Skkn Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trường mầm non xã Vĩnh Quỳnh biết quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh - Pdf 42

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH TRÌ
TRƯỜNG MẦM NON XÃ VĨNH QUỲNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ MẪU GIÁO BÉ 3 - 4 TUỔI
TRƯỜNG MẦM NON XÃ VĨNH QUỲNH BIẾT QUAN TÂM
CHIA SẺ VỚI MỌI NGƯỜI XUNG QUANH

Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo
Tác giả: Nguyễn Thị Nhung
Chức vụ: Giáo viên

NĂM HỌC: 2012-2013
1


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói : “Một năm bắt đầu từ mùa
xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước”. Đúng
như thế, tất cả chúng ta ai cũng phải trải qua một tuổi thơ yêu dấu, những ngày
tháng không thể nào quên trong cuộc đời. Những tháng ngày không thể nào
quên. Sinh thời Bác Hồ luôn quan tâm đến các em, đến thế hệ tương lai của
nước nhà, “ Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích 100 năm trồng người”.
Trẻ em được sinh ra ở thế giới này với tâm hồn của những thiên thần, nhưng
chính cuộc sống đầy phức tạp đã gieo những suy nghĩ và hành động xấu vào
những tâm hồn non nớt đó. Sự phát triển của công nghệ hiện đại, chủ nghĩa vật
chất có thể biến các bé thành những người ích kỉ chỉ biết đến mình. Những giá
trị đạo đức như sự quan tâm chia sẻ đến mọi người cần được khắc sâu vào tâm
trí trẻ ngay từ khi còn nhỏ để giúp chúng trở thành những người có ích cho xã
hội và biết quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh.
Chia sẻ là sự thể hiện tình cảm, cảm xúc của con người trước mỗi sự vật


học được những điều hay, lẽ phải hay không chủ yếu trong môi trường gia đình.
Trẻ ở lứa tuổi này nhập tâm bắt chước rất nhanh. Bên cạnh đó một số đồ vật dễ
hư hỏng, gây nguy hiểm cho trẻ như dao, phích nước...bị người lớn cấm đoán
dẫn đến ở trẻ xuất hiện mâu thuẫn giữa tính tích cực hành động của trẻ , với sự
cấm đoán bảo vệ của người lớn.
Bên cạnh đó vì mục tiêu của giảm tỉ lệ sinh con nên số người trong mỗi gia
đình ngày một ít đi. Trong mội gia đình chỉ có một hoặc hai con nên trẻ được
gia đình nuông chiều một cách thái quá ,đòi gì được nấy dẫn đến trẻ ngày càng
ích kỷ, không biết yêu quý , nhường nhịn. các bé tranh giành đồ chơi, đánh bạn
vẫn thường xuyên xảy ra và rất nhiều bậc phụ huynh phải than phiền vì bé nhà
mình hư quá, ích kỉ quá lúc nào cũng bắt mọi người phải làm theo ý mình. Cũng
có một số phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của việc dạy trẻ biết quan
tâm đến mọi người xung quanh.
Là một giáo viên nhiều năm liền dạy lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổi, tôi luôn băn
khoăn làm thế nào để có thể định hướng và giáo dục các bé biết yêu thương,
đoàn kết, quan tâm, chia sẻ với bạn bè, người thân và mọi người xung quanh?
Để trả lời câu hỏi này, tôi luôn học hỏi, nghiên cứu ứng dụng lồng ghép nội
dung giáo dục trẻ biết quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh. Vì thế năm
học 2012-2013 tôi mạnh dạn chọn đề tài " Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo
bé 3-4 tuổi trường mầm non xã Vĩnh Quỳnh biết quan tâm chia sẻ với mọi
người xung quanh"làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.

