Quản lý vốn đầu tư dự án khai quật khảo cổ từ ngân sách nhà nước tại viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam - Pdf 50

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN QUANG TÙNG

QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ DỰ ÁN
KHAI QUẬT KHẢO CỔ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số : 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN THỊ HOÀI LÊ

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số
liệu ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Quang Tùng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ DỰ ÁN

ĐTDA

Đầu tư dự án

GIS
GPMB

Geographic Information System
Hệ thống thông tin địa lý
Giải phóng mặt bằng

HL

Hàn lâm

HSKH

Hồ sơ khoa học

KC

Khảo cổ

KHXH

Khoa học Xã hội

KTNN

Kiểm toán Nhà nước

Viện trợ phát triển chính thức
Official development finance
Tài trợ phát triển vốn chính thức
Quản lý chất lượng

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TMĐT

Tổng mức đầu tư

ODF

VASS
VĐT

Vietnam Academy of Social Sciences
Viện Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam
Vốn đầu tư

VN

Việt Nam

XB

Xuất bản


và sự hình thành, phát triển của dân tộc Việt Nam; cung cấp các luận cứ khoa
học cho việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch và chính sách xây
dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; Tham gia bảo tồn
và phát huy các giá trị của di sản văn hoá vật thể và phi vật thể Việt Nam. Để
thực hiện được nhiệm vụ này, thì hoạt động thăm dò, khảo sát, khai quật, chỉnh
lý, lập hồ sơ khoa học… các di tích khảo cổ học đang được Viện Hàn lâm
KHXH Việt Nam quan tâm nghiên cứu để qua đó nhận định các vấn đề đời
sống văn hóa, kinh tế, chính trị… của người Việt trong dòng chảy lịch sử.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện quản lý vốn các dự án khai quật
khảo cổ tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam còn một số bất cập, tiến dộ thực
hiện dự án còn chậm, công tác quản lý vốn còn hạn chế, các văn bản pháp luật
hiện hành chưa theo kịp với thực tế công việc. Trong bối cảnh mới của tình
hình kinh tế - xã hội đất nước, vấn đề quản lý vốn đầu tư dự án khai quật khảo
cổ tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam cần được nghiên cứu một cách hệ
1


thống, đề ra các giải pháp phù hợp nhằm giúp chủ đầu tư, các ban quản lý dự
án triển khai các bước quản lý vốn đầu tư dự án được thuận lợi và hạn chế sai
sót trong quá trình quản lý. Nếu hoạt động này được làm tốt sẽ giúp Viện Hàn
lâm KHXH Việt Nam đạt được mục tiêu nâng cao năng lực nghiên cứu của
các nhà khoa học, đảm bảo đồng vốn đầu tư có hiệu quả. Vì thế đề tài:
“Quản lý vốn đầu tư dự án khai quật Khảo cổ từ ngân sách Nhà nước
tại Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam" là đề tài có tính cấp thiết,
nhằm nghiên cứu cụ thể các bước, phương pháp, quy trình quản lý vốn đầu tư
từ NSNN đối với các dự án đầu tư khai quật khảo cổ, giúp chủ đầu tư, các
Ban QLDA triển khai quản lý vốn đầu tư từ NSNN được tốt và thuận lợi, hạn
chế sai sót trong quá trình quản lý góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu
mà các dự án khai quật khảo cổ đề ra.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý chi NSNN.
Luận án tiến sỹ “Phân cấp quản lý NSNN” năm 2010 của TS. Lê Toàn
Thắng [31]. Luận án đã có những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn như
sau: Hệ thống hóa và phát triển các vấn đề về lý luận phân cấp quản lý
NSNN; Phân tích những khía cạnh lý luận về bốn nội dung cơ bản của phân
cấp quản lý NSNN và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý
Ngân sách nhà; Phân tích và đánh giá dưới giác độ khoa học về thực trạng
phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam hiện nay.Luận án đã có những đánh giá
mang tính tổng quát về việc thực hiện phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam
như sự bất cập của của hệ thống NSNN lồng ghép, quản lý NSNN theo yếu
tố đầu vào chưa theo ngân sách trung hạn. Đề xuất những định hướng thực
hiện phân cấp quản lý NSNN và giải pháp ở tầm vĩ mô và tổng thể. Đặc biệt
đã đề xuất một số giải pháp cụ thể để thực hiện phân cấp quản lý NSNN ở
Việt Nam.

