Tác động của kinh tế thị trường đến đạo đức sinh viên ngành xây dựng ở Việt Nam hiện nay (Luận án tiến sĩ) - Pdf 53

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
------------------------------

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐẾN ĐẠO ĐỨC
SINH VIÊN NGÀNH XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

CHUYÊN NGÀNH CNDVBC&CNDVLS

Mã số: 9229002

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Sỹ Phán

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn trong luận án là
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận nêu
trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất cứ
công trình khoa học nào.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thanh Huyền


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1.2. Những công trình nghiên cứu về đạo đức, tác động của kinh tế thị trường đến
đạo đức xã hội nói chung, đạo đức sinh viên và sinh viên ngành xây dựng nói
riêng .......................................................................................................................10
1.3. Những công trình nghiên cứu, một số văn bản về giải pháp nhằm phát huy
mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực từ sự tác động của kinh tế thị trường đến đạo
đức sinh viên và sinh viên ngành xây dựng ở nước ta hiện nay ............................21
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................29
Chương 2: TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐẾN ĐẠO ĐỨC
SINH VIÊN NGÀNH XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN
ĐỀ LÝ LUẬN ..........................................................................................................31
2.1. Kinh tế thị trường và sự tác động của kinh tế thị trường đến đạo đức ...........31
2.1.1. Kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam .............................................................................................................31
2.1.2. Đạo đức, tính quy luật của sự hình thành và phát triển đạo đức............36
2.1.3. Cơ chế tác động của kinh tế thị trường đến đạo đức ...............................38
2.2. Sinh viên ngành xây dựng và những chuẩn mực đạo đức cần có của sinh viên
ngành xây dựng dưới tác động của kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay ............49
2.2.1. Sinh viên ngành xây dựng ở Việt Nam hiện nay và đặc điểm của họ ......49
2.2.2. Những chuẩn mực đạo đức cần có của sinh viên ngành xây dựng ở Việt
Nam hiện nay ......................................................................................................57
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................69
Chương 3: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐẾN
ĐẠO ĐỨC SINH VIÊN NGÀNH XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ
MỘT SỐ KẾT LUẬN RÚT RA .............................................................................70
3.1. Thực trạng tác động của kinh tế thị trường đến đạo đức sinh viên ngành xây
dựng ở Việt Nam hiện nay .....................................................................................70
3.1.1. Tác động tích cực của KTTT đến đạo đức sinh viên ngành xây dựng ở
Việt Nam hiện nay ..............................................................................................70



hội chủ nghĩa, tạo tiền đề, nền tảng quan trọng để nước ta tiếp tục đổi mới và phát
triển. Với chủ trương chuyển nền kinh tế từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao
cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước, kinh tế Việt Nam vượt qua khủng hoảng, từng bước ổn
định, ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, trở thành nước đang phát triển
có thu nhập trung bình.
Về mặt nhận thức, kinh tế thị trường là thành tựu của nền văn minh nhân
loại. Nó chẳng những không đối lập mà còn là một nhân tố khách quan cần thiết của
việc xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Cố Thủ
tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói - kinh tế thị trường là “một thành quả to lớn mà
nhân dân lao động thể lực và trí lực trên thế giới đã sáng tạo ra và ngày càng hoàn
thiện trong lịch sử lâu đời của nhiều dân tộc và của loài người cho đến thời đại ngày
nay” [70; tr 59].
Kinh tế thị trường một mặt phát huy tác dụng tích cực đến sự phát triển kinh
tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất cho người dân; kích thích tính tích
cực, sáng tạo của người lao động; góp phần nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ đạo đức
đối với xã hội v.v. Mặt khác, kinh tế thị trường cũng tạo ra những hệ lụy, làm suy
thoái đạo đức con người ở nhiều lứa tuổi, ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Tại Đại
hội lần thứ VII, Đảng ta đã chỉ rõ “bản thân nền kinh tế thị trường không phải là
liều thuốc vạn năng. Hơn nữa, cùng với việc kích thích sản xuất phát triển, kinh tế
thị trường cũng là môi trường thuận lợi để nảy sinh và phát triển nhiều loại tệ nạn
xã hội” [52; tr 55]. Thậm chí “kinh tế thị trường có những mặt tiêu cực mâu thuẫn
với bản chất của chủ nghĩa xã hội. Đó là xu thế phân hóa giàu nghèo quá mức, là
tâm lý sùng bái đồng tiền, vì đồng tiền mà chà đạp lên đạo đức, nhân phẩm…” [53;
tr 72].