3


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận:
Chia sẻ là những tình cảm của con người thể hiện trước sự vật hiện tượng
nào đấy và con người có những hành vi phản ánh lại sự vật hiện tượng đó. Như

huyện Thanh Trì- Hà Nội. Trường có 4 cơ sở nằm trên 3 thôn: Vĩnh Ninh,
Quỳnh Đô và Ích vịnh.
- Năm học 2012- 2013 tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công phụ
trách lớp C4 tại khu Vĩnh Ninh với tổng số là 52 trẻ. Trong đó có 35 trẻ nam và
17 trẻ nữ.
- Lớp do 3 cô phụ trách, 2 cô có trình độ đại học phạm mầm non và 1 cô
có trình độ trung cấp sư phạm mầm non.
- Trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ chúng tôi gặp những thuận lợi khó
khăn sau:
4


2 Thuận lợi:
- Nhà trường đầu tư đầy đủ đồ dùng cơ sở vật chất phục vụ cho việc chăm
sóc nuôi dưỡng trẻ.
- Ban giám hiệu thường xuyên chỉ đạo sát xao việc tổ chức chăm sóc,
thực hiện quy chế chuyên môn.
- Lớp rộng rãi, thoáng mát có đủ đồ dùng phục vụ cho trẻ.
Bán thân tôi là giáo viên trẻ , nhiệt tình năng động, yêu nghề, mến trẻ, có
nhiều kinh nghiệm chăm sóc và giáo dục trẻ.
- 100% trẻ ăn bán trú tại trường thuận tiện cho công việc chăm sóc gáo
dục trẻ.
3 Khó khăn:
- 2/3 số trẻ chưa qua lớp nhà trẻ nên chưa có nề nếp, thói quen trong mọi
hoạt động của lớp.
- Khả năng nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều cho nên việc dạy
trẻ “ Biết quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh “ còn gặp nhiều khó
khăn.
- Lớp có 12 trẻ thì nghịch ngợm, hiếu động, 6 trẻ rụt rè nhút nhát không
thích tham gia các hoạt động nên ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục trẻ.

- Để nắm được khả năng, mức độ, ý thức của trẻ khi chơi đồ chơi hoặc
làm một công việc cô giao vừa sức với trẻ hay sự thể hiện tình cảm của trẻ với
người thân trong gia đình, ban bè và mọi người xung quanh. Từ đó đưa ra các
biện pháp giáo dục phù hợp tôi tiến hành khảo sát trẻ như sau:
- Tôi cho trẻ xem một đoạn băng có hình ảnh các trẻ đang chơi có đoạn
hai bạn đang tranh giành đồ chơi và đặt ra câu hỏi đàm thoại với trẻ:
Con thấy các bạn trong đoạn băng đang làm gì?
Điều gì xảy ra khi hai bạn tranh giành đồ chơi?
Nếu là con con sẽ làm gì?
- Thông qua hoạt động vui chơi , chơi ở các góc, tôi bao quát, quan sát trẻ
chơi sau đó ghi chép lại một cách cẩn thận xem trong khi chơi trẻ tranh giành,
không biết nhường bạn hay trẻ đã biết chơi đoàn kết chưa, trẻ có biết phối hợp
cùng bạn trong lúc chơi không.
- Thông giờ đón trả trẻ, các giờ hoạt động trong ngày trẻ chơi cùng bạn,
tôi quan sát trẻ sau đó ghi chép lại những thái độ, cảm xúc của trẻ với bố mẹ, cô
giáo và các bạn.
- Trong giờ đón trẻ tôi trò chuyện cùng trẻ:
Hàng ngày con giúp bố mẹ những công việc gì?
Con có thích làm những công việc đó không?
Vì sao con thích?
Khi làm những công việc đó con thấy bố mẹ có vui không?
Con cảm thấy thế nào khi được bố mẹ khen?
- Ngoài ra tôi yêu cầu trẻ giúp đỡ cô một số công việc vừa sức như: Chia
thìa, đĩa, xếp ghế về bàn hay phơi khăn cùng cô.... Qua quá trình trẻ làm tôi quan
sát kết quả, mức độ hoàn thành công việc của trẻ.
- Qua quá trình khảo sát tôi thu được kết quả như sau:
+ 15 trẻ hiếu động, nghịch ngợm
+ 12 trẻ nút nhát, rụt rè
+ 30 trẻ không phải làm việc gì
+ 34 trẻ không biết nhường nhịn, chia sẻ đồ chơi đồ chơi với bạn.

