Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN môn toán tiểu học - Pdf 58


Tài liệu tập huấn kiểm tra,
đánh giá
kết quả học tập của học sinh
tiểu học
theo chuẩn kiến thức, kĩ
năng môn Toán
Vinh, ngày 26 / 02 / 2009

I. Mục tiêu và nội dung dạy học môn Toán cấp
Tiểu học
1. Mục tiêu môn Toán
Môn Toán ở cấp Tiểu học nhằm giúp HS :
- Kiến thức: Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số
học các số tự nhiên, phân số, số thập phân; các đại lượng
thông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn
giản.
- Kĩ năng: Hình thành các kĩ kĩ năng thực hành tính, đo
lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong
đời sống.


- Thái độ và hành vi: Bước đầu phát triển
năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí
và diễn đạt đúng (nói và viết) cách phát
hiện và cách giải quyết các vấn đề đơn
giản, gần gũi trong cuộc sống; kích thích
trí tưởng tượng; chăm học và hứng thú học
tập toán; hình thành bước đầu phương
pháp tự học và làm việc có kế hoạch, khoa
học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.


- Chuẩn kiến thức, kĩ năng được cụ thể ở các chủ đề
của môn học theo từng khối lớp, ở các lĩnh vực học
tập cho từng lớp và cả cấp học.

- Chuẩn kiến thức, kĩ năng là cơ sở để biên soạn SGK,
quản lý dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở từng
môn học.

3. Thực hiện Chuẩn kiến thức kĩ năng.

Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức kĩ năng
môn Toán được soạn theo kế hoạch dạy học qui định (
tuần, tiết - bài) trình bày thứ tự theo các bài học trong
SGK môn Toán ở từng khối, lớp đang được sử dụng
trong các trường học trên toàn quốc. Chúng ta khẳng
định rằng: Dạy học trên cơ sở Chuẩn kiến thức kĩ
năng là quá trình dạy học đảm bảo mọi đối tượng HS
đều đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản của môn học
bằng sự nỗ lực của bản thân, đồng thời đáp ứng được
nhu cầu phát triển năng lực riêng của từng HS về môn
Toán. Như vậy dạy học trên cơ sở Chuẩn kiến thức, kĩ
năng môn Toán thực chất là quá trình tổ chức, hướng
dẫn HS hoạt động học tập môn Toán để mọi đối tượng
HS đều đạt được chuẩn và phát triển được các năng
lực cá nhân bằng các giải pháp phù hợp đối tượng.


Đối với từng bài học trong SGK môn Toán, cần quan
tâm tới yêu cầu cơ bản, tối thiểu mà tất cả HS cần phải

tính đặc thù của môn học,...) nhằm đáp ứng các yêu
cầu sau:


- Là các dạng bài tập cơ bản, cần thiết, tối thiểu giúp
HS thực hành để từng bước nắm được kiến thức, rèn kĩ
năng và yêu cầu về thái độ nhằm đáp ứng yêu cầu cần
đạt của mỗi bài học.

- Góp phần thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của
mỗi chủ đề nội dung trong môn Toán đối với từng lớp
1, 2, 3, 4, 5.

- Góp phần thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu
cầu về thái độ mà HS cần đạt sau khi học hết mỗi lớp ;
thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái
độ của chương trình tiểu học.


Như vậy, trong quá trình chuẩn bị và dạy học,
GV phải nắm được yêu cầu cần đạt và các bài
tập cần làm của mỗi bài học trong SGK đối với
HS để bảo đảm mọi đối tượng HS đều đạt chuẩn
kiến thức, kĩ năng của chương trình môn Toán
theo từng chủ đề, từng lớp và toàn cấp Tiểu học.
Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng
môn Toán góp phần nâng cao chất lượng và hiệu
quả giáo dục ở tiểu học trên các phương diện sau:

- Nâng cao nhận thức trong chỉ đạo, dạy học, kiểm tra

thích hợp để hướng dẫn, giúp đỡ HS làm được hết
các bài tập cần làm. Đồng thời khuyến khích, tạo
điều kiện cho HS có năng khiếu làm thêm các bài
tập còn lại của mỗi bài học trong SGK. GV cần
chủ động, linh hoạt, sáng tạo vận dụng SGK trong
tổ chức dạy học cho các đối tượng HS khác nhau,
phù hợp với từng vùng miền nhằm phát triển tối
đa năng lực cá nhân của từng HS, góp phần thực
hiện dạy học phân hoá đối tượng ở tiểu học.


