Đời sống văn hóa tinh thần của cư dân cù lao phố trong mối quan hệ tương tác với các cơ sở tín ngưỡng – tôn giáo (tóm tắt) - Pdf 42

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------

NGUYỄN THỊ TOÀN THẮNG

ĐỜI SỐNG VĂN HÓATINH THẦN CỦA CƯ DÂN CÙ LAO PHỐ
TRONG MỐI QUAN HỆ TƯƠNG TÁC VỚI
CÁC CƠ SỞ TÍN NGƯỠNG – TÔN GIÁO

Chuyên ngành: Dân tộc học
Mã số: 62227001

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn - Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS Phạm Đức Mạnh
Người hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS Huỳnh Văn Tới
Phản biện độc lập 1:..........................................................................................
Phản biện độc lập 2:..........................................................................................

Phản biện 1:.......................................................................................................
Phản biện 2:.......................................................................................................
Phản biện 3:.......................................................................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................

Chương 1.........................................................................................................8
TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU...8
1.1 Tiền đề lý luận và tổng quan về tình hình nghiên cứu.............................8
1.1.1 Những tiền đề lý luận nghiên cứu đề tài...............................................8
1.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài..........................8
1.2 Hướng tiếp cận lý thuyết là cơ sở lý luận...............................................10
1.3.1 Vị trí địa lý............................................................................................11
1.3.3 Đời sống văn hóa vật chất và tinh thần...............................................12


Trong truyền thống, kê tư sau khi hoạt đ ông thương nghi êp theo c ông
đồng người Hoa về Sài Gon, đời sống văn hóa vât chất của cư dân Cu Lao
Phố được cung ứng thông qua hoạt đ ông kinh tế nông nghi êp là chủ yếu.
........................................................................................................................12
1.3.4 Tiến trình đô thị hóa – Những thay đổi về cơ sở hạ tầng và kinh tế..12
1.4 Tiêu kết chương 1...................................................................................13
2.1 Lịch sử hình thành và phát triên của các cơ sở tín ngưỡng..................13
2.2 Đặc trưng kiến trúc, đối tượng thờ tự và các nghi lễ............................14
2.2.1 Đối tượng thờ tự chính.......................................................................14
2.2.2 Đặc trưng về kiến trúc và trang trí......................................................15
2.2.3 Các lễ thức sinh hoạt tín ngưỡng........................................................19
2.3.2 Sự tương tác giữa các cơ sở tín ngưỡng với đời sống tinh thần của
cộng đồng trong bối cảnh đương đại............................................................21
2.4 Tiêu kết chương 2...................................................................................21
Chương 3.......................................................................................................22
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA CƯ DÂN CÙ LAO PHỐ TRONG MỐI
LIÊN HỆ TƯƠNG TÁC VỚI CÁC CƠ SỞ TÔN GIÁO..........................................22
3.1 Lịch sử hình thành và phát triên của các cơ sở tôn giáo.......................22
3.2 Đặc trưng kiến trúc, đối tượng thờ tự và các nghi lễ.............................22
3.3 Sự tham gia của cư dân và ảnh hưởng của các cơ sở tôn giáo lên đời

cùng quan tâm đến sự biến đổi của các giá trị văn hóa trong đời sống văn hóa
tinh thần của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, với sự giới hạn hiểu biết, chúng tôi
muốn tìm hiểu và nghiên cứu đời sống văn hóa tinh thần và những biến đổi của
nó ở một đối tượng nghiên cứu cụ thể. Chính vì lẽ đó, chúng tôi chọn đề tài “
Đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Cù Lao Phố trong mối quan hệ tương tác
với các cơ sở tín ngưỡng- tôn giáo” với các lý do sau:
- Cù Lao Phố là vùng đất có một quá trình hình thành và phát triển đặc
biệt trong diễn trình lịch sử của vùng đất phương Nam nói chung và
Biên Hòa – Đồng Nai nói riêng. Nơi đây từng là nơi tụ cư của nhiều
cộng đồng tộc người, đặc biệt là cộng đồng người Minh Hương trước
đây, lực lượng chủ yếu góp phần xây dựng và phát triển Cù Lao Phố
thành một thương cảng nước sâu nổi tiếng của vùng đất Biên Hùng. Đây
cũng là nơi lưu lại rất nhiều cơ sở di tích văn hóa tín ngưỡng – tôn giáo,
những yếu tố tác động sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần của người
dân nơi đây cả trong quá khứ và hiện tại.


