Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi - Pdf 44

I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đối với trẻ mầm non nói chung, trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng, hoạt động
vui chơi có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển
nhân cách toàn diện phù hợp độ tuổi. Với vai trò là hoạt động chủ đạo, hoạt động
vui chơi làm thỏa mãn nhu cầu nhận thức, ngôn ngữ, vận động, nhu cầu thẩm
mỹ, đặc biệt làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm và hình thành các mối quan hệ xã
hội được phản ánh trong các hoạt động ở trường mầm non và các mối quan hệ
gần gũi trẻ.
Trò chơi dân gian là một trong những nội dung thú vị của hoạt động vui
chơi trong chương trình giáo dục mầm non. Trẻ đặc biệt hứng thú khi được tiếp
cận với trò chơi dân gian bởi lẽ trò chơi dân gian chứa đựng trong đó những kiến
thức đa dạng về thiên nhiên và cuộc sống xã hội phong phú, mang đến cho trẻ
nguồn cảm xúc vô tận về thế giới muôn vẻ xung quanh, kích thích niềm đam mê
hoạt động tìm hiểu, khám phá bằng những hành động cụ thể, lôi cuốn trẻ vào các
thao tác, vận động, hoạt động trãi nghiệm thông qua các thao tác, hành động, vận
động tích cực thể hiện nội dung của các trò chơi qua đó mở rộng kiến thức, cung
cấp vốn từ làm giàu vốn ngôn ngữ cho trẻ. Những tình huống hấp dẫn khi chơi
trò chơi dân gian giúp trẻ làm quen với cách giải quyết vấn đề cụ thể kích thích
tư duy phát triển.
Vận động tích cực là bản chất của trò chơi dân gian, trong khi chơi trẻ bắt
chước, mô phỏng bằng những thao tác, hành động, vận động như chạy, nhảy, leo,
trèo, bò, trườn đồng thời biết định hướng trong vận động qua đó phát triển tốt
nhất thể lực cho trẻ.
Những mối quan hệ xã hội phản ánh trong trò chơi làm nảy sinh những
cảm xúc, những rung cảm ở trẻ từ đó mà hình thành và phát triển ở trẻ tình cảm
thẩm mỹ trong sáng, đẹp đẽ giúp trẻ nhìn nhận thế giới xung quanh bằng cái
nhìn trẻ thơ hồn nhiên, tươi tắn là cơ sở phát triển óc thẩm mỹ. Những dấu ấn đó
sẽ theo suốt cuộc đời bé góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện
phù hợp tuổi mầm non. Tuy nhiên không phải lúc nào trò chơi dân gian cũng
được quan tâm, lưu ý để có thể thỏa mãn tốt nhất nhu cầu học bằng chơi, chơi

trẻ, là việc tạo đồ dùng đồ chơi và sử dụng chúng trong tổ chức trò chơi cho trẻ
một cách khoa học vừa sức, tiện sử dụng khuyến khích trẻ hoạt động, khai thác
đa dạng các loại trò chơi dân gian, đồng thời quan tâm đến việc lựa chọn địa
điểm tổ chức các trò chơi thuận tiện và hiệu quả, lồng ghép, tích hợp trò chơi
dân gian vào các hoạt động giáo dục hàng ngày, động viên, khuyến khích tất cả
các trẻ cùng tham gia vào trò chơi. Điều quan trọng là coi trọng việc phát huy
các giá trị văn hóa truyền thống của trò chơi dân gian giúp trẻ tích cực tham gia
vào các hoạt động trãi nghiệm ứng xử có văn hóa ở trường mầm non.

2


4. Phương pháp thực hiện
Để tổ chức tốt có hiệu quả trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi tôi đã sử dụng
các phương pháp cụ thể sau đây:
- Nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, xác định mục tiêu, yêu cầu cần
đạt, xây dựng kế hoạch tổ chức trò chơi cho trẻ phù hợp độ tuổi, phù hợp chủ đề,
chủ điểm, nắm vững các phương pháp và biện pháp thực hiện.
- Quan sát phân tích kết quả quan sát, đánh giá thực trạng một cách
chính xác, thu thập những thông tin cần thiết làm cơ sở để đánh giá kết quả
sau thực nghiệm.
- Tổ chức thực hành các trò chơi dân gian phù hợp và vừa sức trẻ.
- Thống kê đầy đủ số liệu cần thiết, xử lý chính xác các số liệu để đánh giá
đầy đủ, xác thực, khách quan những vấn đề nêu ra.
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO
TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON
1. Cơ sở lý luận
Như chúng ta đã biết, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non. Trẻ
em không chỉ cần được chăm sóc sức khoẻ, được học tập, mà quan trọng nhất trẻ
cần phải được thoả mãn nhu cầu vui chơi. Xuất phát từ vai trò quan trọng của

