Phân tích sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện phù mỹ, tỉnh bình định (giai đoạn 2011 – 2015) - Pdf 43

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

---------

PHẠM THANH BÌNH

PHÂN TÍCH
SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN
VÀO QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI TẠI HUYỆN PHÙ MỸ,
TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Giai đoạn 2011 – 2015)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

--------PHẠM THANH BÌNH

PHÂN TÍCH
SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN
VÀO QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI TẠI HUYỆN PHÙ MỸ,
TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Giai đoạn 2011 – 2015)
Chuyên ngành: Quản lý công

1.1. Bối cảnh nghiên cứu......................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ....................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu .................................................................................................... 2
1.2.1.1. Mục tiêu chung ................................................................................. 2
1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 3
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 3
1.5. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................. 4
1.5.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................. 4
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................. 4
1.6. Cấu trúc của nghiên cứu ................................................................................... 4
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.6
2.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................... 6
2.1.1. Khái niệm về nông thôn, phát triển nông thôn và mô hình NTM ........ 6
2.1.2. Những nguyên tắc XDNTM theo Chương trình mục tiêu quốc gia ... 11
2.1.3. Sự tham gia của người dân trong việc xây dựng mô hình NTM ....... 12
2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước .................................................................... 17
2.3. Kinh nghiệm thế giới về xây dựng nông thôn................................................ 22


2.3.1. Tình hình xây dựng nông thôn một số nước điển hình trên thế giới . 22
2.3.2. Tình hình xây dựng mô hình NTM ở Việt Nam ................................. 25
2.3.3. Tình hình xây dựng mô hình NTM ở tỉnh Bình Định ......................... 26
2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất........................................................................... 22
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 31
3.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 31
3.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 33
3.2.1. Đánh giá nhận thức của người dân trong việc XDNTM ................... 33
3.2.2. Đánh giá sự tham gia của người dân trong việc xây dựng mô hình NTM

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 62
5.1. Kết luận .......................................................................................................... 62
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................ 63
5.2.1. Đối với các cấp chính quyền ............................................................. 63
5.2.2. Đối với người dân nông thôn............................................................. 67
5.3. Hạn chế nghiên cứu và định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo ................ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Giải thích

Viết tắt
CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CQĐP

Chính quyền địa phương

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NQ

Nghị quyết


Hình 4.4: Kết quả đánh giá về sự cần thiết của XDNTM ........................................... 44
Hình 4.5: Hình thức tuyên truyền XDNTM ................................................................ 46
Hình 4.6: Tổ chức họp để người dân tham gia thảo luận chiến lược phát triển, việc lập
kế hoạch và công tác quy hoạch XDNTM .................................................................. 48
Hình 4.7: Sự tham gia của người dân trong việc quyết định lựa chọn các giải pháp, xác
định các vấn đề ưu tiên của địa phương ...................................................................... 50
Hình 4.8: Hình thức tham gia XDNTM ...................................................................... 52
Hình 4.9: Người dân tham gia quản lý tài sản hình thành trong quá trình XDNTM .. 55
Hình 4.10: Tỷ lệ người dân sẵn lòng tham gia XDNTM ............................................ 56
Hình 4.11: Mức đánh giá trung bình của người dân và các yếu tố ảnh hưởng đến sự
sẵn lòng tham gia XDNTM ......................................................................................... 57


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1: Kết quả đánh giá về mức độ tự nguyện và lý do người dân tham gia
XDNTM .................................................................................................................... 44
Bảng 4.2: Sự tham gia của người dân trong đóng góp XDNTM .............................. 48
Bảng 4.3: Người dân tham gia tập huấn, ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất............. 51
Bảng 4.4: Người dân tham gia kiểm tra, giám sát XDNTM ..................................... 54


TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn này là nhằm tìm mức độ và các yếu tố ảnh
hưởng đến sự tham gia của người dân vào xây dựng nông thôn mới tại huyện Phù
Mỹ, tỉnh Bình Định. Qua đó, đề ra những kiến nghị giúp tăng cường sự tham gia,
đóng góp của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới. Luận văn thực hiện
nghiên cứu trên kích thước mẫu là 320 hộ thuộc 4 xã: Mỹ Hòa, Mỹ Lộc, Mỹ Thắng,
Mỹ An thuộc Huyện Phù Mỹ, Bình Định. Qua phân tích thống kê mô tả mức độ
tham gia của người dân vào xây dựng nông thôn mới, Luận văn nhận thấy đa số
người dân ở địa bàn nghiên cứu đều có những hiểu biết cơ bản, nhiệt tình và có tinh

sau khi triển khai thí điểm ở một số địa phương, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
quyết định số 800/QĐ-TTg phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM
giai đoạn 2010 - 2020 với mục tiêu đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩn
NTM và đến năm 2020 có 50% số xã đạt được tiêu chuẩn này. Chính vì vậy,
XDNTM đã và đang được triển khai thực hiện ở hầu hết các vùng nông thôn trong
cả nước.
Qua hơn 6 năm kể từ khi có chủ trương và hơn 3 năm thực hiện XDNTM (NTM),
NTM đã được thực hiện ở 9.025 xã trên toàn quốc (Thanh Duy, 2014). Theo báo
cáo tổng kết hoạt động của Văn phòng điều phối toàn quốc năm 2015, đến nay cả
nước có 1.751 xã, 17 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt
chuẩn NTM (Hoàng Nam, Ngàn Thương, Văn Cường, 2016). Nhìn chung, hoạt
động NTM chủ yếu thông qua tuyên truyền và người dân thường chỉ biết đến khái


2
niệm NTM chứ chưa thực sự hiểu và chủ động trong các hoạt động, chủ yếu chỉ chờ
có chủ trương, hỗ trợ của Nhà nước để thực hiện. Vì vậy, người dân cần phải thực
sự được phát huy vai trò chủ thể của họ. Công tác tuyên truyền, vận động quần
chúng phải là giải pháp quan trọng hàng đầu. Làm cho dân hiểu, dân tin, dân hưởng
ứng bằng sự tham gia bàn bạc, hiến kế, đóng góp công, của và chủ động thực hiện
các nhiệm vụ của mình là yếu tố quyết định sự thành công trong XDNTM (Văn
phòng đại diện NTM Trung ương, 2016).
Huyện Phù Mỹ - tỉnh Bình Định, qua 5 năm XDNTM (giai đoạn 2011 – 2015) đã
huy động gần 8.000 hộ dân hiến đất, hiến cây, đóng góp XDNTM với tổng số tiền
hơn 20 tỷ đồng. Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện Phù Mỹ trong công tác
XDNTM giai đoạn 2011-2015, huyện có 04/16 xã đạt chuẩn NTM, đạt 25%, vượt 2
xã so với Chương trình hành động của tỉnh và của huyện đề ra. Tuy nhiên, các hình
thức tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu, tin tưởng tham gia hưởng ứng đóng
góp, ủng hộ để cùng với chính quyền thực hiện thành công XDNTM còn thấp.
Mặc dù, huyện mới bước đầu XDNTM và có 04 xã hoàn thành các tiêu chí xã

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về các yếu tố ảnh
hưởng đến sự tham gia của người dân trong XDNTM tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình
Định, mức độ tham gia của người dân, những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự tham
gia của người dân trong các hoạt động xây dựng mô hình NTM.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại 4 xã : Mỹ Hòa, Mỹ Lộc, Mỹ Thắng,
Mỹ An thuộc Huyện Phù Mỹ, Bình Định
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng sự tham gia của người dân trong
việc xây dựng mô hình phát triển NTM tại địa bàn nghiên cứu từ khi huyện thực mô
hình NTM từ năm 2011 đến 2015.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Cách tiếp cận nghiên cứu của đề tài là lịch sử và hệ thống dựa trên lý
thuyết, cơ sở khoa học về phát triển nông thôn và kinh nghiệm vận dụng phát triển
nông thôn
- Áp dụng các phương pháp phỏng vấn sâu, phỏng vấn chuyên gia, phỏng
vấn nhóm (focus group), đánh giá nông thôn có sự tham gia (Participatory Rural
Appraisal) và điều tra xã hội.


