Kinh nghiệm dạy tích hợp nội dung bảo vệ môi trường qua giảng dạy môn sinh học 9 tại trường THCS quảng hưng TP thanh hóa năm học 2016 2017 - Pdf 57

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong môi trường ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng
mà nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường đã được xác định chủ yếu là do các
hoạt động của con người như: Chặt phá rừng, sản xuất công, nông nghiệp, giao
thông vận tải, sinh hoạt, dân số tăng nhanh, do các phong tục tập quán của người
dân như: đốt nương làm rẫy, canh tác, việc săn bắt động vật hoang dã, tình trạng
khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi… đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi
trường sống trên Trái Đất, gây mất cân bằng sinh thái, tài nguyên thiên nhiên
ngày một cạn kiệt, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng, đe doạ
chất lượng cuộc sống và sức khoẻ của con người; khí hậu toàn cầu đang thay
đổi, hạn hán, lũ lụt, lỗ thủng tầng ôzôn, mất cân bằng sinh thái, làm tan băng, ...
ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của xã hội.
Trường THCS Quảng Hưng đóng trên địa bàn có khu công nghiệp lớn
của thành phố nên vấn đề ô nhiễm môi trường do các nhà máy thải các loại khí
thải, rác thải, nước thải không thể tránh khỏi.
Để ngăn chặn và cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay cũng
như tương lai, chúng ta cần có một thế hệ có nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan
trọng của môi trường đối với đời sống con người và các loài sinh vật khác, cũng
như trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường sống. Tuyên truyền
giáo dục là giải pháp đem lại hiệu quả cao, trong đó giáo dục bảo vệ môi trường
trong nhà trường có vai trò quan trọng.
Giáo dục môi trường được tích hợp vào nhiều môn học ở trường THCS,
trong đó có bộ môn Sinh học. Tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ Môi trường
cho học sinh nói chung và học sinh khối 9 nói riêng giúp giáo viên và học sinh
dễ dàng tìm hiểu về tình trạng ô nhiễm môi trường qua các phương tiện thông
tin đại chúng (sách báo, tivi, internet, các môn học khác, qua thực tế địa
phương...). Học sinh có thể dễ dàng hình thành những thói quen, hành động cụ
thể để bảo vệ môi trường sống và đỡ nhàm chán trong việc học tập tìm hiểu về
môi trường. Hay nói cách khác là tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường
cho học sinh khối 9 là góp phần hình thành thái độ, hành vi ứng xử, quan niệm

đề về môi trường nảy sinh . Từ đó có ý thức tham gia tích cực vào các hoạt động
bảo vệ môi trường.
1.3 Đối tượng nghiên cứu :
- Từ thực trạng môi trường ở địa phương tôi đã đề ra phương pháp tích
hợp giáo dục bảo vệ môi trường có hiệu quả nhất vào môn sinh học 9 áp dụng
tại trường THCS Quảng Hưng – Thành phố Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra thu thập thông tin.
- Phương pháp xử lý số liệu.
- Phương pháp thực nghiệm dạy tích hợp ở bộ môn sinh học 9.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Bảo vệ môi trường là một trong những mối quan tâm của toàn cầu. Ở nước
ta Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 1363/ QĐ-TTG ngày17-10-2001: Đưa
các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân . Trong sách
giáo khoa Sinh học 9 đã có đoạn nêu rõ : Mỗi quốc gia cần có biện pháp khôi
phục môi trường, bảo vệ thiên nhiên để phát triển bền vững. Bộ GD & ĐT đã ra
chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm
vụ trọng tâm cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng
về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học
và thông qua các hoạt động ngoại khoá, xây dựng mô hình nhà trường xanhsạch - đẹp phù hợp với các vùng, miền.
Hiện nay ở cấp học trung học cơ sở, giáo dục bảo vệ môi trường chưa phải là
môn học chính khoá nên việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào môn học
có liên quan đến kiến thức về môi trường là đều cần thiết. Nhưng kiến thức giáo
dục bảo vệ môi trường không phải muốn đưa vào bài học nào cũng được, mà

