Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu (LV thạc sĩ) - Pdf 43

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRỊNH VĂN ĐOÀN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHONG THỔ TỈNH LAI CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

http://www.lrc.tnu.edu.vn


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRỊNH VĂN ĐOÀN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHONG THỔ TỈNH LAI CHÂU
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu", tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được
bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các khoa, phòng của
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn
GS.TS Đỗ Đức Bình.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà khoa
học, các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại
học Thái Nguyên.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác của các
đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Trịnh Văn Đoàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

http://www.lrc.tnu.edu.vn


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii


iv
1.5.1. Môi trường kinh tế xã hội ...............................................................................38
1.5.2. Tính chặt chẽ, khoa học, đồng bộ các văn bản pháp quy................................39
1.5.3. Năng lực quản lý nhà nước của các chủ thể ....................................................40
1.5.4. Đặc trưng của dự án ........................................................................................41
1.6. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của
một số địa phương thuộc các tỉnh tại Việt Nam và bài học rút ra cho huyện Phong
Thổ tỉnh Lai Châu .....................................................................................................41
1.6.1. Kinh nghiệm của huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình ........................................41
1.6.2. Kinh nghiệm của huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc.....................................43
1.6.3. Bài học rút ra cho huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu........................................46
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................49
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................49
2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................49
2.2.1. Cơ sở phương pháp luận .................................................................................49
2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể ...............................................................49
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................51
2.3.1. Nguồn vốn đầu tư xây dựng theo phân cấp đầu tư .........................................51
2.3.2. Nguồn vốn đầu tư xây dựng theo lĩnh vực đầu tư ...........................................51
2.3.3. Công tác quy hoạch .........................................................................................51
2.3.4. Công tác kế hoạch hóa nguồn vốn đầu tư xây dựng .......................................51
2.3.5. Năng lực quản lý dự án đầu tư của các chủ đầu tư .........................................51
Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG THỔ TỈNH
LAI CHÂU ...............................................................................................................52
3.1. Khái quát về huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu ...................................................52
3.1.1. Vị trí địa lý, kinh tế .........................................................................................52
3.1.2.Tiềm năng và khả năng khai thác nguồn lực của huyện ..................................53
3.1.3. Tình hình đầu tư trên địa bàn huyện Phong thổ tỉnh Lai Châu .......................62

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG
THỔ TỈNH LAI CHÂU ..........................................................................................95
4.1. Quan điểm, định hướng về QLNN đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên
địa bàn huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu trong thời gian tới. ...................................95
4.1.1. Quan điểm phát triển kinh tế xã hội ................................................................95
4.1.2. Định hướng phát triển kinh tế xã hội ..............................................................95
4.1.3. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ...................................................................96
4.2. Nhu cầu đầu tư xây dựng trong những năm tới của huyện Phong Thổ tỉnh Lai
Châu ..........................................................................................................................99

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

http://www.lrc.tnu.edu.vn


vi
4.3. Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng
trên địa bàn huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu .........................................................100
4.3.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý và quá trình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng
................................................................................................................................................. 100
4.3.2. Đổi mới cơ chế kế hoạch hóa nguồn vốn đầu tư xây dựng ...........................100
4.3.3. Nâng cao công tác thẩm tra, thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng102
4.3.4. Nâng cao chất lượng công tác đấu thầu ........................................................106
4.3.5. Đổi mới công tác thanh toán, quyết toán vốn đầu tư ....................................107
4.3.6. Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình ......................................108
4.3.7. Hoàn thiện bộ máy quản lý đồng bộ thống nhất ...........................................110
4.4. Kiến nghị ..........................................................................................................111
KẾT LUẬN ............................................................................................................113
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................116



XDCB

: Xây dựng cơ bản

QLNN

: Quản lý nhà nước

BQ

: Bình quân

GPMB

: Giải phóng mặt bằng

QLDA

: Quản lý dự án

GTSX

: Giá trị sản xuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

http://www.lrc.tnu.edu.vn



Hình 3.2. Nguồ̀n vốn đầu tư theo phân cấp đơn vị Chủ đầu tư ...................... 63
Hình 3.3. Quy trình quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng ..................... 81
Hình 3.4. Quy trình trình phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành ................. 86

