Sử dụng phương pháp giáo dục tích cực thông qua các tình huống pháp luật để nâng cap hiệu quả giờ dạy (áp dụng bài 1 lớp 12 môn GDCD bậc THPT) - Pdf 57

I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, công tác đổi mới ngành giáo dục nói chung, giáo dục phổ
thông nói riêng ở nước ta đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Song bên cạnh
đó vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập cần tiếp tục đổi mới, bổ sung cho phù hợp
với tình hình thực tiễn yêu cầu. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng
khóa VIII đã chỉ rõ con đường đổi mới giáo dục – đào tạo phải bằng “ Đổi mới
mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều ’’.
Điều đó đã đặt ra yêu cầu cho các nhà sư phạm trong công tác dạy học cần phải
tăng cường hơn nữa, đồng bộ hơn nưa việc đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả
ngành học, cấp học. Giáo viên cần phải nghiên cứu triển khai, áp dụng các phương
pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh phát huy được tính tích cực và
phát triển các năng lực: Như năng lực tư duy, năng lực sáng tạo, năng lực giải
quyết vấn đề…
Giáo dục công dân là một môn học ở trường THPT nên việc đổi mới dạy học
theo hướng trên là một yêu cầu cấp thiết đối với các nhà giáo dục và các nhà giáo
dục và các nhà khoa học.
Cũng như các môn học khác, môn GDCD càng phải thực hiện tốt việc vận dụng
phương pháp dạy học hiện đại để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, sự hứng
thú và phát huy tính tích cực cho học sinh. Chính vì vậy mà tôi đã nghiên cứu và
chọn đề tài: Sử dụng phương pháp giáo dục tích cực thông qua các tình huống
pháp luật để nâng cao hiệu quả giờ dạy, được áp dụng bài 1 – lớp 12 môn
GDCD bậc THPT.
Thực tế từ trước tới nay vấn để phương pháp giáo dục tích cực và xây dựng bài
học tích cực với những tình huống có vấn đề đã có nhiều công trình nghiên cứu.
Những công trình nghiên cứu đó đã được các tác giả nhấn mạnh đến ý nghĩa, tầm
quan trọng của phương pháp dạy học tích cực đối với công tác dạy và học. Thế
nhưng vẫn đề lựa chọn cụ thể cho từng bài học thì chưa được nhà nghiên cứu quan
tâm đúng mức.
Dựa trên những kinh nghiệm qua nhiều năm giảng dạy, trong đề tài này tôi chỉ
giới hạn áp dụng cho một số bài học cụ thể, ở một tiết học cụ thể. Nhằm góp phần

Do đó để nâng cao ý thức pháp luật, tuân thủ pháp luật, phẩm chất đạo đức cho
học sinh, tôi đã nghiên cứu việc giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh thông
qua các tình huống pháp luật được áp dụng 1 bài học cụ thể ở lớp 12 bậc Trung học
phổ thông. Chính vì vậy đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 12 bậc Trung học
phổ thông.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Thực tế trong giảng dạy, để thực hiện đề tài này, tôi ddã sử dụng phương pháp
nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết. Qua đối tượng học sinh, tôi đã xây dựng kế
hoạch cụ thể cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Để thực hiện tốt đề tài này,
tôi còn sử dung phương pháp điều tra khảo sát thực tế. Điều tra về tình hình học
sinh vi phạm các chuẩn mực đạo đức, cũng như pháp luật, điều tra về công tác
giảng dạy của giáo viên cũng như việc học của học sinh.
Công tác điều tra bằng nhiều nguồn thông tin, từ đó có biện pháp sử lý thông tin và
giáo dục học sinh cho phù hợp với từng đối tuợng cụ thể.
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của đề tài.


Có thể khẳng định rằng môn GDCD nói chung và giáo dục đạo đức, pháp luật nói
riêng là bộ môn có tầm quan trọng trong trường THPT hiện nay. Thông qua bộ
môn, các nhà giáo dục, giáo dục ý thức, ý thức pháp luật để hình thành hoàn thiện
nhân cách cho học sinh. Tuy nhiên hiện nay do xu hướng kinh tế thị trường, tình
trạng đạo đức của một bộ phận không ít học sinh xuống cấp trầm trọng, lý tưởng
sống méo mó và lệch lạc, hơn nữa quan điểm của xã hội là dạy chữ nhiều hơn dạy
người, kéo theo lối sống thực dụng, xem nhẹ giá trị đạo đức, lối sống, pháp luật.
Thật vậy, trong nhiều năm giảng dạy tôi luôn băn khoăn trăn trở và không ngừng
học hỏi, vận dụng phương pháp dạy học tích cực để làm sao truyền thụ dược nhiều
kiến thức, kỹ năng sống cho học sinh. Đó cũng chính là thực hiện mục tiêu của
ngành giáo dục đê ra là giáo dục toàn diện cho học sinh. Nghị quyết Hội nghị lần
thứ 2 BCH TW Đảng khóa VIII đã chỉ rõ con đường đổi mới giáo dục – đào tạo

