SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 6 tuổi 2016 2017 - Pdf 45

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG VIỆC
TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI”

Quảng Bình, tháng 12 năm 2016

1


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG VIỆC
TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ MẪU GIÁO 6-5 TUỔI”

Họ và tên: Võ Thị Bé
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường mầm non An Thủy

Quảng Bình, tháng 12 năm 2016
2


Đề tài:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG VIỆC
TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI”
1. Phần mở đầu:

Huy, giám đốc bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã nói: “Cuộc sống đối với trẻ em
không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi trẻ
con mà nó chứa đựng cả nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. trò
chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng
tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương đất nước.
Ngày nay, các em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có
khoảng thời gian chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không được
làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước đang ngày càng bị
3


mai một và quên lãng, không chỉ có ở các thành phố mà còn ở cả những vùng quê. Vì
thế, giúp các em hiểu và quay về nguồn với các trò chơi dân gian là một việc làm rất
cần thiết”.
Trẻ mầm non “Học bằng chơi, chơi mà học”, cuộc sống của trẻ không thể thiếu
những trò chơi, chính nhờ các trò chơi mà cuộc sống của trẻ phong phú hơn, trẻ học
được nhiều điều thông qua các trò chơi. Trong xã hội hiện nay, một xã hội công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, có rất nhiều trò chơi hiện đại đến với trẻ thơ, chúng ta
không thể phủ định rằng, các trò chơi ấy không kích thích trí tuệ của trẻ phát triển,
nhưng chính sự hiện đại ấy đã làm cho xã hội phức tạp của người lớn lên lõi trong
tâm trí của trẻ. Trẻ thiếu đi sự hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ. Chính vì vậy, việc
đưa trẻ em về với sự hồn nhiên, trong sáng của mình, đưa trẻ về nguồn với các trò
chơi dân gian là một việc làm cần thiết. trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho
tâm hồn trẻ, giúp trẻ sáng tạo, mà còn giúp trẻ hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê
hương, đất nước. Không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả
nền văn hóa dân tộc Việt nam độc đáo và giàu bản sắc.
Là một giáo viên mầm non, tôi luôn trăn trở làm thế nào để các trò chơi dân
gian thực sự đến với trẻ thơ, làm thế nào để trẻ có thể chơi các trò chơi một cách hứng
thú và hiệu quả nhất. Từ những băn khoăn, trăn trở ấy, tôi đã suy nghĩ, tìm hiểu và đã
tìm ra các biện pháp để tổ chức các trò chơi dân gian một cách tốt nhất, để trò chơi

tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện,
học
sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013.
Kế hoạch 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 20082009 và giai đoạn 2008-2013
Số1741/BGDĐT-GDTrH v/v: Hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Trong các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nhiệm vụ năm học của các năm học tiếp
theo, phòng giáo dục và đào tạo Lệ Thủy luôn đưa nội dung giáo dục văn hóa truyền
thống qua các trò chơi dân gian, hò khoan Lệ Thủy…là một trong những nội dung
trọng tâm trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Nhưng làm thế nào để tổ chức
được các trò chơi dân gian thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là bài
toán khó với các giáo viên, đặc biệt là với các cô giáo mầm non. Chính vì vậy, việc tổ
chức trò chơi dân gian một cách hiệu quả và phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ cần
được giáo viên quan tâm và chú trọng.
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2016 - 2017, tiếp tục phát huy phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, hưởng ứng thực hiện chuyên đề
“Giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mầm non”, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm
học tập trung vào nội dung: tăng cường các hoạt động vui chơi, trải nghiệm, khám
phá nhằm hình thành, rèn luyện và phát triển một cách toàn diện các mặt đức, trí, thể,
mĩ cho trẻ.
Với việc đưa trò chơi dân gian vào các hoạt động cho trẻ mẫu giáo nhằm giúp
trẻ được chơi vui vẻ, thoải mái, chơi hết mình, hỗ trợ phát triển toàn diện nhân cách
cho trẻ, trong quá trình thực hiện, bản thân tôi gặp những thuân lợi, khó khăn sau:
* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm, hỗ trợ và chỉ đạo sâu sát của ban giám hiệu nhà trường
cũng như sự đồng tình ủng hộ của chị em đồng nghiệp đưa trò chơi dân gian vào các
hoạt động trong ngày của trẻ ở trường.

