... 35
Bảng 2.2: Kết quả thống kê mẫu theo số lượng nhân viên ........................................... 36
Bảng 2.3: Kết quả thống kê mẫu theo số năm hoạt động ............................................. 37
Bảng 2.4: Thống kê câu hỏi khảo sát ............................................................................ 38
Bảng 2.5: Thang đo nghiên cứu .................................................................................... 38
Bảng 2.6: Thống kê mô tả thang đo cho các biến của nguyên tắc 1 ............................. 45
Bảng 2.7: Thống kê mô tả thang đo cho các biến của nguyên tắc 2 ............................. 47
Bảng 2.8: Thống kê mô tả thang đo cho các biến của nguyên tắc 3 ............................. 47
Bảng 2.9: Thống kê mô tả thang đo cho các biến của nguyên tắc 4 ............................. 48
Bảng 2.10: Thống kê mô tả thang đo cho các biến của nguyên tắc 5 ........................... 49
Bảng 2.11: Thống kê mô tả thang đo cho các nguyên tắc của môi trường kiểm
soát ................................................................................................................................ 50
Bảng 2.12: Thống kê mô tả thang đo cho các biến của nguyên tắc 6 ........................... 51
Bảng 2.13: Thống kê mô tả thang đo cho các biến của nguyên tắc 7 ........................... 52
Bảng 2.14: Thống kê mô tả thang đo cho các biến của nguyên tắc 8 ........................... 53
Bảng 2.15: Thống kê mô tả thang đo cho các biến của nguyên tắc 9 ........................... 53
Bảng 2.16: Thống kê mô tả thang đo cho các nguyên tắc của đánh giá rủi ro ............. 54
Bảng 2.17: Thống kê mô tả thang đo cho các biến của nguyên tắc 10 ......................... 54
Bảng 2.18: Thống kê mô tả thang đo cho các biến của nguyên tắc 11 ......................... 55
Bảng 2.19: Thống kê mô tả thang đo cho các biến của nguyên tắc 12 ......................... 56
Bảng 2.20: Thống kê mô tả thang đo cho các nguyên tắc của hoạt động kiểm

được bổ sung, hoàn thiện thành một hệ thống lý luận thông qua báo cáo COSO
2013. Các nghiên cứu ở ngoài nước đã chứng minh được tầm quan trọng của hệ
thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp và các yếu tố tác động đến hiệu quả
của hệ thống kiểm soát nội bộ. Chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ có ảnh
hưởng lớn đến tính chính xác của các quyết định quản lý, do đó các công ty có hệ
thống kiểm soát nội bộ không hữu hiệu có xu hướng gặp các lỗi quản lý lớn hơn
trong hoạt động so với các công ty có hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu (Feng, Li
& McVay, 2009), hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu có vai trò thiết yếu trong sự
thành công của một công ty (Jokipii, 2010).
Ở Việt Nam trong nhiều năm qua đã chứng kiến sự sụp đổ của nhiều tổng
công ty lớn, doanh nghiệp nhà nước như Vinalines, Vinashin hay một loạt các ngân
hàng. Một trong những lý do lớn được kể đến là các hệ thống kiểm soát nội bộ với
nhiều kẽ hở, hệ thống kiểm soát nội bộ có thể được xây dựng khá tốt trong các
doanh nghiệp lớn, nhưng trong các doanh nghiệp nhỏ chưa nhận thức được tầm
quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ, chưa xây dựng được hệ thống kiểm soát
nội bộ hữu hiệu.
Tiền Giang là tỉnh thuộc miền Trung Nam Bộ, cách thành phố Hồ Chí Minh
70km về phía Tây – Nam, là nơi có tốc độ phát triển tương đối nhanh với nhiều
doanh nghiệp xây dựng có tiềm lực kinh tế và là bộ phận đóng góp cao vào sản
lượng GDP của tỉnh. Nhưng các doanh nghiệp xây dựng chưa hoặc ít quan tâm đến


