Luận án Tiến sĩ ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp giai đoạn hiện nay - Pdf 60

HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH

TRN TH BèNH

CáC TỉNH ủY ở ĐồNG BằNG SÔNG HồNG
LãNH ĐạO CảI CáCH TƯ PHáP GIAI ĐOạN HIệN NAY

LUN N TIN S
CHUYấN NGNH: XY DNG NG V CHNH QUYN NH NC

H NI - 2019


HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH

TRN TH BèNH

CáC TỉNH ủY ở ĐồNG BằNG SÔNG HồNG
LãNH ĐạO CảI CáCH TƯ PHáP GIAI ĐOạN HIệN NAY

LUN N TIN S
CHUYấN NGNH: XY DNG NG V CHNH QUYN NH NC

Mó s: 62 31 02 03

Ngi hng dn khoa hc:

1. PGS,TS. TRN KHC VIT
2. TS. CAO THANH VN

H NI - 2019

10
22

Chương 2: CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH
ĐẠO CẢI CÁCH TƯ PHÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. Các tỉnh, tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng và cải cách tư pháp ở
các tỉnh giai đoạn hiện nay
2.2. Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp
hiện nay - khái niệm, nội dung, phương thức và vai trò

24
24
55

Chương 3: CẢI CÁCH TƯ PHÁP VÀ CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG
BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH ĐẠO CẢI CÁCH TƯ PHÁP - THỰC
TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM

3.1. Thực trạng cải cách tư pháp ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng
3.2. Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm

66
66
75

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ
YẾU TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH ỦY Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐỐI VỚI CẢI CÁCH TƯ PHÁP ĐẾN


BTVTU

:

Ban Thường vụ Tỉnh ủy

CAND

:

Công an nhân dân

CCHC

:

Cải cách hành chính

CCTP

:

Cải cách tư pháp

CNH, HĐH

:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa


HĐND

:

Hội đồng nhân dân

HTCT

:

Hệ thống chính trị

KT-XH

:

Kinh tế - xã hội

MTTQ

:

Mặt trận Tổ quốc

NXB

:

Nhà xuất bản


VKSND

:

Viện kiểm sát nhân dân

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cải cách tư pháp (CCTP) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước
ta, một trong những vấn đề trọng tâm trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện
Nhà nước quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân, tạo thuận lợi căn bản và điều kiện tiên quyết để thực hiện thắng lợi mục
tiêu, nhiệm vụ công cuộc đổi mới ở nước ta và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Đây
là một trong những nhiệm vụ cấp bách của Đảng và Nhà nước ta. Những ý
tưởng, quan điểm này, đã được Đảng ta đã đưa ra và nhấn mạnh tại Đại hội VI
của Đảng ngay từ khi đất nước chính thức bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện.
Tiếp theo, các nghị quyết của Đảng khóa VIII, khóa IX về CTTP, đặc biệt Nghị
quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020 tiếp tục khẳng định và hoàn thiện thêm với các quan điểm,
nội dung, giải pháp cụ thể về CCTP. Lãnh đạo CCTP đạt hiệu quả đáp ứng
những điều nêu trên thật sự là vấn đề rất cấp thiết của Đảng, các cấp ủy đảng,

CCTP của các cấp ủy, nhất là các tỉnh ủy, cán bộ chủ chốt, đảng viên được nâng
lên một bước khá rõ nét. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền,
trách nhiệm của các cơ quan trong lĩnh vực tư pháp được đổi mới, hoàn thiện
hơn, hoạt động hiệu quả hơn. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ
mọi mặt và chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ các cơ quan trong lĩnh
vực tư pháp được nâng lên, góp phần vào kết quả lãnh đạo CCTP của Đảng.
Tuy nhiên, sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở ĐBSH đối với CCTP vẫn còn
những khuyết điểm, hạn chế. Việc xác định nội dung lãnh đạo CCTP của
nhiều tỉnh ủy còn chưa thật chính xác trên một số điểm, nhất là xác định
những điểm trọng tâm, khâu đột phá trong lãnh đạo CCTP. Việc lãnh đạo, chỉ
đạo giải quyết những vấn đề nổi cộm chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao. Ở một
số địa phương, án oan tuy có giảm, nhưng vẫn còn một số vụ nghiêm trọng
không được giải quyết thỏa đáng, kịp thời. Công tác CCTP chưa đáp ứng yêu
cầu của sự phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhiệm vụ đấu
tranh chống tham nhũng và tiêu cực trong Đảng, Nhà nước và xã hội, xây
dựng, chỉnh đốn Đảng và HTCT. Công tác tổ chức, cán bộ trong một số cơ
quan trong lĩnh vực còn hạn chế, khuyết điểm. Trong các cơ quan và đội ngũ
cán bộ trong lĩnh vực tư pháp vẫn còn những tiêu cực, gây bức xúc trong nhân


