Đề án tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở - Pdf 43

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC III


NÂNG CAO NĂNG LỰC TỔ CHỨC THỰC TIỄN
CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ Ở HUYỆN MINH TÂM,
TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2015-2020

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG TRÌNH CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Ơ

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2015


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC III


NÂNG CAO NĂNG LỰC TỔ CHỨC THỰC TIỄN
CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ Ở HUYỆN MINH TÂM,
TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2015-2020

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG TRÌNH CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Người hướng dẫn khoa học:

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2015


3


Đối với huyện MINH TÂM, trong những năm gần đây, đội ngũ cán bộ cấp
cơ sở đã có bước phát triển về chất lượng và đã có nhiều đóng góp to lớn trong việc
hiện thực hóa và tổ chức thực hiện tốt các chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước
cũng như chủ trương, chính sách của tỉnh, huyện. Tuy nhiên, đội ngũ này vẫn bộc lộ
những yếu kém, bất cập về kiến thức, năng lực, trình độ trước những yêu cầu của
tình hình, nhiệm vụ mới. Vì vậy, một số cán bộ cấp cơ sở gặp khó khăn, lúng túng,
thậm chí va vấp, vi phạm trong thực thi nhiệm vụ. Bên cạnh đó, trước tác động tiêu
cực của cơ chế thị trường, một bộ phận cán bộ cấp cơ sở suy thoái về phẩm chất đạo
đức, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, vi phạm dân chủ, tham nhũng, lãng phí... bị kỷ
luật, thậm chí bị truy tố, xét xử theo pháp luật. Những điều đó đã làm ảnh hưởng
không nhỏ đến uy tín và hiệu quả lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, làm giảm sút
lòng tin của nhân dân đối với Đảng; đồng thời đặt ra đòi hỏi bức thiết phải đổi mới,
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.
Nhận thấy tầm quan trọng của cấp cơ sở và vai trò của đội ngũ cán bộ cấp cơ
sở, cũng như việc phấn đấu nâng cao hiệu quả tổ chức thực tiễn cho đội ngũ cán bộ
này là một việc làm có ý nghĩa cấp bách trước mắt và chiến lược lâu dài. Vì vậy, học
viên chọn đề án: “Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn cho đội ngũ cán bộ

cấp cơ sở ở huyện MINH TÂM, tỉnh BÌNH PHƯỚC giai đoạn 2015-2020”
làm đề án tốt nghiệp của mình.
1.2. Mục đích của đề án
Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn
cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở huyện MINH TÂM, tỉnh BÌNH PHƯỚC giai đoạn
2015-2020.
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề án.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề án là đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở
huyện MINH TÂM, tỉnh BÌNH PHƯỚC giai đoạn 2015-2020.

Tổ chức thực tiễn - với tư cách là hoạt động của người cán bộ là biến đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thành hiện thực. Tổ chức thực
tiễn là một quy trình hoạt động phức tạp, bao gồm nhiều dạng cụ thể cảm tính
nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể, trực tiếp của con người trong quá trình thực
hiện mục đích, nhu cầu của mình.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn tiến hành tổng
kết những việc làm sáng tạo từ quần chúng nhân dân, tổng kết những kinh
nghiệm thực tiễn của quần chúng, từ đó có sự đổi mới tư duy, đổi mới nhận
5


thức, từng bước đề ra được những chủ trương, chính sách phù hợp với thực tiễn,
từng bước hình thành lý luận và đường lối đổi mới đúng đắn ở nước ta. Sự ra
đời Chỉ thị 100-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về khoán sản phẩm
đến người lao động trong nông nghiệp đã thật sự trở thành đòn bẩy khuyến
khích người nông dân hăng hái sản xuất, mở ra một thời kỳ mới cho phát triển
nền nông nghiệp Việt nam. Tiếp theo sự ra đời của Chỉ thị 100-CT/TW, hàng
loạt các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội đất nước được ra đời,
trong đó Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị có vai trò như là một bước đột phá cho
nền kinh tế đi vào một giai đoạn phát triển mới về chất, đó cũng là cơ sở để
Đảng ta hình thành chủ trương, đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành
phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
Như vậy, phải thông qua thực tiễn nói chung và trực tiếp tổ chức thực tiễn,
chúng ta mới dần dần nhận thức được đầy đủ, sâu sắc bản chất cách mạng và
khoa học của đường lối, mới có thể cụ thể hóa đường lối một cách đúng đắn và
sáng tạo. Phải thông qua tổ chức thực tiễn, chúng ta mới tìm ra và khẳng định
được những hình thức mới; phương pháp mới thích hợp với hoàn cảnh, điều
kiện mới trong việc giải quyết những nhiệm vụ mới của cách mạng. Phải thông
qua tổ chức thực tiễn chúng ta mới có thể kiểm tra được tính chính xác của
đường lối, sửa đổi những điểm chưa đúng, bổ sung những cái còn thiếu. Làm