cho trẻ chơi các trò chơi nói chung và trò chơi dân gian nói riêng. Năm học 2008
- 2009, Bộ giáo dục và đào tạo phát động phong trào: “Xây dựng trường học
thân thiện - Học sinh tích cực” trò chơi dân gian là một trong những nội dung
thiết thực. Đây là điều kiện thuận lợi giúp giáo viên hoàn thiện nội dung chương
trình giáo dục mầm non nhằm không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng
chăm sóc giáo dục trẻ.
2. Thực trạng việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ ở trường Mầm
non hiện nay
Thực trạng tổ chức trò chơi dân gian ở trường mầm non hiện nay đã được
quan tâm nhiều hơn đến việc lựa chọn, hướng dẫn trò chơi mới, lồng ghép sử
dụng trò chơi trong các thời điểm giáo dục hàng ngày, chú trọng đến tác dụng
phát triển vận động của các trò chơi song điều đáng nói ở đây là biện pháp và
hình thức tổ chức trò chơi còn dập khuôn, máy móc thiếu tính sáng tạo, giáo viên
chỉ quan tâm đến tác dụng phát triển vận động của trò chơi mà xem nhẹ những
kiến thức, kỹ năng cuộc sống tiềm ẩn trong đó đặc biệt là những giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc bao hàm cách ứng xử, những công việc hàng ngày, văn
hóa nghề nghiệp, phong tục tập quán của các vùng miền và lối sống có trách
nhiệm, trọng tình, trọng nghĩa… Cũng từ đó mà chất lượng tổ chức hướng dẫn
cho trẻ còn kém hiệu quả, chưa cuốn hút được trẻ tự nguyện, tự giác, tích cực
tham gia các trò chơi. Máy móc, dập khuôn trong chuyển tải nội dung hơn thế
chưa chú ý sưu tầm, tìm kiếm thậm chí nghĩ ra những trò chơi đáp ứng nhu cầu
hoạt động thực tiễn của trẻ phù hợp theo từng chủ đề, chủ điểm, phù hợp tình
huống cụ thể ở lớp, ở trường.
4


Để có cơ sở đánh giá thực trạng việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ ở
trường mầm non, tôi đã tiến hành khảo sát trên đối tượng trẻ 5-6 tuổi với các nội
dung cụ thể sau đây:
Khảo sát lần 1

Chưa
Đạt
đạt

Đạt

Chưa
đạt

Đạt

Chưa
đạt

32

3

30

5

29

91,4

8,5

85,7


3.1. Coi trọng việc tạo hứng thú cho trẻ trong việc tổ chức trò chơi dân gian
Tạo hứng thú cho trẻ khiến trẻ hào hứng cùng bạn bè tham gia tích cực
vào trò chơi là vấn đề quan trọng. Kết quả của bất kỳ một hoạt động nào thu
được đều bắt đầu từ tính tích cực mà điều này có cội nguồn từ niềm hứng khởi,
say mê thực hiện.
Đối với trò chơi dân gian, việc khơi nguồn hứng thú của trẻ khi tham gia trò
chơi làm thỏa mãn tối đa nhu cầu hoạt động của trẻ sẽ giúp giáo viên đạt kết quả
như mong muốn. Trong thực tế giảng dạy ở trường Mầm non, trò chơi dân gian
được sử dụng như là một phương tiện giáo dục có hiệu quả nên nó được đan xen
trong các hoạt động giáo dục hàng ngày, vào các môn học, các hoạt động khác.
5


Có nhiều biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ, một trong những biện
pháp kích thích hứng thú của trẻ có hiệu quả là:
- Sử dụng đồ dung, đồ chơi làm phương tiện khuyến khích ham muốn của
trẻ tham gia vào trò chơi dân gian một cách tích cực.
Thao tác, hành động, trực tiếp tham gia hoạt động với đồ dùng, đồ chơi là
đặc trưng hoạt động của trẻ mầm non, chính vì vậy đồ dùng đồ chơi đẹp mắt,
hấp dẫn và được sử dụng đúng lúc đúng chỗ giúp trẻ lĩnh hội những kiến thức,
kỹ năng một cách tích cực. Với trò chơi “Đi cầu đi quán”, việc chuẩn bị phương
tiện làm cầu chắc chắn, trang trí hấp dẫn, mô hình quán, chợ và những mặt hàng
theo lời đồng giao như chú lợn con, gà con xinh xắn, quả dưa hấu, xoang nồi,
lược chải đầu hấp dẫn được bầy trong những gian hàng chợ. Cùng với lời đồng
giao, trẻ thực hiện vận động đi qua cầu và “mua” những đồ dung, vật dụng ấy về
từ đó giúp trẻ hứng thú, tích cực chơi trò chơi cùng bạn bè và yêu cầu thực hiện
của cô. Cũng từ đó mà trẻ nhận biết đầy đủ hơn về con vật, đồ vật, các sự vật, sự
việc xung quanh làm phong phú vốn từ, rèn luện khả năng phát âm chính xá, rèn
luyện kỹ năng, thao tác vận động đúng - tiền đề để phát triển thể chất, vận động.
Lời đồng giao phản ánh hiện thực sinh động cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của