3


- Đi sâu nghiên cứu về quản lý vốn đầu tư từ NSNN, nhiều tác giả lại
tiếp cận vấn đề này dưới góc độ vĩ mô của các cơ quan quản lý nhà nước. Với
đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý tài chính dự án đầu tư tại hệ
thống Kho bạcnhà nước ở Việt Nam” (2003), luận án tiến sĩ của Lê Hùng Sơn
[29] đã tập trung phân tích sâu vấn đề chất lượng quản lý tài chính của các dự
án đầu tư, thông qua đánh giá thực trạng, đã đề xuất các giải pháp nâng cao
chất lượng quản lý tài chính của dự án đầu tư qua hoạt động kiểm soát chi
củahệ thống kho bạc Nhà nước.
Một số công trình nghiên cứu đăng trên các tạp chí như:GS.TS Nguyễn
Công Nghiệp (2010) “Bàn về hiệu quả quản lý vốn đầu tư từ NSNN”[11], tạp
chí Tài chính số 5/547, đã phân tích đặc điểm của vốn đầu tư từ NSNN, các
tiêu chí đánh giá hiệu quả vốn đầu theo hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội;

vốn đầu tư từ NSNN và những vấn đề đặt ra trong thời gian tới về QLDA của
các chủ đầu tư, quản lý nhà nước của cơ quan QĐĐT và hoạt động kiểm soát
chi của cơ quan cấp phát vốn. Trong khuôn khổ các bài viết tham gia hội thảo
nên các tác giả chỉ nêu những nét khái quát, cơ bản nhất.
- Chính phủ trong "Báo cáo tổng hợp kinh nghiệm Quốc tế về đầu tư
công tháng 8 năm 2013"[5] đã thu thập và tham khảo một số kinh nghiệm về
quản lý đầu tư công trên thế giới từ tài liệu của các đoàn khảo sát tại Trung
Quốc, Hàn Quốc,... các Hội thảo Quốc tế về đầu tư công và các tài liệu tham
khảo khác. Theo nhận định của nhiều quốc gia trên thế giới đầu tư công là
động lực chủ chốt cho sự tăng trưởng và phát triển của quốc gia. Tuy nhiên ở
mỗi quốc gia với mức độ phát triển và thể chế khác nhau, vai trò, lĩnh vực đầu
tư công và chính sách quản lý hình thức đầu tư này cũng có những đặc điểm
riêng biệt.
Trong lĩnh vực nghiên cứu về quản lý vốn đầu tư dự án khai quật khảo
cổ, theo tìm hiểu của tác giả hầu như chưa có đề tài nghiên cứu nào. Trong
5


quá trình thực hiện tác giả đã kế thừa, học tập những ưu việt của các công
trình nghiên cứu trước đó để hoàn thành luận văn của mình. Luận văn này sẽ
tiếp tục hoàn thiện các khoảng trống cần nghiên cứu về công tác quản lý vốn
đầu tư dự án nói chung và quản lý vốn đầu tư dự án khai quật khảo cổ nói
riêng để giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong các nghiên cứu hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ thực trạng quản lý vốn đầu tư DA khai quật khảo cổ
tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam giai đoạn 2012-2017, chỉ ra các kết quả,
còn hạn chế, phân tích nguyên nhân, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng quản lý vốn đầu tư các dự án khai quật khảo cổ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau,
trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: kế
thừa, tiếp thu tri thức và lịch sử từ những người đi trước đã làm rõ cơ sở lý
luận của nội dung và các bước thực hiện của hoạt động quản lý vốn đầu tư từ
NSNN, quản lý vốn đầu tư từ NSNN đối với các dự án khai quật khảo cổ.
- Phương pháp thống kê, phân tích tỷ lệ và so sánh đối chứng: Luận
văn sử dụng số liệu thống kê (thứ cấp) của Viện Khảo cổ học và Viện Hàn
lâm KHXH Việt Nam, kết hợp với phân tích tỷ lệ và so sánh đối chứng nhằm
đánh giá thực trạng, rút ra những mặt đã làm được, những mặt còn hạn chế,
làm rõ các nguyên nhân chủ quan, khách quan.