môn nghiệp vụ. Tổ chức các hoạt động của trẻ còn theo kiểu “lối mòn”, chưa phát
huy được tính tích cực, sáng tạo của trẻ. Do vậy, việc tổ chức các trò chơi thường lặp
đi lặp lại dẫn đến sự nhàm chán ở trẻ.
- Khả năng chú ý có chủ định của một số trẻ còn kém. Trẻ dễ dàng nhập cuộc
chơi nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi khi trẻ không còn hứng thú.
- Trong lớp còn có một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không thích tham
gia vào hoạt động tập thể.
- Trong quá trình chơi, tính sáng tạo, linh hoạt của trẻ còn nhiều hạn chế.
- Việc giáo viên lồng ghép trò chơi dân gian vào trong các hoạt động còn lúng
túng.
Từ thực trạng trên mà việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo ở
trường mầm non nói chung và lớp của tôi nói riêng chưa thực sự mang lại kết quả như
mong muốn.
* Khảo sát thực trạng:
Vào đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ lớp mình để nắm bắt tình hình
và có kế hoạch, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng trong việc sử dụng trò chơi dân
gian vào các hoạt động cho trẻ mẫu giáo. Cụ thể kết quả như sau:
TT
1
2
3
4

Nội dung khảo sát
Trẻ chú ý vào nội dung cô
hướng dẫn.
Trẻ hứng thú và tích cực tham gia
vào các trò chơi.
Trẻ thuộc lời các bài đồng dao, lời
ca của các trò chơi.

- Đồ dùng đồ chơi chưa thực sự đa dạng, phong phú, chưa thu hút được trẻ.
- Địa điểm chơi chưa thích hợp.
Với sự quyết tâm của bản thân, tôi đã không ngừng tìm kiếm, học hỏi, sáng tạo
để tìm ra một số phương pháp nhằm giúp cho việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ
mẫu giáo đạt được hiệu quả cao, giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách. Sau đây, tôi
xin đưa ra một số biện pháp cụ thể như sau:
2.2.Các giải pháp:
* Giải pháp 1: Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của trẻ:
Kho tàng trò chơi dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng nhưng
không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ nhỏ. Vì thế, giáo viên cần có sự cân
nhắc, lựa chọn cho trẻ chơi các trò chơi có luật chơi và cách chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ
hiểu. Bên cạnh đó, trường mầm non lại có sự phận chia trẻ theo nhiều độ tuổi, mỗi độ
tuổi lại có mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ định khác nhau. Chính vì thế,
các trò chơi cũng cần phải được lựa chọn cho phù hợp với từng độ tuổi.
Đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, khả năng chú ý có chủ định và nhận thức của
trẻ tương đối ổn định.Vì thế, trẻ có thể chơi được các trò chơi dài và khó hơn so với
các trẻ độ tuổi 3- 4 tuổi, 4- 5 tuổi.
Khi lựa chọn các trò chơi dân gian cho trẻ độ tuổi này, tôi thực hiện theo các
tiêu chí sau:
- Trò chơi không quá đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp.
- Đồ đùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi dễ kiếm, dễ tìm.
- Giúp củng cố tư duy, ngôn ngữ, vận động, kỹ năng cho trẻ.
- Gây được hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ.
- Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp.
Từ những tiêu chí trên, tôi đã lựa chọn các trò chơi sau cho trẻ lứa tuổi mẫu
giáo 5-6 tuổi: “Thả đĩa ba ba”, “Ô ăn quan”, “Chuyền thẻ”, “Hát chuyền sỏi”, “Trốn
tìm”, “Đếm sao”, “Kéo co”, “Rồng rắn lên mây”, “Trồng nụ trồng hoa”, “Đi cầu đi
quán”, “Ném còn”, “Cướp cờ”…
Trò chơi: “Rồng rắn lên mây”
Cách chơi: Số trẻ chơi có thể từ 8 - 10 trẻ, một trẻ làm "thầy thuốc" đứng đối

thể tổ chức nếu không có dải vải hoặc dải khăn bịt mắt. Trò chơi “ Ném còn” thì
không thể thiếu những quả còn.