không liên quan gì đến các kỳ thi quốc gia hoặc có thi chỉ là môn điều kiện cho nên
học sinh chỉ lo để đối phó mà thôi.
Sau đây là bảng tổng hợp thăm dò thái đọ của HS đối với bộ môn GDCD
Lớp
12C4
12C5
12C6
12C7
12C9

Hứng thú
7%
11%
9%
10%
12%

Bình thường
48%
49%
55%
50%
50%

Không hứng thú
45%
40%
36%
40%
38%

55%
57%
59%
51%
55%

22%
11%
12%
25%
27%

Từ những thực trạng trên để biết chất lượng môn GDCD đạt kết quả tốt hơn, để
học sinh hứng thú và để phát huy tính năng động sáng tạo, tôi đã áp dụng một số
phương pháp dạy học theo hướng giáo dục tích cực.
3. Sử dụng phương pháp giáo dục tích cực thông qua các tình huống pháp
luật để dạy bài 1 – lớp 12 môn GDCD bậc THPT.
Bài 1 : Pháp luật với đời sống.
Tình huống 1
Một học sinh lớp 12 hỏi bạn:
- Theo cậu, để quản lý xã hội nhất thiết cần phải có pháp luật hay không ?
Bạn trả lời:
- Có thể không nhất thiết là như vậy? Vì không có pháp luật thì chủ trương, chính
sách của nhà nước cũng đủ để quản lí đất nước rồi. Mà quản lí bằng chủ trương,
chính sách lại có vẻ linh hoạt và có tiện lợi hơn pháp luật.
Câu hỏi:
1. Theo em , để quản lí xã hội nhất thiết cần phải có pháp luật không?


2. Nếu chỉ có chủ trương, chính sách mà không có pháp luật thì nhà nước có thể

sống đời thường, nhất là trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, giao thông đường bộ,
bảo vệ môi trường. ảnh hưởng cho sức khỏe, cuộc sống của con người và toàn xã
hội.
Vậy mà, có nhiều người lại nói, pháp luật chỉ mang bản chất giai cấp, chỉ bảo vệ
lợi ích của nhà nước mà thôi. Hòa cứ suy nghĩ mãi mà vẫn chưa giải đáp.
Câu hỏi:


1.Theo em, quy định của pháp luật trong tình huống này trả lời cho câu hỏi nào về
bản chất của pháp luật?
2. Pháp luật do nhà nước ban hành có vì sự phát triển của xã hội hay không?
Tình huống 6
Chị Hiền và anh Thiện yêu nhau đã được 2 năm và hai người bàn chuyện kết hôn
với nhau. Thế nhưng, bố chị Hiền lại muốn chị kết hôn với anh Thanh anh là người
cùng xóm nên đã kiên quyết phản đối chuyện này. Không những thế, bố còn tuyên
bố sẽ cản trở đến cùng nếu chị Hiền cứ nhất định xin kết hôn với anh Thiện.
Trình bày mãi với bố không được, cực chẳng đã, chị Hiền đã nói: Nếu bố cứ cản
trở con là bố đã vi phạm pháp luật!
Giật mình, bố chị Hiền: Tao vi phạm thế nào? Tao là bố thì tao có quyền quyết định
việc kết hôn của chúng mày chứ!
Khi ấy, chị Hiền trả lời: Bố ơi! Khoản 3 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000 quy định: Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được
ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở. Thế bố cản trở con
thì bố có vi phạm pháp luật không nhỉ?
Câu hỏi:
1. Hành vi cản trở của bố chị Hiền có đúng pháp luật không?
2. Tại sao chị Hiền phải nêu ra Luật Hôn nhân và gia đình để thuyết phục bố?
3. Trong trường hợp này, pháp luật có cần thiết đối với công dân không?
Tình huống 7
Anh X là nhân viên của công ty H. Tháng trước, anh xin nghỉ phép vào miền nam

