Bồi dưỡng năng lực công tác quốc phòng an ninh cho đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn ở quân khu 3 hiện nay - Pdf 35

B QUC PHềNG
HC VIN CHNH TR

NGUYN HUY HONG

Bồi dỡng năng lực công tác quốc phòng - an ninh
cho đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phờng, thị trấn
ở quân khu 3 hiện nay
Chuyờn ngnh: Xõy dng ng v Chớnh quyn Nh nc
Mó s

: 62 31 02 03

LUN N TIN S KHOA HC CHNH TR

NGI HNG DN KHOA HC:
1. PGS, TS Phm Gia C
2. PGS, TS Trn Bỏ Thanh

H NI - 2016


LI CAM OAN

Tôi xin cam đoan đây là
công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận án là trung thực, có nguồn
gốc, xuất xứ rõ ràng.
TC GI LUN N



Giáo dục quốc phòng

GDQP

5

Giáo dục quốc phòng - an ninh

GDQP - AN

6

Kinh tế - xã hội

KT - XH

7

Lực lượng vũ trang

LLVT

8

Nhà xuất bản

Nxb

9


Xã hội chủ nghĩa

XHCN


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CÔNG TÁC QUỐC
PHÒNG - AN NINH CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ
CHỐT XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN Ở QUÂN KHU 3
Xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 và năng lực công tác quốc
1.1.
phòng - an ninh của đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị
trấn ở Quân khu 3
Những vấn đề cơ bản về bồi dưỡng năng lực công tác quốc
1.2.
phòng - an ninh cho đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị
trấn ở Quân khu 3
Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI
DƯỠNG NĂNG LỰC CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG - AN
NINH CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT XÃ,


99

113

113
120


KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ
LỤC

157
159
160
175


5
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu khái quát về luận án
Đề tài luận án có tiêu đề là: “Bồi dưỡng năng lực công tác QP - AN cho đội
ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 hiện nay”. Đây là vấn đề
đã được nghiên cứu sinh có ý thức tích lũy kiến thức và kinh nghiệm trong 19 năm
làm giảng viên công tác đảng, công tác chính trị ở Học viện Chính trị và Trường Sĩ
quan Chính trị, trực tiếp giảng dạy, nghiên cứu về công tác đảng, công tác chính trị

Quân khu 3 là địa bàn chiến lược trọng yếu trong thế trận QPTD của cả
nước, là cửa ngõ phía Đông, Đông Nam Thủ đô Hà Nội, vùng lãnh thổ rộng lớn,
bao gồm cả miền núi, đồng bằng, đô thị và vùng biển đảo, giầu truyền thống
cách mạng, văn hoá, là khu vực có tiềm lực phát triển KT - XH nhanh, bền
vững, QP - AN thường xuyên được củng cố và tăng cường, nơi bố trí, chuẩn bị
sẵn lực lượng cơ động của Bộ Quốc phòng và các khu căn cứ thời chiến của
Đảng, Nhà nước. Đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 là một bộ
phận trong đội ngũ cán bộ của Đảng, Nhà nước ta; là lực lượng nòng cốt, giữ
vai trò quyết định trong việc nghiên cứu, quán triệt đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của cấp
trên, vận dụng đúng đắn, sáng tạo vào điều kiện cụ thể của địa phương để đề
ra chủ trương, kế hoạch phát triển KT - XH, củng cố QP - AN; đồng thời, có
vai trò lãnh đạo, quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện công tác QP - AN ở địa
phương. Để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của mình, đòi hỏi đội ngũ
CBCC xã, phường, thị trấn phải có phẩm chất, trình độ, năng lực toàn diện,
trong đó phải có năng lực công tác QP - AN tương ứng.
Bồi dưỡng năng lực công tác QP - AN cho đội ngũ CBCC xã, phường,
thị trấn ở Quân khu 3 là một bộ phận trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ


7
của Đảng, Nhà nước ta, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, trang bị, bổ
sung tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm
vụ QP - AN ở địa phương, bảo đảm cho đội ngũ này có đủ khả năng đáp ứng
tốt yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh cán bộ.
Hiện nay, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN và công tác QP - AN ở địa
phương trên địa bàn Quân khu 3 đã có sự phát triển với nhiều nội dung, yêu cầu
mới; tình hình thế giới, khu vực, đặc biệt tình hình Biển Đông có nhiều diễn
biến phức tạp, chứa đựng những yếu tố khó lường; chủ nghĩa đế quốc và các thế
lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ chống phá