Đồ chơi cần có của trò chơi “Chuyền thẻ”
9


Đồ chơi cần có của trò chơi “Ném còn”
Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi dân gian nào đó, giáo
viên cần tìm hiểu kỹ về cách chơi, luật chơi cũng như việc có hay không có đồ dùng
đồ chơi phục vụ cho trò chơi, để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết cho
trò chơi.
*Dạy trẻ đọc thuộc lời ca:
Một đặc điểm đặc trưng của trò chơi dân gian đó là khi trẻ chơi không bao giời
chỉ thực hiện nguyên tắc vận động chơi của mình mà trẻ thường vừa chơi vừa hát hoặc
đọc lời đồng dao nào đó.Các bài đồng dao đó khiến cho không khí chơi vui vẻ, nhộn
nhịp hơn. Mặc dù không phải bài đồng dao nào cũng có ý nghĩa, song bài nào cũng
phù hợp với tư duy hồn nhiên của trẻ.
Ví dụ: “Chi chi chành chành”, trẻ hát:
“Chi chi cành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa đứt cương
Ba vương ngũ đế
Chấp dế đi tìm
Ù à ù ập”
Câu hát dường như chẳng có ý nghĩa nào rõ ràng nhưng thiếu nó thì trò chơi
không thể tiến hành được.

10


Nhưng cũng có trò chơi tĩnh, trẻ hay chơi theo các nhóm nhỏ như: “Chi chi
chành chành”, “Tập tầm vông”, “Chuyền thẻ”, “Ô ăn quan”…

12


Trò chơi: “Ô ăn quan”
Chính vì vậy, giáo viên cần nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trò
chơi, để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp trước khi tổ chức cho trẻ chơi.
* Giải pháp 3: Tổ chức các trò chơi phù hợp với tính chất của hoạt động:
Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. Vì thế, hoạt
động nào cũng có tính chất riêng của nó. Nếu như hoạt động chung được tổ c hức
nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp trẻ được gần gũi
với thiên nhiên, khám phá các hoạt động tự nhiên và phát triển thể chất, ở hoạt động
góc trẻ lại được mở rộng thêm vè kinh nghiệm sống và kỹ năng chơi theo nhóm.
Chính vì vậy, giáo viên cần chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi dân gian cho phù
hợp với tính chất của từng hoạt động.
* Với hoạt động ngoài trời: Tận dụng không gian rộng và thoáng, giáo viên nên
tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động nhằm rèn luyện và phát triển thể lực cho
trẻ: ‘Rồng rắn lên mây”, “Bịt mắt bắt dê”, “Mèo đuổi chuột”, “Kéo co”…

Trò chơi: “Bịt mắt bắt dê”
13


* Với hoạt động chung và sinh hoạt chiều (Chủ yếu diễn ra ở trong lớp học):
nên tổ chức cho trẻ các trò chơi tĩnh, nhẹ nhàng để tránh sự mệt mỏi cho trẻ như: “Ô
ăn quan”, “Tập tầm vông”, “Chuyền thẻ”, “Đếm sao”, “Kéo cưa lừa xẻ”…
Đặc biệt, khi tích hợp các trò chơi dân gian trong hoạt động chung, giáo viên
cần lựa chọn các trò chơi phù hợp với đặc điểm từng lĩnh vực hoạt động.

