CHUYÊN ĐỀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUA DẠY HỌC MÔN SINH HỌC TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ (CẤP THPT) - Pdf 45

CHUYÊN ĐỀ
TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUA DẠY HỌC
MÔN SINH HỌC TRONG CÁC TRƯỜNG
PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ (CẤP THPT)
I. Mục tiêu GDBVMT trong môn Sinh học cấp THPT
GDBVMT là quá trình nhằm hình thành và phát triển người học sự hiểu biết và
quan tâm trước những vấn đề môi trường, bao gồm: kiến thức, thái độ, hành vi, trách
nhiệm và kĩ năng để tự mình và cùng tập thể đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề
môi trường trước mắt cũng như lâu dài (Bộ giáo dục và đào tạo/ Chương trình phát triển
Liên hợp quốc 1998)
Việc GDBVMT cần được thực hiện đồng thời ở cả 3 cấp độ: Giáo dục về môi
trường (cung cấp những kiến thức về môi trường nhằm nâng cao nhận thức của người học
về vấn đề môi trường); Giáo dục trong môi trường (hình thành cho người học những kĩ
năng hành động trong môi trường như: kĩ năng nhận biết, xác định các vấn đề môi trường;
kĩ năng thu thập, phân tích thông tin môi về trường; kĩ năng đề xuất các giải pháp bảo vệ
môi trường; kĩ năng ra quyết định bảo vệ môi trường....); Giáo dục vì môi trường (hình
thành ý thức, thái độ bảo vệ môi trường, lối sống thân thiện với môi trường)
Đối với việc tích hợp GDBVMT trong môn Sinh học cấp THPT, sau khi học xong
chương trình Sinh học cấp THPT, ngoài việc cần đạt được những mục tiêu của môn học,
học sinh cần đạt được những mục tiêu về GDBVMT, cụ thể như sau
1. Về kiến thức
Phân tích được mối quan hệ hữu cơ giữa các thành phần của môi trường (khí hậu,
thổ nhưỡng, sinh vật, cảnh quan thiên nhiên...)
Phân tích được mối quan hệ tác động qua lại giữa sinh vật với sinh vật và giữa sinh
vật với môi trường sống
Biết được tình hình khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên
Phân tích được mối quan hệ dân số, môi trường và vấn đề khai thác tài nguyên
thiên nhiên
Nêu được hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm môi trường và suy thoái
môi trường
Biết được các biện pháp bảo vệ môi trường có hiệu quả

THPT đều có thể hình thành cho học sinh kiến thức, kĩ năng, thái độ, hành vi về BVMT ở
nhà trường và ở địa phương. Môn Sinh học có nhiều bài thực hành có nội dung
GDBVMT, các bài thực hành này chủ yếu rèn luyện cho các em kĩ năng, hình thành ở các
em thái độ đúng đắn đối với môi trường. Có nhiều bài học của môn Sinh học cấp THPT
có thể tích hợp nội dung GDBVMT ở mức độ toàn phần (xem mục địa chỉ tích hợp).
Việc tích hợp nội dung GDBVMT trong môn Sinh học ở cấp THPT được thể
hiện ở 3 mức độ:
• Mức độ toàn phần: Mục tiêu, nội dung của cả bài học hoặc của cả chương học phù
hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung GDBVMT.
+ Trong sách giáo khoa Sinh học 12 có phần bảy là phần Sinh thái học, nhiều bài
học trong phần này có thể tích hợp nội dung GDBVMT ở mức độ toàn phần (có mục tiêu, nội
dung của bài học phù hợp hoàn toàn với mục tiêu, nội dung GDBVMT), ví dụ: Bài 35 "Môi

2


trường sống và các nhân tố sinh thái"; Bài 42 "Hệ sinh thái"; Bài 46: Thực hành "Quản lý và
sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên"
• Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần của bài học (một mục, một đoạn hay một câu) có
mục tiêu và nội dung GDBVMT. Trong SGK Sinh học cấp THPT có nhiều bài học có thể
tích hợp nội dung GDBVMT ở mức độ bộ phận
Ví dụ, ở SGK Sinh học 10 (cơ bản), Bài 2 “Các giới sinh vật” có mục II.4. “Giới
thực vật (plantae)”; ở SGK Sinh học 11, Bài 6 "Dinh dưỡng nitơ ở thực vật" có mục V.
"Phân bón với năng suất cây trồng và môi trường"; Bài 8 “Quang hợp ở thực vật” có mục
I.2. “Vai trò của quang hợp”; ở SGK Sinh học 12, Bài 41 "Diễn thế sinh thái" có mục IV
"Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái"; Bài 44 "Chu trình sinh địa hóa
và sinh quyển" có mục II.1. "Chu trình cacbon".
• Mức độ liên hệ: Dựa vào nội dung của bài học, giáo viên liên hệ nội dung của bài học
với nội dung GDBVMT một cách lôgic, phù hợp. Ví dụ, ở SGK Sinh học 12, Bài 4 “Đột
biến gen”, giáo viên có thể tích hợp nội dung GDBVMT ở mức độ liên hệ vào mục II.1.