1


Cùng với những tác động tích cực, kinh tế thị trường cũng có những tác



cũng như thực trạng của sự tác động đó, luận án đề xuất một số giải pháp chủ yếu
nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường
đến đạo đức sinh viên ngành xây dựng ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
- Góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về kinh tế thị trường; đạo đức;
tác động của kinh tế thị trường đến đạo đức; xác định những chuẩn mực đạo đức
của sinh viên ngành xây dựng ở Việt Nam hiện nay.
- Phân tích thực trạng tác động của kinh tế thị trường đến đạo đức sinh viên
ngành xây dựng ở Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế
tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đến đạo đức sinh viên ngành xây dựng ở
nước ta hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu tác động của kinh tế
thị trường đến đạo đức sinh viên ngành xây dựng ở Việt Nam hiện nay ở cả hai mặt,
tác động tích cực và tác động tiêu cực.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Tác động của kinh tế thị trường đến đạo đức sinh viên ngành
xây dựng trên cả nước, nhưng diện khảo sát chủ yếu ở 5 trường đại học và cao đẳng
có quy mô đào tạo số lượng sinh viên ngành xây dựng tương đối lớn ở Hà Nội, đó
là: ĐH Xây dựng, ĐH Kiến Trúc Hà Nội, ĐH Giao thông Vận tải, ĐH Thủy Lợi và
Cao đẳng Xây dựng Hà Nội.
Đối tượng khảo sát là sinh viên năm thứ 4, 5, vì đây là đối tượng đã trải qua
thời gian học tập nhất định tại trường, đã học các chương trình tiên tiến chuyên
ngành xây dựng, đã làm đồ án các môn học chuyên ngành và có thời gian thực
hành, thực tập tại công trường hoặc các cơ sở đào tạo. Do đó, phần lớn sinh viên các
năm này, có thể đánh giá được mức độ tác động tích cực và tác động tiêu cực của

- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận
liên quan tới sự tác động của kinh tế thị trường đến đạo đức sinh viên ngành xây
dựng ở nước ta hiện nay.

4


- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những tác động tích cực, hạn
chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đến đạo đức sinh viên ngành xây dựng
ở nước ta hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về mặt lý luận: Luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về sự
tác động (tích cực và tác động tiêu cực) của kinh tế thị trường đến đạo đức sinh viên
ngành xây dựng ở nước ta hiện nay.
- Về mặt thực tiễn: Đánh giá thực trạng tác động của kinh tế thị trường đến
đạo đức sinh viên ngành xây dựng ở nước ta hiện nay.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc
nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn đạo đức học, đạo đức nghề nghiệp cho sinh
viên Việt Nam nói chung, sinh viên ngành xây dựng nói riêng.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả
luận án đã được công bố, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 11
tiết.

5


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Những công trình nghiên cứu về kinh tế thị trường và kinh tế thị trường

