Kinh nghiệm giúp HS học tốt môn Tiếng Việt 1 - Pdf 48

I.TÊN ĐỀ TÀI:
THÔNG QUA HÌNH THỨC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP GIÚP HS
HỌC TỐT MÔN TIẾNG VIỆT LỚP MỘT
II.Đặt vấn đề:
-Tầm quan trọng của môn Tiếng Việt lớp Một: Tiếng Việt là môn học rất
quan trọng, là đòn bẩy để khai trí cho HS, nhất là đối với HS lớp Một. Nó như là
cái chìa khoá giúp các em mở kiến thức để bước vào hoạt động giao tiếp; là nền
tảng cho những năm học kế tiếp và cũng là hành trang cho các em bước vào cuộc
sống thực tế.
-Thực trạng: Ngay từ đầu năm học 2008 – 2009, tôi khảo sát kết hợp với
làm công tác chủ nhiệm, tôi tạm thời chia ra làm 4 nhóm đối tượng như sau:
*Nhóm 1: gồm những HS đã qua mẫu giáo, cơ bản các em đã làm quen với 24
chữ cái, được trang bị đủ kiến thức tối thiểu để vào lớp 1;
*Nhóm 2: gồm những HS có qua mẫu giáo nhưng thuộc diện chậm tiến, chưa
thật sự nắm được 24 chữ cái ghi âm về đọc và viết;
*Nhóm 3: gồm các em thực sự chậm tiến, thuộc gia đình khó khăn, ít được cha
mẹ quan tâm về học tập;
*Nhóm 4: gồm các HS chưa qua mẫu giáo.
-Lý do chọn đề tài: Nhằm đáp ứng được những yêu cầu đổi mới giáo dục,
thực hiện tốt việc “Đổi mới phương pháp dạy - học ở Tiểu học”. Dựa vào đặc
điểm tâm lí lớp Một, lứa tuổi “học mà chơi”, “chơi mà học”, tránh sự nhàm chán
sẽ có trong quá trình tham gia học tập của các em.
Qua thực tế giảng dạy, dự giờ, thăm lớp nhiều năm, Đặc biệt năm học
2008 – 2009 này, để đạt được giờ dạy tự nhiên, nhẹ nhàng, sinh động mà hiệu
quả vẫn đang còn là điều mà mỗi GV cố gắng phấn đấu để đạt được. Đó là đổi
mới phương pháp dạy học, biến HS trở thành người thầy của chính các em; góp
phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt nói riêng và chất
lượng học tập nói chung; hình thức tổ chức các trò chơi học tập là một trong
những biện pháp tích cực hiện nay.
Từ những vấn đề nêu trên, tôi đã vạch ra cho mình một hướng đi là phải
vận dụng linh hoạt một số biện pháp giảng dạy thế nào để tất cả các đối tượng

đến các em tự chơi với nhau trong giao tiếp, trong sinh hoạt kể cả những lúc
không có GV; chính các em đã tạo ra môi trường học tập hết sức tự giác và thân
thiện. Do đó, việc tổ chức hướng dẫn các em học tập thông qua trò chơi là việc
làm không thể thiếu dược đối với mỗi GV Tiểu học chúng ta và nhất là những
em mới chuyển từ Mẫu giáo vào lớp Một.