lựa chọn cho trẻ chơi các trò chơi có luật chơi và cách chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ
hiểu. Mỗi độ tuổi lại có mức độ nhận thức và khả năng chú ý khác nhau. Chính
vì thế, các trò chơi cũng cần phải được lựa chọn cho phù hợp với từng độ tuổi.
Trẻ lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo bé, khả năng chú ý có chủ định còn kém,
nhận thức còn đơn giản. Vì vậy trẻ chỉ có thể chơi được các trò chơi đơn giản
như: “Lộn cầu vồng”, “Chi chi chành chành”, “Tập tầm vông”, “Nu na nu
nống”, “Dung dăng dung dẻ”…
Trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn, khả năng chú ý có chủ định và nhận thức của trẻ
đã cao hơn rất nhiều so với lứa tuổi trước. Vì thế, trẻ có thể chơi được các trò
chơi dài hơn và khó hơn, đòi hỏi những thao tác, hành động phức tạp hơn, lời
đồng giao dài hơn và ít lặp lại như rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt
dê, kéo co, nu na nu nống đủ cả 3 phần lời…
Khi lựa chọn các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn, tôi thực hiện theo
các tiêu chí sau:
- Trò chơi không có độ khó tăng dần song cũng không quá phức tạp.
- Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi dễ kiếm, dễ tìm.
- Giúp củng cố tư duy, ngôn ngữ, vận động, kỹ năng cho trẻ.
- Gây được hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ.
- Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp.
Từ những tiêu chí trên, tôi đã lựa chọn các trò chơi sau cho trẻ mẫu giáo
lớn 5-6 tuổi mà tôi chủ nhiệm phù hợp đảm bảo các tiêu chí trên như trò chơi
đua ngựa, rồng rắn lên mây, trồng nụ - trồng hoa, dệt vải, thả đỉa ba ba, chơi ô ăn
quan, chơi chuyền, chơi chắt, trốn tìm, đếm sao, kéo co, ném còn, cướp cờ …
7


3.3. Coi trọng việc chuẩn bị đồ dùng đồ chơi và sử dụng chúng một
cách khoa học
Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi dân gian cũng vô cùng đa dạng và phong
phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng

vừa rơi xuống.
Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời đồng dao. Chính vì
vậy, tôi thường cho trẻ làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân gian trước
khi hướng dẫn trẻ chơi vào các thời điểm trong ngày của trẻ như: Hoạt động
chiều, hoạt động ngoài trời… Khi trẻ đã thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức cho trẻ
chơi các trò chơi tương ứng với lời đồng dao đó. Vì thế, trẻ chơi rất hứng thú và
tích cực tham gia chơi.
8


3.5. Chú trọng việc chuẩn bị địa điểm phù hợp để tổ chức trò chơi dân
gian cho trẻ
Mỗi trò chơi dân gian có một cách chơi và luật chơi khác nhau. Có những
trò chơi vận động mang tính tập thể rất cao, thường có số lượng người tham gia
chơi lớn và đòi hỏi địa điểm chơi phải có diện tích rộng như trò chơi kéo co,
rồng rắn lên mây, thả đỉa ba bat, trồng nụ trồng hoa… Lại cũng có những trò
chơi tĩnh, trẻ hay chơi theo các nhóm nhỏ như trò chơi chi chi chành chành, tập
tầm vông, rải ranh”, chơi chuyền, chơi ăn quan…Vị trí, địa điểm chỉ cần có diện
tích vừa phải đủ để trẻ có thể thực hiện trò chơi thuận lợi.
Chính vì vậy, giáo viên cần nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng
trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp trước khi tổ chức cho trẻ chơi.
3.6. Tổ chức lồng ghép trò chơi dân gian vào các hoạt động một cách
phù hợp
Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. Vì thế,
hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Nếu như hoạt động chung được tổ
chức nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp trẻ
được gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và phát triển thể
chất; hay như ở hoạt động góc trẻ lại được mở rộng thêm về kinh nghiệm sống
và kỹ năng chơi theo nhóm. Giáo viên cần chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi
dân gian cho phù hợp với tính chất của từng hoạt động.