mặt tích cực, có mặt tiêu cực nhất định. Không thể nhấn mạnh chỉ một trong hai mặt
đó [80; tr 60].
Cuốn sách “Định hướng phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” của
tác giả Phạm Văn Dũng (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2010) đã khái lược về
sự hình thành và phát triển của kinh tế thị trường cũng như bản chất của nền kinh tế
đó. Theo tác giả, KTTT có những ưu thế nhất định, đó là nền KTTT rất năng động,
sử dụng hiệu quả các nguồn lực, duy trì động lực mạnh mẽ cải tiến kỹ thuật, phát
triển LLSX, “loại bỏ được nhanh chóng những nhân tố lạc hậu không hiệu quả,
khuyến khích được các nhân tố tích cực, hiệu quả. Đó là do sự tác động của các quy
luật thị trường”.
Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra những khuyết tật của KTTT, đó là sự phát
triển không ổn định do tính tự phát của nền kinh tế, là “tình trạng khai thác và sử
dụng tài nguyên quá mức dẫn đến cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường”
(trang 20). Đó còn là “bất bình đẳng xã hội thể hiện trên cả ba mặt - thu nhập, tài
sản, cơ hội kinh doanh” (trang 21).
Trong bài “Đặc điểm, bản chất của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, tác giả Đỗ Thế Tùng quan niệm:
Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo sự điều tiết của cơ chế thị trường,
lấy sự tồn tại và phát triển của quan hệ hàng hóa - tiền tệ làm cơ sở, là kinh tế hàng
hóa đạt đến trình độ xã hội hóa cao và trình độ kỹ thuật cao, trong đó toàn bộ hay
hầu hết đầu vào và đầu ra của sản xuất đều phải thông qua thị trường [64; tr 16].
Ngoài một số công trình trên, trong nhiều cuốn sách, bài viết khác, nhiều tác
giả đã trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến vấn đề kinh tế thị trường. Sự phân tích này
sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho NCS trong quá trình thực hiện mục tiêu và nhiệm
vụ luận án, nhất là khi nghiên cứu sự tác động của KTTT đến đạo đức sinh viên
ngành xây dựng ở Việt Nam hiện nay.
So với những nghiên cứu liên quan đến kinh tế thị trường, những nghiên cứu
về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong những năm gần đây phong
phú hơn nhiều. Trong số đó có thể kể đến một số công trình sau: Cuốn “Đặc trưng


xã hội chủ nghĩa” (tạp chí Lý luận chính trị số 10-2015) và bài Về quy định “nền
kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” trong Hiến

8


pháp 2013 của Đỗ Kim Tuyến và Phan Thanh Hương (tạp chí Lý luận chính trị số
12-2015); “Nhân tố chủ quan trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta hiện nay” của tác giả Phan Mạnh Toàn (tạp chí Lý luận chính
trị số 5-2016); bài “Một số luận điểm mới về phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay” của Nguyễn Xuân Thắng (tạp chí Lý
luận chính trị, số 8-2016); Nguyễn Tấn Hùng với bài “Chế độ sở hữu và vấn đề giá
trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” (tạp chí Lý
luận chính trị, số 7-2016); Phạm Thị Túy với bài“Sự phát triển tư duy lý luận của
Đảng về cấu trúc của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam (tạp chí Lý luận chính trị, số 4-2017); Bùi Thị Tỉnh với bài “Giữ vững định
hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”,
tạp chí Triết học số 1 (320) tháng 1-2018 v.v.
Dưới góc độ này hay góc độ khác, các tác giả trong các bài viết trên đã trực
tiếp đề cập đến tính tất yếu của sự lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng
XHCN, chỉ ra thực chất của mô hình kinh tế đó. Đặc biệt trong bài “Một số luận
điểm mới về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước
ta hiện nay”, tác giả Nguyễn Xuân Thắng đã chỉ ra những “luận điểm mới” về phát
triển kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay và làm rõ các “phương diện” thể hiện
định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế Việt Nam. Các phương diện đó là:
mục tiêu phát triển; phương thức phát triển; phương thức phân phối; phương thức
quản trị và quản lý nền kinh tế (trang 14).
Năm 2008, Trung tâm Đào tạo - Bồi dưỡng giảng viên Lý luận chính trị,
thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức hội thảo khoa học Vai trò lãnh đạo của
Đảng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa [67]. Hội thảo thu

không thể đáp ứng được một số nhu cầu căn bản của con người, như chăm sóc sức
khỏe, nhà ở, giáo dục và lương thực” (trang 94); “thị trường chỉ có lợi cho người
giàu và người có tài” (trang 101); “tất cả mọi quan hệ giữa người với người đều có
thể qui giản thành quan hệ thị trường” (trang 107) v.v. Tác giả bài viết cho rằng,
“thị trường tự do như con đường đúng đắn cho sự tiến bộ của xã hội, bởi thị trường
tự do là nơi “đề cao lòng trung thực” [123; tr 1]. Trong chừng mực nhất định, đây là
tài liệu tham khảo có ý nghĩa khi chúng ta nhìn nhận và đánh giá về những tác động
tiêu cực của KTTT đến đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân mỗi con người. Những
luận giải của các tác giả trong cuốn sách là nguồn tư liệu giúp NCS có cái nhìn đa
chiều hơn khi phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của KTTT đến đạo đức
nói chung, đạo đức sinh viên ngành xây dựng nói riêng.