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

http://www.lrc.tnu.edu.vn


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Việt Nam đã
có những bước phát triển không ngừng về mọi mặt. Nhiều lĩnh vực hoạt động xây
dựng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Đầu tư xây dựng là một lĩnh vực quan
trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Muốn đầu
tư xây dựng có hiệu quả thì công tác quản lý có vai trò quyết định. Công tác quản lý
các hoạt động đầu tư xây dựng theo định hướng nền kinh tế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước luôn có đổi mới cơ chế, mang lại cho hoạt động đầu tư xây dựng những
diện mạo mới và thành tựu rất đáng kể. Vì vậy, công tác quản lý chất lượng đầu tư
xây dựng luôn được nhà nước và các ban ngành quan tâm và khuyến khích phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý dự án đầu tư
xây dựng của các ban quản lý dự án cũng còn nhiều vấn đề bất cập, tồn đọng, đặc biệt
là hiệu quả trong công tác đầu tư xây dựng còn thấp và thất thoát lãng phí trong đầu
tư xây dựng ở các khâu triển khai thực hiện vẫn diễn ra. Có nhiều nguyên nhân dẫn
đến thực trạng trên, song nguyên nhân chính vẫn là do công tác quản lý dự án của các
ban quản lý dự án đầu tư xây dựng còn nhiều yếu kém.
Trong thời gian qua công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện
Phong Thổ tỉnh Lai Châu có nhiều tiến bộ, thành công nhất định, đóng góp đáng kể
vào sự tăng trưởng, phát triển kinh tế. Cơ bản các công trình đã được chủ đầu tư

dựng nói chung và công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện
Phong Thổ, tỉnh Lai Châu nói riêng.
Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng, luận
văn đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý dự án đầu
tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Luận văn là bản báo cáo, tài liệu tham khảo hữu ích cho cơ quan QLNN trong
quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các danh mục, luận văn gồm 4 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với các dự án
đầu tư xây dựng cơ bản tại một địa phương
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng
cơ bản trên địa bàn huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
- Chương 4: Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư
xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

http://www.lrc.tnu.edu.vn


4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI MỘT ĐỊA PHƯƠNG
1.1. Dự án đầu tư xây dựng cơ bản
1.1.1. Khái niệm
Theo từ điển Oxford của Anh định nghĩa: Dự án (project) là một ý đồ, một
nhiệm vụ được đặt ra, một kế hoạch vạch ra để hành động.

trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và các định chế tài chính
trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
- Đầu tư trực tiếp: là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia
quản lý hoạt động đầu tư.
Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới,
mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng
về số lượng hoặc duy trì, cải tiến nâng cao chất lượng của sản phẩm/dịch vụ nào đó
trong một thời gian xác định [7].
Hay Luật xây dựng ghi "dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề
xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công
trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình
hoặc sản phẩm/dịch vụ trong một thời gian nhất định". Cụ thể là, phát hiện ra một cơ
hội đầu tư và muốn bỏ vốn đầu tư vào một lĩnh vực nào đó, trước hết nhà đầu tư phải
tiến hành thu thập, xử lý thông tin, xác định điều kiện và khả năng, xác định phương
án tối ưu để xây dựng bản dự án đầu tư mang tính khả thi được gọi tắt là dự án đầu
tư (luận chứng kinh tế kỹ thuật).
Theo nghĩa khác, Ngân hàng thế giới cho rằng "Dự án đầu tư là tổng thể các
chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được hoạch định nhằm đạt những
mục tiêu nào đó trong một thời gian nhất định".
Nói một cách tổng quát "dự án đầu tư" là tập hợp những đề xuất có liên quan
đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định
nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng
của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định.
Tính chung của định nghĩa này vẫn nằm trong khuôn khổ các yếu tố: mục đích,
nguồn lực và thời gian. Bất cứ một dự án nào có thể khác nhau về mục tiêu hay
phương tiện cách thức tiến hành nhưng vẫn đảm bảo tính nguyên vẹn của bản chất
dự án.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


phẩm, dịch vụ trong thời hạn nhất định. Hồ sơ dự án đầu tư xây dựng bao gồm 2 phần,
phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở.
Dự án đầu tư xây dựng hàm chứa bản chất lưỡng tính: một mặt dự án đầu tư
xây dựng là tập hợp các hồ sơ và bản vẽ thiết kế, trong đó bao gồm các tài liệu pháp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