Năng lực tổ chức thực tiễn là loại năng lực riêng, năng lực chuyên biệt nên
không phải ai cũng có. V.I.Lê nin đã chỉ rõ: “Bất kỳ công tác quản lý nào cũng
đều đòi hỏi phải có những đặc tính riêng biệt, có người có thể là một nhà cách
mạng và nhà cổ động cừ nhất nhưng làm một cán bộ quản lý thì hoàn toàn
không thích hợp” [13, tr.250]1, những đặc tính riêng biệt mà V.I.Lê nin đã chỉ ra
đó chính là những đặc trưng cơ bản của một người có năng lực tổ chức thực tiễn.
Năng lực tổ chức thực tiễn được biểu hiện cụ thể ở các thành tố sau:
Một là, khả năng lựa chọn phương án tối ưu để xây dựng và ban hành các
quyết định.
Để có năng lực này, đòi hỏi người cán bộ phải có khả năng nhận thức, nắm
bắt và xử lý thông tin. Đó là khả năng thu nhập một cách đầy đủ, kịp thời, chính
xác những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn có liên quan đến mọi mặt của đời sống
xã hội (như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh v.v…), khả
năng cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, chỉ thị,
nghị quyết của cấp ủy đảng, chính quyền cấp trên dựa vào địa phương mình
bằng những quyết định phù hợp, kịp thời.

7


Ngày nay thông tin có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người.
Do đó nó lại càng trở nên quan trọng cần thiết hơn đối với người cán bộ dù ở bất kỳ
cấp nào. Thông tin đối với họ cũng giống như nguyên liệu đối với nhà máy. Tuy
nhiên, sự đa dạng nhiều chiều của thông tin tốt, xấu đan xen nhau đòi hỏi ở họ
bản lĩnh chính trị vững vàng và thái độ thực sự khoa học – tức là phải có thái độ
khách quan tôn trọng và ham muốn thông tin thì mới có thể nắm được thông tin
một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Trên cơ sở nắm vững thông tin, người
cán bộ mới thực hiện quá trình tổng hợp, khái quát, phân tích, đánh giá tình hình
ở địa phương, lĩnh vực mình phụ trách để tìm đúng nguyên nhân, nắm được
những tiềm năng, khả năng và hạn chế của lĩnh vực, địa phương đối với việc thực

V.I.Lê nin thì sự nhạy cảm về mặt tổ chức là tiền đề chính cho sự thành công
trong hoạt động thực tiễn của người cán bộ. Sự nhạy cảm về mặt tổ chức được
thể hiện trước tiên ở khả năng hiểu biết thế giới bên trong của người khác, hiểu
biết thực trạng và điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của địa phương
mà mình được phân công công tác. Qua đó mà xác định được nhiệm vụ trọng
tâm trước mắt, lâu dài trong từng thời kỳ khác nhau và biết cách thay đổi các
nhiệm vụ cho phù hợp với sự biến đổi của mình.
Ngoài khả năng hiểu biết, năng lực tổ chức thực tiễn còn đòi hỏi người cán
bộ phải có khả năng lựa chọn cất nhắc, sử dụng những người đủ đức, đủ tài, đề
ra được lề lối làm việc khoa học thiết thực, bố trí con người đúng việc, đúng
chỗ, phải nắm được tâm lý cơ bản của từng người, đoán biết được ý nghĩ, tâm
trạng và thái độ thực sự của họ, từ đó mà khéo léo ứng xử tâm lý, điều khiển
được nhiều người. Tránh tình trạng “thợ rèn thì bảo đi đóng tủ, thợ mộc thì bảo
đi rèn dao” [17, tr.33]. Có như vậy mới phát huy được thuận lợi, khắc phục
được khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Năng lực tổ chức thực tiễn còn đòi hỏi người cán bộ phải có khả năng tập
trung, huy động, lôi cuốn mọi người tham gia quá trình tổ chức thực tiễn. Biết
sử dụng và khai thác có hiệu quả nhất tiềm năng, sức mạnh của tập thể, của cá
nhân tạo thành phong trào rộng lớn trong việc thực thi các quyết định đã đề ra.
V.I.Lênin đã từng nói: “Chúng ta cần có một đại hợp tấu, chúng ta phải xây
dựng kinh nghiệm cho mình để có thể phân đúng các vai trò trong dàn hợp tấu,
để đối với người này thì giao cây đàn vĩ cầm đầy tình cảm, đối với người kia