dựng nội quy lớp học. Nếu trẻ biết mình nên làm gì, chúng sẽ cư sử tốt hơn và
ngoan ngoãn chấp hành . Cô có thể để trẻ thảo luận, giúp bạn vài quy tắc đơn
giản trong lúc chơi.
Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, chúng tôi tận dụng tối đa các sản
phẩm của trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé nặn các sản phẩm để trang trí các
góc, các buổi chơi trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã làm nên
trẻ rất thích thú. Những hoạt động giao tiếp qua vai chơi người mua người bán
dạy trẻ biết thể hiện thái độ ân cần niềm nở với khách hàng thông qua đó tạo
được mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ khi chơi.
Chúng tôi đã tạo cho các bé một góc thiên nhiên xanh với rất nhiều nguyên
vật liệu mở giúp các bé được thực hành kĩ năng gieo hạt chăm sóc cây, qua đó
giáo dục cho các bé tình yêu thiên nhiên, biết quan tâm bảo vệ môi trường, và
đặc biệt qua hoạt động này các bé học được kỹ năng chia sẻ với bạn bè, biết trân
trọng thành quả lao động của mình và của bạn.
Các nhà giáo dục cho rằng, trẻ học nhanh nhất từ bắt chước, thế nên nếu muốn
dạy bé thành người biết quan tâm chia sẻ thì cô giáo và bố mẹ phải là tấm gương
để các bé noi theo và học tập. Chính vì vậy, trước mặt trẻ các cô giáo ở lớp tôi
luôn thể hiện sự quan tâm: Khi trẻ đến lớp khóc thì các cô ôm trẻ dỗ dành, bế trẻ
vào lớp, chơi các đồ chơi trẻ thích hay nói trẻ khác nhường đồ chơi cho trẻ để trẻ
nín và không khóc nữa mỗi khi đến lớp , bên cạnh đó tôi cũng trò chuyện cùng
7


trẻ như: Các con đi học phải ngoan để bố mẹ yên tâm đi làm, chiều bố mẹ về
sớm đón con
Tôi cũng trao đổi với hai cô và phụ huynh thể hiện tình cảm của mình
theo hướng tích cực: Như khi đến lớp trẻ khóc thì mẹ bế trẻ vào lớp, mẹ trò
chuyện cùng trẻ xem trong lớp có những gì, các bạn đang chơi trò chơi gì? Các
bạn chơi như thế nào?. Mẹ trò chuyện cùng cô để tạo sự tin tưởng của trẻ và trẻ
dễ gần gũi với cô.

(Tặng đồ chơi cho em, chơi cùng em).
- Tranh 2: Ảnh em bé đang cười
Ai có nhận xét gì về bức tranh này?
Vì sao em bé lại cười?
( Cô gợi ý để trẻ đưa ra câu trả lời hợp lý: Em được bố mẹ mua quà cho,
em được bố mẹ khen...).
Nếu thấy bạn vui con sẽ làm gì?
8


Khi nào các con vui?
Lúc nào con cảm thấy buồn?
Tôi cho trẻ thể hiện khuôn mặt với những tâm trạng khác nhau.
=> Qua đó giáo dục trẻ biết quan tâm, chia sẻ vui buồn cùng bạn bè,
người thân và những người xung quanh.
Gia đình vui vẻ
* Mục đích: - Trẻ kể được với các ban về người thân trong gia đình.
- Thể hiện tình cảm quan tâm, chia sẻ, sự yêu thương, kính trọng
những người thân trong gia đình.
* Chuẩn bị: Mỗi trẻ một bức ảnh về gia đình mình: Sinh nhật của trẻ, anh
chị em, bố mẹ,các hoạt động trong gia đình: Ăn, ngủ, vui chơi, dã ngoại...
* Cách chơi:
Cô trẻ kể về những người thân trong gia đình có trong bức ảnh. Kể lại
những cảm xúc, ấn tượng của mình về bức ảnh đó.
Cô mời trẻ lên nói về bức ảnh của mình:
Trong ảnh có những ai?
Ảnh chụp ở đâu?
Những cảm xúc, ấn tượng của con về bức ảnh?
=> Sau khi chơi trò chơi tôi giáo dục trẻ yêu quý những người thân trong
gia đình.

Em hỏi mẹ
Mẹ ơi, tăm bé tí
Sao mẹ cầm hai tay
Còn xô nước rõ đầy
Mẹ lại một tay xách?