3
dân, dư luận, làm giảm niềm tin của nhiều người dân vào bộ máy công quyền.
Vai trò giám sát của các cơ quan dân cử trong giám sát các các cơ quan trong
lĩnh vực ở nhiều nơi chưa được phát huy mạnh mẽ, hiệu quả thấp...
Thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) cần được
áp dụng mạnh mẽ, có hiệu quả vào hoạt động của các ngành, các cấp, các lĩnh
vực, trong đó có lĩnh vực CCTP; yêu cầu của công cuộc đổi mới, hội nhập
quốc tế ở nước ta những năm tới đòi hỏi các cấp ủy đảng, trong đó có các tỉnh
ủy ở ĐBSH, tăng cường lãnh đạo CCTP. Nghiên cứu một cách cơ bản, toàn
diện tìm các giải pháp đồng bộ, khả thi phát huy ưu điểm, khắc phục những

Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình,
Hà Nam và Ninh Bình và thực trạng các tỉnh ủy ở 09 tỉnh ĐBSH lãnh đạo
CCTP từ năm 2006 đến nay.
- Phương hướng và các giải pháp luận án đề xuất có giá trị đến năm 2030.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng,
phát triển các lĩnh vực đời sống xã hội, nhất là về lĩnh vực tư pháp, CCTP;
Đảng lãnh đạo các lĩnh vực đời sống xã hội và về công tác xây dựng Đảng.
4.2. Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng CCTP và thực trạng các tỉnh
ủy ở 09 tỉnh ĐBSH lãnh đạo CCTP từ năm 2006 đến nay.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa
Mác - Lênin, đồng thời sử dụng các phương pháp logic kết hợp với lịch sử,
phân tích kết hợp với tổng hợp; tổng kết thực tiễn, điều tra xã hội học, phỏng
vấn sâu.
5. Những đóng góp về khoa học của luận án
Luận án nêu ra khái niệm: Các tỉnh ủy ở ĐBSH lãnh đạo CCTP là toàn
bộ hoạt động của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy (BTVTU), với sự tham gia
của các tổ chức trong HTCT, các tổ chức khác và nhân dân ở các tỉnh để xây
dựng, ban hành các nghị quyết, quyết định về đổi mới, điều chỉnh, cải tiến tổ
chức bộ máy, cán bộ và hoạt động của các CQTP; tổ chức thực hiện; kiểm tra,


5
giám sát để các nghị quyết, quyết định ấy thành hiện thực, các CQTP thực
hiện đúng đắn, đầy đủ quyền tư pháp theo luật định, đáp ứng tốt yêu cầu
nhiệm vụ công cuộc đổi mới của địa phương, góp phần xây dựng Nhà nước