2
- Trong bối cảnh hiện nay, với nhu cầu đô thị hóa và công nghiệp hóa của
Biên Hòa – Đồng Nai, một trong những vùng kinh tế trọng điểm khu
vực phía Nam, Cù Lao Phố đang chuyển mình với những thay đổi mạnh
mẽ trên nhiều phương diện kinh tế – văn hóa – xã hội. Sự biến đổi về bối
cảnh văn hóa cũng đã ít nhiều tác động đến đời sống văn hóa tinh thần
của cư dân nơi đây, nhất là đối với giá trị văn hóa được kết tinh trong
truyền thống.
Trên vùng đất này, chúng tôi nhận thấy, giữa quá khứ và hiện tại, giữa
truyền thống và hiện đại dường như có một sự liên kết rất đặc biệt, sự liên
kết đó được thể hiện trong mối quan hệ tương tác giữa đời sống văn hóa
tinh thần của cộng đồng cư dân với các cơ sở di tích tín ngưỡng – tôn giáo
được kế thừa từ trong quá khứ. Sự liên kết đó nông hay sâu, bền bỉ hay

3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1

Ý nghĩa khoa học : Với cách tiếp cận từ ngành Nhân học văn
hóa, đề tài mang đến một hướng nghiên cứu tích hợp giữa việc
giải mã giá trị văn hóa tinh thần trong quá trình nghiên cứu
mối quan hệ giữa cộng đồng văn hóa với các thiết chế văn hóa,
đặc biệt là các cơ sở tín ngưỡng – tôn giáo từ những phương
pháp luận và kỹ thuật nghiên cứu cụ thể. Đồng thời, đề tài
cũng góp phần hệ thống dữ liệu thông tin về hệ thống di tích
tín ngưỡng – tôn giáo trong khu vực Cù Lao Phố, cung cấp tài
liệu cho các công trình nghiên cứu sau.


4

3.2

Ý nghĩa thực tiễn : Đề tài góp phần hướng sự quan tâm của
cộng đồng đến hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa tinh thần được lưu truyền trong các di sản văn hóa nói
chung, các cơ sở tín ngưỡng – tôn giáo nói riêng. Mặt khác, đề
tài cũng góp phần đề xuất những luận giải và các giải pháp cho
hoạt động bảo tồn di sản văn hóa của các cơ quan chức năng
và chính quyền địa phương.

4. Khung thiết kế nghiên cứu
4.1 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

Chúng sẽ giữ những chức năng mới phù hợp với bối cảnh và nhu cầu
của lớp cư dân hiện tại.
b. Những di tích có “sức hút” luôn chứa đựng hai yếu tố: các truyền
thuyết về sự linh nghiệm, huyền bí và khả năng kết nối giữa người quản
lý di tích với các mối quan hệ xã hội bên ngoài.
c. Những di tích được bảo trợ bởi chính sách của chính quyền địa
phương nhưng bản thân di tích đã mất đi những chức năng cơ bản của
chúng đối với cộng đồng thường không có sức hút và ít được người dân
quan tâm trừ những dịp lễ hội do chính quyền địa phương tổ chức và
tuyên truyền. Sự đứt đoạn trong mối liên hệ giữa cộng đồng và di tích
khiến cho các di tích mất dần sức hút và ý nghĩa đối với đời sống tinh
thần của cộng đồng. Khi di tích tôn giáo – tín ngưỡng không còn giữ
vai trò biểu tượng và tình cảm trong môi trường sinh thái xã hội thì phát
triển đô thị của vùng phụ thuộc nhiều vào sự tác động của chính sách
nhà nước hơn là ý chí của người dân.


6
d. Những di tích “không có sức hút” nhưng vẫn tồn tại vì chúng vẫn
giữ một chức năng hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của
người dân với tư cách là “di chỉ ký ức”.
4.2 Cơ sở lý luận
Các cơ sở tín ngưỡng tôn giáo luôn tồn tại và gắn kết trong một cấu
trúc xã hội cụ thể.Trong mỗi cấu trúc riêng biệt ấy, chúng có những
chức năng cụ thể được xác lập bởi cộng đồng xã hội. Đồng thời, đây là
một nghiên cứu kết hợp giữa các yếu tố lịch đại và đồng đại, nên chúng
tôi chọn phương pháp luận cấu trúc – chức năng là nền tảng lý luận
chính cho nghiên cứu của mình. Bởi vì bối cảnh xã hội nào sẽ nảy sinh
những nhu cầu cụ thể phù hợp với sự tồn tại và phát triển của xã hội ấy,
đương nhiên những thành tố gắn kết với cấu trúc xã hội cụ thể xã có