Xô nước mẹ đổ bể
Cái tăm mẹ mời bà
Giảng điều này khó nhỉ?
Cô giáo chắc giảng ra!
Sưu tầm

Biết vâng lời cô
Bé ơi bé nhớ lời cô
Đến lớp thì phải yêuthương bạn bè
Về nhà cung phải thật ngoan
Giúp đỡ cha mẹ kính yêu ông bà
Ông bà cha mẹ tuổi già
Biết xoa biết bóp những ngày ốm đau
Lúc này cho đến mai sau
Mãi mãi chia sẻ mới là trò ngoan
Sáng tác: Nguyễn Thị Nhung.
Bé ngoan
Bé ngoan tới lớp
Không cướp đồ chơi
Cùng chia cho bạn
Có bánh có kẹo
Cùng mời bạn ăn
Tay mà không sạch
Bảo bạn rửa ngay

Đề tài: Trò chuyện về những thành viên trong gia đình.
Chủ đề: Những người bé yêu mến.
Đầu tiên tôi cho trẻ kể về các thành viên trong gia đình
- Bố con tên là gì?
- Mẹ con tên là gì?
- Trong nhà con thương ai nhất? Vì sao?
- Khi bố mẹ bị ốm các con sẽ làm gì?
- Trò chơi: Gia đình giỏi
- Cách chơi, luật chơi: Các gia đình lên chọn những đồ dùng( ăn, uống...)
theo yêu cầu của cô, những đồ dùng nào sai mục đích thì không được tính.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
=>Qua tiết học tôi giáo dục trẻ có tình yêu thương ông bà, bố mẹ, anh chị
em trong gia đình, biết quan tâm, chia sẻ công việc với mọi người trong gia
đình, kính trọng, vâng lời những người trên mình ( Ông bà, bố mẹ ....), biết chào
hỏi xưng hô lễ phép với mọi người. Qua trò chơi tôi giáo dục trẻ tinh thần đoàn
kết, động viên nhau để đạt kết quả tốt.

Hình ảnh cô và trẻ trong giờ học
11


Hoạt động: Giáo dục âm nhạc
Hoạt động âm nhạc: Là một hình thức hoạt động có tính nghệ thuật sáng
tạo, được trẻ yêu thích và thích hợp với trẻ ở lứa tuổi mầm non. Hoạt động âm
nhạc sẽ khuyến khích và tạo nhiều cơ hội cho trẻ được thử nghiệm những cảm
xúc qua các giai điệu lời ca và những vận động của bài hát. Âm nhạc cũng giúp
trẻ phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
Đề tài: Dạy hát: Cả nhà thương nhau
Nghe hát: Ru con
Trò chơi: Tai ai tinh

- Đang chơi thì điều gì đã xảy ra
- Em bé trong bài thơ đã làm gì?
- Nếu là con, con sẽ làm gì?
=> Tôi giáo dục trẻ biết quan tâm đến các bạn, khi chơi không được xô
đẩy nhau, chen lấn nhau, khi thấy bạn bị ngã thì ra đỡ bạn dậy.
12


Hoạt động: Tạo hình
Đề tài: Tô màu bức tranh cho đẹp
Chủ đề: Trường mầm non
Với tiết học này, tôi đưa ra các câu hỏi đàm thoại sau:
- Các con có nhận xét gì về bức tranh này?
- Trong tranh có những ai?
- Các bạn đang làm gì?
- Các bạn chơi như thế nào?
- Ở trường các con được chơi những trò chơi gì?
- Khi chơi các con chơi như thế nào?
=> Tôi giáo dục trẻ khi đến trường các con được chơi những trò chơi
thêm nhiều trò chơi ở trong lớp cũng như ở ngoài sân trường, được học thêm
nhiều kiến thức mới về thế giới xung quanh trẻ, có thêm những bạn mới, biết
thêm nhiều điều bổ ích mà trẻ chưa được biết .... Thông qua tiết tạo hình tôi
cũng giáo dục trẻ biết yêu thương, đoàn kết, chia sẻ và giúp đỡ các bạn như: Các
con nhắc bạn giữ gìn vở sạch sẽ, không tô chờm ra ngoài, không làm gãy bút,
không vẽ bậy ra bàn, không vứt giấy lung tung. Tô xong giúp cô cất đồ dùng
gọn gàng, ngăn nắp, gọn gàng đúng nơi quy định.
4.2 Thông qua các hoạt động khác
* Hoạt động đón trẻ:
Trò chuyện cùng trẻ trong chủ điểm trường mầm non, tôi đưa ra các câu
hỏi về các bạn trong lớp: Như bạn tên là gì? Bạn là con trai hay con gái?. Hôm