11


Năm 2003, Nxb Chính trị quốc gia có ấn hành cuốn“Mấy vấn đề đạo đức
trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay” do Nguyễn Trọng Chuẩn và
Nguyễn Văn Phúc chủ biên. Cuốn sách tập hợp 27 bài viết theo ba chủ đề: 1)
Những tác động của kinh tế thị trường đối với đạo đức; 2) Vai trò của đạo đức trong
điều kiện kinh tế thị trường và 3) Xây dựng đạo đức trong điều kiện kinh tế thị
trường ở nước ta hiện nay. Tuy không đề cập trực tiếp tới tác động của kinh tế thị
trường đến đạo đức sinh viên Việt Nam nói chung, sinh viên ngành xây dựng nói
riêng, nhưng đây là tài liệu tham khảo cần thiết đối với tác giả luận án trong quá
trình luận giải các vấn đề liên quan tới thực trạng tác động của kinh tế thị trường
đến đạo đức sinh viên ngành xây dựng ở Việt Nam hiện nay.
Trong cuốn sách “Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay - Vấn đề và giải pháp”
do Nguyễn Duy Quý làm chủ biên (Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2006), các tác giả
đã dành một chương để bàn về đạo đức xã hội dưới tác động và ảnh hưởng của kinh
tế và chính trị ở nước ta hiện nay từ hai góc độ: tích cực và tiêu cực. Theo các tác
giả, KTTT có tác động tích cực đến sự phát triển cá nhân, thể hiện ở việc, KTTT

trình trên đều đề cập đến đạo đức, tác động của kinh tế thị trường đến đạo đức xã
hội nói chung, đạo đức sinh viên nói riêng theo hai chiều hướng, vừa tích cực, vừa
tiêu cực. Tác giả Trịnh Duy Huy trong cuốn“Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” cho rằng, kinh tế thị trường một mặt tạo
ra “đội ngũ lao động trẻ có học vấn, học thức cao, có lý tưởng sống tích cực để vào
đời lập thân, lập nghiệp” [82; tr 108], mặt khác kinh tế thị trường cũng đã “để lại
trong ý thức thế hệ trẻ những mặc cảm xã hội khi bước vào đời”, “các giá trị đạo
đức tốt đẹp được giáo dục trong nhà trường có nguy cơ bị đổ vỡ. Tâm lý hoài nghi,
chán nản, mất lòng tin và mất những điểm tựa tinh thần trong cuộc sống đã xuất
hiện trong lớp trẻ” [82; tr 115-116]. Tác giả Lê Thị Tuyết Ba trong cuốn “Ý thức
đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” nhận xét: kinh tế
thị trường “một mặt, nó kích thích tính tích cực cá nhân, tạo động lực cho phát triển
kinh tế. Mặt khác, nền kinh tế thị trường vốn là con đẻ của chế độ tư hữu, là môi
trường nuôi dưỡng chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, là mảnh đất dễ phát sinh những
tiêu cực và tệ nạn” (trang 77). Tác giả Trần Sỹ Phán trong cuốn “Giáo d c đạo đức
với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay” cũng nhấn mạnh tác động
hai mặt của kinh tế thị trường. Theo tác giả, dưới tác động của kinh tế thị trường

13


“đại đa số sinh viên Việt Nam tỏ ra chăm chỉ học tập, chịu khó rèn luyện phẩm chất
đạo đức, quyết tâm vươn lên nắm lấy những tri thức khoa học, để trở thành những
chuyên gia giỏi một nghề, một ngành, biết nhiều nghề, nhiều ngành, đáp ứng yêu
cầu ngày càng cao của thị trường sức lao động” (trang 106-107). Bên cạnh đó “vẫn
còn không ít sinh viên định hướng chính trị và định hướng cho cuộc đời mình chưa
thật rõ nên ý chí phấn đấu không cao, không chăm chỉ học tập, rèn luyện, thiếu
trung thực trong thi cử, mua điểm, mua bằng, thờ ơ với sinh hoạt đoàn thể” (trang
109-110).
Trong những năm gần đây, trên một số tạp chí có đăng tải một số bài viết có