2
V.Nội dung nghiên cứu:
Nghiên cứu nội dung, chương trình dạy Tiếng Việt Tiểu học, nghiên cứu
thiết kế bài giảng, nghiên cứu tài liệu đổi mới phương pháp dạy học , nghiên cứu
đặc điểm tâm lí lứa tuổi HS lớp Một, chúng ta nhận thấy: trong giảng dạy Tiếng
Việt Một, yêu cầu nghe, nói, đọc, viết bộc lộ rõ ràng hơn sau khi các em đã hoàn
chỉnh phần Học vần và chuyển sang học Tập đọc. Nội dung nhiều, bước đi có
những vấn đề được lặp lại nhiều lần, nếu chúng ta thiếu nghiên cứu sẽ làm HS
nhàm chán khi học tập. Thế nên, muốn gây hứng thú cho HS khi học Tiếng Việt,
người GV phải sử dụng linh hoạt một số trò chơi trong tiết học.
1)Chọn trò chơi: bất kì trò chơi nào cũng có thể đưa vào lớp học khi nó đảm
bảo yêu cầu bồi dưỡng kiến thức của bài học, rèn luyện kĩ năng cho HS, trò chơi
khi thâm nhập vào lớp học nhất thiết phải là một bộ phận của nội dung bài học,
phần cấu tạo của kiến thức cần dạy.
2)Thời điểm sử dụng trò chơi: tổ chức trò chơi vào lớp học phải đảm bảo các
yêu cầu sau:
Một là, tổ chức vui chơi để làm quen với kiến thức, thành thạo kĩ năng vì mỗi
bài học đều có nét đặc trưng riêng. Điều cốt yếu là nội dung trò chơi phải ăn
khớp với nội dung bài học và hình thức luôn thay đổi để lôi cuốn các em tham
gia.
Hai là, rút ra bài học để các em nhận thức rõ bài học từ trò chơi. Qua vui chơi
giúp các em củng cố, hệ thống kiến thức. Đồng thời cung cấp cho các em vốn từ
ngữ cần thiết; tạo điều kiện cho các em phát triển khả năng tư duy.
Vì vậy tôi thường tiến hành trò chơi khi các em học xong phần kiến thức mới

nào tìm ghép đúng tiếng, từ có t hoặc th là thắng cuộc.
Chẳng hạn, Đội A : tổ cò, thỏ, thợ mỏ, chì tô, …
Đội B : thủ thỉ, thả cá, ô tô, tỉ tê, …
Đội C : thì giờ, thi thố, tù và, tu hú, …
Trong thời gian quy định, đội nào tìm được nhiều tiếng, từ; đọc to, rõ ràng là
thắng.
c)Truyền điện và phục hồi chữ mất:
Trò chơi này thường dùng khi dạy các bài có tính ôn tập hệ thống, củng cố kiến
thức đã học ở phần âm và vần.
GV kẻ sẵn bảng ôn. VD khi dạy bài 16 – ôn tập
o ơ i a
n Đội A (no) Đội B (nơ) Đội A (ni) Đội B (na)
nh
d
đ
GV chia lớp thành A và B. Mỗi đội cử 8 em ghép thành 4 cặp, mỗi cặp một em
đọc một em viết.
GV phổ biến luật chơi và cho các em chơi như sau:
Đội A : 1 em nêu n ghép với o được no; một em viết vào ô trống tiếng “no”
Đội B : 1 em nêu n ghép với ơ được nơ; một em viết vào ô trống tiếng “nơ”
Cứ như thế, trò chơi được tiếp tục với các ô khác và dòng khác cho đến khi hết
thời gian.
*Giai đoạn dạy vần:
Đây là giai đoạn cần củng cố phần âm, sử dụng vốn kiến thức đã học để ghép
vần, học tiếng, tìm từ, …
Giai đoạn này tôi thường phát huy tối đa bộ chữ thực hành Tiếng Việt của HS.
Tôi thường tổ chức các trò chơi như sau:
4
a)Trò chơi ghép vần tạo tiếng:
Sau khi học âm các em đã có vốn các chữ ghi âm và các tiếng đơn giản gồm

Lần đầu ghép vần, lần sau ghép tiếng.
Chẳng hạn, đội A nhìn tranh cải bắp, một em tìm âm b, vần ăp, thanh sắc đưa
cho em kia ghép thành tiếng bắp và đọc lên. Cũng như thế cho đội B, đội nào
ghép được nhiều tiếng đúng, đội đó sẽ thắng cuộc. Hoặc cũng có thể GV cho HS
nhận biết vần, tiếng đã ghép sẵn trên bảng: ăp, âp, op, ep, nắp, đập, cây, … gọi
bất kì HS nào thuộc diện học yếu hơn so với các em khác trong lớp lên bảng tìm
vần, tiếng theo yêu cầu của GV, em nào tìm đúng, nhanh, đọc rõ ràng, em đó
chiến thắng với chính mình và được khen.
5


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status