+ Quần thể sinh vật: cấu trúc quần thể, các đặc trưng cơ bản của quần thể; tác động
qua lại giữa quần thể với môi trường
+ Quần xã sinh vật: cấu trúc quần xã; các đặc trưng của quần xã sinh vật; tác động
qua lại giữa quần xã với môi trường
+ Hệ sinh thái: cấu trúc của hệ sinh thái; vai trò của hệ sinh thái đối với con người
và môi trường
+ Sinh quyển: cấu trúc của sinh quyển; sinh quyển và môi trường sống của sinh vật
2. Mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật và giữa sinh vật với môi trường sống
+ Các sinh vật luôn có quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng bởi chuỗi và lưới thức
ăn tạo nên sự cân bằng sinh thái và duy trì sự đa dạng sinh học
+ Các sinh vật luôn chịu sự tác động bởi các yếu tố của môi trường sống, đồng
thời chúng cũng tác động trở lại môi trường làm thay đổi các yếu tố của môi trường
3. Mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống
+ Dân số tăng nhanh làm tăng các chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất
thải y tế, khí thải giao thông...gây nên ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và gây ra
những hiện tượng thời tiết bất thường làm ảnh hưởng đến năng suất vật nuôi, cây trồng và
sức khỏe con người
+ Dân số tăng nhanh dẫn đến nhu cầu sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày
một tăng làm cho nhiều nguồn tài nguyên bị giảm sút và suy thoái nghiêm trọng
+ Các chất thải do hoạt động của con người tạo ra đã vượt quá khả năng đồng hóa
của môi trường, gây ra ô nhiễm môi trường, xuất hiện nhiều bệnh nan y cho loài người
4. Chu trình chuyển hóa các chất và vấn đề ô nhiễm môi trường
+ Chu trình chuyển hóa cacbon và vấn đề ô nhiễm môi trường không khí
+ Chu trình chuyển hóa các hóa chất độc hại và vấn đề ô nhiễm nguồn nước, ô
nhiễm đất và suy thoái đất
+ Vấn đề xử lí các nguồn chất thải hiện nay
5. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên: vai trò, thực trạng và giải pháp bảo vệ
+ Tài nguyên rừng: Rừng là môi trường sống của các loài động, thực vật, cung cấp
các nguồn nước, hạn chế xói mòn, lũ lụt, giúp điều tiết tỉ lệ CO2/O2 trong không khí…


pháp dùng lời để thuyết trình, giải thích về một nội dung kiến thức, một vấn đề nào đó.
Trong dạy học tích hợp GDBVMT, thuyết trình, giảng giải được sử dụng có hiệu quả
trong trường hợp giáo viên giải thích những kiến thức trừu tượng về môi trường cho học
sinh, ví dụ giải thích ý nghĩa của việc bảo vệ sự đa dạng sinh học

