THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM DỆT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI TUẤN - Pdf 49

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
******************

PHAN THÀNH TỐ TRÂN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU SẢN PHẨM DỆT CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI TUẤN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
*****************

PHAN THÀNH TỐ TRÂN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU SẢN PHẨM DỆT CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI TUẤN

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


năm 2011

Thư ký hội đồng chấm báo cáo
(Chữ ký & họ tên)

Ngày

tháng

năm 2011


LỜI CẢM TẠ
Việc hoàn thành luận văn tốt nghiệp ngoài sự nỗ lực rất lớn của bản thân, tôi
không thể quên sự giúp đỡ rất lớn từ gia đình, quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm
TPHCM, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Tuấn và tất cả những người bạn luôn ở bên
cạnh giúp đỡ trong suốt quá trình khó khăn làm đề tài.
Trước hết, tôi xin gởi nơi đây tấm lòng biết ơn vô bờ bến với Ba, Mẹ - những
người đã sinh ra, nuôi tôi khôn lớn và trưởng thành như ngày hôm nay. Một lời tôi
không thể nói hết lòng biết ơn đối với công lao ấy. Tôi xin hứa sẽ không ngừng phấn
đấu, thành đạt để không phụ lòng Ba Mẹ đã kỳ vọng nơi tôi.
Xin cảm ơn Quí Thầy Cô Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM - những người đã
truyền dạy cho tôi vốn kiến thức vô cùng quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp, đó cũng là hành trang vững chắc nhất giúp tôi bước vào đời tự tin và thành công.
Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô Nguyễn Thị Bích Phương – giáo
viên hướng dẫn đề tài cho tôi. Sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của Cô đã giúp tôi rất
nhiều trong quá trình thực hiện đề tài. Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn Thầy Lê Thành
Hưng, giáo viên chủ nhiệm đã sát cánh bên cạnh, dạy bảo, hướng dẫn tập thể lớp TM33
chúng tôi ngay từ thuở ban đầu bước chân vào giảng đường đại học với nhiều bỡ ngỡ.
Bên cạnh đó, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến các Cô Chú, Anh Chị các phòng

phục các điểm yếu, phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội để vượt qua các thử thách
nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty. Đề tài cũng đã kiến
nghị một số giải pháp đối với Nhà nước và Hiệp hội dệt may để hỗ trợ cho các doanh
nghiệp trong ngành nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu dệt may.
Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng trong đề tài: phương pháp mô tả, so
sánh, phân tích tổng hợp, thay thế liên hoàn, phân tích ma trận SWOT....


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

viii

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1


5

2.3 Tổng quan về Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Tuấn

7

2.3.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Tuấn

7

2.3.2 Lịch sử hình thành và phát triển

8

2.3.3 Chức năng, nhiệm vụ và sứ mệnh của Công ty

9

2.3.4 Cơ cấu tổ chức

10

2.3.5 Những thành tích đạt được

14

CHƯƠNG 3:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận

15

20

CHƯƠNG 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

23

4.1 Phân tích kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty

23

4.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty

24

4.2.1 Cơ cấu doanh thu của Công ty

24

4.2.2 Phân tích biến động kim ngạch xuất khẩu của Công ty

25

4.2.3 Phân tích tình hình xuất khẩu theo nhóm m�i của khách hàng, không ngừng cải tiến để giữ vững danh hiệu “HÀNG
VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO” đồng thời giữ vững và phát triển thương hiệu
THÁI TUẤN trên thị trường nội địa cũng như thị trường quốc tế.
4.5.2 Các giải pháp đề ra:
Giải pháp 1: Chủ động nguồn nguyên liệu
a) Cơ sở đề xuất giải pháp:
Hiện tại, Công ty phải nhập khẩu hơn 50% nguyên liệu nước ngoài nên chi phí
sản xuất cao và do phụ thuộc vào tình hình nguyên liệu thế giới nên nguồn cung ứng

sản xuất hiện đại và an toàn.
Bên cạnh đó, Công ty nên đầu tư, hiện đại hóa máy móc thiết bị, nâng cao chất
lượng sản phẩm, gia tăng năng suất hoạt động nhằm hạ thấp giá thành góp phần tăng
thêm lợi nhuận.
Giải pháp 3: Hoàn thiện công tác Marketing
a) Cơ sở đề xuất giải pháp:
61


Công tác Marketing quốc tế hiện nay chỉ có 1 nhân viên đảm nhận nên chưa
thực sự đạt hiệu quả. Hiện tại, Công ty chưa đầu tư thực hiện công tác Marketing tại
các thị trường xuất khẩu truyền thống nên sản phẩm chưa có tên tuổi đối với người
tiêu dùng nước ngoài.
Đồng thời, kênh phân phối ở thị trường xuất khẩu chủ yếu là thông qua các nhà
nhập khẩu và các nhà bán buôn chứ Công ty chưa có bất kỳ văn phòng đại diện hay đại
lý nào ở đây.
Mật độ tham gia vào các hội chợ trưng bày sản phẩm và các hoạt động giao lưu
xúc tiến thương mại mang tầm vóc quốc tế còn thấp.
b) Cách thực hiện:
- Công ty nên có chính sách tuyển dụng thêm chuyên viên Marketing quốc tế và
nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên sâu cho nhân viên Marketing. Đồng thời phải đưa
ra các chính sách đãi ngộ hấp dẫn để giữ chân người tài và phát huy tối đa năng lực
của công nhân viên. Thực hiện nhiều chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho
đội ngũ nhân viên như đàm phán thương lượng, hành vi khách hàng hiện đại…để nâng
cao năng lực, trình độ kinh doanh với khách hàng quốc tế, tăng cường khả năng phán
đoán những biến động của thị trường nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty, đặc biệt là kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Bên cạnh đó phải xây dựng trang web bằng ngôn ngữ chính thống phù hợp với
văn hóa của thị trường mục tiêu và đăng quảng cáo gây ấn tượng với người tiêu dùng
nước ngoài, tạo các đường link tới những trang web uy tín, nổi tiếng ở địa phương.

