ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH BỆNH THỐI RỄ SẦU RIÊNG, XÁC ĐỊNH TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC, SINH HỌC Ở ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ NGOÀI ĐỒNG TẠI TIỀN GIANG - Pdf 49

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH BỆNH THỐI RỄ SẦU RIÊNG, XÁC
ĐỊNH TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ
LOẠI THUỐC HÓA HỌC, SINH HỌC Ở ĐIỀU KIỆN
PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ NGOÀI ĐỒNG
TẠI TIỀN GIANG

NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT
KHÓA: 2007 – 2011
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN TĂNG THẾ HÀO

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2011


i

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH BỆNH THỐI RỄ SẦU RIÊNG, XÁC
ĐỊNH TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ
LOẠI THUỐC HÓA HỌC, SINH HỌC Ở ĐIỀU KIỆN
PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ NGOÀI ĐỒNG
TẠI TIỀN GIANG

Tác giả

NGUYỄN TĂNG THẾ HÀO


Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011

Nguyễn Tăng Thế Hào


iii

TÓM TẮT

NGUYỄN TĂNG THẾ HÀO, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh, tháng 8 năm 2011.
Điều tra tình hình bệnh thối rễ sầu riêng, xác định tác nhân gây bệnh và hiệu quả
một số loại thuốc hóa học, sinh học ở điều kiện phòng thí nghiệm và ngoài đồng
tại Tiền Giang.
Giảng viên và cán bộ hướng dẫn: TS. Võ Thị Thu Oanh, ThS. Đặng Thị Kim Uyên.
Thời gian thực hiện: từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2011
Mục đích nghiên cứu:
– Nắm bắt tình hình gây hại, xác định tác nhân gây bệnh tại địa phương.
– Tìm ra loại thuốc phòng trị bệnh với hiệu quả cao ở điều kiện phòng thí
nghiệm và ngoài đồng.
Địa điểm thực hiện:
Xã Tam Bình và Ngũ Hiệp huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang.
Bộ môn Bảo vệ thực vật, Viện nghiên cứu cây ăn quả miền nam.
Nội dung thực hiện:
Điều tra tình hình bệnh thối rễ sầu riêng tại xã Tam Bình và Ngũ Hiệp huyện
Cai Lậy tỉnh Tiền Giang.
Xác định tác nhân gây bệnh thối rễ sầu riêng tại địa phương và xác định khoảng
nhiệt độ, khoảng pH thích hợp cho sự sinh trưởng của tác nhân gây bệnh.



Nội dung

Trang

Trang tựa...........................................................................................................................i
Lời cảm tạ ....................................................................................................................... ii
Tóm tắt ........................................................................................................................... iii
Mục lục ............................................................................................................................v
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... viii
Danh sách các bảng và biểu đồ...................................................................................... ix
Danh sách các hình ..........................................................................................................x
Chương 1: GIỚI THIỆU...............................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu của nghiên cứu ........................................................................2
1.2.1 Mục đích nghiên cứu ..............................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu của nghiên cứu .........................................................................................2
1.3 Nội dung nghiên cứu .................................................................................................3
1.4 Giới hạn đề tài ...........................................................................................................3
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................4
2.1 Đặc điểm cây sầu riêng..............................................................................................4
2.2 Kỹ thuật canh tác .......................................................................................................7
2.2.1 Yêu cầu ngoại cảnh của cây sầu riêng ....................................................................7
2.2.2 Thiết kế vườn trồng sầu riêng.................................................................................8
2.2.3 Nhân giống cây sầu riêng .......................................................................................8
2.2.4 Mùa vụ và cách trồng .............................................................................................9
2.2.5 Chế độ nước tưới ....................................................................................................9
2.2.6 Chế độ phân bón ...................................................................................................10


vi



vii

4.1.3 Tình hình bệnh ......................................................................................................46
4.1.4 Kết quả phân lập tác nhân gây bệnh .....................................................................48
4.2 Kết quả thí nghiệm kiểm chứng tác nhân gây bệnh ................................................51
4.3 Kết quả thí nghiệm nhiệt độ. ...................................................................................53
4.4 Kết quả thí nghiệm pH. ...........................................................................................54
4.5 Kết quả thí nghiệm thuốc trong phòng ....................................................................55
4.6 Kết quả thí nghiệm thuốc ngoài đồng .....................................................................57
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................63
5.1 Kết luận....................................................................................................................63
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................65
PHỤ LỤC .....................................................................................................................69
Phụ lục 1 ........................................................................................................................69
Phụ lục 2 ........................................................................................................................70
Phụ lục 3 ........................................................................................................................76
Phụ lục 4 ........................................................................................................................77