5


Thuyết trình, giảng giải còn có ưu điểm là giáo viên truyền được cảm xúc đến cho
các em học sinh thông qua ngữ điệu, kết hợp với cử chỉ. Qua đó, giúp học sinh thấy được
ý nghĩa và sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường.
1.2. Phương pháp vấn đáp: Trong phương pháp này, giáo viên đặt ra những câu
hỏi, HS trả lời hoặc là những câu hỏi tranh luận giữa các học sinh với nhau, giữa HS với
GV. Thông qua quá trình vấn đáp, trả lời các câu hỏi, HS sẽ lĩnh hội được những kiến
thức trong bài học và những kiến thức thực tế liên quan đến nội dung bài học
Trong quá trình dạy học, phương pháp vấn đáp tái hiện hoặc vấn đáp tìm tòi
thường được sử dụng phổ biến.
+ Vấn đáp tái hiện: những câu hỏi đặt ra yêu cầu học sinh tái hiện lại những kiến
thức đã học hoặc đã biết từ trước. Vấn đáp tái hiện thường được sử dụng để gợi ý, dẫn dắt
học sinh khi học bài mới hoặc được sử dụng để liên hệ kiến thức đã học với những kiến
thức mới, hoặc để cũng cố, kiểm tra kiến thức của HS, ví dụ sau khi học xong bài Diễn
thế sinh thái, GV có thể vấn đáp tái hiện học sinh bằng câu hỏi như sau:
- Diễn thế sinh thái là gì?
- Nguyên nhân nào gây nên diễn thế sinh thái?
+ Vấn đáp tìm tòi: những câu hỏi đặt ra mà câu trả lời cho chúng phải chứa đựng
những kiến thức mới, chưa biết trước đó, ví dụ, trong tiến trình dạy bài mới giáo viên đặt
câu hỏi:
- Những nguyên nhân nào làm suy giảm sự đa dạng sinh học?
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ sự đa dạng sinh học?
1.3. Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan

- Vấn đề cần giải quyết
2. Nêu nhiệm vụ
- Sản phẩm cần đạt được
- Giới hạn thời gian
3. Tìm và khai thác nguồn thông tin
- Thông tin trong các tài liệu tham khảo
- Thông tin trên các website (tri thức nhân loại)
- Trí sáng tạo của các học sinh (tri thức cá nhân)
4. Tiến hành theo quy trình
- Động não tập thể tìm nguyên nhân và giải pháp
- Xác định nhiệm vụ cần thực hiện
- Phân công các công việc và người phụ trách các phần việc
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc kết quả thực hiện
5. Đánh giá, kết luận, rút kinh nghiệm
1.5. Phương pháp thí nghiệm
Phương pháp này nhằm minh họa cho những kiến thức đã học hoặc để dạy kiến
thức mới hoặc để tìm lời giải đáp cho một vấn đề nào đó đã đặt ra.
Khi áp dụng phương pháp thí nghiệm, giáo viên cần lưu ý đối với những thí
nghiệm đòi hỏi phải tiến hành trong thời gian dài thì giáo viên phải tiến hành thí nghiệm
trước hoặc hướng dẫn cho học sinh làm ở nhà sau đó bào cáo kết quả tại lớp.

7


Ví dụ: Nhờ quá trình quang hợp, hàm lượng khí ôxi và khí cacbônic trong không khí
được ổn định. Để chứng minh cho quá trình quang hợp thải khí ôxi, người ta tiến hành thí
nghiệm như sau:
+ Lấy 2 cốc thủy tinh A và B đựng đầy nước.
+ Lấy 2 ống nghiệm và đổ đầy nước vào 2 ống nghiệm.
+ Cho vào mỗi ống nghiệm 1 cành rong đuôi chó (không để cho không khí lọt vào).


8


Kĩ thuật động não có thể được thực hiện dưới dạng nói hoặc viết và lưu ý rằng
chúng ta không đánh giá và phê phán trong quá trinh thu thập ý tưởng của các thành viên
Ví dụ: Khi dạy mục III. Các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên trái đất, Bài 42: Hệ sinh
thái (Sinh học 12), giáo viên có thể sử dụng kĩ thuật động não như sau: yêu cầu mỗi học
sinh viết ra ít nhất 3 hành động nhằm bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên. Sau đó GV liệt kê
các hành động mà HS nêu ra lên bảng, loại trừ những hành động chưa đúng, làm rõ những
hành động gần đúng, phân loại các hành động và cuối cùng tổng kết lại
2.2. Kĩ thuật công đoạn
Là kĩ thuật trong đó lớp được chia làm các nhóm, mỗi nhóm được giao giải quyết
một vấn đề khác nhau. Ví dụ: nhóm 1- thảo luận vấn đề A, nhóm 2- thảo luận vấn đề B,
nhóm 3- thảo luận vấn đề C, nhóm 4- thảo luận vấn đề D.
Sau khi các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận vào giấy A o xong, các nhóm
sẽ luân chuyển giáy Ao ghi kết quả thảo luận cho nhau. Cụ thể là: nhóm 1 chuyển cho
nhóm 2, nhóm 2 chuyển cho nhóm 3, nhóm 3 chuyển cho nhóm 4, nhóm 4 chuyển cho
nhóm 1
Các nhóm đọc và ghi ý kiến góp ý, bổ sung vào chính tờ A o cho nhóm bạn. Sau đó
lại tiếp tục luân chuyển kết quả cho nhóm tiếp theo và nhận tiếp kết quả góp ý từ một
nhóm khác. Cứ như vậy cho đến khi các nhóm đã nhận lại được tờ giấy A o của nhóm
mình cùng với các ý kiến góp ý của các nhóm khác. Sau đó, từng nhóm sẽ xem và xử lí
các ý kiến của các bạn để hoàn thiện lại kết quả thảo luận của nhóm. Sau khi hoàn thiện
xong, các nhóm sẽ treo kết quả thảo luận trước lớp.
2.3. Kĩ thuật XYZ
Là kĩ thuật trong đó lớp được chia làm X nhóm, mỗi thành viên trong nhóm phải
đưa ra Y ý tưởng, trong thời gian Z phút. Các giá trị X,Y,Z thường được sử dụng là 6 - 3 5 hay 5 - 4 - 5. Kĩ thuật này cũng giống như kĩ thuật động não, có tác dụng kích thích học
sinh tư duy, phát biểu ý kiến hoặc đưa ra các ý tưởng nhưng được sử dụng trong nhóm
nhỏ để kích thích các thành viên trong nhóm làm việc.