2

việc xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu. Theo số liệu thống kê cho
thấy, hiện nay các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang chiếm một
vị trí rất quan trọng và là một bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế. Đại đa số
các doanh nghiệp xây dựng thuộc loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vì vậy, hoàn
thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và
trong các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang nói riêng sẽ mang lại

chứng thực nghiệm về sự tương tác giữa các thành phần của hệ thống kiểm soát nội
bộ, các định hướng chiến lược khác nhau sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động phụ
thuộc vào các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra
rằng khi hoạt động kiểm soát và hoạt động kiểm soát càng cao thì hiệu quả của hệ
thống kiểm soát nội bộ càng cao.
Jokipii, Annukka, 2010. Determinants and consequences of internal control
in firms: a contingency theory based analysis, Journal of Management &
Governance –Nghiên cứu này tiến hành ở 741 công ty lớn và vừa ở Phần Lan. Tác
giả đã đưa vào mô hình nghiên cứu bốn yếu tố: chiến lược, cấu trúc, cơ cấu tổ chức,
sự không chắc chắn của môi trường tác động cơ cấu hệ thống kiểm soát nội bộ: Môi
trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông,
giám sát. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy và
phân tích nhân tố bằng SPSS. Kết quả nghiên cứu cho thấy chiến lược và sự không
chắc chắn của môi trường ảnh hưởng trọng yếu đến cơ cấu hệ thống kiểm soát nội
bộ, cấu trúc và cơ cấu tổ chức ảnh hưởng không trọng yếu đến cơ cấu hệ thống
kiểm soát nội bộ. Sau đó, tác giả đánh giá hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ
dựa vào ba yếu tố: tính hữu hiệu và hiệu quả hoạt động, độ tin cậy của thông tin tài
chính, sự tuân thủ pháp luật và các quy định. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hiệu
quả của hệ thống kiểm soát nội bộ phụ thuộc vào cấu trúc của hệ thống kiểm soát
nội bộ ngoại trừ các công ty có quy mô nhỏ.
Một số nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ được công bố ở trong
nước:
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh của Nguyễn Thị Bích Hiệp – Trong đề tài tác giả đã


4

nêu lên thực trạng hệ thống kiểm soát nội tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh và đã nêu lên các giải pháp hoàn thiện về phía doanh

soát nội bộ tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Hệ thống kiểm soát nội bộ theo chuẩn của COSO tại các doanh nghiệp xây
dựng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có được vận dụng trong quản trị không? Mức độ
vận dụng được thiết kế như thế nào?
- Giải pháp, chính sách nào phù hợp để xây dựng và hoàn thiện hệ thống
kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang?
- Các loại hình doanh nghiệp khác nhau có sự khác biệt về tính hữu hiệu của
hệ thống kiểm soát nội bộ không?
- Số lượng nhân viên khác nhau có sự khác biệt về tính hữu hiệu của hệ
thống kiểm soát nội bộ không?
- Số năm hoạt động khác nhau có sự khác biệt về tính hữu hiệu của hệ thống
kiểm soát nội bộ không?
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp
xây dựng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Đối tượng khảo sát là Giám đốc, Phó giám
đốc.
- Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát 80 doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh
Tiền Giang. Cụ thể là khảo sát Ban giám đốc tại các doanh nghiệp.
- Giới hạn của đề tài: Đề tài tiếp cận hệ thống kiểm soát nội bộ theo năm bộ
phận cấu thành nên chỉ thể hiện hệ thống kiểm soát nội bộ dưới góc nhìn chung
nhất.


6

6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu: kết hợp phương pháp định tính và phương pháp
định lượng để phân tích và trình bày dữ liệu.
- Phương pháp thu thập dữ liệu: dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương

của hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp xây dựng.
Chương 2: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp
xây dựng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các
doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Kết luận


8

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI
BỘ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG
DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
1.1 Một số vấn đề chung về kiểm soát nội bộ
1.1.1 Khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ
1.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển1
a. Giai đoạn sơ khai
Từ những năm cuối thế kỷ 19, nền kinh tế bắt đầu phát triển mạnh mẽ, các
kênh cung cấp vốn cũng phát triển kịp thời để đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô của
các doanh nghiệp. Điều này dẫn đến sự ra đời của các công ty kiểm toán độc lập,
các công ty kiểm toán đảm nhiệm chức năng xác nhận tính trung thực và hợp lý của
các thông tin trên BCTC, là cơ sở để các kênh cung cấp vốn có cái nhìn tổng quan
về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Khi thực hiện chức năng nhận xét BCTC, các kiểm toán viên đã sớm nhận
thức rằng không cần thiết cũng như không thực tế khi yêu cầu kiểm tra tất cả nghiệp
vụ kinh tế phát sinh mà chỉ cần chọn mẫu để kiểm tra và dựa vào sự tin tưởng vào
hệ thống kiểm soát nội bộ do đơn vị được kiểm toán sử dụng trong việc xử lý, tập
hợp các thông tin để lập BCTC. Vì vậy các kiểm toán viên bắt đầu quan tâm đến
kiểm soát nội bộ.
Hình thức ban đầu của kiểm soát nội bộ là kiểm soát tiền và bắt đầu từ cuộc