Qua thực tiễn những năm qua: GV thường chú
ý nhiều đến nội dung kiến thức, ít quan tâm chú
ý đến PPDH nên bài soạn hoặc khi giảng dạy
trên lớp chỉ là tóm tắt SGK, không nắm rõ trọng
tâm, không hiểu hết dụng ý SGK, sử dụng thiết
bị dạy học chưa hiệu quả, không làm nổi bật
phương pháp dạy học của bài học, chưa làm rõ
tường minh các hoạt động dạy - học. Mặt khác
lượng bài tập thực hành thường khó hoàn hoàn
thành trong 1 tiết dạy học nên GV thường cháy
giáo án hoặc chạy hết bài nhưng hiệu quả dạy
học rất hạn chế (chỉ một bộ phận HS hoàn
thành còn đa số HS chưa làm được các bài tập)


Dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ
năng qua một số bài cụ thể đối với
môn Toán ở mỗi lớp được trình
bày trong tài liệu Hướng dẫn thực

- Biết thực hiện phép cộng các số
có hai chu số không nhớ trong
phạm vi 100.
- Biết giai bài toán bằng một
phép tính cộng.
-Bài 1.
-Bài 2: Cột 2.
-Bài 3: Câu a, câu c.
-Bài 4.

3 Cộng, trừ các
số có ba
chữ số,
không nhớ
(Toán 3,
trang 4)
- Biết cách tính cộng, trừ các
số có ba chữ số (không
nhớ).
- Biết giai toán có lời văn về
nhiều hơn, ít hơn.
- Bài 1: Cột a, cột c.
- Bài 2.
- Bài 3.
- Bài 4.
4 Ôn tập các số
đến 100
000
(Toán 4,
trang 3)



+ Đây chính là cơ sở để biên soạn nội dung bài:
Phép trừ trong phạm vi 5 với mục tiêu cụ thể:
Giúp HS tiếp tục củng cố khái niệm ban đầu về
phép trừ và mối quan hệ giữa phép cộng và
phép trừ; thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong
phạm vi 5; biết làm tính trừ trong phạm vi 5
( tham khảo SGV Toán 1)

+ Căn cứ vào khả năng nhận thức của HS
lớp 1 và thời lượng của tiết học cần chỉ ra yêu
cầu cần đạt (thuộc bảng trừ, làm được tính trừ
trong phạm vi 5) cùng với các bài tập cần làm
(Bài 1, bài 2 (cột 1), bài 3, bài 4 (câu a) trang
59 SGK Toán 1.

+ Đây chính là lượng hoá mục tiêu của bài
và là yêu cầu cơ bản, tối thiểu mà mọi HS cần
đạt sau khi hoàn thành bài học.

+ Như vậy từ mục tiêu của bài học qui định mức độ cần
đạt, cách thức tổ chức và phương pháp dạy học, từ đó
xác định đồ dùng dạy học cần thiết và các hoạt động
dạy học chủ yếu.
+ Lưu ý : Phương pháp tổ chức hoạt động dạy
học toán của HS lớp 1: thực hiện bằng tay với các vật
thật, trình bày (nói) được việc đã làm, viết dưới dạng
toán học và cuối cùng là nhớ và hiểu được những kết
quả do HS tìm tòi khám phá. Như vậy kiến thức được

- Mô tả bằng lời các hình vẽ

- Nói phép tính tương ứng ứng với các
hình vẽ

- Viết và đọc các phép tính

- Viết bảng trừ trong phạm vi 5.


HĐ3: Quan hệ giữa phép cộng và phép trừ

- Quan sát các hình vẽ với các chấm tròn

- Mô tả bằng lời hình vẽ bên trái (Có 4 chấm
tròn trong hình tròn lớn, có 3 chấm tròn trong
hình tròn bé, tất cả được khoanh lại trong 1 hình
ovan tô màu xanh)

- Viết các phép tính cộng và trừ tương ứng với
hình vẽ ( 4+1 = 5, 1+4 = 5; 5 - 1 = 4; 5 - 4 = 1)

- Làm tương tự với hình bên phải


Mục tiêu của HĐ này là từ mô hình trực quan (1
hình vẽ) có thể hiện được nhiều mô hình toán
học (một hình vẽ thể hiện được 4 phép tính).
Điều cơ bản là từ 1 phép tính đã cho có thể suy
ra 3 phép tính đúng khác. Đây chính là mối


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status