4
- Áp dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá tiến trình phát triển dựa
trên cơ sở dữ liệu của các xã nông thôn mới với thông tin khảo sát bổ sung của đề
tài để tổng kết kết quả xây dựng nông thôn mới.
1.5. Ý nghĩa của đề tài
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Xác định được mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong
việc XDNTM tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Các yếu tố này bao gồm: (1) Thu
nhập, (2) Cơ sở hạ tầng, (3) Dịch vụ tiện ích công cộng, (4) Đất đai, nhà ở, (5) Môi
trường, (6) Sức khỏe, (7) Tính gắn kết xã hội, (8) Văn hóa, xã hội và (9) Chính
quyền địa phương. Đồng thời đánh giá được mức độ tác động của từng yếu tố này

đề tài, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm làm tốt hơn công tác XDNTM trên địa
bàn huyện Phù Mỹ.


6

CHƯƠNG 2.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày các khái niệm, đặc điểm về NTM, các yếu tố ảnh hưởng
đến sự gia tham của người dân vào XDNTM, hệ thống lý thuyết và các nghiên cứu
trước làm nền tảng đề xuất các giả thuyết và mô hình nghiên cứu trong đề tài này.
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm về nông thôn, phát triển nông thôn và mô hình NTM
2.1.1.1. Khái niệm về nông thôn
Nông thôn là một khái niệm đại diện về xã hội, là một cộng đồng có chung lợi ích,
có chung văn hóa hay là cách sống. Tuy nhiên, cách hiểu phổ biến trên thế giới,
thường dựa trên khái niệm lãnh thổ, cho nông thôn là vùng không gian lãnh thổ có
các đặc trưng đối lập với thành thị. Nông thôn thường được phân loại dựa trên quy
mô dân số, mật độ dân số, bối cảnh cư trú và bối cảnh thị trường lao động (Plessis,
Beshiri, Bollman & Clemenson, 2002). Bên cạnh đó, Ý kiến khác lại cho rằng, dựa
vào chỉ tiêu trình độ phát triển cơ sở hạ tầng, có nghĩa là vùng nông thôn có cơ sở
hạ tầng không phát triển bằng thành thị. Một quan điểm khác lại cho rằng, vùng
nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp là chủ yếu, tức là nguồn sinh kế chính
của dân cư nông thôn trong vùng là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp (Mai Thanh
Cúc & cộng sự, 2005).
Những ý kiến này chỉ đúng trong từng khía cạnh cụ thể và từng nước nhất định,
phụ thuộc vào trình độ phát triển, cơ cấu kinh tế, cơ cấu áp dụng cho từng nền kinh
tế. Như vậy, khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối, nó có thể thay đổi theo
thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới.

thôn đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay nhưng không làm cạn kiệt tài nguyên, không
để lại hậu quả cho thế hệ tương lai.
Từ các quan điểm trên có thể hiểu: Phát triển nông thôn là một quá trình nhằm cải
thiện và nâng cao đời sống của người dân nông thôn một cách bền vững về kinh tế xã hội, văn hoá, môi trường và ổn định chính trị. Quá trình này, trước hết là do nỗ


8
lực từ chính người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ
chức khác (Nguyễn Duy Hoan và Nguyễn Văn Tâm, 2007).
Theo Ellis và Biggs (2001), tiếp cận phát triển nông thôn theo kiểu từ trên xuống
(top-down), với đặc trưng công nghệ từ bên ngoài và chính sách cấp độ quốc gia đã
thay đổi theo hướng tiếp cận từ dưới lên (bottom-up), tiếp cận cơ sở, hay là tiếp cận
“quá trình”. Cách tiếp cận này cho rằng phát triển nông thôn là một quá trình có sự
tham gia, nhấn mạnh giao quyền cho cư dân nông thôn để họ có thể kiểm soát tiến
trình phát triển theo những ưu tiên mà họ lựa chọn. Cách tiếp cận mới này hình
thành dưới sự tác động của hàng loạt yếu tố như: 1) sự thất bại của nghiên cứu hệ
thống canh tác và cách mạng xanh đối với tăng thu nhập của nông dân; 2) sự phù
hợp của kiến thức kỹ thuật bản địa và quan niệm người nghèo có đủ năng lực để
giải quyết các vấn đề của họ; 3) sự nổi lên của phương pháp nghiên cứu có sự tham
gia ví dụ như Đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA), Học và hành động có sự
tham gia (PLA); 4) quan điểm lấy cư dân nông thôn làm trung tâm của các chính
sách phát triển nông thôn; 5) sự chuyển đổi cấu trúc và tự do hóa thị trường dẫn đến
sự rút lui của chính phủ khỏi các vấn đề quản trị ngành nông nghiệp trên quy mô
lớn; 6) sự nổi lên của các tổ chức phi chính phủ như là các tổ chức phát triển nông
thôn; 7) quan niệm là các lý thuyết tổng quát không áp dụng được cho mọi hoàn
cảnh; và 8) vấn đề giới trong phát triển nông thôn.
Nhìn chung, quan niệm hiện đại về phát triển nông thôn chú trọng đến bốn nội
dung (hay còn gọi là bốn cột trụ) của phát triển nông thôn, bao gồm:
1) Chính trị và thể chế: xây dựng quyền sở hữu cộng đồng; phân quyền và thể chế
hóa sự tham gia của công công chúng; thúc đẩy sự tiếp cận công bằng đến các