Ví dụ: chủ đề “Thế giới động vật” trẻ chơi “Bịt mắt bắt dê”, “Thi tìm những con
vật có từ láy”, “Phụ ếch đồng”…Chủ đề “Thế giới thực vật”, trẻ chơi “Trồng nụ trồng
hoa”, “Mít mật nằm gai”…
* Giải pháp 4: Động viên tất cả các trẻ tham gia vào trò chơi:
Ưu thế của trò chơi dân gian chính là ở chỗ nó có thể dung nạp tất cả những ai
muốn chơi. Không bao giời trò chơi dân gian quy định số người chơi nhất định. Vì
vậy, tôi luôn khuyến khích, động viên tất cả trẻ tham gia chơi, càng đông càng vui.
Nếu chơi “Bịt mắt bắt dê”, mỗi khi có một người vào thêm, vòng chỉ rộng ra một chút
chứ trò chơi không thay đổi. Trò chơi “Rồng rắn lên mây”, thêm vào một người thì
“cái đuôi” sẽ dài ra một chút và tất cả mọi người đêu được chơi như nhau.
Trong khi chơi, mọi trẻ đều bình đẳng như nhau. Nếu trẻ nào ích kỷ, chơi không
đúng luật chơi, chen lấn các bạn khác sẽ bị tập thể phê phán, loại trù bằng cách không
cho chơi chung. Qua đó, tinh thần tập thể của trẻ sẽ được nâng lên rất nhiều. Hơn nữa,
với ưu thế đó, trò chơi dân gian có thể động viên, khích lệ tất cả trẻ trong lớp cùng
chơi, đặc biệt là với những trẻ nhút nhát, rụt rè, thiếu tự tin sẽ được tham gia chơi, trải
15


nghiệm cùng với các bạn, giúp trẻ mạnh dạn hơn, tự tin hơn. Trẻ thích tham gia vào
các hoạt động tập thể hơn. Tuy nhiên, trong quá trình chơi, cô phải chú ý đến sức khỏe
của trẻ, đặc biệt là đối với những trẻ có thể lực ốm, yếu. nếu thấy trẻ có biểu hiện mệt
mỏi cần cho trẻ nghỉ ngơi, theo dõi sức khỏe của trẻ.
* Giải pháp 5: Nhận xét và nêu gương:
Đặc điểm tâm lí của trẻ mầm non rất thích được người lớn khen ngợi. Do đó,
sau mỗi lần tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian, tôi luôn nhận xét việc thực hiện
cách chơi, luật chơi của trẻ, tuyên dương những trẻ chơi tốt, động viên những trẻ còn
chậm, chơi chưa hết mình. Cuối mỗi ngày, mỗi tuần tôi đều có kế hoạch tổ chức đánh
giá trẻ.Trong các buổi đánh giá đó, tôi cho trẻ phát hiện, nêu tên những bạn tham gia
trò chơi tích cực, tuyên dương những trẻ đó và khuyến khích những trẻ chưa thực sự
hứng thú vào các trò chơi dân gian.

phù hợp.
16


- Trước khi cho trẻ chơi, phải chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, đọc thuộc bài hát (đồng
dao). Khi trẻ chơi, phải kịp thời động viên, khuyến khích, tuyên dương trẻ.
* Đối với trẻ:
- Trẻ có ý thức tham gia vào các trò chơi dân gian một cách hứng thú, tích cực,
chơi hết mình.
- Hỗ trợ phát triển toàn diện cho trẻ.
- Giúp các trẻ trong lớp thêm gắn bó với nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết và ý
thức tập thể cho trẻ. Trẻ nhanh nhẹn, năng động, tự tin, hồn nhiên trong giao tiếp.
- Kết quả khảo sát như sau:
TT
Nội dung khảo sát
Lớp
Tỉ lệ % đạt
1
Trẻ chú ý vào nội dung cô
5- 6 tuổi
95
hướng dẫn.
2
Trẻ hứng thú và tích cực tham gia
5- 6 tuổi
98
vào các trò chơi.
3
Trẻ thuộc lời các bài đồng dao, lời
5- 6 tuổi


17




Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status