7


- Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở khung lý thuyết, phân
tích thực trạng, kết hợp với các đặc thù của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam,
luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về lý luận : Luận án đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn
về quản lý vốn đầu tư dự án khai quật khảo cổ từ NSNN tại Viện Hàn lâm
KHXH Việt Nam.
Về thực tiễn: Từ đánh giá thực trạng, chỉ ra thành công, hạn chế và
nguyên nhân, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác
quản lý VĐT dự án khai quật khảo cổ bằng nguồn vốn NSNN tại Viện Hàn
lâm KHXH Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,

bất mãn cá nhân ít nhất. Với tư cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật,
còn kiến thức có tổ chức về quản lý là một khoa học” [14. tr.33]
Như vậy bản chất của quản lý là: cách thức tác động (dự đoán, lập kế
hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp, kiểm tra) hợp quy luật của chủ thể quản
lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành
đạt hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra.
Quản lý là một khoa học vì nó là lĩnh vực tri thức được hệ thống hóa và
là đối tượng nghiên cứu khách quan đặc biệt. Quản lý là khoa học phân loại
9


kiến thức, giải thích các mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể quản lý đồng
thời dự báo kết quả.
1.1.2. Đầu tư, đầu tư công
a) Đầu tư
Theo Từ điển Kinh tế học hiện đại: "đầu tư là một lưu lượng chi tiêu
dành cho các dự án sản xuất hàng hóa không phải để tiêu dùng trung gian.
Các dự án đầu tư này có thể bổ sung vào cả vốn vật chất, vốn nhân lực và
hàng tồn kho.” [16, tr.531].
Theo điều 3 Luật Đầu tư ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014 : Đầu tư
là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình
thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư. Hoạt động đầu tư là hoạt động
của nhà đầu tư trong quá trình đầu tư bao gồm các giai đoạn chuẩn bị đầu tư,
thực hiện, quản lý dự án đầu tư.
Như vậy đầu tư có thể hiểu là: “Đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn
lực (vốn, tài sản vật chất, lao động trí tuệ, công nghệ,…) trong hiện tại để tiến
hành các hoạt động (tạo ra, khai thác, sử dụng tài sản…) nhằm thu được các
kết quả có lợi (gia tăng vốn, tài sản vật chất, trí tuệ, công nghệ…) để đạt
được những mục tiêu nhất định trong tương lai”. Dựa theo nguồn vốn, hoạt
động đầu tư bao gồm đầu tư tư nhân và đầu tư công cộng hay còn gọi là đầu

Tóm lại, vốn là một phạm trù được xem xét, đánh giá theo nhiều quan
niệm, với nhiều mục đích khác nhau. Khái niệm về vốn được hiểu là:“Vốn là
toàn bộ của cải vật chất tồn tại dưới các hình thái mà một quốc gia, doanh
nghiệp hay hộ gia đình tại một thời điểm nhất định có được để sử dụng cho
việc phát triển đất nước; hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
hay của hộ gia đình nhằm tối đa hóa lợi nhuận mang lại”.