- Tôn trọng nguồn tài nguyên và tính toàn vẹn của môt trường;
- Giảm thiểu sử dụng nguồn tài nguyên không có khả năng tái tạo;
- Sử dụng tài nguyên thiên nhiên với tốc độ không nhanh hơn là thiên nhiên có thể
tái tạo;


10
- Sử dụng tài nguyên có hiệu quả; và
- Tránh gây ô nhiễm và ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Bốn nguyên tắc phát triển nông thôn của Dower cũng phản ánh bốn nội dung (cột
trụ) cơ bản của phát triển nông thôn và có thể coi như là các yêu cầu phải đạt khi
đánh giá sự thành công của phát triển nông thôn.
2.1.1.3. Mô hình NTM
Mô hình NTM gần đây không còn là tên gọi mới đối với nước ta. Mô hình phát
triển NTM đã góp phần quan trọng trong việc phát triển và cải thiện nông thôn nước
ta. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao
của người dân nông thôn, yêu cầu phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, hợp tác hóa, dân chủ hóa theo tinh thần Nghị quyết 06-NQ/TW ngày
10/11/1998 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 49/2001/CT-BNN/CS ngày 27/4/2001
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc “Xây dựng mô hình
phát triển NTM”, nhằm định hướng rõ trong chỉ đạo thực hiện. Việc xây dựng mô
hình phát triển NTM là một quá trình chuyển đổi căn bản chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội Việt Nam từ hướng cung sang hướng vào nhu cầu thị trường và xã hội.
Đồng thời đảm bảo sự tham gia tối đa của người dân vào quá trình phát triển theo
phương châm “dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý
và dân hưởng lợi”. Đây là cơ sở để phát huy nội lực, hướng vào xây dựng tính bền
vững cho việc phát triển (Hoàng Chí Bảo, 2002).
Xây dựng mô hình NTM là một chính sách về một mô hình phát triển cả về nông
nghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa đi
sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối quan hệ với các

Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc
gia, chương trình hỗ trợ các mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai
ở nông thôn, có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành
phần kinh tế, huy động đóng góp của các tầng lớp dân cư.
Được thực hiện gắn với kế hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an
ninh quốc phòng của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh); có quy hoạch và cơ chế đảm
bảo cho phát triển theo quy hoạch (trên cơ sở các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật do các
Bộ chuyên ngành ban hành).


12
Là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp ủy Đảng, chính quyền
đóng vai trò chủ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức
thực hiện; hình thành cuộc vận động “Toàn dân XDNTM” do Mặt trận Tổ quốc chủ
trì cùng các tổ chức chính trị - xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai
trò chủ thể trong việc XDNTM.
2.1.3. Sự tham gia của người dân trong việc xây dựng mô hình NTM
2.1.3.1. Sự tham gia
Theo tổ chức Global Donor Platform for Rural Development (2006) về hai động
lực của phát triển nông thôn bao là Phát triển lấy con người làm trung tâm và Quản
trị địa phương; quan điểm thể chế hiệu quả của Nimal (2006) và của nhiều tác giả
khác (Arcand, 2008; Brillantes & Siamwalla, 2001; FAO, 2001; Farrington, 2008;
McAndrews, Roche, Frederick, & Siamwalla, 2001). Như vây, Trong chiến lược
phát triển cộng đồng "sự tham gia của quần chúng" là yếu tố chủ yếu, nó là một
trong những thành tố chính của phát triển cộng đồng trong thời gian gần đây vì
những lý do:
Một là, sự tham gia của quần chúng là phương tiện hữu hiệu để huy động tài
nguyên địa phương, tổ chức và tận dụng năng lực, sự khôn ngoan, tính sáng tạo của
quần chúng vào các hoạt động phát triển.
Hai là, nó giúp xác định nhu cầu tiên khởi của cộng đồng và giúp tiến hành những