- John Ferejohn, Các thẩm phán độc lập, tư pháp phụ thuộc, giải thích
về độc lập tư pháp (Independent judges, dependent judiciary: explaining
judicial independence) [68]. Tác giả cho rằng, độc lập tư pháp là một ý tưởng
được tiếp cận dưới hai yếu tố: yếu tố bên trong (mang nghĩa thông thường)
hoặc bên ngoài (mang tính tổ chức). Theo nghĩa thông thường, thẩm phán cần
sự độc lập và có phẩm chất đạo đức, có thể được tin tưởng để giải quyết các
nhiệm vụ công độc lập với các mối quan tâm khác. Tuy nhiên, thẩm phán
cũng là một con người và những việc họ quyết định liên quan rất lớn đến con
người. Vì vậy, thẩm phán cần đến sức mạnh của tổ chức để đối phó với những
áp lực hoặc ham muốn vật chất có thể có trong công việc. Tư pháp độc lập là
một yếu tố của việc thiết lập tổ chức nơi mà hoạt động tư pháp diễn ra. Tuy
nhiên, độc lập tổ chức là một giá trị phức tạp, bởi nó là công cụ để theo đuổi
một giá trị khác, giá trị nhà nước pháp quyền hoặc giá trị Hiến pháp.
- Triệu Gia Kỳ, Tăng cường xây dựng Đảng ủy địa phương, phát huy
đầy đủ vai trò hạt nhân lãnh đạo [85]. Tác giả đã phân tích công tác xây dựng
Đảng, phát huy đầy đủ vai trò lãnh đạo của Thành ủy Bắc Kinh, tạo nên sự
thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức đảm bảo cho sự phát triển liên
tục, nhanh chóng, hài hòa và lành mạnh của kinh tế, xã hội của thành phố, chỉ
ra những kinh nghiệm về đỏi mới, hoàn thiện PTLĐ của cấp ủy địa phương,
nhất cấp tỉnh, đối với các lĩnh vực đời sống xã hội. Một là, kiên trì bao quát
toàn cục, điều hòa các mặt, phát huy dầy đủ vai trò hạt nhân lãnh đạo của
Đảng ủy địa phương, gồm: kiện toàn và hoàn thiện thể chế lãnh đạo để đảng
ủy địa phương phát huy vai trò hạt nhân, quán triệt và thực hiện tốt đường lối,
phương châm và chính sách của Trung ương Đảng kiên trì "lập Đảng vì công,
cầm quyền vì dân". Hai là, nắm chắc nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, thiết


7
thực đảm đương trách nhiệm thức đẩy kinh tế, xã hội địa phương phát triển

- Thoong Băn Seng Aphone, Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo
giữ vững an ninh quốc gia trong giai đoạn hiện nay [121]. Tác giả đã làm rõ
những nội dung chủ yếu của an ninh quốc gia ở Lào hiện nay; xây dựng khái
niệm, xác định nội dung, PTLĐ của Đảng Nhân dân cách mạng Lào đối với
giữ vững an ninh quốc gia trong giai đoạn hiện nay. Tác giả phân tích tình
hình an ninh ở Lào hiện nay và khảo sát, đánh giá thực trạng Đảng Nhân dân
cách mạng Lào lãnh đạo an ninh quốc gia những năm qua, chỉ ra ưu điểm,
khuyết điểm, nguyên nhân và năm kinh nghiệm có giá trị. Tác giả chỉ ra và
phân tích những thuận lợi, khó khăn đối với việc tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng Nhân dân cách mạng Lào đối với giữ vững an ninh quốc gia trong những
năm tới. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp đồng bộ, khả thi, gồm: nâng
cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, cán bộ, đảng viên về giữ vững an
ninh quốc gia; đổi mới mạnh mẽ nội dung lãnh đạo, đặc việt coi trọng xác định
điểm trọng tâm, mấu chốt để đề ra nghị quyết chuyên đề; kiện toàn tổ chức bộ
máy, nâng cao chất lượng các CQTP, nhất là lực lượng công an; phối hợp chặt
chẽ hoạt động của lực lượng công an và quân đội trong giữ vững an ninh quốc
gia; phát huy vai trò của HTCT và nhân dân trong giữ vững an ninh quốc gia...
- Bun-Thoong Chit-Ma-Ni, Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo
xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay [36]. Tác giả đã luận bàn và
làm rõ những vấn đề chủ yếu, như: khái niệm nông thôn mới, những đặc trưng
của nông thôn mới ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào; khái niệm Đảng Nhân
dân cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng nông thôn mới; nội dung và PTLĐ của
Đảng Nhân dân cách mạng Lào đối với xây dựng nông thôn mới. Tác giả đề xuất
sáu giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng
Lào đối với xây dựng nông thôn mới đến năm 2020. Trong đó, đáng chú ý là giải
pháp về xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các nghị quyết chuyên đề về xây
dựng nông thôn mới; tập trung cao độ thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
ngành nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh lãnh đạo, chỉ đạo dồn các bản rời rạc
thành các cụm bản để xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa, chính
trị, xã hội, xây dưng các cụm bản thành nông thôn mới ở Lào.