Năm 1958, Ủy ban thủ tục kiểm toán (CAP – Committee on Auditing
Procedure) trực thuộc AICPA ban hành báo cáo về thủ tục kiểm toán 29 (SAP 29),
trong đó lần đầu tiên phân biệt kiểm soát nội bộ về quản lý và kiểm soát nội bộ về
kế toán.
Năm 1962, CAP tiếp tục ban hành SAP 33 để làm rõ hơn về kiểm soát nội bộ
về quản lý và kiểm soát nội bộ về kế toán. Năm 1972, CAP tiếp tục ban hành SAP
54 “Tìm hiểu và đánh giá kiểm soát nội bộ” trong đó đưa ra bốn thủ tục kiểm soát
kế toán, đó là đảm bảo nghiệp vụ chỉ được thực hiện khi đã được phê chuẩn, ghi
nhận đúng đắn mọi nghiệp vụ để lập báo cáo, hạn chế sự tiếp cận tài sản và kiểm
kê.
Sau đó, AICPA ban hành các chuẩn mực kiểm toán (SAS – Statement on
Auditing Standard) để thay thế cho các thủ tục kiểm toán (SAP), trong đó SAS 1
(1973), duyệt xét lại SAP 54 và đưa ra định nghĩa về kiểm soát quản lý và kiểm soát
kế toán.


10

Như vậy, trong suốt thời kỳ trên, khái niệm kiểm soát nội bộ đã không ngừng
được mở rộng ra khỏi những thủ tục bảo vệ tài sản và ghi chép sổ sách kế toán. Tuy
nhiên, trước khi báo cáo COSO (1992) ra đời, kiểm soát nội bộ mới chỉ dừng lại
như là một phương tiện phục vụ cho kiểm toán viên trong kiểm toán BCTC.
c. Giai đoạn phát triển
Vào những thập niên 1970 – 1980 nền kinh tế của Hoa Kỳ cũng như nhiều
quốc gia khác đã phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, các vụ gian lận cũng ngày càng
tăng, với quy mô ngày càng lớn, gây ra tổn thất đáng kể cho nền kinh tế. Năm 1977,
Luật về chống hối lộ nước ngoài (Foreign Corrupt practices act) ra đời. Sau đó Ủy
ban chứng khoán Hoa Kỳ (SEC – Securities and Exchange Commission) đưa ra bắt
buộc các công ty phải báo cáo về kiểm soát nội bộ đối với công tác kế toán ở đơn vị
mình (1979).

soát, thông tin truyền thông và giám sát. Đến năm 2004, ERM được chính thức ban
hành và là “cánh tay nối dài” của Báo cáo COSO (1992).
Phát triển cho doanh nghiệp nhỏ
Năm 2006, COSO nghiên cứu và ban hành hướng dẫn “Kiểm soát nội bộ đối
với BCTC – Hướng dẫn cho các công ty đại chúng quy mô nhỏ” (gọi tắt là COSO
Guidance 2006).
Phát triển theo hướng công nghệ thông tin
Năm 1996, Bản tiêu chuẩn có tên “Các mục tiêu kiểm soát trong công nghệ
thông tin và các lĩnh vực liên quan” (CoBIT – Control Objectives for Information
and Related Technology) do Hiệp hội về kiểm soát và kiểm toán hệ thống thông tin
(ISACA – Information System Audit and Control Association) ban hành. CoBIT
nhấn mạnh đến kiểm soát trong môi trường tin học, bao gồm những lĩnh vực hoạch
định và tổ chức, mua và triển khai, phân phối và hỗ trợ, giám sát.
Phát triển theo hướng kiểm toán độc lập
Các chuẩn mực kiểm toán của Hoa Kỳ cũng chuyển sang sử dụng Báo cáo
COSO làm nền tảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, bao gồm: SAS 78 (1994),
SAS 94 (2001). Hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA – International
Standard on Auditing) cũng sử dụng báo cáo của COSO khi yêu cầu xem xét hệ
thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán BCTC, cụ thể là: ISA 315 “Hiểu biết về môi