lại có vai trò đặc biệt trong diễn trình lịch sử hình thành và phát triển nền
văn hóa Đồng Nai nói riêng và văn hóa Nam Bộ nói chung.
Công trình nghiên cứu có giá trị phục Sử, góp phần nâng cao những
hiểu biết về quá khứ của các bậc tiền nhân trong quá trình lao động, sáng
tạo văn hóa, chinh phục tự nhiên, dựng xây miền đất địa linh độc đáo của
vùng Nam Bộ thông qua những kiến trúc, văn bản, trang trí…lưu tồn ở các
di tích hiện tồn.
Đồng thời, công trình cũng góp phần làm sáng tỏ sự tác động của các
giá trị phi vật chất từ hệ thống di tích tín ngưỡng – tôn giáo đối với đời sống
tinh thần của lớp cư dân hiện tại. Giúp cho quá trình bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa của hệ thống di tích tín ngưỡng – tôn giáo được hiệu quả
hơn trong quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa của vùng.
Công trình còn trực tiếp đóng góp những đề xuất quy hoạch di sản văn
hóa hướng đến mục tiêu phục vụ cộng đồng, vì lợi ích của cộng đồng trong
bối cảnh hiện tại.


8
Chương 1.
TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ BỐI
CẢNH NGHIÊN CỨU
1.1 Tiền đề lý luận và tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.1.1

Những tiền đề lý luận nghiên cứu đề tài

Nhằm xác lập tiền đề lý luận nghiên cứu đề tài của luận án, chúng tôi
xin lần lượt thao tác các khái niệm liên quan đến đề tài. Đặc biệt, đối tượng
nghiên cứu chính của đề tài là sự tương tác văn hóa giữa hai yếu tố cộng
đồng và di tích văn hóa. Do đó, chúng tôi đã thao tác hóa những khái niệm

hình thành và phát triển của vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai đã được khắc
họa khá rõ nét và chi tiết, cung cấp nhiều tư liệu quý báu cho các nghiên
cứu về sau. Liên quan tới các cộng đồng nông dân - nông thôn trên tỉnh
Đồng Nai sau 1975 là các công trình nghiên cứu của Diệp Đình Hoa viết về
các làng cổ của tỉnh Đồng Nai, đó là các công trình Làng Bến Gỗ xưa và
nay, xuất bản năm 1995, Làng Bến Cá xưa và nay, xuất bản năm 1998. Hai
công trình này đã cung cấp một bức tranh mô tả về những cộng đồng nông
thôn Việt ở phương Nam, với tất cả thăng trầm của nó trong lịch sử, với các
biểu hiện văn hóa vật chất và tinh thần của các cộng đồng cư dân Việt trong
một vùng dân cư mang tính hỗn dung văn hóa. Đây là những mô tả dân tộc
học rất công phu, chi tiết. Tiếp đến, năm 1996, tiến sĩ Huỳnh Văn Tới đã
công bố công trình Những sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian của cư
dân Đồng Nai với những mô tả chi tiết các tín ngưỡng dân gian của cộng
đồng cư dân ở Đồng Nai dựa trên việc phân tích nguồn gốc và cách hợp
thành, đồng thời nêu ra những đặc điểm của các loại hình tín ngưỡng dân
gian. Đây là một công trình nghiên cứu cộng đồng dựa trên các yếu tố tộc
người, tín ngưỡng và văn hóa.Năm 1998 tác giả cũng đã đóng góp thêm
một bài viết về “Làng Việt ở Đồng Nai” đăng trên tạp chí Xưa và Nay với
những đóng góp về tính đặc thù của làng Việt trong không gian văn hóa của
Đồng Nai. Đặc biệt, năm 1997, công trình Lịch sử và Văn hóa Cù Lao Phố
do Huỳnh Ngọc Trảng chủ biên đã được xuất bản.Đây là một công trình