Hình ảnh cô nhắc cháu Kiên chào mẹ trước khi vào lớp
* Hoạt động ngoài trời
Hoạt động có mục đích:Quan sát cầu trượt
Trò chơi vận động: Ô tô và chim sẻ
Chơi tự do: Trẻ chơi với vòng, phấn, đá sỏi...
Tôi cho trẻ xung quanh cầu trượt quan sát:
- Đây là cái gì?
- Dùng để làm gì?
- Khi chơi, các con chơi như thế nào?
Sau đó, Tôi giới thiệu với trẻ những trò chơi hôm nay trẻ được chơi ( chơi cầu
trượt, chơi với vòng, chơi vẽ tự do). Tôi trò chuyện cùng trẻ xem trẻ thích chơi
gì, Khi chơi cầu trượt các con chơi như thế nào? Xếp hàng lên lần lượt, không
xô đẩy, chen lấn nhau, nhường các bạn gái chơi trước. Các bạn ở nhóm vẽ thì vẽ
gì? Con vẽ tặng ai? Con cảm thấy thế nào nếu bạn cũng vẽ tặng con một bức
tranh?. Sau những câu hỏi đàm thoại đó tôi giáo dục lớp tôi biết nhường nhịn,
chia sẻ động viên các bạn trong lớp cùng chơi với mình.
14


Hình ảnh cô nhắc trẻ xếp hàng trước khi lên chơi

Hình ảnh bạn An Ly rủ bạn Mạnh, Trường An lên chơi cùng
15


* Hoạt động góc
Chơi hoạt động góc giúp trẻ thể hiện tình cảm, giáo dục nhân cách cho trẻ,
tình cảm đó được trẻ hình thành giữa trẻ những người xung quanh và giữa trẻ
với gia đình. Tình cảm đó được thể hiện một cách chân thành qua các trò chơi



Hình ảnh trẻ thể hiện hành động mời khách mua hàng
- Bên cạnh đó tôi nhắc trẻ cần giữ gìn đồ chơi sạch sẽ, chơi xong pải cất
gọn gàng vào nơi quy định.
* Hoạt động giao lưu:
- Tôi tổ chức cho trẻ giao lưu theo tổ, nhóm bằng cách mời tổ, nhóm thi
đọc thơ, hát, trả lời câu hỏi của cô, cho trẻ chơi kéo co....
* Hoạt động lao động: Tôi cho trẻ đi nhặt lá vàng, tưới nước và chăm sóc
cây.

Hình ảnh cô và cháu lớp C4 đang cùng nhau lao động
17


=> Qua các hoạt động chơi tôi giáo dục trẻ biết nhường nhịn, không xô đẩy,
tranh giành, không nói tục chửi bậy trong khi chơi. Trẻ tự phân vai cho các bạn
trong nhóm mỗi người đóng một vai (Đóng vai bố thì làm những công việc gì,
vai mẹ làm những việc gì...) chia sẻ công việc với các bạn. Ngoài ra trẻ biết
công việc hàng ngày mà các bà, các mẹ phải làm ở nhà, trẻ biết giúp đỡ những
người thân trong gia đình, biết khi trong nhà có người ốm thì trẻ biết lấy nước,
thuốc, chơi nhẹ nhàng không gây tiếng ồn để người bệnh được nghỉ ngơi
* Giờ ăn
Trong giờ ăn tôi yêu cầu trẻ giúp đỡ cô một số công việc vừa sức như kê
ghế vào bàn ăn, bê thìa về bàn…

* Giờ ngủ
- Trước khi cho trẻ đi ngủ tôi cho trẻ lần lượt đi vệ sinh, nhắc nhở trẻ xếp
hàng không xô đẩy, chen lấn nhau, không tranh giành dép, đi đúng nơi quy định,
nhường chỗ cho các bạn mới ốm dậy, những bạn yếu, chậm trong lớp. Khi vào