11


b) Các nguồn hình thành vốn đầu tư
- Nguồn vốn trong nước: bao gồm nguồn vốn của NSNN, nguồn vốn tín
dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của
doanh nghiệp Nhà nước. Trong đó: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản
thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian
nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước [26, 73].
Đối với nguồn vốn do Nhà nước cấp, ưu điểm của nó là số lượng vốn
lớn, thường sử dụng cho các dự án phúc lợi xã hội cần nhiều vốn đầu tư hoặc
cho các công ty nhà nước.Tuy nhiên trong quá trình sử dụng vốn, người sử
dụng không quan tâm nhiều đến hiệu quả của đồng vốn vì không phải vốn do
họ bỏ ra, gây ra tình trạng lãng phí vốn, sử dụng vốn vào các khoản mục
không cần thiết, đồng vốn không sinh lời... Nguồn vốn tư nhân bao gồm phần
tiết kiệm của dân cư, phần tích lũy của các doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã.
Ưu điểm của nguồn vốn này là hiệu quả của nguồn vốn được quản lý chặt chẽ
bởi người sử dụng. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động được không lớn và có thể
mất thêm chi phí và thời gian huy động vốn.
Thị trường vốn là kênh bổ sung các nguồn vốn trung và dài hạn cho
các chủ đầu tư - bao gồm cả Nhà nước và các loại hình doanh nghiệp. Thị
trường vốn mà cốt lõi là thị trường chứng khoán như một trung tâm thu hút

Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài có
đặc điểm cơ bản khác nguồn vốn nước ngoài khác là việc tiếp nhận nguồn
vốn này không phát sinh nợ cho nước tiếp nhận. Thay vì nhận lãi suất trên
vốn đầu tư, nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận khi dự án đầu tư hoạt
động có hiệu quả. Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo toàn bộ tài nguyên
kinh doanh vào nước nhận vốn nên có thể thúc đẩy phát triển ngành nghề
mới, đặc biệt là những ngành đòi hỏi cao về trình độ kỹ thuật, công nghệ hay
13


cần nhiều vốn. Vì thế nguồn vốn này có tác dụng cực kỳ to lớn đối với quá
trình công nghiệp hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng
nhanh ở các nước nhận đầu tư .
Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế. Với xu hướng toàn cầu
hoá, mối liên kết ngày càng tăng của các thị trường vốn quốc gia vào hệ thống
tài chính quốc tế đã tạo nên vẻ đa dạng về các nguồn vốn cho mỗi quốc gia và
làm tăng khối lượng vốn lưu chuyển trên phạm vi toàn cầu. Ngay tại nhiều
nước đang phát triển, dòng vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán cũng gia
tăng mạnh mẽ.
c. Dự án
Đã có nhiều định nghĩa khác nhau về dự án, tuy nhiên để chuẩn hóa
khái niệm và phù hợp với thông lệ quốc tế, dự án được hiểu theo TCVN ISO
9000:2000 như sau:“Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các
hoạt động có phối hợp và được kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc,
được tiến hành để đạt được một mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định,
bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực” [6,tr.17].
Các dự án đều có chung đặc điểm: Hoạt động dự án là các giải pháp về tổ
chức, kinh tế, kỹ thuật để tạo ra kết quả khi thực hiện các mục tiêu; Mục tiêu
dự án là những lợi ích mà dự án mang lại cho nhà đầu tư và xã hội; Thời gian
của dự án là hữu hạn có điểm bắt đầu, kết thúc; Dự án phải có các nguồn lực

dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư
nhưng chưa cân đối NSNN, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa
phương để đầu tư;
Vốn nước ngoài: Vốn của các Chính phủ, các tổ chức quốc tế như viện
trợ không hoàn lại, vay ưu đãi (ODA), vay khác của nhà tài trợ nước ngoài.

15


1.2. Quy trình và nội dung quản lý vốn đầu tư dự án khai quật khảo cổ từ
ngân sách Nhà nước
1.2.1. Dự án khai quật khảo cổ
Theo Văn bản hợp nhất 3210/VBHN-BVHTTDL năm 2013 về Quy chế
thăm dò, khai quật khảo cổ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành,
được hợp nhất từ Quyết định số 86/2008/QĐ-BVHTTDL (Có hiệu lực từ
ngày 30/01/2009) và văn bản sửa đổi, bổ sung là Thông tư số 07/2011/TTBVHTTDL (Có hiệu lực từ ngày 25/7/2011) thì:
1. Địa điểm khảo cổ là nơi lưu giữ những dấu tích, di vật phản ánh quá
trình tồn tại của con người và môi trường tự nhiên trong quá khứ có giá trị
lịch sử, văn hoá, khoa học;
2. Di vật khảo cổ là những hiện vật được phát hiện qua thăm dò, khai
quật khảo cổ hoặc phát hiện ngẫu nhiên có giá trị lịch sử, văn hoá và khoa
học;
3. Tầng văn hoá khảo cổ là những lớp đất được tích tụ qua thời gian,
phản ánh hoạt động của con người, thể hiện đặc trưng văn hoá của cộng đồng
người trong quá khứ;
4. Điều tra khảo cổ là hoạt động nghiên cứu khoa học được thực hiện
chủ yếu bằng phương pháp điền dã nghiên cứu địa hình, địa mạo và lấy mẫu
vật ở bề mặt của địa điểm khảo cổ nhằm bước đầu xác định vị trí, phạm vi,
niên đại, tính chất của địa điểm khảo cổ;
5. Thăm dò khảo cổ là việc đào có tính chất thử nghiệm địa điểm khảo

