Chuyên đề : Cần thay đổi căn bản cách dạy Sử - Pdf 55

Cần thay đổi căn bản cách dạy - học môn Sử trong trường phổ thông
16:42 23/12/2007
I. Về mục tiêu đào tạo
1. "Học để biết" sẽ gắn liền với hiểu sự kiện Lịch sử một cách đúng đắn.
Trong thời đại ngày nay, các nguồn thông tin về Lịch sử có rất nhiều và khá
phong phú trên sách, báo, truyền hình, internet, các bảo tàng Lịch sử,... giúp cho việc
tìm hiểu, tra cứu khá thuận lợi. Kiến thức Lịch sử học trong trường phổ thông chỉ là nội
dung rất cơ bản, có tính chất hệ thống hoá theo hàng dọc, hoặc hàng ngang, tuỳ yêu
cầu, trình độ của từng lứa tuổi, khối lớp. Vậy tại sao ngày nay hầu hết giáo viên cứ bắt
học sinh phải ghi nhớ, học thuộc lòng một cách máy móc các ngày tháng năm, diễn
biến chi tiết của từng sự kiện mà không tận dụng các điều kiện trên để học sinh hào
hứng học tập, rèn luyện năng lực tư duy, hiểu bản chất của sự kiện, sẽ không có sự
nhầm lẫn một cách ngây ngô giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử (như trong một số
bài thi tốt nghiệp những năm qua).
2. "Học dể làm", tức là biết vận dụng kiến thức. Đối với môn Lịch sử có thể thực hiện
như sau:
2-1. Vận dụng kiến thức đã học để nhận thức kiến thức mới.
Lịch sử phát triển theo những lôgích nhất định, mà trước hết cần cho học sinh
thấy được mối quan hệ giữa các nội dung nghiên cứu , tìm hiểu Lịch sử, như: hoàn
cảnh địa lí tác động đến đặc điểm phát triển kinh tế đến chiến thuật trong chiến tranh;
tình hình chính trị tác động đến tình hình kinh tế, xã hội; mối quan hệ giữa văn hoá với
chính trị, kinh tế, xã hội,... Rộng hơn nữa cho thấy mối quan hệ giữa các quốc gia trong
cùng một khu vực, cùng một thời điểm lịch sử nhất định. Với nội dung cụ thể trong mỗi
bài, mỗi chương của Lịch sử, giáo viên giúp học sinh rút ra những nhận thức trên, để
các em vận dụng vào việc tìm hiểu các bài, các chương tiếp theo có cùng dạng trước.
2-2. Vận dụng kiến thức trong cuộc sống để nhận thức kiến thức Lịch sử.
Lịch sử và hiện tại có mối quan hệ nhất định, nhất là về tính lôgích. Hiện tại là trực
quan sinh động, gần gũi với học sinh, từ thực tại cũng có thể suy ra quá trình phát triển
của lịch sử. Ví dụ : vì sao trên một tờ lịch lại có hai thông tin khác nhau về năm, tháng,
ngày? (Dương lịch và âm lịch) (Bài cách tính thời gian ở lớp 6), những hiện tượng xã
hội ngày nay có nguyên nhân trực tiếp hoặc sâu xa trong lịch sử , do tác động của tình

lúc có những khía cạnh sâu sắc độc đáo mà giáo viên chưa phát hiện ra.
Giáo viên vẫn còn coi trọng việc dạy chữ (sao cho hết bài, hết chương trình) hơn
dạy người (rèn năng lực tư duy và tư cách). Sự kết hợp hài hoà giữa hai yêu cầu này
đòi hỏi giáo viên không chỉ vững vàng về kiến thức, mà còn cần có sự nhậy cảm, tế nhị
trong phương pháp giảng dạy.
II. Cần thay đổi căn bản cách dạy học Lịch sử hiện nay
Nhiều ý kiến cho rằng chất lượng bộ môn Lịch sử hiện nay còn thấp là do chương
trình, sách giáo khoa và học sinh chưa yêu thích, nhưng trách nhiệm của giáo viên đến
đâu thì còn ít được bàn đến, tự kiểm lại mình! Phần lớn giáo viên vẫn theo đường mòn
là phải miêu tả, tường thuật sự kiện để tái tạo lịch sử một cách sinh động, kết hợp với
lối đọc chậm để học sinh ghi bài, rồi phát vấn để các em trả lời theo định hưởng của
mình.
Như trên đã nêu, học sinh có thể tiếp cận các nguồn thông tin lịch sử khá phong
phú, nhưng một số giáo viên lại có tâm lí sợ các em biết nhiều, biết trước thì khó giảng
dạy hấp dẫn. Ngày nay, một câu hỏi có tính thực dụng mà học sinh đặt ra là: học lịch sử
có tác dụng gì? Ngoài ý nghĩa giáo dục truyền thống, còn có tác dụng thiết thực như
thế nào trong cuộc sống hiện tại? Chúng ta không chỉ giải thích mà cần giải đáp bằng
chính cách dạy và hưởng dẫn phương pháp học tập cho các em để từng bước đạt
được 4 định hướng giáo dục trong thế kí XXI. Xin nêu một số biện pháp sau:
1. Cần tận dụng những hiểu biết đã có của học sinh về sự kiện, về một vấn đề mà giáo
2
viên sẽ đề cập.
Trước khi giảng dạy bài mới có thể cho các em nêu những điều mình biết về quốc
gia, giai đoạn, thời kì, nhân vật lịch sử này, kể cả việc nêu lại một vài ý đã có trong sách
giáo khoa (Nên yêu cầu học sinh đọc trước bài trong SGK). Trên cơ sở đó giáo viên có
thể bớt đi những điều các em đã biết mà tập trung vào những kiến thức mới, bổ sung
cho hoàn chỉnh nhận thức lịch sử.
2. Sau khi hệ thống hoá kiến thức và tái tạo lại một vài sự kiện điển hình trong từng phần,
cần cho các em tìm ra, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, các phần của bài
(Ví dụ: Lớp 6 : Bài 12 "Nước Văn Lang" có 3 mục : Mục 1. Hoàn cảnh ra đời của