- Tổng quan vấn đề nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án.
- Luận giải làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực công tác QP
- AN và bồi dưỡng năng lực công tác QP - AN cho đội ngũ CBCC xã,
phường, thị trấn ở Quân khu 3.
- Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh
nghiệm bồi dưỡng năng lực công tác QP - AN cho đội ngũ CBCC xã, phường,
thị trấn ở Quân khu 3.
- Xác định rõ yêu cầu và đề xuất những giải pháp tăng cường bồi dưỡng
năng lực công tác QP - AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3
hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Bồi dưỡng năng lực công tác QP - AN cho đội ngũ CBCC xã, phường,
thị trấn ở Quân khu 3 hiện nay là đối tượng nghiên cứu của luận án.
* Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động bồi dưỡng năng lực công tác QP AN cho đội ngũ CBCC các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Quân khu 3 hiện nay.
Phạm vi khảo sát: Khảo sát điểm ở một số địa phương, cơ quan quân sự
địa phương, trường quân sự tỉnh, thành phố (sau đây gọi chung là cấp tỉnh),
trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh


9
(sau đây gọi chung là cấp huyện) thuộc các tỉnh Hải Dương, Nam Định, Hà
Nam và thành phố Hải Phòng.
Tư liệu, số liệu nghiên cứu chủ yếu được giới hạn từ năm 2010 trở lại
đây. Các giải pháp được đề xuất có tính cấp thiết và khả thi trong giai đoạn hiện
nay.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa
học, giúp cấp uỷ, chính quyền các cấp của các địa phương trên địa bàn Quân
khu 3, đảng uỷ, chỉ huy cơ quan quân sự cấp tỉnh, cấp huyện, lãnh đạo, chỉ
huy Trường Quân sự cấp tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện và các
tổ chức, các lực lượng có liên quan lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện có
hiệu quả hơn đối với việc bồi dưỡng năng lực công tác QP - AN cho đội ngũ
CBCC xã, phường, thị trấn.
Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác
nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn công tác đảng, công tác chính trị và các
môn học liên quan đến giáo dục QP - AN ở các trung tâm giáo dục QP - AN
và các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội.
8. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến
đề tài, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả
đã được công bố liên quan đến đề tài, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


11

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI “BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CÔNG TÁC
QUỐC PHÒNG - AN NINH CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT XÃ,
PHƯỜNG, THỊ TRẤN Ở QUÂN KHU 3 HIỆN NAY”
1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án
1.1. Về xây dựng, bồi dưỡng năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ
* Các công trình, nhóm công trình khoa học ở Liên Xô
Đại tướng A.A.Ê-pi-sép với cuốn sách Một số vấn đề công tác đảng,
công tác chính trị trong các LLVT Liên Xô [73], đã khẳng định vai trò, sự cần
thiết phải đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ chính trị
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị. Tác

phương pháp tự học, tự nghiên cứu và hoạt động thực tiễn. Các ông cho rằng:
“Phương pháp cơ bản của việc học tập lý luận Mác-Lênin cho sĩ quan là việc
tự học, tự nghiên cứu tác phẩm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa MácLênin, những nghị quyết của các đại hội, các hội nghị Trung ương Đảng”. [31,
tr.134]; đồng thời động viên sĩ quan tích cực tham gia hoạt động xã hội - chính
trị, tham gia công tác cổ động, tuyên truyền, có như vậy mới bảo đảm được
mối liên hệ chặt chẽ giữa học với hành, giữa học với đời sống đơn vị.
* Các công trình, nhóm công trình khoa học của Trung Quốc
Giáo trình công tác đảng, công tác chính trị của Quân giải phóng nhân dân
Trung Quốc, do Chương Tư Nghị làm chủ biên [109] đã xác định rõ ý nghĩa, tầm
quan trọng, nội dung và hình thức, biện pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Cụ thể:
Về ý nghĩa, tầm quan trọng, cuốn sách khẳng định, việc đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ luôn có tính cấp thiết, là một trong những nhiệm vụ chiến lược
lâu dài có ý nghĩa quyết định đến việc xây dựng quân đội cách mạng hóa, hiện
đại hóa và chính quy hóa. Theo các tác giả: “Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao
phẩm chất, năng lực của cán bộ là yêu cầu bức thiết của xây dựng “Bốn hóa”,