http://www.lrc.tnu.edu.vn


7
lý, quy hoạch tổng thể, kiến trúc, kết cấu, công nghệ tổ chức thi công…được giải
quyết đối với các công trình xây dựng. Mặt khác, đây là môi trường hoạt động phù
hợp với những mục đích đã được đặt ra, nghĩa là một quá trình xây dựng có định
hướng đối với các công trình mới hoạt cải tạo đối với các công trình hiện hữu đang
sản xuất.
Xuất phát từ tầm quan trọng của yếu tố thời gian, nhiều dự án đầu tư xây dựng
có vốn đầu tư không lớn, nhưng thời điểm giành cơ hội cạnh tranh bán sản phẩm của
chủ đầu tư ra ngoài thị trường lại cấp bách, do vậy, mà công tác quản lý dự án đầu tư
xây dựng đảm bảo đưa công trình vào hoạt động đúng hạn có một ý nghĩa đặc biệt
quan trọng trong kinh doanh.
Dự án đầu tư xây dựng có mục đích cuối cùng là công trình xây dựng hoàn
thành đảm bảo các mục tiêu đề ra về thời gian, chi phí, chất lượng, an toàn, vệ sinh
và bảo vệ môi trường. Dự án có chu kỳ riêng trải qua các giai đoạn hình thành và phát
triển, có thời gian tồn tại hữu hạn. Dự án đầu tư xây dựng luôn có sự tham gia của
nhiều chủ thể, đó là chủ đầu tư, chủ công trình, đơn vị thiết kế, đơn vị thi công, đơn
vị giám sát, các nhà cung ứng…Dự án đầu tư xây dựng luôn bị hạn chế bởi các nguồn
lực là tiền vốn, công nghệ, nhân lực, vật tư thiết bị, thời gian. Đối với các tỉnh miền
núi, những đặc điểm của sản phẩm xây dựng có ảnh hưởng lớn đến phương thức tổ
chức sản xuất và quản lý kinh tế trong ngành xây dựng, làm cho việc thi công lắp đặt
công trình đầu tư xây dựng có nhiều điểm khác biệt so với việc thi công các sản phẩm

Triền khai thực hiện dự án là quá trình thực hiện các chuỗi các đề xuất để thực
hiện các mục đích cụ thể nhất định. Chính vì vậy, để thực hiện được nó chúng ta phải
huy động nhiều nguồn lực khác nhau, việc kết hợp hài hòa các nguồn lực đó trong
quá trình triển khai thực hiện là một trong những nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả
của dự án.
(5). Dự án có tính đa mục tiêu
Trong mỗi dự án thường tồn tại hai loại mục tiêu đó là mục tiêu công khai và
mục tiêu bí mật. Các mục tiêu công khai là các mục tiêu được xác định rõ ngay từ khi
bắt đầu dự án nhằm đạt được sự thay đổi theo mong muốn. Các mục tiêu này có thể
không tương hợp với nhau, chẳng hạn như các mục tiêu về thời gian, chất lượng và
chi phí đều hàm chứa các mâu thuẫn nhưng tất cả các mục tiêu đó phải tương thích
và phù hợp với mục tiêu hay kế hoạch kinh doanh của mỗi tổ chức.
Các mục tiêu bí mật được con người hay đơn vị, phòng ban nào đó xác định
một cách bí mật. Chúng thường mâu thuẫn với các mục tiêu công khai.
1.2. Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản
Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản là sự tác động
của nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản thông qua các công cụ pháp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

http://www.lrc.tnu.edu.vn


9
luật, cơ chế chính sách, quy hoạch, kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát
thực hiện của các chủ dự án nhằm xây dựng các dự án đầu tư xây dựng cơ bản mang
lại hiệu quả cao nhất.
Mục tiêu nhà nước quản lý, giám sát đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm
đảm bảo sự liên kết tất cả các hoạt động, công việc của dự án một cách trình tự và có
hợp lý cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và

http://www.lrc.tnu.edu.vn


10
phận chi phí gián tiếp tăng theo thời gian và nhiều trường hợp, phát sinh tăng khoản
tiền phạt do không hoàn thành đúng tiến độ ghi trong hợp đồng.
Ba yếu tố: Thời gian, chi phí và mức độ hoàn thiện công việc có quan hệ chặt
chẽ với nhau. Tầm quan trọng của từng mục tiêu có thể khác nhau giữa các dự án,
nhưng nói chung, đạt được kết quả tốt đối với mục tiêu này thường phải "hi sinh" một
hoặc hai mục tiêu kia. Trong quá trình quản lý dự án thường diễn ra hoạt động đánh
đổi mục tiêu. Đánh đổi mục tiêu dự án là việc hi sinh một mục tiêu nào đó để thực
hiện tốt hơn mục tiêu kia trong điều kiện thời gian và không gia cho phép, nhằm thực
hiện tốt nhất tất cả cácmục tiêu dài hạn của quá trình quản lý dự án. Nếu công việc
quản lý dự án diễn ra theo đúng kế hoạch thì không phải đánh đổi mục tiêu. Tuy
nhiên, kế hoạch thực thi công việc dự án thường có những thay đổi do nhiều nguyên
nhân khách quan và chủ quan khác nhau nên đánh đổi là một kỹ năng quan trọng của
nhà quản lý dự án. Việc đánh đổi mục tiêu diễn ra trong suốt quá trình quản lý, từ khi
bắt đầu đến khi kết thúc dự án. Ở mỗi giai đoạn của quá trình quản lý dự án, có thể
một mục tiêu nào đó trở thành yếu tố quan trọng nhất cần phải tuân thủ, trong khi các
mục tiêu khác có thể thay đổi, do đó, việc đánh đổi mục tiêu đều có ảnh hưởng đến
kết quả thực hiện các mục tiêu khác.
Trong quá trình quản lý dự án đầu tư, các nhà quản lý mong muốn đạt được
một cách tốt nhất tất cả các mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên, thực tế không đơn giản. Dù
phải đánh đổi hay không đánh đổi mục tiêu, các nhà quản lý hy vọng đạt được sự kết
hợp tốt nhất giữa các mục tiêu của quản lý dự án như thể hiện trong hình 1.1.
Kết quả
Mong muốn