1. Em có nhận xét gì về cách hiểu của Bình và Thanh?
2. Em hiểu thế nào về tính quy phạm phổ biến của pháp luật?
Tình huống 10
Pháp luật giao thông đường bộ quy định: Cấm xe ô tô, xe máy, xe đạp đi ngược
chiều của đường 1 chiều. Quy định này của pháp luật là quy tắc xử sự chung, phổ
biến, ai tham gia giao thông cũng đều phải biết.
Câu hỏi:
1. Em hiểu thế nào là tính quy phạm phổ biến của pháp luật trong quy định trên?
2. Người tham gia giao thông ( điều khiển ô tô, xe máy, xe đạp,…) có thể không
cần biết quy định này không?
Tình huống 11
Pháp luật giao thông đường bộ quy định: Người đi xe máy phải đội mũ bảo
hiểm ( kể cả người điều khiển và người ngồi trên xe ). Đây là một quy định chung,
do Nhà nước ban hành, bắt buộc đối với tất cả mọi người. Vậy mà bạn Khánh ở
lớp 12B lại nói: Bắt buộc chung là bắt buộc chung đấy thôi, còn nói riêng thì vẫn
có ngoại lệ.
Câu hỏi:
1. Em hiểu thế nào về dặc trưng này của pháp luật?
2. Bạn Khánh nói như vậy có đung không? Tại sao?
Tình huống 12
Hôm trước, cô giáo giảng về mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế, trong đó cô
kết luận: Pháp luật và kinh tế có mối quan hệ gắn bó với nhau. Vậy mà, một số bạn
vẫn băn khoăn vì: Pháp luật và kinh tế là 2 lĩnh vực khác nhau, chẳng có gì liên


quan đến nhau cả, pháp luật do nhà nước ban hành còn việc phát triển kinh tế lại
do các tổ chức, cá nhân thực hiện. Vậy nên hiểu như thế nào cho đúng!
Câu hỏi:
Em hiểu thế nào về mối quan hệ giữa pháp luật? Vì sao?
Tình huống 13

sẽ làm gì?
- Bình: Mình sẽ tố cáo họ với các chú công an.
- Thanh: Như vậy là cậu dựa vào pháp luật để thực hiện quyền tố cáo rồi đó.


- Bình: Không có pháp luật thì mình cũng tố cáo được chứ, cần gì phải có pháp
luật.
Câu hỏi:
1. Em suy nghĩ thế nào về cuộc trao đổi của Bình và Thanh.
2. Pháp luật có vai trò như thế nào đối với mỗi công dân và đối với toàn xã hội?
Sau khi học sinh thảo luận, giáo viên căn cứ vào nội dung của bài để kết luận.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Thực tế sau khi sử dụng một số tình huống pháp luật để giảng dạy, thì giờ dạy của
tôi hấp dẫn hơn, sinh động hơn. Qua các tình huống này, học sinh hiểu và nắm
vững kiến thức của bài học, qua đó các em biết vận dụng để giải quyết các vấn đề
trong cuộc sống cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội, cũng như pháp
luật của Nhà nước.
Sau đây là bảng tổng hợp thăm dò thái độ của HS đối với bộ môn
Lớp
12C4
12C5
12C6
12C7
12C9

Hứng thú
31%
42%
39%
37%


Loại khá
31%
58%
48%
50%
50%

Loại TB
48%
10%
23%
19%
20%

Loại yếu, kém
7%
0%
0%
5%
5%

III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận.
Việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy học môn GDCD hiện nay là
cần thiết. Bởi lẽ, thực tế dạy học trong những năm qua do những lý do chủ quan và
khách quan nên ciệc dạy học chủ yếu là Thầy truyền đạt, trò tiếp thu, ghi nhớ một
cách thụ động. Cách dạy như vậy không đáp ứng được yêu cầu đổi mới của công
tác giáo dục hiện nay. Vì vậy, một kết luận có ý nghĩa thực tiễnl à: Nếu phương
pháp dạy học không được nghiên cứu nghiêm túc, giáo viên không được đào tạo

Người viết đề tài
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác .

Lê Ngọc Phong


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC
THÔNG QUA CÁC TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT ĐỂ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ DẠY
(ÁP DỤNG Ở BÀI 1 LỚP 12 MÔN GDCD BẬC THPT)

Người thực hiện: Lê Ngọc Phong
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: GDCD

THANH HÓA NĂM 2017


MỤC LỤC SKKN:
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC THÔNG QUA CÁC
TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ DẠY
( ÁP DỤNG BÀI 1 LỚP 12 MÔN GDCD BẬC THPT)


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status