13
và hiện đại hóa quân đội… Quân uỷ Trung ương cần phải đưa nhiệm vụ giáo
dục huấn luyện cán bộ lên vị trí chiến lược, đảng ủy các cấp phải coi trọng
giáo dục, bồi dưỡng cán bộ” [109, tr.336].
Về nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải toàn diện,
khoa học, trên tất cả các lĩnh vực, trong đó cần đề cao kiến thức thực tiễn của
người cán bộ. Các tác giả viết: “…bồi dưỡng toàn diện cho cán bộ cả về kiến
thức chính trị, quân sự, khoa học tự nhiên và kinh nghiệm thực tiễn; những
kiến thức thực tiễn là vấn đề quyết định sự hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ
các cấp” [109, tr.336]. Đồng thời, chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực sáng
tạo cho cán bộ, coi đó là nhiệm vụ quan trọng nhất trong hoạt động bồi dưỡng
năng lực của người cán bộ.
Về hình thức, biện pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải sáng tạo, đa dạng,

dưỡng cán bộ phải toàn diện, cả phẩm chất và năng lực, trước hết là phẩm chất
chính trị, sự kiên trì con đường XHCN và năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
Các tác giả khẳng định: “Chúng ta cần xây dựng một đội ngũ cán bộ kiên trì
con đường XHCN, có tri thức và năng lực chuyên môn, phải tích cực bồi
dưỡng để có những chuyên gia kỹ thuật hàng đầu thế giới” [78, tr.146].
1.2. Về giáo dục, bồi dưỡng năng lực, kiến thức quốc phòng - an ninh
* Các công trình, nhóm công trình khoa học của Liên Xô
Đại tướng A.T.An-tu-nin (chủ biên), Phòng thủ dân sự [1]. Đây là tài
liệu giáo khoa trình bày nội dung huấn luyện cho nhân dân Liên Xô về các vấn
đề phòng thủ dân sự. Theo các tác giả, phòng thủ dân sự là sự nghiệp của toàn
dân. Mỗi công dân của Tổ quốc đều phải nắm vững những kiến thức cần thiết
về phòng thủ dân sự để sẵn sàng hành động đúng đáp ứng các điều kiện đặc
biệt của chiến tranh.
Các tác giả cho rằng, nội dung huấn luyện, bồi dưỡng cho nhân dân phải
toàn diện, bao gồm: phẩm chất chính trị, tinh thần và tâm lý; những kiến thức
cần thiết và quy tắc về phòng tránh vũ khí huỷ diệt lớn; những kỹ năng cần thiết
để tham gia vào các biện pháp phòng thủ dân sự... Phải sử dụng nhiều hình
thức, biện pháp huấn luyện, bồi dưỡng cho nhân dân, như: giảng dạy một cách
có tổ chức; tổ chức cho nhân dân tham gia các cuộc diễn tập ở cơ sở; phải


15
“thường xuyên tự mình học tập... tổ chức các buổi nói chuyện, xem phim và
xem truyền hình về các vấn đề phòng thủ dân sự…” [1, tr.31].
N.I.Nie-kra-xốp, Công tác tổ chức giáo dục thể thao quốc phòng trong
trường học [115]. Đây là công trình khoa học bàn về việc tổ chức các hoạt
động thể thao quốc phòng trong hệ thống trường học ở Liên Xô. Tác phẩm đã
tổng kết quá trình hoạt động của Hội tình nguyện giúp đỡ hải, lục, không quân
toàn Liên Xô (gọi tắt là hội Đô-xáp Liên Xô) trong các trường học, nhằm giáo
dục tinh thần yêu nước, ý thức cảnh giác cách mạng, bồi dưỡng, huấn luyện