bản chất của chủ nghĩa xã hội. Đó là xu thế phân hóa giàu nghèo quá mức, là tâm lý
sùng bái đồng tiền, vì đồng tiền mà chà đạp lên đạo đức, nhân phẩm (trang 3).
Cùng với một số cuốn sách, bài đăng trên các tạp chí, còn có một số cuộc hội
thảo mà chủ đề tập trung xung quanh vấn đề đạo đức, tác động của kinh tế thị
trường đến đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay. Tháng 7-2008, Hội Khoa học
Tâm lý - Giáo dục Việt Nam, đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giáo d c
đạo đức cho học sinh, sinh viên ở nước ta: Thực trạng và giải pháp”. Hội thảo đã
thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu, các giảng viên, giáo viên đến
từ nhiều trường đại học, cao đẳng và các trường trung học phổ thông. Với gần 70
tham luận, các tác giả đã đề cập đến nhiều vấn đề của đạo đức sinh viên trong giai
đoạn hiện nay.
Tác giả Trần Thị Kim trong bài “Thực trạng đạo đức và giáo d c đạo đức
cho sinh viên hiện nay” cho rằng, hiện nay có nhóm sinh viên “có thái độ sống tích
cực, năng động, có chí hướng và say mê học tập” (trang 49), nhưng cũng có một bộ
phận sinh viên “chưa thấy hết được trách nhiệm, nghĩa vụ sinh viên trong trường đại
học”, có những hành vi lệch chuẩn làm ảnh hưởng đến tập thể, cộng đồng xã hội.
Tác giả Tô Lan Phương (Đại học Sư phạm Hà Nội) có bài “Giáo d c đạo đức cho
học sinh, sinh viên trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”, tác giả Nguyễn
Hữu Thụ với bài “Giáo d c đạo đức sinh viên trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam” v.v. đều cho rằng, một trong những vấn đề được
dư luận quan tâm đối với sinh viên ngày nay là vấn đề đạo đức, vì “đạo đức xã hội
đang diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa cái tốt và

15


cái xấu, thiện và ác” (trang 68). Sở dĩ như vậy là vì “nền kinh tế thị trường và quá
trình hội nhập khu vực và quốc tế đã làm cho hệ giá trị và hành vi của một bộ phận
sinh viên ở các trường đại học hiện nay có thay đổi” [148; tr 71].
Năm 2009, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia

mức độ phân tích khái quát chung như: “dưới tác động hai mặt của kinh tế thị
trường đã làm thay đổi nhiều chuẩn mực đạo đức điều chỉnh các hành vi cá nhân,
đặc biệt là thế hệ trẻ”. Tác giả cũng đã chỉ ra những biểu hiện của sự xuống cấp đạo
đức trong học sinh, sinh viên là lối sống buông thả, ăn chơi, đua đòi, không quan
tâm đến trách nhiệm của bản thân, tình trạng bạo lực, lối sống thực dụng v.v. Mặc
dù thuật ngữ “kinh tế thị trường” không được đề cập đến trong các bản tham luận,
nhưng một số tác giả là cá nhân hay tập thể ít nhiều đều đề cập đến ảnh hưởng của
kinh tế thị trường, của toàn cầu hóa và hội nhập thế giới đến đạo đức sinh viên Việt
Nam hiện nay. Tuy nhiên, sự đề cập này chưa đi sâu vào phân tích cụ thể KTTT đã
tác động tích cực và tiêu cực như thế nào đến đạo đức sinh viên.
Cùng với các công trình nghiên cứu là sách và tạp chí, còn có các đề tài khoa
học cấp quốc gia về vấn đề này như: đề tài “Đạo đức sinh viên trong quá trình
chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - Thực
trạng, vấn đề và giải pháp”, mã số QG.01.18 do tác giả Trương Văn Phước làm chủ
nhiệm, (Hà Nội, năm 2003); hay đề tài “Tác động của đổi mới kinh tế tới đời sống
sinh viên một số trường đại học ở Hà Nội”, mã số CB.02.05 do tác giả Nguyễn Thị
Bích Hà làm chủ nhiệm 2003, cho đến Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà
nước KX05, đề tài KX.05.07, “Xây dựng con người Việt Nam theo định hướng xã
hội chủ nghĩa trong điều kiện kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập quốc tế” (Hà
Nội, năm 2005) do Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm v.v. ít nhiều đã đề cập đến vấn
đề đạo đức sinh viên nước ta hiện nay.
Có thể thấy vấn đề đạo đức, tác động của kinh tế thị trường đến đạo đức xã
hội nói chung, đến đạo đức sinh viên nói riêng đã và đang là một trong những vấn
đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, nhất là với các học giả, nhà nghiên cứu. Thế
nhưng, những nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp, đạo đức sinh viên ngành xây
dựng - những kỹ sư ngành xây dựng trong tương lai còn rất khiêm tốn. Trong lúc
đó, vấn đề này lại được rất nhiều nước quan tâm. Ngay việc phân loại kỹ sư và công