10
chuyên khảo về các vấn đề lịch sử, văn hóa của vùng đất Cù Lao Phố với
đầy đủ các vấn đề có liên quan đến vùng đất này như điều kiện tự nhiên,
tiến trình lịch sử, cơ sở kinh tế, các đặc điểm lịch sử xã hội, nếp sinh hoạt
văn hóa tín ngưỡng, các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống đều
được mô tả một cách chi tiết và khá đầy đủ, cung cấp cho độc giả những
thông tin tri thức khái quát nhất. Điểm đáng chú ý, chương hai của công

nằm ở trung tâm thành phố Biên Hòa, bốn bề sông nước vây quanh, cách
trụ sở Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Biên Hòa khoảng 2 km đường chim
bay. Phía Bắc và Đông Bắc là các phường Quyết Thắng, Thống Nhất, Tân
Mai; Phía Đông và Đông Nam là các phường Tam Hiệp, An Bình; Phía
Nam và Tây Nam là các phường Tân Vạn, Bửu Hòa. Cù Lao Phố rộng
khoảng 600 ha (6,6km2). Cù lao có hình dạng chiếc chuông chùa treo
nghiêng, đỉnh chuông ở xóm Bình Tự nằm về phía Đông Bắc. Hướng Tây
Nam lên Đông Bắc là dòng chảy của Rạch Cát (tên chữ: Sa Hà) uốn vòng
tạo thành hình thân chuông. Dòng chính Đồng Nai chảy thẳng hướng Tây
Bắc – Đông Nam tạo thành hình đáy chuông. Tuyến đường sắt xuyên Việt
và Quốc lộ I, băng qua mỏm phía Tây cù lao (khóm Thành Hưng) bởi hai
chiếc cầu rạch Cát và cầu Ghềnh (Gành) được xây vào năm 1903, nối đôi
bờ sông Đồng Nai. Các đường giao thông huyết mạch này giúp cho Cù Lao
Phố nối liền với thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Tây và các tỉnh
thành trong cả nước. Hệ thống kênh rạch chằng chịt tạo điều kiện thuận lợi
cho việc thông thương giữa Cù Lao Phố và các tỉnh thuộc đồng bằng sông
Cửu Long và sông Đồng Nai.
1.3.2 Tiến trình lịch sử và cư dân
Nghiên cứu những dữ liệu về mặt lịch sử cho thấy thành phần dân cư
tại Cù Lao Phố có nhiều biến đổi do tác động của yếu tố lịch sử. Giai đoạn
đầu, nơi đây là nơi tụ cư và sinh sống của người Việt khai hoang và dân bản


12
địa, đến nửa cuối thế kỷ 17, nửa đầu thế kỷ 18, vùng đất này là nơi cư trú,
làm ăn sinh sống của người Hoa, người Việt, nhưng những thành tựu về mặt
kinh tế - xã hội và văn hóa của vùng lại in đậm dấu ấn của người Hoa. Sau
năm 1776, sau những biến cố về mặt chính trị, người Hoa di dời về vùng
Sài Gòn – Chợ Lớn sinh sống. Vùng đất Cù Lao Phố lại bước sang trang
mới với những chủ nhân phần lớn là người Việt tụ hội về đây sinh sống và

quy mô tầm cỡ khu vực và thế giới. Địa bàn Tây - Nam Đồng Nai (gồm
thành phố Biên Hòa, huyện Nhơn Trạch và Long Thành) được xem là khu
vực cửa mở phía Đông của TP. Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam. Đây cũng là khu vực thuận lợi nhất để phát triển công nghiệp
và đô thị. Từ năm 1986 đến nay, quá trình đô thị hóa diện ra mạnh mẽ và
cá những tác động không nhỏ đến vùng đất Cù lao Phố trên nhiều phương
diện.
1.4 Tiểu kết chương 1
Trong chương này, chúng tôi đã trình bày một cách khái quát những khái
niệm, những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, góp
phần tạo nền tảng và cơ sở lý luận cho những phân tích chuyên sâu ở những
chương sau.