giáo dục phổ cập với trọng điểm, giáo dục lý luận với thực tiễn.
Nội dung GDQP gồm: lý luận quân sự; tri thức quân sự; lịch sử quân sự;
pháp quy quốc phòng; tình hình, nhiệm vụ quốc phòng và kỹ năng quân sự.
Đối tượng GDQP ở Trung Quốc gồm: nhân viên công tác trong cơ quan
nhà nước; học sinh, sinh viên; dân binh trong ngạch dự bị và các đối tượng khác.
Đối với đối tượng là nhân viên công tác trong cơ quan nhà nước, tài liệu
hết sức coi trọng GDQP cho cán bộ lãnh đạo. Tài liệu chỉ rõ: “Cán bộ lãnh đạo
các cấp là người tổ chức, người lãnh đạo GDQP của địa phương mình, của ngành
mình, cũng là đối tượng trọng tâm của GDQP, tích cực tham gia các hoạt động
GDQP” [153, tr.6]. Tài liệu cho rằng, nội dung GDQP cho cán bộ lãnh đạo phải
toàn diện, bảo đảm cho họ có tố chất lý luận tương ứng để thực hiện chức trách
quốc phòng, hiểu rõ pháp luật, pháp quy quốc phòng, nắm vững phương châm
chính sách xây dựng quốc phòng; phải có ý thức quốc phòng cao, có quan điểm
nhất quán gắn quốc phòng với kinh tế; có đủ kiến thức quốc phòng cần thiết, có ý
thức về chủ quyền an ninh quốc gia; phải có tố chất quân sự nhất định, có thể
lãnh đạo quần chúng nhân dân tham gia chiến đấu.
Biện pháp GDQP đối với cán bộ lãnh đạo là: Trường đảng, học viện
hành chính, trường bồi dưỡng cán bộ các cấp phải đưa GDQP vào kế hoạch
dạy học, bồi dưỡng cán bộ, mở khoá trình GDQP. Các địa phương, các ngành
dựa vào việc bố trí thống nhất của nhà nước để lựa chọn cán bộ lãnh đạo đi
bồi dưỡng ở các học viện, nhà trường quân sự; phải tổ chức các buổi báo cáo
tình hình, nói chuyện về tri thức quốc phòng, tổ chức các hoạt động như “ngày
quân sự”, tổ chức GDQP thường xuyên cho cán bộ lãnh đạo.
* Công trình khoa học ở Cộng hoà Pháp
Cục đối ngoại, Bộ Quốc phòng Việt Nam, với tài liệu “Giới thiệu về Học
viện quốc phòng cấp cao Pháp” (Do Tuỳ viên quân sự Pháp tại Việt Nam cung cấp)
[41] đã đề cập một số vấn đề cơ bản về GDQP cho cán bộ lãnh đạo cấp cao Pháp.


17


18
Phạm Công Khâm, Xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã nông thôn Đồng
bằng sông Cửu Long, Luận án Tiến sĩ, năm 2002 [87]. Trong luận án, tác giả
đã đề cập sâu sắc vị trí vai trò, đặc điểm của đội ngũ CBCC cấp xã đồng bằng
sông Cửu Long, đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân, rút ra những kinh
nghiệm, đề xuất mục tiêu và hệ thống giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ này
vững mạnh. Những kinh nghiệm mà tác giả chỉ ra đáng chú ý là: xây dựng đội
ngũ CBCC cấp xã phải sát với tình hình đặc điểm điều kiện tự nhiên, KT - XH
của vùng, gắn xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã với xây dựng cấp uỷ, chính
quyền và các đoàn thể vững mạnh. Trong hệ thống giải pháp, tác giả luận án
đặc biệt nhấn mạnh đến nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp
xã. Theo tác giả, cần đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung, đa dạng hóa
các loại hình đào tạo, vận dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp, tạo môi
trường thuận lợi cho CBCC cấp xã phấn đấu rèn luyện đáp ứng yêu cầu sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Sách chuyên khảo của Tiến sĩ Mai Đức Ngọc về Vai trò cán bộ lãnh đạo
chủ chốt cấp xã trong việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn nước
ta hiện nay [110]. Tác giả quan niệm: “Cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã là
những người đứng đầu, giữ vị trí trọng yếu nhất trong hệ thống chính trị ở cơ
sở, có ảnh hưởng quyết định đến chấp hành chủ trương, chính sách, nghị quyết
của Đảng, pháp luật của Nhà nước thông qua việc trực tiếp lãnh đạo và tổ chức
thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội trên địa
bàn” [110, tr.63]. Theo tác giả, đội ngũ cán bộ này có vai trò rất quan trọng: là
những người trực tiếp thực thi đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ở cơ
sở; trực tiếp tác động và đại diện hợp pháp cho lợi ích chính đáng của nhân dân;
là người chủ động, sáng tạo, quyết đoán trong quá trình thực thi công vụ và thúc
đẩy sự phát triển mọi mặt đời sống xã hội ở cơ sở; là người giải toả các mâu
thuẫn, xung đột ở cơ sở để tạo ra sự đồng thuận trong đời sống cộng đồng.
Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả đề xuất 6 giải pháp nâng cao vai