Kĩ thuật phòng tranh rất có hiệu quả trong dạy học tích hợp nội dung GDBVMT,
giúp hình thành ở HS những ý tưởng và đưa ra những quyết định về các hành động
BVMT
3. Một số phương tiện dạy học tích hợp nội dung GDBVMT trong môn Sinh học có
hiệu quả
Các phương tiện trực quan có vai trò rất quan trọng trong dạy học tích hợp
GDBVMT. Những phương tiện dạy học phổ biến và có hiệu quả khi dạy học tích hợp nội
dung GDBVMT bao gồm: tranh, ảnh; băng, đĩa hình; mẫu vật thật về các vấn đề MT.
Hiện nay giáo viên có thể dễ dàng tìm kiếm các tranh ảnh, các video, cũng như
những tư liệu khác, thông tin cập nhật về môi trường trên internet để phục vụ cho dạy học
tích hợp nội dung GDBVMT trong môn sinh học
Tuy nhiên, khi sử dụng các phương tiện trực quan để dạy học tích hợp nội dung
GDBVMT, giáo viên cần lưu ý nội dung chứa trong phương tiện trực quan (nội dung
tranh, ảnh, đĩa hình) phải phù hợp với nội dung bài học và có ý nghĩa GDBVMT
V. Bảng địa chỉ tích hợp nội dung GDBVMT trong môn Sinh học cấp THPT
1. Bảng địa chỉ tích hợp nội dung GDBVMT trong môn Sinh học 10
Tên bài học

Địa chỉ

Nội dung GDBVMT

tích hợp
Mục I. Các cấp tổ - Sự đa dạng về các cấp tổ chức sống đã

10

Mức độ
tích hợp
Liên hệ

mòn, sụt lở, lũ lụt, hạn hán, giữ nguồn
nước ngầm và có vai trò quan trọng trong
hệ sinh thái. Do đó cần có ý thức bảo vệ
thực vật; không chặt phá rừng bừa bãi;
tích cực trồng cây gây rừng

Bộ phận

Mục II. 4. Giới Thực
vật (Plantae)

Mục II. 5. Giới động
vật (Animalia)

Bài 3: Các
nguyên
tố Mục II.2. Vai trò của
hoá học và nước đối với tế bào
nước

- Động vật có vai trò quan trọng đối với
tự nhiên và đời sống con người → cần
giáo dục học sinh ý thức bảo vệ các loài
động vật hoang dã, động vật quý hiếm,
bảo vệ sự đa dạng sinh học. Phê phán các
hành động săn bắn, giết thịt và buôn bán
động vật hoang dã.