2


phải căn cứ vào nội dung của bài học có liên quan với vấn đề môi trường mới có

học phải có mối liên hệ lôgic chặt chẽ với các kiến thức trong bài học. Các kiến
thức trong bài học được coi là nền móng, là cơ sở cho kiến thức GDMT.
+ Các kiến thức GDMT đưa vào bài học phải có hệ thống, và phải phù hợp
với trình độ của học sinh, không gây quá tải làm hạn chế đến việc tiếp thu nội
dung chính của bài học. Theo nguyên tắc này, những kiến thức đưa vào bài phải
có sự sắp xếp đúng chỗ, hợp lý, làm cho kiến thức môn học thêm phong phú, sát
với thực tiễn…
+ Các kiến thức GDMT đưa vào bài học phải phản ánh được hiện trạng môi
trường hoặc tình hình bảo vệ môi trường ở địa phương, giúp học sinh dễ dàng
nhận thấy một cách cụ thể, không đưa ra những vấn đề xa lạ đối với các em…

3


2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
* Tình hình chung:
- Các bài học trong các chương: Sinh vật và môi trường, hệ sinh thái, con
người dân số và môi trường , bảo vệ môi trường trong sách giáo khoa lớp 9 viết
rất rõ ràng, đầy đủ và chi tiết .
- Các khái niệm: Môi trường, quần thể sinh vật, quần xã sinh vật, hệ sinh
thái sách giáo khoa lớp 9 trình bày rõ ràng dễ hiểu.
- Luật môi trường đã được Quốc hội sữa đổi thông qua năm 2005.
- Tài liệu giáo dục bảo vệ môi trường trong môn sinh học trung học cơ sở
được Bộ giáo dục đào tạo đưa về nhà trường rất đầy đủ.
* Tình hình địa phương.
Phường Quảng Hưng nằm ở phía Đông của TP Thanh Hóa, là địa phương
có Khu Công nghiệp Lễ Môn đang có rất nhiều Xí nghiệp, nhà máy hoạt
động….nên có khá nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế cũng như các
lĩnh vực khác. Song song với việc phát triển về kinh tế thì nhiều thách thức lớn
về ô nhiễm môi trường do chất thải, nước thải và khí thải công nghiệp cũng đang

- Thường ở thông tin này giáo viên bỏ qua vấn đề ô nhiễm môi trường
hoặc chưa có kiến thức thực tế sinh động nên học sinh chưa ý thức được sự
nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường.
- Theo cấu trúc chương trình SGK Sinh học nói chung và sinh học 9 nói
riêng, phần có liên quan tới môi trường thường đưa vào mục cuối của bài nên
người giáo viên hay chú tâm vào những nội dung chính của bài, nếu còn thời
gian mới liên hệ đến phần cuối hoặc bỏ qua phần liên hệ thực tế cho các em.
- Thông thường giáo viên chỉ thiết kế nội dung bài học theo SGK học sinh
sẽ cảm thấy chán học vì học sinh hiện nay có rất ít kiến thức thực tế: SGK nói
những gì thì học sinh biết điều đó hoặc giáo viên phải cung cấp thông tin. Từ đó
dẫn tới việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em chưa đạt được hiệu
quả cao.
- Giáo viên giảng dạy môn sinh học chưa được tập huấn nhiều về phương
pháp tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong tiết học. Dẫn đến việc
giảng dạy khai thác kiến thức môi trường hoặc dạy lồng ghép giáo dục bảo vệ
môi trường và hướng dẫn học sinh thực hiện các hành vi bảo vệ môi trường còn
nhiều hạn chế.
Từ những lý do đó mà giáo viên chưa nâng cao được ý thức bảo vệ môi
trường cho học sinh.
* Kết quả thực trạng trên.
Qua quá trình theo dõi, đánh giá bằng phiếu học tập theo hình thức trắc
nghiệm, bằng báo cáo tường trình trong giờ thực hành các giờ học ngoại khoá,
tôi có kết quả như sau:
Ý thức bảo vệ môi trường của học sinh
Tốt - Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL


18 em

46,2

8 em

20,5

Tổng cộng

81 em

28 em

34,5

37 em

45,7

16 em

19,8

%

Từ thực trạng trên, trong quá trình giảng dạy của mình, tôi đã thử nghiệm
một số phương pháp dạy học nhằm mục đích rèn luyện giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường cho học sinh, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong hoạt động dạy và học

thức giáo dục bảo vệ môi trường có liên quan với bài học qua giờ lên lớp.
Trong SGK sinh 9 có nhiều bài có khả năng liện hệ kiến thức bảo vệ môi
trường. Tuy nhiên, cần xác định các bài học có khả năng lồng ghép và lựa chọn
các kiến thức và vị trí có thể đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào bài
một cách hợp lí. Muốn làm được điều này phải luôn cập nhật các kiến thức về
môi trường.
Mặt khác, trong cấu trúc bài học nội dung có liên quan tới môi trường
thường được đặt ở cuối mỗi bài nên chiếm một nội dung rất nhỏ trong bài, tuy
nhiên người giáo viên nhất thiết không được coi là phần phụ mà dễ bỏ qua. Cần
đưa vào mục tiêu giáo dục của bài. Giáo viên dẫn dắt gợi ý cho học sinh tự nói
dựa trên hiểu biết của mình, sau đó giáo viên khuyến khích cho điểm đối với học
sinh đưa ra những thông tin đúng ngoài SGK.
Ví dụ: Bài 53:Tác động của con người đối với môi trường - SGK Sinh học 9.
Giáo viên cho học sinh tự đọc thông tin tìm hiểu sự tác động của con
người tới môi trường qua các thời kỳ phát triển của xã hội - học sinh sẽ hiểu
được thời kì nguyên thuỷ môi trường ít chịu tác động của con người, thời kỳ xã
hội nông nghiệp đã chịu sự tác động chủ yếu của con người do hoạt động phá
rừng làm rẫy, xây dựng khu dân cư......đặc biệt đến thời kỳ xã hội công nghiệp
thì việc cơ giới hoá nông nghiệp, đô thị hoá....dẫn tới suy giảm môi trường.
Tiếp theo, yêu cầu học sinh tự tìm hiểu những hoạt động của cộng đồng
dân cư nơi mình đang sống có ảnh hưởng tới môi trường như thế nào? Cuối
cùng tìm ra các biện pháp bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên.

6


Như vậy ta cứ tiến hành tích hợp ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh
vào các bài học liên tục. Từ đó hình thành cho các em thói quen bảo vệ môi
trường trước hết ở phương diện lý thuyết sau đó sẽ thành hành động cụ thể khi
các em hiểu rõ vấn đề.

Bước 1: Xác đinh tên chủ đề.
Bước 2: Xác định mục tiêu, nội dung.
Bước 3: Xác định thời gian, địa điểm.
Bước 4: Thành lập nhóm giám khảo
Bước 5: Tuyên truyền phát động trò chơi, hội thi.
Bước 6: Thiết kế chương trình.
Bước 7: Chuẩn bị cơ sở vật chất - thiết bị
Bước 8: Tiến hành trò chơi, hội thi.
Bước 9: Tổng kết, rút kinh nghiệm.
7


Ví dụ: Dạy bài 62: Thực hành vận dụng luật bảo vệ môi trường vào việc
bảo vệ môi trường ở địa phương (Sinh học 9)
Hoạt động 1: Giáo viên nêu mục tiêu và yêu cầu bài học
Hoạt động 2: Tổ chức thực hành.
- Giáo viên chia học sinh làm 4 tổ.
- Giao nhiệm vụ cho mỗi tổ.
+ Tổ 1: Thảo luận nội dung: Không đổ rác bừa bãi gây mất vệ sinh.
+ Tổ 2: Thảo luận nội dung: Không gây ô nhiễm nguồn nước.
+ Tổ 3: Thảo luận nội dung: Không sử dụng phương tiện giao thông cũ nát
+ Tổ 4: Thảo luận nội dung: Không sử dụng thuốc nổ để đánh bắt cá.
- Giáo viên yêu cầu mỗi tổ đưa ra các tình huống có vấn đề trong nội dung
của tổ và chuẩn bị giải quyết tình huống của các tổ còn lại.
- Giáo viên cho học sinh bốc thăm để đưa tình huống của các tổ và giải
quyết tình huống ở các tổ.
Hoạt động 3: Học sinh tiến hành thảo luận.
Hoạt động 4: Đại diện các nhóm đưa ra tình huống và giải quyết tình
huống theo sự sắp xếp bốc thăm.
- Ví dụ một số câu hỏi bốc thăm:

luận nhóm tự tìm đáp án điền vào bảng, Đồng thời thảo luận các câu hỏi sau :
Nguyên nhân nào dẫn tới ô nhiễm hệ sinh thái đã quan sát ? Có cách nào
khắc phục được không ?
Những hoạt động nào của con người đã gây nên sự biến đổi hệ sinh thái đó ?
Xu hướng biến đổi của hệ sinh thái đólà xấu đi hay tốt lên ? Theo em chúng ta
cần làm gì để khắc phục những biễn đổi xấu của hệ sinh thái đó ?
Cảm tưởng của em sau khi học bài thực hành về tìm hiểu tình hình môi
trường ở địa phương ? Nhiệm vụ của học sinh đối với công tác phòng chống ô
nhiễm là gì ?
Kết quả : Trong quá trình thực hành, bằng kiến thức thực tế học sinh cảm nhận
được vai trò của việc bảo vệ môi trường tại địa phương nói riêng và trên toàn
cầu nói chung trong giai đoạn hiện nay và cũng từ hoạt động ngoại khóa này các
em có ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường nơi công cộng tại địa
phương.
BÀI SOẠN TÍCH HỢP NỘI DUNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN
SINH HỌC 9.
GIÁO ÁN :
TIẾT 58 - Bài 54:
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I . Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được các nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó có ý thức bảo vệ môi
trường sống.
- Hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó nâng cao
ý thức bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng thảo luận nhóm.
- Rèn kỹ năng phân tích kênh hình.
- Rèn kỹ năng liên hệ thực tế.
3. Thái độ:

- Vậy ô nhiễm môi trường là gì?
- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là
gì?
* Ô nhiễm môi trường là hiện
HS thảo luận theo nhóm.
tượng môi trường tự nhiên bị
Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các
bẩn, đồng thời tính chất vật lí và
nhóm khác nhận xét bổ xung.
hóa học, sinh học của môi
GV: nhận xét và đưa ra đáp án đúng.
trường bị thay đổigây tác hại tới
Yêu cầu nêu được:
đời sống của con người và các
- Môi trường bị ô nhiễm.
SV khác
- Ô nhiễm môi trường.
* Nguyên nhân do:
- Kn
+ Hoạt động của con người
- Nguyên nhân do:
+ Hoạt động của tự nhiên
+ Hoạt động của con người
+ Hoạt động của tự nhiên
ĐVĐ : Trong hoạt động sống của con
người và trong tự nhiên đã gây ra ô nhiễm
môi trường, vậy các tác nhân gây ra ô
nhiễm môi trường là gì, chúng ta cùng
nghiên cứu mục II.
II. Các tác nhân gây ô nhiễm

gì?
Yêu cầu nêu được:
- Các khí thải CO2; NO2; SO2; CO
- Hậu quả: Viêm phổi, ung thư, chiếm chỗ
hồng câu.., gây chết ở liều cao, mưa axit.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
Các nhóm khác nhận xét bổ xung.
GV: nhận xét kết luận.
- GV liên hệ:
- Ở nơi gia đình em sinh sống có hoạt động
nào đốt cháy nhiên liệu gây ô nhiễm không
khí ? Em sẽ làm gì trước tình trạng đó.
HS: - Có: đun củi, than,...
- Em sẽ tuyên truyền....