9


thì giao cây đàn trầm cuồng bão, đối với người khác thì giao cho que nhạc
trưởng” [11, tr.121]. Thực tiễn cách mạng đã chứng tỏ rằng hiệu quả của công
tác tổ chức thực tiễn phụ thuộc vào thực tiễn phong trào cách mạng của quần
chúng nhân dân. Chính hiệu quả phong trào quần chúng nhân dân là một trong

hiểu rõ hơn những thuận lợi và khó khăn, sự phù hợp hay không phù hợp của
cách thức tiến hành giữa mục tiêu và điều kiện thực hiện, giữa kết quả lao động
của người thực hiện với những dự kiến ban đầu v.v… Trên cơ sở đó mà có
hướng khắc phục, bổ sung, điều chỉnh kịp thời hoặc xin ý kiến cấp trên, nếu lĩnh
vực đó không thuộc thẩm quyền của mình. Thông qua kiểm tra mà người cán bộ
tránh được tình trạng lãng phí phiền hà cho cơ sở.
Bốn là, khả năng sơ kết, tổng kết đánh giá hoạt động thực tiễn, rút ra bài
học kinh nghiệm.
Năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ ngoài khả năng chỉ đạo hoạt động tổ
chức thực tiễn còn phải có khả năng sơ kết, tổng kết. Phải xem tổng kết thực tiễn
là công việc thường xuyên, thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình. Tổng kết thực
tiễn phải trở thành nề nếp như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “…Công việc
gì, bất kỳ thành công hoặc thất bại, chúng ta cần nghiên cứu đến cội rễ, phân
tích thật rõ ràng rồi mới kết luận. Kết luận đó sẽ là cái chìa khóa phát triển
công việc và để giúp cho cán bộ tiến tới” [18, tr. 456].
Tổng kết thực tiễn không phải là “chụp ảnh” mô tả tình hình, kiểm điểm,
liệt kê những ưu điểm, khuyết điểm; cũng không phải chỉ là đưa ra sự thừa nhận,
đánh giá chung chung hay những kết luận đơn giản về những hiện tượng đã và
đang diễn ra. Tổng kết thực tiễn thể hiện ở khả năng phân tích, so sánh xuyên
qua những tình hình, chủ trương, hiện tượng mà đánh giá, xem xét quá trình
thực hiện quyết định, chủ trương, đường lối đúng hay sai, phù hợp hay chưa
phù hợp, thành công hay thất bại. Trên cơ sở đó mà khái quát, đúc rút ra được
những vấn đề cơ bản có tính cốt lõi nhằm bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện chủ
trương, đường lối phát triển nhận thức lý luận. Đồng thời rút ra được những bài
học kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp cần thiết để chỉ đạo quá trình hoạt
động thực tiễn tiếp theo.
Thấy rõ ý nghĩa đặc biệt quan trọng của tổng kết thực tiễn, người cán bộ có
khắc phục được bệnh kinh nghiệm, bệnh giáo điều sách vở, chủ quan duy ý chí