- Quản lý vốn đầu tư dự án khai quật khảo cổ
Khái niệm quản lý vốn đầu tư dự án khai quật khảo cổ từ NSNN có thể
được khái quát như sau:
“ Quản lý vốn đầu tư dự án khai quật khảo cổ từ NSNN là quá trình lập kế
hoạch, tổ chức điều hành, kiểm tra giám sát toàn bộ chu trình sử dụng vốn từ
17


khi bắt đầu đến khi kết thúc dự án khai quật nhằm nghiên cứu địa tầng của
địa điểm khảo cổ và tìm kiếm, thu thập di vật khảo cổ, các loại dấu tích của
quá khứ để xác định rõ nội dung, giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học của địa
điểm khảo cổ, đảm bảo dự án phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, tuân
thủ quy định của Nhà nước, hoàn thành đúng tiến độ, đạt chất lượng theo yêu
cầu và trong phạm vi NSNN đã được phê duyệt”. Quá trình thực hiện dự án
phải tuân thủ các quy định của Nhà nước nhưng cần linh hoạt trong những
trường hợp cụ thể để giải quyết phù hợp với thực tế hướng tới các mục tiêu cơ
bản là: Đảm bảo thời gian theo kế hoạch; Đảm bảo chi phí không vượt giới
hạn đã duyệt ban đầu; Đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn tính toán và thiết
kế đã phê duyệt; Hạn chế các rủi ro trong quá trình thực hiện; Sử dụng có hiệu
quả nguồn vốn NSNN; Chống thất thoát, lãng phí trong quá trình thực hiện dự
án để nâng cao chất lượng dự án.
1.2.2. Quy trình quản lý vốn đầu tư dự án khai quật khảo cổ từ NSNN
a) Quy trình thực hiện đầu tư dự án khai quật khảo cổ
* Quy trình thực hiện đầu tư dự án khai quật khảo cổ là trình tự, các
bước hoặc các giai đoạn mà dự án phải trải qua từ khi hình thành ý tưởng đến
chấm dứt các hoạt động. Trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt trình tự
thực hiện đầu tư dự án phân theo ba giai đoạn theo sơ đồ sau:

18


Lập dự án
đầu tư

Thi công
dự án

Quyết toán
dự án

Thẩm định, phê
duyệt dự án

Kiểm tra,
giám sát
Nguồn: Tác giả tổng hợp

*Chuẩn bị đầu tư: là giai đoạn rất quan trọng vì nó quyết định chấp
nhận, sửa đổi hay bác bỏ một dự án. Hoạt động này cần có đội ngũ chuyên gia
giỏi, trách nhiệm, nghiêm túc. Qua sơ đồ cho thấy nội dung công việc thực
hiện ở giai đoạn này bao gồm:
- Nghiên cứu cơ hội đầu tư, sự cần thiết phải đầu tư (tiến hành điều tra,
khảo sát, khai quật thám sát khu di tích).
- Lập báo cáo tiền khả thi, khả thi.
- Lập dự án đầu tư
- Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình đến các cơ quan chức năng có thẩm
quyền quyết định để thẩm định và phê duyệt dự án.Trên cơ sở thẩm định cơ
quan có thẩm quyền sẽ xem xét phê duyệt dự án, yêu cầu bổ sung hoặc hủy
dự án.

19




Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status