- Các khí thải ra từ các nhà
máy, giao thông vận tải,đốt cháy
nhiên liệu trong sinh hoạt là khí
CO2; NO2; SO2; CO,..gây ô
nhiễm bầu không khí

- Hậu quả: viêm phế quản, ung
*GV phân tích thêm: việc đốt cháy nhiên thư, gây chết ở liều cao
liệu than tổ ong trong gia đình sinh ra
lượng khí CO; CO2... Nếu đun bếp không
thông thoáng, các khí này sẽ tích tụ gây độc
hại cho con người.
ĐVĐ : Ngoài ô nhiễm về khí thải ra hoạt
động của con người gây ô nhiễm thuốc
BVTV và chất độc hóa học

- Đột biến gen
- Con đường phát tán:
+ Hoá chất (dạng hơi) nước mưa đất (tích
tụ) Ô nhiễm mạch nước ngầm.
+ Hoá chất nước mưa (tích tụ) ao hồ,
sông, biển
+ Hoá chất còn bám và ngấm vào cơ thể
sinh vật.
Gv chiếu hình ảnh 1 số người bị nhiễm
thuốc BVTV, chất đi ô xin.
Em hãy rút ra kết luận về ô nhiễm môi
trường do hóa chất bảo vệ thực vật và hóa
chất độc hại?
* GV bổ sung thêm: với 1 số chất độc khó
phân huỷ, trong chuỗi thức ăn nồng độ các
chất ngày một cao hơn ở các bậc dinh
dưỡng cao khả năng gây độc với con
người là rất lớn.

KL:
Các hoá chất bảo vệ thực vật và
chất độc hoá học thường tích tụ
trong đất, nước,… phát tán khắp
nơi gây hại tới toàn bộ HST,
-Hậu quả gây nhiều bệnh nguy
hiểm cho con người và sinh vật.

12



rắn là những chất nào ? có nguồn gốc từ
đâu ?
HS: Giấy vụn,túi nilông gạch, bông kim
tiêm,...
- Gv yêu cầu HS điền nội dung vào bảng
54.2.
* GV yêu cầu HS lên bảng hoàn thành
bảng.
- HS trả lời bằng cách hoàn thành bài tập:
Tên chất thải rắn
Nguồn gốc
- Giấy vụn, túi nilông
- Gạch, ngói,..
- Ống tiêm, bông băng
y tế
- Theo các em chất thải rắn gây tác hại gì ?
HS: Ô nhiễm môi trường đất, nước, không
13


khí, tai nạn, cản trở dòng chảy,..
- Đối với HS các em phải làm gì để làm
giảm bớt ô nhiễm do chất thải rắn gây lên ?
HS: Không vứt rác ……
- Làm thế nào để hạn chế sự thải ra ngoài
môi trường những chất thải rắn?
- Sử dụng những sản phẩm dễ phân hủy,
hạn chế sử dụng túi linon, phân loại rác, tái KL :
sử dụng những chất thải còn dùng được…
- Nguồn gốc do SX và sinh hoạt

gia súc)
Rút ra kết luận về ô nhiễm môi trường do
các sinh vật gây bệnh?
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là
gì?
14


Nêu biện pháp hạn chế ô nhiễm môi
trường?
HS: Trả lời
Qua bài học hôm nay các em rút ra điều gì KL :
cho bản thân?
- Nguồn gốc: Do chất thải chưa
HS: trả lời
được xử lí
GV: kết luận.
- Hậu quả: gây dịch hại
Phần liên hệ địa phương:
GV: trình chiếu một số hình ảnh vể tình
hình môi trường ở địa phương
HS quan quan sát hình ảnh trên máy chiếu
kết hợp với tình hình thực tế ở địa phương,
thảo luận trả lời câu hỏi:
- Em có nhận xét gì về tình hình môi
trường hiện nay ở địa phương?
- Là học sinh em có những biện pháp gì để
bảo vệ môi trường?
HS : thảo luận theo nhóm.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các