11

năng lực tổ chức thực tiễn cho cán bộ trong quản lý công việc, triển khai việc

12


thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong quần chúng nhân
dân; là công tác vận động, hướng dẫn tổ chức quần chúng hành động trên thực tế
nhằm thực hiện đường lối đó một cách chính xác nhất, hiệu quả nhất.
Song cần phải thấy rằng, năng lực tổ chức thực tiễn không phải là cái gì vĩnh viễn
sinh ra và mãi mãi như vậy, nó cũng có quá trình phát sinh và không ngừng phát triển.
Bởi lẽ thực tiễn rất đa dạng, phong phú, phức tạp và thường xuyên biến đổi và không
có giới hạn cuối cùng nên năng lực tổ chức thực tiễn cũng thường xuyên phải được đổi
mới, bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của thực tiễn. Ứng với mỗi giai đoạn khác
nhau trong sự phát triển của thực tiễn thì năng lực tổ chức thực tiễn cũng có sự phát
triển sáng tạo linh hoạt tương ứng. Vì thế để đạt hiệu quả cao trong tổ chức thực tiễn
đòi hỏi phải không ngừng nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của chủ thể tổ chức
thực tiễn.
Để có được năng lực tổ chức thực tiễn, người cán bộ dù ở cấp nào cũng phải có
năng lực trí tuệ và năng lực tổ chức thực tiễn. Chính năng lực tổ chức thực tiễn và
năng lực trí tuệ là hai yếu tố tạo nên tài năng của họ. Giữa năng lực trí tuệ và năng lực
tổ chức thực tiễn có mối quan hệ chặt chẽ khăng khít, không tách rời nhau, cái này hỗ
trợ, bổ sung và làm tiền đề cho cái kia phát triển và ngược lại. Không có năng lực trí
tuệ thì tính khái quát không thể ở tầm cao được và khó có thể đưa ra được những dự
báo, những quyết định chính xác. Trái lại, chỉ có năng lực trí tuệ mà thiếu năng lực tổ
chức thực tiễn thì năng lực trí tuệ dần dần sẽ bị mai một và chỉ dừng lại ở nhận thức, ở
lý thuyết suông, thoát ly thực tiễn, xa rời cuộc sống, không góp phần thiết thực cho
việc hướng dẫn, cải tạo thực tiễn. Nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng
trong thời kỳ mới – thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thì
đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ cấp cơ sở phải không ngừng trau dồi cả năng lực trí tuệ
và năng lực tổ chức thực tiễn.

lãnh đạo, quản lý nói chung, cán bộ cấp cơ sở nói riêng. Vai trò của nó trong
hoạt động lãnh đạo, quản lý được thể hiện ở các điểm cơ bản sau:
+ Năng lực tổ chức thực tiễn giúp người cán bộ cấp cơ sở nhận thức, cụ
thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, nghị quyết, chỉ thị của tỉnh, huyện
Đảng bộ thành những quyết định phù hợp với thực tiễn địa phương.
+ Năng lực tổ chức thực tiễn của người cán bộ cấp cơ sở trong việc tổ chức
thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nghị quyết tỉnh,
huyện Đảng bộ.

14


+ Có năng lực tổ chức thực tiễn người cán bộ cấp cơ sở mới có khả năng
kiểm tra, đánh giá đúng đắn, chính xác việc thực hiện quyết định.
+ Năng lực tổ chức thực tiễn giúp người cán bộ cấp cơ sở định hướng cho
hoạt động nhận thức và dự đoán được xu hướng vận động phát triển của hoạt
động thực tiễn tiếp theo đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển khách quan.
- Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán
bộ cấp cơ sở
Có thể nói rất nhiều nhân tố trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến năng
lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Nhưng trước hết năng lực tổ
chức thực tiễn phụ thuộc vào những yếu tố sinh học có tính bẩm sinh của từng
người. Dưới đây, chúng tôi trình bày một số nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến năng
lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở:
+ Điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường công tác: Con người là sản phẩm
của lịch sử, mỗi chế độ xã hội có những kiểu năng lực tổ chức đặc trưng, tiêu
biểu cho xã hội đó. Cùng với sự vận động, biến đổi và phát triển của xã hội
loài người thì các đặc trưng của năng lực tổ chức thực tiễn cũng biến đổi và
phát triển theo. Năng lực tổ chức thực tiễn hình thành dựa trên cơ sở khách
quan: Bản chất chế độ xã hội, tính quy luật của quản lý, đặc điểm phạm vi hoạt