Chương 2.
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA CƯ DÂN CÙ LAO PHỐ
TRONG MỐI LIÊN HỆ TƯƠNG TÁC VỚI CÁC CƠ SỞ TÍN NGƯỠNG
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của các cơ sở tín ngưỡng
Cù Lao Phố là vùng đất được khai hoang lập xã thuộc loại sớm của
vùng đất Nam Bộ. Những người lưu dân Việt, Hoa khi đến vùng đất này
cũng mang theo những tập quán, tín ngưỡng và niềm tin tôn giáo từ bản


14
quán vào. Do đó, điểm dễ nhận thấy nhất là cộng đồng người Việt đi đến
đâu thì đình làng được dựng lên đến đó, người Hoa ở đâu thì các miếu thờ
thần được đựng lên ở đó. Do đó, về mặt niên đại và lịch sử hình thành, dù
trước hay sau, dù to hay nhỏ thì các ngôi đình, ngôi miếu – cơ sở tín
ngưỡng dân gian mang tính cộng đồng ở Cù Lao Phố cũng có thể được xây
dựng trong khoảng thời gian từ năm 1620 đến sau những năm 1776.
2.2 Đặc trưng kiến trúc, đối tượng thờ tự và các nghi lễ

- Đồng thời, cả Người Hoa và người Việt ở Cù Lao Phố đều tôn vinh tín
ngưỡng thờ mẫu, một tín ngưỡng truyền thống của các cộng đồng cư dân
nông nghiệp. Các nữ thần luôn đóng một vai trò quan trọng trong niềm tin
và sự ngưỡng vọng của nhân dân. Thậm chí, ở Nam Bộ nói chung, xứ Đồng
Nai nói riêng, có đôi lúc, có đôi chỗ, sự ngưỡng vọng ấy còn được thể hiện
hết sức mãnh liệt và sâu sắc với các cơ sở thờ tự riêng biệt.
2.2.2 Đặc trưng về kiến trúc và trang trí
Xét trên tổng thể kiến trúc, trang trí và các đồ thờ cúng của hai loại hình
di tích tín ngưỡng truyền thống có mặt ở Cù Lao Phố, Đình của người Việt
– Miếu của người Hoa, có thể nhận xét mấy điểm sau:
- Về mặt phương hướng: cộng đồng người Hoa tuân thủ nghiêm ngặt
theo nguyên tắc của phong thủy khi thiết kế và xây dựng công trình kiến
trúc. Trong khi cộng đồng người Việt lại xây dựng một cách linh hoạt dựa
theo yếu tố địa lý tự nhiên của vùng đất, gần nơi tập trung đông dân, ở nơi
cao ráo, thông thoáng, thuận đường giao thông để người dân tiện lui tới
ngưỡng vọng và có cảm giác được gần gũi với sự che chở của thần linh. Sự
dựa dẫm vào cộng đồng chung trong đời sống thực cũng ảnh hưởng đến đời
sống tâm linh của người Việt. Trong khi với cộng đồng người Hoa, tuân thủ
nguyên tắc phong thủy trong kiến trúc một mặt đảm bảo sự ổn định, an
lành, một mặt còn hướng đến sự phát triển và lợi ích về kinh tế của công


16
trình và những người có mối liên hệ với kiến trúc. Sự khác biệt này phản
ánh sự khác biệt giữa hai dạng thức tư duy, một bên mang cảm tính sâu sắc
còn một bên lại thể hiện lý tính rất lớn.
- Nếu so về mức độ bề thế của kiến trúc thì trong tất cả các ngôi đình ở
Cù Lao Phố, không có ngôi đình nào có kiến trúc đồ sộ như Thất Phủ Cổ
Miếu. Điều đó cho thấy, đặc trưng về mặt kinh tế đã ảnh hưởng sâu sắc đến
cộng đồng và di tích tín ngưỡng của cộng đồng. Xã hội của cộng đồng

nhận thấy sự phân hóa vị thế xã hội của các đối tượng thờ cúng đã ảnh
hưởng hết sức mạnh mẽ đến sự phân phố của kiến trúc.Sự cầu kỳ trong việc
tạo tác khung, mái, và các chi tiết của nội thất, ngoại thất của kiến trúc luôn
hướng đến sự khẳng định vị thế xã hội đặc biệt của đối tượng được thờ tại
di tích. Sự phân chia không gian, cách bày trí cũng phân cấp rất rõ ràng về
mặt vị thế của đối tượng được thờ trong không gian của kiến trúc. Các kiến
trúc thường hướng đến bố cục theo chiều sâu, đối xứng theo trục Nam –
Bắc, trước - sau rất quy củ theo thứ bậc và vị thế của đối tượng được thờ tự.
- Dù được đặt trong một phối cảnh chung, chịu nhiều sự ảnh hưởng và
tác động lẫn nhau, nhưng ý thức cộng đồng, dân tộc tính và nguồn cội luôn
là đặc điểm mấu chốt tạo nên sự khác biệt giữa di tích đình làng của cộng
đồng người Việt với miếu thờ của cộng đồng người Hoa. Điều này được thể
hiện rõ qua các niên hiệu được khắc trên di tích.Cộng đồng người Việt luôn
khắc tên niên hiệu của triều đình nhà Nguyễn hoặc các chúa Nguyễn trước
đó như: Hoàng Việt, Việt Cố, Minh Mạng niên, Tự Đức niên….trong khi tại
Thất Phủ Cổ Miếu lại ghi theo niên đại của các vua chúa hoặc tên gọi quốc gia
theo từng cột mốc lịch sử của nước Trung Quốc cùng thời gian xây dựng hoặc
chế tác di tích hoặc với một thành tố nào đó của kiến trúc như: “Đồng Trị Mậu
Thìn”, “Quang Tự Giáp Ngọ”, “Trung Hoa Dân Quốc 57”….