- Nước có vai trò rất quan trọng đối với
sự sống của tất cả các loài sinh vật, trong

và bảo vệ cây xanh

Bài 14:
Enzim và vai Mục I.3. Các yếu tố
trò của
ảnh hưởng đến hoạt
Enzim trong tính của enzim
quá trình
chuyển hoá
vật chất

- Một số chất hóa học có thể ức chế sự
hoạt động của enzim. Ví dụ thuốc trừ sâu
DDT là chất ức chế một số enzim quan
trọng của hệ thần kinh ở người và động
vật → cần hạn chế việc sử dụng hoặc sử
dụng đúng nguyên tắc các loại thuốc hoá
học bảo vệ thực vật nhằm góp phần bảo
vệ sức khỏe con người và BVMT sống

Bài 16: Hô
hấp tế bào

Bài 17:
Quang hợp

Mục: Em có biết

- Quá trình đốt cháy các nhiên liệu để
phục vụ cho các hoạt động sống của con

phát triển của các nhà máy, xí nghiệp, các
khu công nghiệp đã làm gia tăng lượng

12

Liên hệ

Liên hệ

Liên hệ

Bộ phận

Bộ phận


khí CO2, NO...và gây ra hiệu ứng nhà
kính
Bài 18: Chu Mục I. Chu kì tế bào
kì tế bào và
quá
trình
nguyên phân Mục: Em có biết:
Thuốc lá - tác nhân
gây ung thư

- Các hóa chất độc hại, khói thuốc lá, các
tia phóng xạ,...là nguyên nhân gây rối
loạn cơ chế điều khiển quá trình phân
bào, dẫn đến xuất hiện bệnh ung thư, gây

26 sang bài 25)

- Vi sinh vật có tốc độ sinh sản rất nhanh.
Nhiều vi sinh vật gây bệnh cho con người
và vật nuôi có tốc độ sinh sản nhanh trong
điều kiện MT bị ô nhiễm → cần có ý thức
và tích cực bảo vệ, làm sạch MT sống để
các nguồn bệnh không có điều kiện phát
triển; không nuôi gia súc ở quá gần nơi ở
của con người

Bài 27: Các Mục I.2: Chất ức chế - Nhiều chất hóa học có tác dụng ức chế
yếu tố ảnh sự sinh trưởng
sự sinh trưởng của vi sinh vật → nên sử
hưởng đến
dụng các chất diệt khuẩn để, bảo vệ môi
sinh trưởng
trường sống trong sạch; sử dụng một số
của vi sinh
chất hóa học như thuốc tím, muối để
vật
ngâm rau sống, củ quả, nhằm đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm
- Hạn chế sử dụng hoặc sử dụng đúng
nguyên tắc các loại thuốc hóa học bảo vệ
thực vật sẽ góp phần bảo vệ các loài vi
sinh vật có lợi trong đất, góp phần duy trì
độ phì nhiêu, màu mỡ của đất
- Đa số các loài vi sinh vật gây bệnh, gây


dùng để sản xuất chế phẩm diệt sâu phá
hoại mùa màng, được dùng để chuyển
gen lành đưa vào cơ thể thay cho gen
bệnh

- Hiện nay có nhiều chủng virut gây thiệt
Mục I.2. Virut kí sinh hại lớn cho sản xuất nông nghiệp mà chưa
có thuốc điều trị → biện pháp tốt nhất là
Bài 31: Vi ở thực vật
chọn giống cây sạch bệnh, vệ sinh đồng
rút gây bệnh
ruộng và tiêu diệt vật trung gian truyền
và ứng dụng
bệnh
của vi rut
- Việc lạm dụng thuốc trừ sâu hóa học đã
trong
thực
ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người và
tiễn
MT sống → việc khai thác những lợi ích
Mục II.2. Ứng dụng của một số chủng virut để sản xuất thuốc
của virut trong nông trừ sâu sinh học nhằm làm giảm ô nhiễm
nghiệp: thuốc trừ sâu MT và an toàn đối với sức khỏe con
người cần được quan tâm nghiên cứu và
từ virut
ứng dụng vào thực tiễn.
Bài 32: Bệnh
- Cần có ý thức bảo vệ môi trường, giữ vệ
truyền nhiễm Mục I.2. Phương thức sinh môi trường sạch sẽ nhằm hạn chế sự

cây → ảnh hưởng đến sự hút nước
muối khoáng và ion khoáng
và ion khoáng của cây → ảnh
ở rễ
hưởng đến sự sinh trưởng, phát
triển và sự sống của cây
Mục III: Ảnh hưởng
của các tác nhân
môi trường đối với
quá trình hấp thụ
nước và ion khoáng
ở rễ cây

- Các yếu tố như áp suất thẩm thấu,
độ pH, độ thoáng của đất ảnh
hưởng đến sự hấp thụ nước và ion
khoáng ở rễ. Do đó, cần có ý thức
bảo vệ môi trường đất bằng cách
bón phân hợp lý, hạn chế sử dụng
thuốc hóa học bảo vệ thực vật,
thường xuyên tạo độ thoáng cho
đất