Nằm ở phía Đông Nam của tỉnh BÌNH PHƯỚC, huyện MINH TÂM là
vùng đất giàu truyền thống cách mạng, có nhiều tiềm năng, lợi thế là điều kiện
thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Huyện được chia tách từ huyện Ayun Pa
theo Nghị định số 104/2002/NĐ-CP, ngày 18/12/2002 của Chính phủ và đi vào
hoạt động từ tháng 3 năm 2003.
Về vị trí địa lý, phía Bắc giáp huyện Măng Yang và Kong Chro, phía
Đông giáp huyện Krông Pa, phía Nam và phía Tây giáp Thị xã Ayun Pa. Toàn
huyện có tổng diện tích tự nhiên 87.088 ha; trong đó: đất lâm nghiệp 62.602 ha,
đất nông nghiệp 14.187 ha, đất ở 1.120 ha, đất khác gần 9.200 ha.
Có 09 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, trong đó có 7 xã đặc biệt khó
khăn, với 76 thôn, làng. Dân số toàn huyện có 50.929 người, với 10.559 hộ,
trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 71%. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp
huyện có 136 người. Trong đó: trình độ chuyên môn: 87 đại học (63,9%), 09 cao
đẳng (6,6%), 36 trung cấp (26,4%) và 04 không có chuyên môn (2,9%). Trình
độ lý luận chính trị: 33 cao cấp (24,2%), 27 trung cấp (19,85%), 09 sơ cấp
(6,6%) và 67 chưa đào tạo (49,2%). Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 181
người, trong đó: Trình độ văn hoá: 161 Trung học phổ thông, 16 trung học cơ sở
và 04 tiểu học; Trình độ chuyên môn: 11 đại học, 06 cao đẳng (9,3%), 81 trung
16


cấp (44,7%), 10 sơ cấp (5,7%) và 73 chưa qua đào tạo (40,3%); trình độ lý luận
chính trị: 03 cao cấp (2%), 81 trung cấp (44,7%), 53 sơ cấp ( 29%) và 44 chưa
qua đào tạo (24%).
Tuy là huyện mới thành lập nhưng trong hơn 10 năm qua huyện đã phát
huy thế mạnh về phát triển kinh tế - xã hội khai thác có hiệu quả các tiềm năng
của huyện cũng như sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân các dân tộc trong toàn
huyện. Vì vậy, đến năm 2014 huyện đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên
tất cả các lĩnh vực.
Kinh tế - xã hội: Duy trì mức độ tăng trưởng kinh tế từ 11 – 12% hàng

thường xuyên móc nối, cấu kết để tổ chức chống phá Đảng và Nhà nước ta,
trong đó chúng đã tổ chức biểu tình, bạo loạn vào năm 2004. Mặt khác, hoạt
động của các tôn giáo khá phức tạp, sinh hoạt, cầu nguyện, tranh giành tín đồ....
Ban Thường vụ Huyện ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo các ngành chức năng xây dựng
kế hoạch phòng, chống biểu tình, bạo loạn gắn với công tác bóc gỡ các đối
tượng cầm đầu để vô hiệu hóa các tổ chức phản động trên địa bàn. Vì vậy, trong
các năm gần đây tình hình an ninh chính trị, an ninh nông thôn và trật tự an toàn
xã hội trên địa bàn huyện tương đối khá ổn định.
Qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, vượt lên trên xuất phát điểm thấp
cùng những khó khăn, gian khổ khó tránh khỏi, Đảng bộ, chính quyền và nhân
dân các dân tộc huyện MINH TÂM đã tạo ra những chuyển biến tích cực trên
các mặt kinh tế - xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, tạo
niềm tin, sức mạnh và bản lĩnh để tiếp tục phấn đấu xây dựng Huyện nhà ngày
càng giàu mạnh.
Song bên cạnh những thuận lợi, huyện MINH TÂM vẫn chưa đáp ứng kịp
thời với tiềm năng phát triển của huyện. Trong khi đó, một bộ phận trong đội
ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn vừa yếu về năng lực lại thiếu về chuyên
môn nghiệp vụ. Qua khảo sát và đánh giá của Huyện ủy, hiện nay còn 22,61%
cán bộ cấp cơ sở chưa qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật.
Do đó, bộ máy chính quyền ở cấp cơ sở ở huyện MINH TÂM vừa thiếu lại vừa
yếu. Cho nên, trong quá trình tổ chức thực hiện, triển khai các chủ trương,
đường lối của đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước gặp nhiều khó khăn.
Công tác chỉ đạo, điều hành trong phát triển kinh tế - xã hội còn yếu. Chính vì