viii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV: bảo vệ thực vật
CFU: Colony Forming Unit
cs: cộng sự
CSB: chỉ số bệnh – mức độ gây hại
CV: Coefficient of Variation – độ lệch tiêu chuẩn tương đối

x

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Các loại thuốc dùng cho thí nghiệm thuốc trong phòng .............................. 26
Hình 3.1: Toàn cảnh khu bố trí thí nghiệm thuốc ngoài đồng ..................................... 41
Hình 4.1: Một số loại sâu bệnh trên sầu riêng trong vườn điều tra ............................. 44
Hình 4.2: Cây sầu riêng bị thối rễ vườn ông Mai Chánh Bảo ..................................... 46
Hình 4.3: Túi bào tử động nấm Pythium sp. ................................................................ 49
Hình 4.4: Khuẩn lạc nấm Pythium sp. ......................................................................... 49
Hình 4.5: Bào tử trứng Pythium sp. ............................................................................ 49
Hình 4.6: Túi bào tử động Phytophthora sp. ............................................................... 50
Hình 4.7: Mẫu lá bẫy bào tử từ đất bị nhiễm bệnh ...................................................... 50
Hình 4.8: Nấm Pythium sp. mọc từ mẫu lá bẫy bào tử ................................................ 50
Hình 4.9: Triệu chứng bệnh thể hiện trên bộ lá ........................................................... 52
Hình 4.10: Triệu chứng bệnh thể hiện trên rễ .............................................................. 53
Hình 4.11: Ảnh hưởng của các mức nhiệt độ đến sự sinh trưởng khuẩn lạc nấm
Pythium sp. ................................................................................................................... 54


1

Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Theo Nguyễn Văn Kế (2008) sầu riêng là một loại cây ăn quả nhiệt đới có
nguồn gốc từ quần đảo Malay, quả sầu riêng là loại trái cây nổi tiếng của vùng Đông
Nam Á. Trên thế giới các nước trồng sầu riêng nhiều là: Thái Lan, Malaysia,
Indonesia, Việt Nam, Philippines, Campuchia, Srilanka, miền nam Myanmar và miền
nam Ấn Độ.

1.2 Mục đích và yêu cầu của nghiên cứu
1.2.1 Mục đích nghiên cứu
– Nắm bắt tình hình gây hại của bệnh thối rễ sầu riêng tại địa phương. Xác định
tác nhân gây bệnh.
– Tìm ra loại thuốc phòng trị bệnh thối rễ sầu riêng với hiệu quả cao ở điều kiện
phòng thí nghiệm và ngoài đồng.
1.2.2 Yêu cầu của nghiên cứu
– Điều tra: khái quát tình hình sản xuất sầu riêng, tình hình gây hại của bệnh
thối rễ sầu riêng tại địa phương cũng như một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh
phát triển của bệnh.
– Nuôi cấy, làm thuần, tăng sinh khối, xác định tác nhân gây bệnh. Kiểm chứng
trở lại tác nhân gây bệnh trong nhà lưới.
– Xác định khoảng pH và nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của tác nhân
gây bệnh qua thí nghiệm trong đĩa petri.
– Xác định hiệu quả phòng trị của 5 loại thuốc hóa học (Agrifos, Aliette,
Norshield, Rampart, Ridomil gold, Siêu lân) và 1 loại thuốc sinh học (Actinovate) đối
với tác nhân gây bệnh trong đĩa petri và ngoài đồng.


3

1.3 Nội dung nghiên cứu
– Điều tra tình hình bệnh thối rễ sầu riêng
– Xác định tác nhân gây bệnh
– Kiểm chứng tác nhân gây bệnh
– Xác định khoảng pH thích hợp cho sự sinh trưởng của tác nhân gây bệnh
– Xác định khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của tác nhân gây bệnh
– Xác định hiệu quả trị bệnh thối rễ sầu riêng của một số loại thuốc hóa học và
sinh học trong phòng thí nghiệm.
1.4 Giới hạn đề tài

mang nhiều chùm hoa. Hoa lưỡng tính nở về đêm, thụ phấn nhờ dơi và côn trùng ăn về
đêm.
– Quả: là quả nang nứt theo chiều dọc. Quả có nhiều dạng: tròn, trứng, thuôn
dài... có gai to và cứng. Vỏ màu xanh (khổ qua xanh), vàng (sữa hột gà)... có 5 ngăn to