Việc tổ chức các ngày hội, ngày lễ cho trẻ là một hình thức giáo dục hiệu
quả và sinh động nhất, giúp trẻ được trải nghiệm các cảm xúc tích cực .Thông
qua đó trẻ được học và chia sẻ các kĩ năng sống với cô giáo, bạn bè và cha mẹ .
Với quan điểm như vậy nên tôi thống nhất với hai cô giáo và ban phụ huynh lớp
từ đầu năm học các kế hoạch hoạt động ngoại khóa cho các con. Tôi đặc biệt
chú ý đến các ngày lễ hội: Ngày 20/10, ngày Tết Trung Thu, Noel, Tết Nguyên
Đán, ngày 8/3, với mỗi ngày hội chúng tôi cố gắng sử dụng một hình thức tổ
chức riêng nhằm lôi cuốn hấp dẫn trẻ tích cực tham gia hoạt động.
Ví dụ: Ngày 20/10- ngày phụ nữ Việt Nam
Trước ngày tổ chức lễ hội chúng tôi cùng trẻ trò chuyện về ý nghĩa ngày
hội, đưa ra ý định, hình thức tổ chức và thăm dò ý kiến của trẻ về món quà
tặng bà và mẹ. Sau đó dạy trẻ vẽ tranh chân dung bà và mẹ của mình làm bưu
thiếp chúc mừng, giúp trẻ ghi lại cảm xúc, lời chúc của trẻ dành cho bà và mẹ.
Cùng trẻ trang trí giấy mời bà và mẹ với lời đề từ ấn tượng: ‘‘Để được quan
tâm chia sẻ, để được yêu thương và có thể hiểu các con nhiều hơn kính mời
bà và mẹ bé tới dự ngày hội 20/10 do lớp C4 tổ chức”.
Các bé được ‘‘bí mật” tập luyện những bài hát, bài thơ hay về bà và mẹ.
Không thể miêu tả hết cảm xúc của các bé lúc ấy, niềm vui niềm tự hào lấp lánh
trên những khuôn mặt ngây thơ. Dường như các bé cũng hiểu mình đang làm
một việc tốt, ý nghĩa dành tặng cho những người thân yêu.
Cũng là ngày hội lớn dành cho phụ nữ, nhưng ngày 8/3 ở lớp C4 lại thật
đặc biệt vì đó là ngày mà các bé gái tuy mới ba tuổi nhưng cũng cảm nhận được
sự tôn vinh, chia sẻ từ các bạn trai cùng lớp.Các bạn trai làm thiếp tặng các bạn
gái, cả lớp làm thiếp, hoa về tặng bà, mẹ. Các bé gái ở lớp cũng hát những bài
hát để tặng bà, mẹ.