18


thế, ở huyện MINH TÂM cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện vẫn tham gia trực
tiếp vào các quá trình tổ chức thực tiễn ở cơ sở, trực tiếp chỉ đạo, điều hành phát
triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

cấp trên giao. Đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ngày càng quán triệt sâu sắc trách nhiệm
của mình đối với nhân dân và sự nghiệp phát triển của địa phương. Vì vậy, cán
bộ cấp cơ sở đã không ngừng nâng cao trình độ về mọi măt để tự hoàn thiện
mình, rèn luyện tu dưỡng đạo đức, gần gủi với nhân dân, biết lắng nghe ý kiến
của nhân dân, nắm bắt kịp thời các diễn biến tích cực và tiêu cực trên địa bàn để
đưa ra những quyết định kịp thời, đúng đắn đảm bảo sự phát triển ổn định của
địa phương.
Đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở huyện MINH TÂM ngày càng thể hiện được
vai trò tiền phong gương mẫu đi đầu trong các phong trào. Như trong các phong
trào kinh tế phát triển trang trại, nuôi trồng thuỷ hải sản, trồng rừng, giúp nhau
vượt nghèo.... Đi đầu trong phong trào an ninh ở địa phương, Phong trào chống
tệ nạn xã hội...Sự đóng góp đó của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở không chỉ đóng góp
cho phát triển kinh tế của địa phương mà còn lập lại an ninh trật tự trên địa bàn
toàn huyện, tạo môi trường tốt cho các nhà đầu tư đến đầu tư tại MINH TÂM.
Chính nhờ việc triển khai có hiệu quả vào cuộc sống những chủ trương,
nghị quyết của Đảng bộ huyện, nhất là thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ
huyện lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2010 - 2015) nền kinh tế huyện nhà đã đạt được
những thành tựu quan trọng và có ý nghĩa chính trị - xã hội to lớn. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế đạt ở mức cao. Các chỉ tiêu về chăn nuôi, sản xuất công nghiệp –
tiểu thủ công nghiệp gần đạt kế hoạch đề ra. Tổng diện tích gieo trồng và sản
lượng lương thực đạt và vượt chỉ tiêu nghị quyết. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây
trồng vật nuôi chuyển dịch đúng hướng. Đã huy động được các nguồn lực, nhất
là nguồn lực tại chỗ để đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến
tích cực. Sự nghiệp giáo dục – đào tạo được quan tâm đầu tư; các ngành học,
bậc học tiếp tục phát triển nhanh về quy mô trường lớp và học sinh; chất lượng
giáo dục ngày càng được nâng lên. Công tác giải quyết việc làm cho người lao
động được chú trọng, từng bước ổn định cuộc sống cho người dân. Hoạt động y
tế, bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho người dân có nhiều chuyển biến tích cực.


Trong thời gian qua, ở MINH TÂM do những hạn chế trong nhận thức và
cả khả năng triển khai thực tiễn của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, đã dẫn đến việc

21


thực hiện Nghị quyết của huyện ở một số lĩnh vực chưa đạt, đó là: tình hình thu
ngân sách trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. Sản xuất nông nghiệp vẫn còn phụ
thuộc khá lớn vào thời tiết, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm vẫn có nguy cơ
xảy ra và phát ổ dịch, ngành chăn nuôi chưa có định hướng phát triển rõ nét.
Tình hình phá rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ, khai thác vàng trái phép tuy có
giảm nhưng không bền vững, mức độ vi phạm ngày càng tinh vi phức tạp, có
hiện tượng cán bộ kiểm lâm tiếp tay cho lâm tặc phá rừng, xử lý chưa nghiêm;
công tác quản lý vốn đầu tư, kiểm tra, giám sát thi công công trình chưa được
tốt; công tác quản lý, sử dụng đất còn nhiều hạn chế; công tác đo đạc đất đai, lập
hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chậm, chưa đạt yêu cầu.
Tình trạng học sinh nghỉ, bỏ học vẫn còn xảy ra; nhiều trường còn thiếu các
phòng chức năng dẫn đến tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia chậm; tai nạn
giao thông chưa được kiềm chế, tăng cả về số vụ và số người chết; an ninh nông
thôn, trật tự an toàn xã hội còn phức tạp.
Những hạn chế của việc tổ chức thực tiễn của cán bộ cấp cơ sở của huyện
MINH TÂM không lớn tập trung chủ yếu ở một số nhóm người, một số địa bàn.
Tuy vậy nếu không có những chủ trương, giải pháp đúng đắn, kịp thời, đồng bộ
thì những hạn chế này sẽ ảnh hưởng xấu và lan truyền trong đội ngũ cán bộ cấp
cơ sở, tác động tiêu cực đến sự phát triển của huyện.
* Những nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trên
- Nguyên nhân của những thành tựu
Các thành tựu có được trước hết phải kể đến sự nỗ lực, sự chung sức,
chung lòng của nhân dân với mong muốn góp phần vào sự nghiệp cách mạng
của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng ta. Tuy vậy, đúng như Bác Hồ đã nói