12

trường kinh doanh, môi trường hoạt động đơn vị và đánh giá rủi ro các sai sót trọng
yếu”, ISA 265 “Thông báo về những khiếm khuyết của hệ thống kiểm soát nội bộ”.
Phát triển theo hướng kiểm toán nội bộ
Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (IIA) định nghĩa các mục tiêu của kiểm soát
nội bộ bao gồm”
- Độ tin cậy và tính trung thực của thông tin.
- Tuân thủ các chính sách, kế hoạch, thủ tục, luật pháp và quy định.

các nguyên tắc kết hợp các hướng dẫn để minh họa và giải thích các khái niệm
trong khuôn khổ. Báo cáo COSO 2013 có thể được xem là báo cáo thay thế cho báo
cáo COSO 1992 nhằm giúp các doanh nghiệp xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ
trong bối cảnh hiện nay.
1.1.1.2 Khái niệm kiểm soát nội bộ
Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về kiểm soát nội bộ. Trong đó, định
nghĩa theo báo cáo COSO 1992 được chấp nhận rộng rãi nhất. Hiện nay, báo cáo
này đã được sửa đổi, cập nhật thành báo cáo COSO 2013. Tuy nhiên, định nghĩa về
kiểm soát nội bộ không có gì thay đổi.
Theo Báo cáo COSO 2013: “Kiểm soát nội bộ là một quá trình bị chi phối
bởi người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị, được thiết lập để
cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:
- Sự hữu hiệu và hiệu quả hoạt động.
- Sự tin cậy của báo cáo tài chính.
- Sự tuân thủ các luật lệ và quy định.


14

Sơ đồ 1.1: Định nghĩa kiểm soát nội bộ theo COSO2

Người quản lý

QUÁ
TRÌNH

Hội đồng quản trị

KIỂM SOÁT
NỘI BỘ

2

Bài giảng Kiểm soát nội bộ. PGS. TS. Trần Thị Giang Tân


15

tiêu chung của tổ chức.
- Kiểm soát nội bộ cung cấp một sự đảm bảo hợp lý: Kiểm soát nội bộ chỉ có
thể cung cấp một sự đảm bảo hợp lý chứ không phải đảm bảo tuyệt đối. Nguyên
nhân là do trong quá trình vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ có những hạn chế
tiềm tàng như sai lầm của con người, sự thông đồng của các cán nhân, sự lạm quyền
của nhà quản lý. Hơn nữa, một nguyên tắc cơ bản trong quản lý là chi phí cho quá
trình kiểm soát không thể vượt quá lợi ích được mong đợi từ quá trình kiểm soát đó.
Do đó, trong mọi tổ chức, dù có thể đã đầu tư rất nhiều cho việc thiết kế và vận
hành hệ thống nhưng vẫn không thể có hệ thống kiểm soát nội bộ hoàn hảo.
- Các mục tiêu của kiểm soát nội bộ: mỗi doanh nghiệp cần có mục tiêu kiểm
soát cần đạt được để từ đó xác định các chiến lược cần thực hiện. Đó có thể là mục
tiêu chung cho toàn doanh nghiệp, hay mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động. Có thể
chia các mục tiêu mà doanh nghiệp thiết lập ra thành ba nhóm sau:
+ Nhóm mục tiêu về hoạt động: nhấn mạnh đến sự hữu hiệu và hiệu quả của
việc sử dụng các nguồn lực.
+ Nhóm mục tiêu về báo cáo tài chính: nhấn mạnh đến tính trung thực và
đáng tin cậy của báo cáo tài chính mà tổ chức cung cấp.
+ Nhóm mục tiêu về sự tuân thủ: nhấn mạnh đến việc tuân thủ pháp luật và
các quy định.
1.1.1.3 Khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ
Theo Hội kế toán Anh Quốc (EEA – England association of accountant): một
hệ thống kiểm soát toàn diện có kinh nghiệm tài chính về các lĩnh vực khác nhau
được thành lập bởi nhà quản lý nhằm tiến hành kinh doanh trong trật tự và có hiệu

cần phải có những quy định rõ ràng. Sau một thời gian nghiên cứu, bổ sung, hoàn
thiện, ngày 14 tháng 5 năm 2013, COSO đã ban hành khuôn mẫu mới với mục tiêu
hướng dẫn về quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ và biện pháp giảm thiểu gian lận. Với
khuôn mẫu mới này, COSO tin rằng sẽ giúp cho các tổ chức hoạt động có hiệu quả,
phát triển và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao khả năng đạt được
3

COSO 2013. Internal control – Intergated Framwork.



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status