được điểm ...." (Nếu được dưới điểm 8 thì chỉ nêu cho biết, còn được điểm 8 trở lên có
thể cho vào điểm kiểm tra miệng nếu em đó đồng ý).
6. Cách trình bày bài trên bảng: Yêu cầu đảm bảo tính khoa học, đây cũng là một
phương tiện trực quan sinh động, nên viết ngắn, gọn, rõ nội dung trọng tâm của từng
đề mục, từng ý nhỏ. (Giáo viên có thể thu gọn tên các đề mục trong SGK nếu dài dòng,
nhưng có giải thích lý do để học sinh biết và dễ theo dõi)
7. Về kiểm tra, đánh giá :
7-1. Kiểm tra miệng: sau khi nêu câu hỏi, giáo viên yêu cầu học sinh "Em định nêu mấy
ý? Hãy nêu ngắn gọn từng ý". Giáo viên có thể để em đó trình bày tiếp, hoặc chỉ yêu
cầu phân tích, nêu chi tiết 1, 2 ý trong số các ý đã nêu rồi đánh giá, cho điểm. Yêu cầu
như trên sẽ rèn năng lực tư duy cho học sinh, tránh kiểu "học vẹt" (trả lời theo kiểu đọc
thuộc lòng).
7-2. Nên tận dụng hình thức trắc nghiệm trong kiểm tra 15 phút, một tiết, thi học kì.
7-3. Khi kiểm tra 1 tiết sau phần ôn tập và kiểm tra học kì có thể cho học sinh được sử
dụng SGK để tham khảo. Loại đề này đòi hỏi khả năng biết lựa chọn sự kiện để trình
bày một cách khái quát, tổng hợp theo một chủ điểm, hoặc nhận định, mà không bắt
học sinh nhớ quá nhiều.
8. Tận dụng các phương tiện trực quan sinh động
Ngày nay ngành giáo dục đã có điều kiện phát triển các phương tiện trực quan sinh
động cho bộ môn Lịch sử, như tranh, ảnh, bản đồ, băng hình,... Xin lưu ý, nhấn mạnh
hai hình thức sau:
8-1. Về bản đồ lịch sử, cần có hai loại :
- Bản đồ "tĩnh" như giới thiệu về điều kiện địa lí.
- Bản đồ "động": Trên nền chung của bản đồ "tĩnh" giáo viên sử dụng các kí hiệu, hình
ảnh phù hợp để gắn lên theo trình tự miêu tả, tường thuật diễn biến của sự kiện. Loại
bản đồ này đều do các giáo viên tự làm, có tác dụng sinh động, hấp dẫn hơn, có điều
kiện để rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh (đặt các em vào thời điểm lịch sử để
suy tính, chứ không bày sẵn tất cả như bản đồ lịch sử hiện nay). Ngành giáo dục cần
đầu tư xuất bản loại bản đồ "động".
8-2. Tận dụng các bảo tàng lịch sử, các cuộc triển lãm lịch sử nhân những ngày kỉ niệm,

có sự điều chỉnh trong chỉ đạo thực hiện, tạo điều kiện cho giáo viên có thể chủ động,
sáng tạo hơn trong giảng dạy, học sinh có thể năng động hơn trong học tập, nhằm đáp
ứng yêu cầu của xã hội, tiếp cận với phương pháp tiên tiến của thời đại khoa học - kĩ
thuật tri thức.
3-1. Thực hiện chương trình dạy học nên được phân phối khoán gọn trong từng học kì,
hoặc từng chương, từng phần; còn tiến trình thực hiện không nhất thiết phải gò theo số
tiết qui định cho từng bài, mà tuỳ trình độ của học sinh, giáo viên có thể tăng hoặc giảm
thời gian cho mỗi bài, ở các lớp khác nhau (sự linh hoạt trong thực hiện giáo án đã
soạn).
3-2. Khi kiểm tra, giáo viên cũng không nên quá câu nệ vào những qui định có tính hình
thức về bài soạn, tài liệu tham khảo, về các cuộc thi dạy giỏi...
3-3. Để động viên phong trào học tập, các tỉnh, thành phố nên tổ chức kì thi học sinh
giỏi lịch sử cho từng khối lớp, dưới hình thức nhẹ nhàng, tự nguyện, nhưng có nội
5


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status