Trong bài báo, các tác giả đã luận giải làm rõ vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ,
công chức cơ sở ở Tây Bắc trong phát triển KT - XH, giữ vững an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội ở cơ sở, địa phương; đồng thời, đề xuất những giải pháp
nhằm nâng cao trình độ năng lực chuyên môn, lý luận chính trị, rèn luyện đạo
đức cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Tây Bắc. Một trong những vấn đề


20
quan trọng mà các tác giả bài báo nêu lên là thường xuyên quan tâm bồi dưỡng,
làm chuyển biến thật sự về nhận thức, trình độ, năng lực công tác cho đội ngũ
cán bộ, công chức cơ sở đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
2.2. Về giáo dục, bồi dưỡng năng lực, kiến thức quốc phòng - an ninh
* Về công tác GDQP - AN toàn dân
Lê Minh Vụ (Chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước), Đổi mới GDQP trong hệ
thống giáo dục quốc gia [163]. Trên cơ sở trình bày, làm rõ các quan niệm:
quốc phòng, GDQP trong hệ thống giáo dục quốc gia, đề tài đi sâu phân tích
quá trình phát triển tư duy lý luận của Đảng về quốc phòng và GDQP qua từng
giai đoạn cách mạng, nhất là trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Đề tài khẳng
định, đổi mới GDQP là đổi mới toàn diện tất cả các nội dung, biện pháp cấu
thành GDQP, từ nhận thức đến hành động; từ nội dung, chương trình, phương
pháp giáo dục đến đánh giá kết quả; từ cơ chế tổ chức quản lý đến người dạy,
người học, điều kiện đảm bảo và chế độ chính sách. Yêu cầu đổi mới GDQP
phải hợp lý, đồng bộ, thống nhất và phù hợp với đối tượng người học.
Đề tài xác định những căn cứ, đánh giá thực trạng và rút ra những kinh
nghiệm đổi mới GDQP trong hệ thống giáo dục quốc gia. Trên cơ sở dự báo
những nhân tố tác động, xu hướng vận động của công tác GDQP trong hệ
thống giáo dục quốc gia đến năm 2020, đề tài đã xác định 3 quan điểm, 6 giải
pháp cơ bản nhằm đổi mới GDQP trong hệ thống giáo dục quốc gia ở nước ta
từ nay đến năm 2020.
Sách chuyên khảo của Nguyễn Bá Dương, Tư duy lý luận của Đảng ta

Trên cơ sở dự báo tình hình, các tác giả đã đề xuất những giải pháp tiếp
tục triển khai thực hiện công tác GDQP - AN trong thời gian tới, trong đó chú
trọng vào những giải pháp: Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ, sự quản lý
điều hành của chính quyền và vai trò tham mưu của các ban, ngành, đoàn thể;
tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức GDQP - AN
phù hợp với từng đối tượng; tiếp tục kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động của Hội đồng GDQP - AN các cấp.
Một số bài báo về công tác GDQP - AN trên địa bàn Quân khu 3, tiêu
biểu như: Nguyễn Duy Nguyên, Công tác GDQP - AN ở Hải Dương và một
số vấn đề đặt ra [112]; Nguyễn Tiến Phong, Nhìn lại 10 năm thực hiện công tác
GDQP - AN ở Thành phố Hải Phòng [117]; Nguyễn Thanh Thược, Quân khu 3