Lớp

SS

9A1
9A2
Tổng cộng

42
39
81

Ý thức bảo vệ môi trường của học sinh
Tốt – Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
30
71,4
12
28,6
0
28
71,8
11
28,2

thế giới”, “ Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn”, và các hoạt động khác như
“ ngày thứ bảy tình nguyện” , “ ngày chủ nhật xanh” do đoàn phường và nhà
trường tổ chức . Góp phần từng bước xây dựng môi trường sống trên địa bàn
phường Quảng Hưng ngày càng xanh – sạch – đẹp.
3. PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .
- Kết luận.
Trên đây là những suy nghĩ và việc làm mà tôi đã thực hiện ở lớp 9A1, lớp
9A2 trường THCS Quảng Hưng và đã có những kết quả đáng kể đối với học
sinh trong quá trình học tập.
Với đề tài này trước hết tôi đã đưa ra phần lý thuyết có kèm theo ví dụ mà tôi
cho là điển hình, cơ bản nhằm giúp các em củng cố và nắm vững hơn về lý thuyết
rồi từ đó các em liên hệ vào thực tiễn cuộc sống, trở thành một tuyên truyền viên
đắc lực trong công tác bảo vệ môi trường tại địa phương.
16


Mặc dù trong quá trình vận dụng, một số em còn vướng mắc nhưng với sự
gợi ý của tôi hầu hết các em đều tìm ra hướng giải quyết và làm được hết bài tập
ứng dụng mà tôi đã ra. Trong đó một số em có tiến bộ rõ rệt. Ngoài bài tập trên
các em còn sưu tầm thêm các bài tập có liên quan đến các kiến thức bảo vệ môi
trường ở các sách nâng cao để tìm hiểu nhằm nâng cao hiểu biết về ý nghĩa của
công tác bảo vệ môi trường trong cuộc sống hiện nay.
Điều trước tiên tôi thấy được là học sinh hăng say học tập trong các giờ
lên lớp. Với học sinh lớp 9A1 và lớp 9A2 mà tôi giảng dạy, các dạng bài học
liên quan đến kiến thức bảo vệ môi trường không còn là vấn đề đáng ngại nữa.
Sự tiến bộ và sự đam mê của các em luôn là nguồn sức mạnh tiếp thêm cho tôi
trong công tác giảng dạy của mình.
Tôi mong rằng đề tài này sẽ cũng giúp học sinh lớp 9 của trường THCS
Quảng Hưng và đồng nghiệp trong trường hiểu rõ hơn về vấn đề dạy tích hợp
nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thông qua giảng dạy môn sinh học 9.

bộ môn Vật lí nói riêng được tốt hơn, đồng thời cần thường xuyên bổ sung các loại
tài liệu tham khảo để giáo viên có điều kiện tìm hiểu nhiều hơn về các kiến thức liên
quan đến bài dạy.
- Cần chỉ đạo tổ chức Đoàn Thanh niên tổ chức các hoạt động cụ thể và
sinh động nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động ngoại khóa về giáo dục môi
trường như tổ chức hưởng ứng “Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn”, “Tuần lễ
về nước sạch vệ sinh môi trường”, bằng những hoạt động bảo vệ môi trường
nhân ngày “Môi trường thế giới” (5/6); trong đó chú trọng việc nâng cao hiệu
quả tuyên truyền về vệ sinh môi trường; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu theo từng
đề tài về môi trường với nhiều hình thức như: bài viết, vẽ tranh, chụp ảnh, làm
băng hình, trắc nghiệm kiến thức; phổ biến các bài hát có nội dung giáo dục môi
trường .
- Cần tạo điều kiện để cho giáo viên, HS được đi tham quan, học hỏi kinh
nghiệm, học tập nâng cao hiểu biết về môi trường.
- Tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh về bảo vệ
môi trường, gắn việc giáo dục môi trường với việc triển khai thực hiện cuộc vận
động “Xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực”.
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi tự rút ra khi nghiên cứu đề
tài “Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thông qua giảng dạy môn
sinh học 9 tại Trường THCS Quảng Hưng - Thành phố Thanh Hóa” khi viết
đề tài này không thể tránh khỏi những thiếu xót, rất mong nhận được sự quan
tâm góp ý của đồng nghiệp và hội đồng khoa học các cấp để bổ sung cho đề tài
của tôi được vận dụng vào giảng dạy đạt kết quả tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh hóa, ngày 19 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết


Trang

1. MỞ ĐẦU.

1

1.1. Lý do chọn đề tài.

1

1.2. Mục đích nghiên cứu.

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu.

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu.

2

2. NỘI DUNG.

3

2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.

3


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status