5

nhỏ không đều. Mỗi ngăn có từ 1 – 4 hạt. Thịt bọc quanh hạt có màu vàng kem tới
vàng cam đậm; quắn; có loại ráo, có loại nhão; vị ngọt, béo, mùi thơm vừa tới thơm
đậm.
2.1.2.2 Đặc điểm một số giống sầu riêng phổ biến hiện nay
Theo Viện cây ăn quả miền nam (2009), trong nước hiện nay thường trồng các
giống sầu riêng sau
– Sầu riêng Cơm vàng sữa hạt lép (giống nội địa)
+ Tên gọi khác: sầu riêng Chín Hóa
+ Cây dạng tán hình tháp. Lá thuôn có đuôi lá bầu, chót lá ngắn, mặt trên bóng
láng, màu xanh đậm, mặt dưới màu vàng đồng. Quả khá to (2,60 – 3,20 kg/quả), dạng
hình cầu cân đối, vỏ quả màu vàng đồng khi chín, cơm quả màu vàng, độ dày cơm
14,9 mm, không xơ, không sượng, tỷ lệ cơm khá cao (29,5 %) và có vị rất béo, ngọt
(độ brix 22,8 %), mùi thơm đậm đà và hạt lép, tỷ lệ hạt thấp (4 %).
+ Cây hơi khó điều khiển ra hoa nhưng tỷ lệ đậu quả cao. Từ lúc hoa nở đến thu
hoạch là 100 – 110 ngày, vụ quả chính là tháng 5 – 6, cây 5 năm tuổi có thể cho năng
suất khoảng 35 kg quả/cây/năm.
– Sầu riêng Ri 6 (giống nội địa)
+ Cây phân cành ngang đều và đẹp, tán cây dạng hình tháp rộng. Lá hình xoan
và mặt trên có màu xanh đậm, phiến lá không phẳng. Quả có hình elip, trọng lượng 2 –
2,5 kg/quả, vỏ quả có màu xanh hơi vàng khi chín, có gai cao, thưa, chân gai hình ngũ
cạnh rất rõ. Cơm quả có màu vàng đậm, không xơ và thường không sượng, cơm ráo,
độ dày cơm 18,2 mm, tỷ lệ cơm cao (33 %), vị béo ngọt (độ brix 27,3 %), mùi thơm

cơm quả mỏng 4,70 mm, béo vừa, ngọt hơi đắng nhưng rất thơm, tỷ lệ cơm thấp (19 –
20 %) và tỷ lệ hạt chắc rất cao (18 – 19 %).
+ Cây khó điều khiển ra hoa nhưng tỷ lệ đậu quả rất cao. Từ lúc hoa nở đến thu
hoạch là 95 – 100 ngày, vụ quả chính là tháng 5 – 6, cây 6 năm tuổi có thể cho năng
suất khoảng 70 kg quả/cây/năm.


7

2.2 Kỹ thuật canh tác
2.2.1 Yêu cầu ngoại cảnh của cây sầu riêng
2.2.1.1 Nhiệt độ và ẩm độ
Sầu riêng ưa khí hậu nóng và ẩm, độ ẩm cao và ổn định. Những nơi có khí hậu
khô hanh không thích hợp với cây sầu riêng, cây sầu riêng có thể sinh trưởng, phát
triển ở nhiệt độ từ 24 – 30 oC, ẩm độ không khí vào khoảng 75 – 80 % (Nguyệt Hạ,
2010).
2.2.1.2 Lượng mưa
Cây sầu riêng có thể sinh trưởng, phát triển ở nơi có lượng mưa từ 1600 – 4000
mm/năm, nhưng tốt nhất là 2000 mm/năm.
2.2.1.3 Đất đai
– Cây sầu riêng có thể sinh trưởng, phát triển trên nhiều loại đất khác nhau.
Nhưng tốt nhất là loại đất thịt, thoát nước tốt, gần nguồn nước tưới. Nên trồng ở đất có
độ pH khoảng 5,50 – 6,50 để góp phần hạn chế sự phát triển của nấm Phytophthora
palmivora hại cây.
– Tầng đất mặt ở ruộng, đất phù sa ven sông, hồ ao, kênh rạch phơi khô, đắp
mô trồng cây rất tốt (Caygiongdakfarm.vn, 2010).
2.2.1.4 Các yếu tố khác
– Sầu riêng không bị ảnh hưởng bởi quang kỳ để phân hóa mầm hoa.
– Độ cao: ở Việt Nam sầu riêng trồng được ở độ cao dưới 1000 m (từ Bảo Lộc,
Di Linh trở xuống). Ở Malaysia không quá 800 m, ở Philippines không quá 700 m và