22
thực hiện tốt công tác GDQP - AN [142]; Bùi Viết Thi, Ninh Bình thực hiện tốt
công tác GDQP - AN [139]; Đào Tuấn Anh, Thái Bình thực hiện tốt công tác
GDQP - AN [2]. Các bài báo đã khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của công
tác GDQP - AN trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời chỉ rõ
công tác này trên địa bàn đã có bước chuyển toàn diện cả bề rộng và chiều
sâu, đạt hiệu quả thiết thực; tuy nhiên vẫn còn những bất cập, hạn chế như:
việc quán triệt và tổ chức thực hiện ở một số cơ sở thiếu chặt chẽ, nội dung,
hình thức chưa đa dạng, phong phú... Trên cơ sở đó, các tác giả đã đúc rút một
số kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp nhằm không ngừng nâng cao chất
lượng của công tác GDQP - AN trên địa bàn.
* Về GDQP - AN cho học sinh, sinh viên
Phạm Xuân Hảo, GDQP cho sinh viên đại học hiện nay [75]; Phạm Gia
Cư (Chủ nhiệm đề tài), Nâng cao chất lượng GDQP cho sinh viên trên địa bàn
Hà Nội hiện nay [44]. Ở các góc độ tiếp cận khác nhau, các công trình khoa
học nêu trên đã phân tích làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn của vấn đề nghiên
cứu, trong đó, đặc biệt đi sâu làm rõ một số quan niệm về GDQP cho sinh

giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng GDQP, tổ chức, phương pháp bồi dưỡng
kiến thức quốc phòng cho đội ngũ cán bộ các cấp của Đảng, Nhà nước và đoàn
thể.
Đặc biệt, công trình do Tiến sĩ Hồ Sĩ Luyến chủ biên đã chỉ rõ, tổ chức,
phương pháp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ các cấp của Đảng,
Nhà nước và đoàn thể bao gồm nhiều hoạt động nhằm giải quyết thống nhất các
khâu chỉ đạo, hiệp đồng, điều hành và tổ chức thực hiện. Theo các tác giả, hình
thức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho đối tượng này gồm ba nhóm chính là:
nhóm các hình thức bồi dưỡng lý luận; nhóm các hình thức bồi dưỡng năng lực
thực hành; nhóm các hình thức đánh giá kết quả bồi dưỡng. Trong một hình
thức bồi dưỡng có thể chỉ dùng một phương pháp bồi dưỡng hoặc vận dụng kết
hợp các phương pháp bồi dưỡng khác nhau như: phương pháp giảng bài,
phương pháp hướng dẫn - tự nghiên cứu, phương pháp thảo luận, phương pháp
nghiên cứu thực tế, phương pháp chỉ đạo bài tập, phương pháp đánh giá kết quả
bồi dưỡng [98, tr.110 - 111]. Các tác giả cho rằng, cần phải thực hiện đồng bộ
nhiều giải pháp bồi dưỡng, như: khảo sát, đánh giá đúng đối tượng; xây dựng


24
đội ngũ giáo viên; xây dựng hệ thống giáo trình thống nhất, hoàn chỉnh; tăng
cường lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ công tác GDQP và hoàn thiện hệ thống các
văn bản pháp quy về GDQP.
Một số công trình khoa học bàn về bồi dưỡng năng lực, kiến thức QP AN cho đội ngũ CBCC cấp huyện và tương đương (đối tượng 2), tiêu biểu
như: Phạm Viết Vần, Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ đầu ngành
cấp tỉnh, thành phố và CBCC cấp huyện, quận ở Trường Quân sự Quân khu 3
trong giai đoạn hiện nay [159]; Đàm Quốc Việt, Bồi dưỡng kiến thức quốc
phòng cho CBCC cấp quận, huyện của Quân khu Thủ đô hiện nay [162]; Hà
Công Chờ, Phát triển ý thức quốc phòng của học viên bồi dưỡng kiến thức
quốc phòng ở Trường Quân sự Quân khu 7 hiện nay [39]; Nguyễn Văn Bạo
(Chủ nhiệm đề tài), Nâng cao chất lượng bồi dưỡng kiến thức QP - AN cho


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status