Kết quả


- Nhà thầu
- Nhà tư vấn

- Nhà thầu

- Nhà nước

- Nhà nước

Thời gian

Chi phí

- Nhà tư vấn
An toàn

An toàn

Vệ sinh

Hình 1.2. Quá trình phát triển của các mục tiêu quản lý dự án
(Nguồn: Từ Quang Phương, 2010) [15]
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản
Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm: quản lý
chất lượng xây dựng, quản lý tiến độ xây dựng, quản lý khối lượng thi công xây dựng
công trình, quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng, quản lý môi trường
xây dựng.
1.2.2.1. Quản lý tiến độ thi công xây dựng dự án đầu tư xây dựng cơ bản
Công trình xây dựng trước khi triển khai phải được lập tiến độ thi công xây
dựng, nhằm đảm bảo hoàn thành dự án theo đúng thời gian đã đề ra trước đó, bao

Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình được
duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng phải xem xét để xử lý. Riêng đối
với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư phải báo cáo người ra
quyết định đầu tư để xem xét, quyết định.
Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư, người quyết định đầu tư chấp thuận,
phê duyệt là cơ sở để thanh toán, quyết toán công trình. Nghiêm cấm việc khai khống,
khai tăng khối lượng hoặc thông đồng giữa các bên tham gia dẫn đến sai khối lượng
thanh toán.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

http://www.lrc.tnu.edu.vn


13
1.2.2.3. Quản lý an toàn lao động khi xây dựng dự án đầu tư xây dựng cơ bản
Đó là quá trình quản lý điều hành triển khai thực hiện dự án đầu tư đảmbảo an
toàn cho người lao động. Nhà thầu thi công xây dựng phải xây dựng kế hoạch, các
biện pháp an toàn cho người lao động và công trình trên công trường xây dựng.
Trường hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thỏa
thuận. Các biện pháp an toàn, nội quy về an toàn khi lao động phải được thể hiện
công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và thực hiện, chấp hành. Ở
những vị trí nguy hiểm trên công trường, phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề
phòng tai nạn.
Nhà nước luôn quản lý các nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư và các bên
liên quan phải thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác an toàn lao động trên công
trường. Khhi phát hiện có vi phạm về an toàn lao động thì phải đình chỉ thi công xây
dựng. Người xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn, phổ biến các quy định
về an toàn lao động. Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao

công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt
hại do lỗi của mình gây ra. Việc phá dỡ công trình, bộ phận công trình xây dựng được
thực hiện trong những trường hợp sau:
- Giải phóng mặt bằng
- Công trình có nguy cơ sụp đổ gây nguy hiểm cho tính mạng con người và
công trình lân cận.
- Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng theo quy định tại khoản 1
Điều 10 của Luật Xây dựng
- Phần công trình xây dựng hoặc toàn bộ công trình xây dựng sai với quy hoạch
xây dựng, sai với gấy phép xây dựng.
- Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật
Việc phá dỡ công trình xây dựng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Có quyết định phá dỡ
- Có phương án phá dỡ theo quy định
- Đảm bảo an toàn cho người và công trình lân cận
- Đảm bảo vệ sinh môi trường
- Việc phá dỡ phải được giám sát để ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra.
1.2.2.5. Quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng cơ bản
Quản lý chất lượng công trình dự án đầu tư xây dựng là quá trình quản lý có
hệ thống việc thực hiện dự án nhằm đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về chất lượng.
Để đảm bảo yêu cầu đó Chính phủ đã ban hành nghị định số 209/2004/ND-CP ngày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

http://www.lrc.tnu.edu.vn


Trích đoạn Các nguyên tắc, hình thức QLNN đối với các dự án đầu tư xâydựng cơ bản Môi trường kinh tếxã hội Năng lực quản lý nhà nước của các chủ thể
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status