Chiều cao cây giống (từ mặt giá thể bầu ươm đến đỉnh chồi đạt 80 cm trở lên).
– Cây phải đúng giống, cây giống phải đang sinh trưởng khỏe, không mang các
loại dịch hại chính như bệnh thán thư, bệnh do Phytophthora, rầy phấn,... (Nguyệt Hạ,
2010).


9

2.2.4 Mùa vụ và cách trồng
Cây sầu riêng có thể trồng được quanh năm nếu chủ động việc tưới nước,
nhưng thường trồng vào đầu đến giữa mùa mưa để giảm bớt chi phí chăm sóc.
a. Chuẩn bị đất trồng
– Đào hố sâu 0,6 m, chiều dài và rộng là 0,8 m x 0,8 m, bón khoảng 1 – 2 kg
vôi sống vào hố. Phơi đất thật khô. Dùng 20 – 30 kg phân hữu cơ đã hoai mục và 0,5 –
1 kg phân lân (P2O5) trộn vào đất phơi khô và lấp xuống hố (Nguyệt Hạ, 2010).
– Theo Bùi Xuân Khôi, có thể cho vào hố đã đào một hỗn hợp phân bón lót
theo tỷ lệ: 1 phần phân gà hoai mục + 4 phần đất mặt + 200 g phân N-P-K (15:15:15)
hoặc N-P-K-Mg (15:15:6:4) + vôi (0,50 – 1 kg) + thuốc sát trùng regent (10 – 20 g)
(Caygiongdakfarm.vn, 2010).
– Ở vùng đất miền Đông Nam Bộ nếu có độ nghiêng lớn hơn (2 – 5 %) chỉ nên
đắp mô cao 15 – 25 cm, rộng khoảng 60 cm. Nếu độ nghiêng lớn hơn 5 %, có thể
không cần làm mô, chỉ cần cuốc xới cho đất tơi xốp và trộn phân khoáng và phân hữu
cơ cho cây trồng mau tốt, mùa mưa phải có kế hoạch chống xói mòn (Nguyệt Hạ,
2010).
b. Cách trồng cây
– Đặt cây con: đặt cây vào hố trồng lấp đất ngang mặt bầu cây con, cắm cọc giữ
cây khỏi đổ ngã, che bớt ánh sáng và tưới nước ngay sau khi trồng.
– Chú ý: khi vận chuyển cây từ vườn ươm ra ruộng sản xuất, lúc tháo bỏ bao
nylon phải thật cẩn thận để cây con không bị tổn thương. Mô đất cần được bồi rộng
theo tán cây hàng năm. Cần che bóng cho cây còn nhỏ nhưng không nên che quá 50 %

+ Năm cho trái ổn định: tăng dần lượng phân bón từ 2 – 3 kg N-P-K (2-1-1)
hàng năm và cần bón thêm 20 – 30 kg phân chuồng hoai mục cho mỗi gốc.
+ Năm thứ 1 và thứ 2 nên pha phân để tưới. Từ năm thứ 3 trở đi nên xới xung
quanh gốc để bón (vòng theo tán cây) (caygiongdakfarm.vn, 2010).