17



18


Trong bài “Ngành xây dựng hiện đại và yêu cầu đối với nguồn nhân lực hiện
đại”, tác giả Phạm Sỹ Liêm nhấn mạnh, các cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành xây
dựng không chỉ quan tâm đến việc đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ mà phải chú ý
đào tạo cách ứng xử có đạo đức cho học viên. Họ phải là những người được đào tạo
kỹ năng, cách giao tiếp với cộng đồng một cách nhẫn nại, biết lắng nghe và có khả
năng thuyết phục; Học tập thái độ (attitude) nghiêm chỉnh trong hoạt động ngành
nghề như tính sáng tạo và sáng nghiệp (creativity and entrepreneurship), giữ chữ tín
và sự trung thực, lạc quan trước các thách thức, tôn trọng và khoan dung đối với các
giá trị, quan điểm và quyền lợi của người khác [200] v.v…
Tại Hội thảo khoa học “Xây dựng nguồn nhân lực kỹ thuật của ASEAN”
(11/2007), nhiều đại biểu cho rằng, một trong những thách thức đối với kỹ sư xây
dựng hiện nay là “cần thiết xây dựng tiêu chuẩn thống nhất để đánh giá kỹ sư. Quan
tâm đến chất lượng, giá trị, văn hóa, đạo đức nghề nghiệp. Họ phải là những người
có khả năng sáng tạo” [1].
Tác giả Nguyễn Đức Toản trong bài “Đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp Việt
Nam và đạo đức nghề nghiệp” đã đề cập đến các tiêu chuẩn kỹ sư chuyên nghiệp là
“bao gồm tiêu chuẩn nghề nghiệp/ năng lực chuyên môn/ tiêu chuẩn đạo đức nghề
nghiệp và tiêu chuẩn đào tạo/học tập suốt đời/học tập liên tục”. Đó còn là “trách
nhiệm đối với xã hội, trách nhiệm đối với nghề nghiệp, trách nhiệm đối với khách
hàng, trách nhiệm đối với đồng nghiệp, và trách nhiệm đối với văn hóa, lịch sử và
các giá trị vĩnh hằng” [216].
Trong “Định hướng phát triển nhân lực đến năm 2020” của Quy hoạch phát
triển nhân lực ngành Xây dựng giai đoạn 2011-2020 (Bộ Xây dựng), ở mục 5. “Đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức” có đề ra mục tiêu “đến năm 2020 toàn
ngành có từ 50,0 - 60,0% số cán bộ, công chức, viên chức, lao động đã qua đào tạo
được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc. Có đội ngũ lãnh đạo,

tế thị trường mà chạy theo lợi nhuận một cách không chính đáng.
Không phải là một công trình nghiên cứu khoa học, tuy nhiên trong văn bản
“Quy định chuẩn đầu ra các ngành đào tạo trình độ đại học” của các trường đại
học có đào tạo sinh viên ngành xây dựng cũng rất coi trọng đến vấn đề đạo đức sinh
viên. Để đáp ứng mục tiêu chung của giáo dục đại học Việt Nam được quy định tại
khoản b, điều 5 Luật Giáo d c đại học là: “Đào tạo người học có phẩm chất chính

20



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status