- Sự ô nhiễm môi trường đất và
Bài 1: Sự hấp Mục I: Rễ là cơ nước (do nhiều nguyên nhân khác
thụ nước và quan hấp thụ nước nhau) sẽ gây tổn thương hệ rễ của
cây → ảnh hưởng đến sự hút nước
muối khoáng và ion khoáng
và ion khoáng của cây → ảnh
ở rễ

rây
cành, ngắt ngọn cây vì sẽ làm ảnh
hưởng đến quá trình vận chuyển
các chất trong cây, ảnh hưởng đến
sự sinh trưởng và năng suất của cây

15

Liên hệ


trồng
Bài 3: Thoát
Mục III. Các tác
hơi nước
nhân ảnh hưởng đến
quá trình thoát hơi
nước

- Thoát hơi nước có vai trò quan
trọng đối với đời sống thực vật và
đối với môi trường sống của con
người. Quá trình thoát hơi nước
chịu ảnh hưởng của các tác nhân
như hàm lượng nước, ánh sáng,
nhiệt độ, gió, một số ion
khoáng...Do đó, cần tạo môi trường
sống thuận lợi và có chế độ chăm
sóc cây trồng hợp lý để ít ảnh
hưởng đến quá trình thoát hơi nước

môi trường nước → cần bón phân
với liều lượng hợp lý để đảm bảo
cho cây trồng sinh trưởng, phát
triển tốt và không gây ô nhiễm MT.
Bài 6: Dinh Mục V.3. Phân bón - Khi lượng phân bón vượt quá
dưỡng nitơ ở và môi trường
mức tối ưu, cây sẽ không hấp thụ
thực vật (tiết
hết. Dư lượng phân bón sẽ làm xấu

16

Liên hệ

Bộ phận

Bộ phận


2)

tính chất vật lý, hóa học và sinh
học của đất. Dư lượng phân bón sẽ
bị nước mưa cuốn xuống các ao,
hồ, sông, suối gây ô nhiễm môi
trường nước. Do đó, cần bón phân
với liều lượng hợp lý để có tác
dụng làm tăng năng suất cây trồng
và không gây ô nhiễm môi trường


- Các yếu tố của ngoại cảnh như
ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2,
nước, nguyên tố khoáng đều có ảnh
hưởng đến cường độ quang hợp của
thực vật. Do đó, cần tạo môi trường
thuận lợi, có chế độ chăm sóc hợp
lý để cây trồng sinh trưởng, phát
triển tốt cho năng suất cao
- Các biện pháp nông sinh như bón
phân, tưới nước hợp lý, kĩ thuật
chăm sóc tốt sẽ góp phần làm tăng
năng suất cây trồng thông qua làm
tăng cường độ quang hợp → cần
cung cấp nước, bón phân và chăm
sóc hợp lý để cây trồng sinh
trưởng, phát triển tốt cho năng suất
cao.

Bài 12: Hô Mục IV.2. Mối quan - Các yếu tố môi trường như O 2,
hấp ở thực vật hệ giữa hô hấp và nước, nhiệt độ, CO2…có ảnh

17

Bộ phận

Bộ phận

Liên hệ

Liên hệ

đời sống thực vật
bảo vệ môi trường đất, môi trường
nước và hạn chế các chất độc hại
đối với sự sinh trưởng, phát triển
của thực vật
- Các yếu tố trong môi trường sống
Bài 26: Cảm Mục I. Khái niệm và các hoạt động của con người
ứng ở động cảm ứng ở động vật luôn tác động lên các hoạt động
sống của các loài động vật khác,
vật
các tác động đó nếu vượt quá
ngưỡng sẽ gây tổn thương cho cơ
thể động vật. Do đó, cần có ý thức
BVMT sống của các loài động vật
nhằm đảm bảo sự đa dạng sinh học
và giữ cân bằng sinh thái.
Bài 32: Tập Mục VI. Ứng dụng
tính của động những hiểu biết về
vật (tiết 2)
tập tính vào đời
sống và sản xuất

- Động vật rất có ý nghĩa đối với
đời sống của con người: những
hiểu biết về tập tính của động vật
đã được ứng dụng vào đời sống và
sản xuất như xiếc thú; huấn luyện
chó nghiệp vụ sử dụng trong an
ninh quốc phòng…Do đó, cần có ý
thức bảo vệ các loài động vật, vật