18
- Xét trên bình diện bài trí, các họa tiết trang trí và đồ thờ cúng của hai
loại hình di tích này có những nét tương đồng do có sự tương tác giữa hai
cộng đồng trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa. Các họa tiết trang
trí được khắc chạm tinh xảo, tỉ mỉ đều được tìm thấy ở các di tích đình và
miếu. Tuy nhiên, chủ đề chạm khắc khá nổi bật ở Thất Phủ Cổ Miếu thường
liên quan đến một điển tích hay một cảnh sinh hoạt văn hóa đặc trưng nào
đó của cộng đồng hoặc các đề tài liên quan đến Đạo giáo. Trong khi ở các
ngôi đình, các trang trí thường tập trung vào đề tài tứ linh, tứ quí, dơi ngậm

trên để nhấn mạnh sức mạnh có tính hội tụ của cộng đồng. Mặt khác, với
đặc trưng di động cao của cộng đồng, họ cần một hay nhiều hơn các thủ
lĩnh tinh thần có thể làm điểm tựa, che chở và dẫn dắt họ trên bước đường
tha hương, nhưng đó phải là những đối tượng có thực trong lịch sử, hoặc có
liên quan đến huyền sử, những người đã được xác thực tài năng và đức độ
bởi cộng đồng qua các thế hệ chứ không phải là một nhân vật mơ hồ, không
cụ thể. Sự cụ thể ấy khiến họ vững tin hơn vào một sức mạnh có thực của vị
thần mà họ sùng bái, ngưỡng vọng. Tuy nhiên, sự tích hợp giữa các nhân
thần và nhiên thần trong cùng một di tích cũng cho thấy cộng đồng người
Hoa luôn hướng đến một sức mạnh toàn vẹn về mặt tâm linh với sự hỗ trợ
của tất cả các sức mạnh trời đất và con người: “thiên, địa, nhân hòa”.
2.2.3 Các lễ thức sinh hoạt tín ngưỡng
Về mặt tổng thể, hoạt động lễ hội và các phương thức thực hành nghi lễ
tín ngưỡng giữa hai cộng đồng tại hai đối tượng di tích có những nét đặc
trưng riêng:
- Tại đình làng, các hoạt động lễ hội của cộng đồng có tính chất khép
kín, chỉ thu hút và kết nối cộng đồng tại chỗ. Đó là hệ quả của một truyền
thống văn hóa làng xã đặc trưng của cộng đồng người mang tính tách biệt
và khép kín rõ nét trong truyền thống. Chính vì vậy, lễ hội chỉ thực sự có ý


20
nghĩa với cộng đồng tại chỗ, thiếu sức hút lan tỏa. Các hoạt động ở qui mô
nhỏ, không có sự khuếch trương. Do đó, sức sống ở lễ hội của di tích phụ
thuộc nhiều vào khả năng kế thừa của các thế hệ.
- Trong khi tại Thất Phủ Cổ Miếu, các hoạt động lễ hội dù mang bản sắc
rất đặc trưng về mặt văn hóa của cộng đồng người Hoa, nhưng với cách
thức tổ chức hoành tráng, hấp dẫn, lễ hội đã tạo nên sức hút lan tỏa với cả
các đối tượng ngoài cộng đồng. Phần lễ và hội đan xen hài hòa, vừa tạo nên
không khí tâm linh thành kính vừa tạo sự nhộn nhịp, vui tươi, hấp dẫn tất cả


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status