hoặc chọn lọc một số nhân viên cũ, có năng lực và gắn bó lâu năm đưa đi đào tạo
nghiệp vụ chuyên sâu. Mặt khác phải liên hệ thường xuyên với các Thương Vụ Việt
Nam ở nước ngoài để cập nhật tình hình, xu hướng thay đổi tiêu dùng của khách hàng
nước ngoài và trình độ, qui mô phát triển ngành công nghiệp dệt may của các thị
trường truyền thống và thị trường mục tiêu.
Ngoài ra, Công ty nên xây dựng nhiều chính sách ưu đãi để giữ vững mối quan
hệ với các khách hàng thân thiết nhằm duy trì thị trường truyền thống, đồng thời chú ý
đến công tác tìm kiếm, thu thập thông tin thị trường để đưa ra những dự báo về thị
trường một cách kịp thời và chính xác.
Giải pháp 5: Giải pháp phát triển thị trường
a) Cơ sở đề xuất giải pháp:
Việc mở rộng quan hệ ngoại giao, ký kết các hiệp định thương mại song phương,
đa phương với nhiều quốc gia trên thế giới của Việt Nam tạo thuận lợi trong việc thúc
đẩy xuất khẩu cùng với sự hỗ trợ, ưu tiên phát triển ngành dệt may của Nhà Nước.
63


Mặt khác, nhu cầu ăn mặc của người tiêu dùng ngày càng nhiều, phong phú, đa
dạng và có chuẩn mực cao hơn. Đây là cơ hội để Công ty mở rộng qui mô sản xuất và
kinh doanh xuất khẩu.
Bên cạnh đó, sự tăng trưởng xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào nền kinh tế các
nước nhập khẩu nên Công ty phải phân bổ thị phần ra nhiều khu vực kinh tế khác nhau
thì sự phụ thuộc vào thị trường mục tiêu sẽ hạn chế bớt, tăng tính an tòan trong kinh
doanh xuất khẩu.
Khu vực Mỹ Latinh là một trong những khu vực phát triển năng động nhất thế
giới, có dân số đông, sức mua tương đối lớn, dung lượng nhập khẩu hàng năm cao vì
người tiêu dùng có tâm lí chuộng hàng ngoại, yêu cầu về chất lượng chưa đòi hỏi cao
và không khó tính như các thị trường khác. Các nước Mỹ Latinh đã vượt qua cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu, đồng thời các quốc gia này thực hiện chính sách kinh
tế hướng về Châu Á, trong đó có Việt Nam.

Tuấn cần thực hiện nhiều giải pháp phù hợp để khắc phục những hạn chế trên như là
nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, chủ động về nguồn nguyên liệu, xây dựng
phát triển thị trường và hoàn thiện công tác marketing…Qua đó có thể đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu sản phẩm dệt, từng bước một xây dựng vững chắc uy tín thương hiệu
của mình đồng thời quảng bá cho thương hiệu hàng Việt trên thương trường quốc tế.
5.2 Kiến nghị
5.2.1 Đối với Nhà nước
-Nâng cao hiệu quả và chất lượng các hoạt động xúc tiến thương mại, tăng
cường tổ chức các hội chợ triển lãm hàng Việt Nam mang tầm vóc quốc tế nhằm
quảng bá thương hiệu hàng Việt, tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong nước tiếp xúc trực
tiếp với các doanh nhân nước ngoài.
-Nhà Nước nên có nhiều chính sách đầu tư, thưởng xuất khẩu, hỗ trợ ngành dệt


may và các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển đồng bộ để nâng cao giá trị xuất
khẩu, đưa dệt may thực sự trở thành ngành sản xuất công nghiệp xuất khẩu chủ lực, từ
đó góp phần giải quyết việc làm, cải thiện đời sống xã hội.
- Áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt, thực hiện nhiều hơn các biện
pháp hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu.
- Cần cải cách thủ tục hành chính, cải thiện các chính sách quản lý xuất nhập khẩu.
- Đảm bảo ổn định về chính trị và kinh tế.
- Kế hoạch cung cấp điện năng ổn định, ưu tiên các doanh nghiệp xuất khẩu.
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, đồng thời ban hành chính
sách quy hoạch lâu dài đối với lĩnh vực dệt nhuộm để các doanh nghiệp an tâm đầu tư
mở rộng sản xuất.
5.2.2 Đối với Hiệp hội dệt may
- Hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu trong việc thu thập thông tin thị trường và
đối tác nước ngoài, tiếp cận các kênh phân phối lớn và tư vấn cho doanh nghiệp về vấn
đề pháp lý trong thương mại quốc tế.
- Đứng ra làm đầu mối tiếp xúc cho doanh nghiệp xuất khẩu dệt may trong








Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status