Các sáng, ôxi và dinh dưỡng khoáng có
vật
ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của
nhân tố bên ngoài
thực vật. Do đó, cần bón phân đầy
đủ, tưới nước hợp lí cho cây trồng.
Trồng cây với mật độ phù hợp, tạo
điều kiện thuận lợi để cây trồng sinh
trưởng, phát triển tốt
- Các chất điều hoà sinh trưởng nhân
Bài 35: Hooc Mục II. Hooc môn tạo do không có enzim phân giải
chúng nên chúng sẽ tích tụ lại trong
môn thực vật kích thích
các nông phẩm ảnh hưởng đến sức
khoẻ của con người, gây độc hại cho
con người và động vật → cần hạn
chế sử dụng các chất điều hòa sinh
trưởng nhân tạo và không nên dùng
chất điều hòa sinh trưởng nhân tạo
đối với nông phẩm được sử dụng
trực tiếp làm thức ăn
Bài 39: Các
nhân tố ảnh
hưởng
đến
sinh trưởng và
phát triển ở
động vât (tiếp
theo)


Liên hệ

Bộ phận

Bộ phận

Bộ phận

Liên hệ


Bài 45: Sinh Mục II. Quá trình - Sinh sản hữu tính tạo ra các cá thể
sản hữu tính ở sinh sản hữu tính ở mới đa dạng về các đặc điểm di
động vật
động vật
truyền, giúp động vật thích nghi và
phát triển trong điều kiện sống thay
đổi. Do đó, cần giáo dục cho học
sinh ý thức bảo vệ động vật, nhất là
vào thời kì sinh sản, tạo điều kiện
thuận lợi về môi trường sinh sản
cho động vật nhằm duy trì và phát
triển sự đa dạng của loài
Mục II. Ảnh hưởng
Bài 46: Cơ của thần kinh và
chế điều hoà môi trường sống
đến quá trình sinh
sinh sản
tinh và sinh trứng


3. Bảng địa chỉ tích hợp nội dung GDBVMT trong môn Sinh học 12

Tên bài học

Địa chỉ

Nội dung GDBVMT

tích hợp
Mục II. Nguyên nhân - Nguyên nhân bên ngoài gây nên đột biến
Bài 4: Đột và cơ chế phát sinh gen là do tác động lí hóa hay sinh học ở
đột biến gen
ngoại cảnh (tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc
biến gen
nhiệt, các hóa chất, một số vi rút như vi
rút viêm gan B, vi rút hecpet;…). Do đó,
cần hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm môi
trường sẽ góp phần làm hạn chế các tác
nhân gây nên đột biến gen
Mục III. Hậu quả và

- Đa số các đột biến tự nhiên có hại, ảnh

20

Mức độ
tích hợp

Liên hệ


sinh ý thức bảo tồn nguồn gen, nguồn biến
dị phát sinh, là cơ sở cho việc bảo tồn sự
đa dạng sinh học

Liên hệ

Bài 13: Ảnh
hưởng của Mục II. Sự tương tác
môi trường giữa kiểu gen và môi
lên sự biểu trường
hiện của gen

- Kiểu hình được tạo thành do sự tương
tác giữa kiểu gen với môi trường. Có
nhiều yếu tố của môi trường ảnh hưởng
đến sự biểu hiện của kiểu gen như nhiệt
độ, độ pH, …Do đó cần tạo điều kiện môi
trường sống thuận lợi nhất để sinh vật sinh
trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao

Bộ phận

Bài 16: Cấu II. Cấu trúc di truyền
trúc di truyền của quần thể tự thụ
của quần thể phấn và quần thể giao
phối gần

- Quần thể sinh sản bằng cách tự thụ phấn
hoặc giao phối gần sẽ có cấu trúc di truyền
với tỉ lệ các kiểu gen đồng hợp tử tăng dần

duy trì, bảo tồn vốn gen quý, bảo vệ sư đa
dạng sinh học

- Hiện nay, nhiều dòng vi sinh vật biến đổi
Bài 20: Tạo Mục II.2.c. Tạo dòng gen đã được tạo ra nhằm phục vụ các mục
giống
mới vi sinh vật biến đổi đích khác nhau của con người, trong đó có
việc làm sạch môi trường như phân huỷ
nhờ
công gen
rác thải, dầu loang…
nghệ gen
Bài 21: Di Mục III. Bệnh ung - Bệnh ung thư hiện nay là một trong
truyền y học thư
những bệnh nan y chưa có thuốc đặc trị.
Câu hỏi lệnh: Chúng Vì vậy cần có biện pháp phòng ngừa bệnh
ta có thể làm gì để bằng cách giữ gìn môi trường sống trong
phòng ngừa các bệnh sạch; hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm
môi trường; hạn chế sử dụng các hóa chất
ung thư?
bảo vệ thực vật; sản xuất và sử dụng các
loại rau sạch, thực phẩm sạch
Bài 22: Bảo
vệ vốn gen
của
loài
người và một
số vấn đề xã
hội của di
truyền học