11

2.2.6.2 Phân hữu cơ
– Dùng phân xanh, phân chuồng bón xung quanh tán cây: đào hố ngang 10 – 30
cm, sâu 10 – 30 cm xung quanh tán cây. Nếu phân ít có thể đào ½ tán cây. Cho phân
xuống rãnh và lấp đất lại. Nên kết hợp với việc bón phân hóa học, nhất là ở giai đoạn
bón thúc, làm cho cây phát triển nhanh hơn và tránh được sự lãng phí do bốc hơi hay
bị rửa trôi.
– Có thể dùng phân cá, phân ruốc, phân dơi để bón cho cây (Nguyệt Hạ, 2010).
2.2.6.3 Phân bón lá
– Cần hạn chế ra lá non khi hoa nở để hoa đậu trái tốt. Có thể ngăn ra lá non để
tập trung dinh dưỡng nuôi quả bằng cách phun KNO3 (300 g/20 lít nước) hoặc M-K-P
(0-52-34) theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì.
– Vào thời kỳ trái phát triển có thể sử dụng phân bón lá có hàm lượng kali cao
để góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất quả. Có thể phun phân bón lá làm 5 lần,
mỗi lần cách nhau 1 tuần, bắt đầu từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 9 sau khi đậu trái. Vào
thời gian này tránh phun phân bón lá có hàm lượng đạm cao vì sẽ kích thích cây ra lá
mới cạnh tranh dinh dưỡng với trái đang phát triển, làm giảm phẩm chất quả như: thịt
quả bị sượng, bị nhão,… (caygiongdakfarm.vn, 2010).
2.2.7 Tỉa cành và tạo tán
2.2.7.1 Tác dụng của tỉa cành tạo tán
– Tỉa cành, tạo tán giúp cho cây được thoáng, cành lá nhận được nhiều ánh sáng
để quang hợp và hạn chế được sâu bệnh. Giúp cho cây khỏi phải nuôi những cành ăn
hại, tốn hao chất dinh dưỡng mà không có lợi. Loại những cành già nằm gần mặt đất


2.2.8.2 Điều kiện để cây ra hoa
Cây thật khoẻ mạnh và cân đối dinh dưỡng. Có thời gian khô hạn liên tục từ 7 –
14 ngày. Nhiệt độ không khí từ 20 – 22 oC, ẩm độ 50 – 60 %. Chú ý việc tạo khô hạn
phải thật tốt thì cây sầu riêng mới có thể ra hoa (caygiongdakfarm.vn, 2010).


13

2.2.8.3 Cách thực hiện
– Tạo khô hạn
+ Ngay sau khi thu hoạch vụ trước tiến hành bón phân, tưới nước giúp cây phục
hồi nhanh, khi cây đã ra được ít nhất 2 lần đọt (khi lần đọt cuối cùng đã chuyển sang
giai đoạn thuần thục) và đã bón phân lần 2 được 30 – 40 ngày chúng ta tiến hành tạo
khô hạn như sau
+ Quét dọn tất cả vật liệu tủ gốc, không tưới nước mà tháo cạn nước trong vườn
(áp dụng cho vùng có đào mương lên líp) giúp đất quanh vùng rễ cây khô nhanh.
+ Phủ vải nhựa: khi đất bên dưới tán cây đã khô ráo ta tiến hành phủ vải nhựa,
nhằm đảm bảo nước không đến được vùng rễ cây (caygiongdakfarm.vn, 2010).
– Theo Trần Văn Hâu (2005) phun paclobutrazol nồng độ 1000 – 1500 ppm đều
lên 2 mặt lá khi lá đã phát triển hoàn toàn. Trước đó nên phun M-K-P (0-52-34) nồng
độ 0,50 – 1 % nhằm ức chế sự ra đọt non.
– Thời gian bắt đầu ra hoa phụ thuộc vào từng giống, lượng mưa và ẩm độ đất.
Sầu riêng Khổ qua xanh bắt đầu ra hoa sau khi kích thích khoảng 20 – 25 ngày, trong
khi sầu riêng Sữa hạt lép sẽ ra hoa sau 25 – 30 ngày.
– Khi mầm hoa vừa nhú (có kích thước bằng hạt gạo), nếu gặp mưa nên phun
Thiourea nồng độ 1000 ppm để phá vỡ miên trạng của mầm hoa và giúp cho hoa ra tập
trung.
– Cần chấm dứt quá trình kích thích ra hoa khi thấy mầm hoa xuất hiện. Dở
nylon đậy mặt líp, bón phân và tưới nước cho mầm hoa phát triển. Nhà vườn huyện

+ Ấu trùng tuổi 1 màu vàng, di chuyển rất chậm. Tuổi 2 có một ít lông tơ màu
trắng ở phần cuối bụng và bắt đầu phủ một lớp sáp màu trắng, tuổi 3, 4, 5 có các sợi
sáp trắng như bông rất dài ở cuối đuôi. Từ tuổi 2 đến tuổi 5, ấu trùng di chuyển rất
nhanh khi bị động.



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status