đáp ứng nhu cầu phát triển mọi mặt của huyện.
- Nguyên nhân của những hạn chế
Nguyên nhân khách quan
+ Điều kiện kinh tế của huyện còn hạn chế, do đó việc thực hiện chế độ
lương, phụ cấp cho đội ngũ cán bộ cơ sở của huyện chưa đáp ứng được yêu cầu
bình thường của cuộc sống. Vì thế, đội ngũ cán bộ cơ sở của huyện tập trung
vào các việc làm thêm như: nương rẫy, kinh doanh..., mà ít quan tâm đến công
việc chung, công vụ mà mình đảm nhiệm.

23


+ Một số văn bản quy phạm có liên quan đến tuyển dụng, sử dụng và thực
hiện chế độ chính sách để kích thích đội ngũ cán bộ cơ sở của huyện còn nhiều
bất cập.
+ Các đối tượng phản động FULRO lưu vong, ”tin lành Đê ga” thường
xuyên có những hoạt động chống phá, gây tình hình phức tạp trên địa bàn, ảnh
hưởng đến an ninh ở cơ sở.
Nguyên nhân chủ quan
+ Trình độ tổ chức thực tiễn của cán bộ cấp cơ sở một số nơi chưa cao do
đó hiệu quả, chất lượng công việc chưa đảm bảm làm ảnh hưởng đến sự phát
triển của một số địa bàn, khu vực. Một số cán bộ cấp cơ sở nhận thức về chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước chưa rõ ràng, nên trong chỉ đạo điều
hành còn bị động, thiếu linh hoạt. Do chưa hiểu rõ nên nhiều khi chỉ đạo điều
hành sai chủ trương, đường lối gây hậu quả nghiêm trọng.
+ Cơ cấu của đội ngũ cán bộ chưa hợp lý, số đông đã lớn tuổi, lớp trẻ
chưa kịp đào tạo theo đúng tiêu chuẩn dẫn đến thiếu hụt cán bộ cấp cơ sở ảnh
hưởng nghiêm trọng đến việc tổ chức thực tiễn tại địa phương. Một số cơ quan,
ban, ngành chưa bố trí được cán bộ đủ số lượng và chất lượng.
+ Nhiều cấp, nhiều ngành chưa nhận thức đúng đắn về việc nâng cao chất

- Ngày 23/2009/QĐ-UBND ngày 22/7/2009 của Ủy ban Nhân dân tỉnh
BÌNH PHƯỚC về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo quản lý và
tiêu chuẩn cán bộ, công chức, viên chức nhà nước của tỉnh.
- Nghị định số 92/2009/NĐCP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức
danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã,
phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
- Quyết định số 837/QĐ-UBND ngày 16/12/2011 của Uỷ ban nhân dân
tỉnh BÌNH PHƯỚC về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh
BÌNH PHƯỚC giai đoạn 2011-2015.
- Quyết định số 66/QĐ-UBND ngày 13/3/2012 của Uỷ ban nhân dân
huyện MINH TÂM về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh
BÌNH PHƯỚC giai đoạn 2011-2015.
- Quyết định số 1141-QĐ/HU ngày 29/01/2013 của Huyện ủy MINH
TÂM về việc ban hành Đề án đào tạo, bồi dưỡng, quy định, sử dụng cán bộ,
công chức đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển toàn diện của huyện MINH
TÂM giai đoạn 2013-2020 và tầm nhìn những năm tiếp theo.

25



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status