trung tâm cứu hộ tự nhiên để tránh nguy cơ bị tuyệt chủng.
động vật hoang dã?
Cần giáo dục học sinh ý thức bảo vệ các

22

Bộ phận

Liên hệ

Bộ phận

Liên hệ


loài động vật hoang dã, không săn bắt,
buôn bán trái phép các loài động vật
hoang dã, góp phần bảo vệ sự đa dạng
sinh học
Bài 35: Môi
trường sống
và các nhân
tố sinh thái

Cả bài

- Quan hệ giữa sinh vật và môi trường là
mối quan hệ qua lại: môi trường tác động
lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng ảnh
hưởng đến các nhân tố sinh thái làm thay

quần thể vào sản xuất, chăn nuôi, nuôi
trồng ở mật độ phù hợp, tạo điều kiện MT
sống thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát
triển của vật nuôi, cây trồng

Bài 37: Các
đặc trưng cơ Mục II. Nhóm tuổi
bản của quần
thể sinh vật

- Môi trường sống có ảnh hưởng đến các
đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
như cấu trúc tuổi của quần thể luôn thay
đổi phụ thuộc vào điều kiện sống của MT.
Khi nguồn sống của môi trường suy giảm,
điều kiện khí hậu xấu hoặc có dịch bệnh…
sẽ làm kích thước quần thể giảm. Giáo dục
HS kĩ năng nuôi trồng, khai thác hợp lí,
đảm bảo sự phát triển bền vững của quần
thể

- Khi thiếu thức ăn hoặc khí hậu không
Bài 38: Các Mục V.2. Những thuận lợi, mức sinh sản của quần thể
đặc trưng cơ nhân tố ảnh hưởng tới thường bị giảm sút, ảnh hưởng tới sự phát

23

Liên hệ

Liên hệ

lượng cá thể
của quần thể Mục I.2. Biến động
không theo chu kì
sinh vật

- Các điều kiện bất thường của thời tiết
như lũ lụt, bão, cháy rừng, dịch bệnh hoặc
các hoạt động khai thác tài nguyên quá
mức của con người gây nên sự suy giảm
một cách đột ngột số lượng cá thể của
quần thể

Bộ phận

- Nghiên cứu về sự biến động số lượng cá
thể của quần thể rất có ý nghĩa đối với sản
xuất nông nghiệp và bảo vệ các loài sinh
vật
Bài 40: Quần Mục III. Quan hệ
xã sinh vật giữa các loài trong
và một số quần xã sinh vật
đặc trưng cơ
bản của quần


- Trong quá trình tìm kiếm thức ăn, nơi ở
các loài trong quần xã sinh vật gắn bó chặt
chẽ với nhau bằng các mối quan hệ. Do đó
nếu bất cứ một loài sinh vật trong quần xã
có sự biến động bất thường về số lượng thì


Bài 42: Hệ
sinh thái

Cả bài

- Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh
và tương đối ổn định, các sinh vật trong
quần xã luôn tác động lẫn nhau và tác
động qua lại với các nhân tố vô sinh của
môi trường → bảo vệ hệ sinh thái chính là
bảo vệ các loài sinh vật trong hệ sinh thái
và bảo vệ môi trường sống của chúng

Toàn
phần

- Sự đa dạng của các hệ sinh thái trên trái
đất có vai trò rất quan trọng đối với con
người → chúng ta cần có ý thức bảo vệ
các hệ sinh thái tự nhiên, xây dựng hệ sinh
thái nhân tạo
- Các loài sinh vật trong quần xã có mối
Bài 43: Trao Mục I. Trao đổi vật quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt dinh
đổi vật chất chất trong hệ sinh dưỡng thông qua chuỗi và lưới thức ăn. Liên hệ
Do đó, cần biết cách vận dụng kiến thức
trong hệ sinh thái
này vào việc xây dựng mô hình trong sản
thái
xuất nông nghiệp nhằm đạt hiệu quả kinh


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status