19


Với chủ đề ‘Gia đình” trong tiếng nhạc rộn ràng từng bé trai tự tin dắt

Xác định được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà
trường ngay từ đầu năm học khi mới đón trẻ vào lớp chúng tôi luôn tiếp xúc phụ
huynh với một thái độ tích cực thân thiện và chia sẻ, trao đổi cụ thể với phụ
huynh về chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường, nắm bắt kịp thời những thông tin về
đặc điểm tâm lý tính cách của cá nhân trẻ, mời phụ huynh vào lớp làm quen với
một số sinh hoạt của các con, chơi với con và có thể cho con mang đồ chơi yêu
thích đến lớp tránh sự hụt hẫng ban đầu.
Bên cạnh đó chúng tôi cũng liên lạc thường xuyên với gia đình trẻ (qua
trao đổi trực tiếp, bảng thông báo, điện thoại) để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia
đình, thông tin cho cha mẹ biết tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ để
kịp thời có biện pháp giáo dục phù hợp. Chúng tôi chia sẻ những kinh nghiệm
chăm sóc giáo dục trẻ, giải đáp những băn khoăn thắc mắc của phụ huynh và
đưa ra mục tiêu ‘dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ” phụ huynh rất nhiệt tình ủng hộ
và có nhiều đóng góp quý báu. Để phụ huynh có thể phối hợp tốt với chúng tôi
trong việc giáo dục trẻ tôi đã sưu tầm rất nhiều tư liệu quí về dạy trẻ biết quan
tâm chia sẻ để phụ huynh tham khảo. Ngoài ra lớp tôi cũng thành lập ‘‘hòm thư
cha mẹ” ở ngoài hành lang trước cửa lớp để phụ huynh góp ý với giáo viên
những vấn đề nhạy cảm không tiện trao đổi trực tiếp, khi có ý kiến góp ý tôi đều
trao đổi thảo luận nhóm cùng đồng nghiệp tìm ra những phương pháp giải quyết
tối ưu, nếu là thư góp ý phê bình thì chúng tôi sẽ gặp trực tiếp phụ huynh và tiếp
thu ý kiến một cách cầu thị và lập tức sửa sai.
Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo bé cơ thể còn non yếu và cũng rất hiếu động nên
các bé thường hay ốm và có thể bị ngã dẫn đến tổn thương cơ thể. Với mỗi
trường hợp trẻ bị ốm, bị chấn thương dài ngày phải đi viện chúng tôi đều cùng
với ban phụ huynh lớp đến tận nhà hỏi thăm động viên tinh thần cha mẹ và các
bé. Những việc làm này tuy nhỏ nhưng cũng để lại trong lòng các phụ huynh
những tình cảm tốt đẹp, góp phần thắt chặt sợi dây tình cảm giữa phụ huynh và
nhà trường.
Muốn trẻ em hình thành được tính quan tâm đến mọi người thân xung
quanh trẻ thì nhà trường và phụ huynh phải thống nhất những yêu cầu giáo dục

- Trẻ biết quan tâm, chia sẻ công việc với cô và bạn bè như: Giúp cô chia
thìa, đĩa về bàn hay phơi khăn cùng cô, lấy rổ màu, những đồ dùng của trẻ khi
cô yêu cầu....
2. Về phía phụ huynh
- Phụ huynh nhận thức đúng tầm quan trọng trong việc giáo dục trẻ biết
quan tâm, chia sẻ từ đó phối hợp với giáo viên cùng nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
- Các bậc phụ huynh đã có những chuyển biến rõ rệt về lời ăn, tiếng nói,
phong cách và quan tâm ngày càng nhiều đến con em mình.
- Phụ huynh phấn khởi khi thấy con mình ngày một ngoan hơn, các cháu
về nhà rất ngoan, biết vâng lời và biết chia sẻ công việc cùng ông bà, bố mẹ
như: Khi đi học về các cháu đều biết chào ông bà, bố mẹ những ai có mặt ở
nhà, biết nhặt rau cùng mẹ, biết lấy nước mời mọi người, trong nhà có ai ốm
trẻ cũng biết hỏi han và lấy thuốc, nước cho, cháu ra đường nhìn thấy người
lớn biết chào hỏi lễ phép không cần bố mẹ nhắc nhở.
- Các bé đều rất vui vẻ tự tin khi đến lớp, thân thiết nhau hơn, không còn
hiện tượng tranh giành đồ chơi hay đánh bạn nữa, không những thế các bé còn
biết quan tâm chia sẻ với cô giáo và bạn bè, người thân. Thật sự với các bé
‘‘mỗi ngày đến trường là một ngày vui”

23


C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Để giáo dục trẻ biết quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh đạt kết
quả cao:
- Cô giáo phải năm được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi
- Nắm được hoàn cảnh, tính cách riêng của từng trẻ để có biện pháp giáo
dục phù hợp.
- Cô phải xây dựng tạo môi trường lớp học thân thiện, cởi mở để trẻ được

Tuy nhiên để những kinh nghiệm này đạt được hiệu quả cao hơn nữa tôi
mong muốn có cơ hội được giao lưu trao đổi học hỏi kinh nghiệm với đồng
nghiệp ở các trường, được tham gia nhiều lớp tập huấn về dạy kĩ năng sống cho
24


trẻ và rất mong các đồng chí trong tổ mầm non của phòng giáo dục và Vụ giáo
dục nghiên cứu bổ xung cho chúng tôi nhiều nguồn tư liệu quí để tham khảo.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Vĩnh Quỳnh, ngày 16/5/2013
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
Kinh nghiệm của mình viết, không sao
Chép nội dung của người khác.
Người viết

Nguyễn Thị Nhung

25



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status