đáp ứng được các tiêu chí:
+ Nhằm phát triển nhận thức cho trẻ.
+ Phát triển ngôn ngữ.
+ Cung cấp cho trẻ các kỹ năng cần thiết như kỹ năng hoạt động theo
nhóm, kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi…
+ Rèn luyện trí nhớ và khả năng tư duy cho trẻ.
Với những yêu cầu này, lời đồng dao được lựa chọn phải thể hiện đầy đủ
các tiêu chí đặt ra . Trò chơi chuyền với lời đồng dao
Con ruồi có cánh
Đòn gánh có mấu
Châu chấu có chân…
Những lời đồng dao vui nhộn này đã giúp trẻ nhận biết được đặc điểm đặc
trưng của một số con vật và đồ vật quen thuộc.
Những lời đồng giao nói ngược có tính chất đánh lừa nhận thức, thử thách sự
năng động của trí tuệ, khiến trẻ muốn hiểu đúng sự vật thì phải hiểu ngược lại:
Non cao đầy nước

Trên trời lắm cỏ

Đáy biển đầy mây

Chim không có má

Dưới đất lắm mây

Người chẳng có måm...

Chơi chuyền là một trò chơi dân gian dạy trẻ làm toán cộng hay trừ. Đó là
10


tham gia chơi càng đông càng vui. Trò chơi bịt mắt bắt dê, mỗi khi có một người
vào thêm, vòng chỉ rộng ra một chút chứ trò chơi không thay đổi. Trò chơi rồng
rắn lên mây thì thêm một người, đội hình sẽ dài ra một chút và tất cả mọi người đều
được chơi, được chạy như nhau. Những trò chơi như thả đỉa ba ba, chi chi chành
11


chành, nhảy lò cò, nhảy dây”… cũng tổ chức tương tự như vậy. Trong khi chơi, mọi
trẻ đều bình đẳng như nhau trẻ nào ích kỷ, chơi không đúng luật chơi, chen lấn các
bạn khác sẽ bị tập thể phê phán, loại trừ bằng cách không cho chơi chung. Qua đó
tính tập thể, tinh thần đoàn kết, sự đồng cảm, sẻ chia được hình thành và phát triển.
Đây cũng là nét đẹp truyền thống trong văn hóa ứng xử của dân tộc ta mà trẻ nhỏ là
chủ nhân tương lai của đất nước kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa đó. Đây
cũng chính là ý nghĩa độc đáo của trò chơi dân gian.
4. Hiệu quả của quá trình tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi
Bằng các biện pháp tích cực mà tôi đã thực hiện ở lớp Mẫu giáo lớn 5-6
tuổi, năm học 2016- 2017 chất lượng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ có những
chuyển biến rõ nét.
Để thấy rõ tính hơn hẵn về chất lượng hiệu quả của các biện pháp tổ chức
cho trẻ chơi các trò chơi dân gian ở trường mầm non, tôi đã tiến hành khảo sát
đánh giá kết quả cụ thể qua bảng sau:
Khảo sát lần 2
Số
Đối
trẻ
tượng được
trẻ đánh
giá
Trẻ

đạt

Đạt

Chưa
đạt

34

1

33

2

34

97,1

2,8

94,2

5,7

97,1

Kết quả chung

Đạt

chức trò chơi dân gian mà tôi đã sử dụng trong quá trình tổ chức cho trẻ vui chơi
tôi đã gặt hái được những thành công nhất định trong việc nâng cao chất lượng,
hiệu quả tác động làm cho trẻ hứng thú, say mê, tích cực tham gia, biết phối hợp
với bạn bè, đoàn kết tuân thủ luật chơi cũng từ đó những kiến thức, kỹ năng cần
thiết được hình thành và phát triển. Thông qua trò chơi dân gian giáo dục trẻ
truyền thông văn hóa dân tộc làm phong phú nhận thức của trẻ về đất nước, con
người Việt Nam, giáo dục sức khỏe, đạo đức, trí tuệ, khơi gợi khả năng sáng tạo
cho trẻ trong khi chơi, giáo dục lao động, trân trọng truyền thống lao động cần
cù, sáng tạo của cha ông.
Tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ tgóp phần tích cực vào quá trình hình
thành và phát triển những khả năng cần thiết về đức, trí, thể, mỹ và lao động tuổi
Mầm tạo nền móng phát triển nhân cách con người mới XHCN mai sau.
2. Kiến nghị:
Mong được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, tạo điều kiện tổ chức các
chuyên đề lồng ghép các trò chơi dân gian để các giáo viên có thể tham khảo và
học hỏi thêm. Qua đó giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Tạo điều kiện để các giáo viên tập huấn, bồi dưỡng kĩ năng tổ chức các trò
chơi dân gian để các giáo viên có thể học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các trường
bạn trong việc lồng ghép các trò chơi dân gian vào các hoạt động giáo dục.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Yên Định, ngày 10 tháng 4 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,

........................................................

không sao chép nội dung của người khác.

........................................................


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status