giám sát, đánh giá các chương trình dự án phát triển cộng đồng.
Sự quyết định và tự quản của người dân được đánh giá ở mức độ cao bởi lẽ nó thể
hiện tăng năng lực, quyền lực của người dân. Mang tính bền vững vì người dân thể
hiện vai trò làm chủ với trách nhiệm cao của mình (Nguồn: Hội nghị toàn quốc sơ
kết thực hiện Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ
ở cơ sở ngày 4/3/2002).
2.1.3.3. Mức độ tham gia
Người dân thường tham gia các chương trình, dự án phát triển nông thôn với mức
độ:
- Không có sự tham gia:
+ Cán bộ điều khiển: Người dân làm và thực hiện theo ý của cán bộ, không
được hiểu rõ. Như người dân bị gọi đi làm công ích, đóng góp tiền cho một hoạt
động nào đó mà không được biết, không được thảo luận.


14
+ Tham gia mang tính hình thức: Cán bộ cũng có gọi dân đến, cho dân phát
biểu ý kiến nhưng chỉ có lệ, mọi việc cán bộ quyết theo ý mình.
- Tham gia ít:
+ Người dân được thông báo và giao nhiệm vụ: Người dân được thông báo,
hiểu rõ những việc mà cán bộ muốn họ tham gia, sau đó người dân đóng góp công
sức hay tiền của theo khả năng của mình.
+ Người dân được hỏi ý kiến: Kế hoạch công tác do cán bộ thiết kế và quản
lý, người dân được mời tham gia thảo luận, hỏi lấy ý kiến, cán bộ lắng nghe nghiêm
túc, sau đó cán bộ điều chỉnh kế hoạch (nếu cần thiết) cho phù hợp với dân rồi cùng
thực hiện.
- Tham gia thực sự:
+ Cán bộ khởi xướng, người dân cùng tham gia lấy quyết định: Cán bộ là
người khởi xướng, có ý tưởng. Người dân chủ động tham gia cùng cán bộ trong các
khâu lập kế hoạch, quyết định chọn các phương án và tổ chức thực hiện.

Như vậy, vai trò của người dân vẫn theo một trật tự nhất định, các trật tự ở đây
hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Đảng ta “lấy dân làm gốc”.
Các nội dung trong nâng cao vai trò của người dân trong việc tham gia xây dựng
mô hình NTM được hiểu:
- Dân biết: Quyền lợi, nghĩa vụ và sự hiểu biết của người nông dân về những
kiến thức bản địa có thể đóng góp vào quá trình quy hoạch nông thôn, quá trình
khảo sát thiết kế các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Mặt khác, người
dân có điều kiện tham gia hiệu quả hơn vào các giai đoạn sau của quá trình xây
dựng công trình; Người dân nắm được thông tin đầy đủ về công trình mà họ tham
gia như: mục đích xây dựng công trình, quy mô công trình, các yêu cầu đóng góp từ
cộng đồng, trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng người dân được hưởng lợi.
- Dân bàn: Sự tham gia ý kiến của người dân liên quan đến kế hoạch phát
triển sản xuất, liên quan đến các giải pháp, mọi hoạt động của nông dân trên địa bàn
như: bàn luận mở ra một hướng sản xuất mới, đầu tư xây dựng công trình phúc lợi
công cộng, các giải pháp thiết kế, phương thức khai thác công trình, tổ chức quản lý
công trình, các mức đóng góp và các định mức chi tiêu từ các nguồn thu, phương
thức quản lý tài chính,… trong nội bộ cộng đồng dân cư hưởng lợi.



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status