tưởng, xây dựng cơ chế hiệu quả lâu dài về giáo dục, ngăn chặn suy thoái và
quản lý chặt chẽ quyền lực, được tác giả gọi là "đem nhốt quyền lực vào trong
cái lồng của cơ chế, chính sách"; thứ ba, coi trọng sự nêu gương về Đảng


10
phong của cán bộ Trung ương, cán bộ cấp cao kết hợp chặt chẽ với rèn luyện
Đảng phong của cán bộ cơ sở.
- Mao Chiếu Huy, Ý nghĩa quan trọng của sách lược trừng trị tham
nhũng "đánh cả hổ lẫn ruồi [80]. Tác giả phân tích sâu sắc nội dung của sách
lược nêu trên. Thứ nhất, "đánh hổ", gồm hai trọng điểm: tập trung cao độ,
tăng cường và kiên quyết điều tra, xử lý các hành vi tham nhũng của những
cán bộ trung cấp, cao cấp, ở bất kỳ mức độ nặng, nhẹ nào đều bị điều tra, xem
xét xử lý nghiêm khắc theo kỷ luật đảng và pháp luật; tập trung điều tra xét xử
các vụ tham nhũng tập thể có tính tổ chức. "Đánh ruồi" là tập trung điều tra,
xét xử những "quan nhỏ tham nhũng lớn"; tham nhũng trong lĩnh vực dân
sinh. Hai là, ý nghĩa của sách lược trừng trị tham nhũng "đánh cả hổ lẫn ruồi"
là nâng cao sự tin tưởng của nhân dân đối với cuộc đấu tranh phòng, chống
tham nhũng do Đảng lãnh đạo; qua đó tích cực tham gia; răn đe và giảm bớt
những vụ tham nhũng. Ba là, sách lược cũng chỉ ra những điểm cần chú ý khi
thực hiện sách lược, gồm: dự báo đầy đủ những khó khăn, đặc biệt là những
khó khăn cực kỳ lớn khi "đánh hổ", vì "hổ" có quyền lực, có sức mạnh kinh
tế, chính trị, quan hệ rộng rãi và được các lực lượng khác ủng hộ, bảo vệ;
quán triệt sâu sắc mục tiêu của sách lược là: có tham nhũng thì phải trừng trị,
không được bỏ qua; cần nhận thức sâu sắc: "hổ" và "ruồi" ở cấp nào cũng có,
"đánh hổ" phải kết hợp chặt chẽ với "đánh ruồi"; thực hiện nghiêm chỉnh, có
hiệu quả chế độ chất vấn trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp là biện
pháp quan trọng để thực hiện sách lược đạt kết quả.
1.2. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM


hiện nay là một nhiệm vụ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử. Đây là một vấn
đề mới mẻ cả về lý luận và thực tiễn. Với mục đích góp phần nghiên cứu,
tổng kết để làm rõ những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền XHCN,
việc triển khai thực hiện các chiến lược cải cách pháp luật và CCTP, cải cách
hành chính (CCHC) cần được đẩy nhanh và đúng hướng hơn nữa, đáp ứng
đầy đủ và kịp thời nhu cầu phát triển KT-XH. Tác giả khẳng định, việc nghiên
cứu những đặc trung cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam sẽ
góp phần tạo tiền đề nhận thức phương pháp luận cho những bước nghiên cứu
tiếp theo, cụ thể hơn về các khía cạnh khác nhau của Nhà nước pháp quyền ở
nước ta. Đồng thời, việc nghiên cứu, xác định rõ mô hình lý luận về Nhà nước
pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân sẽ giúp


12
tạo thêm những điều kiện nhận thức cho tiến trình cải cách về lập pháp, hành
pháp, tư pháp đang được xúc tiến mạnh mẽ và khẩn trương hiện nay.
- Trịnh Thị Xuyến, Kiểm soát quyền lực nhà nước - một số vấn đề lý luận
và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay [154]. Tác giả luận bàn và chỉ rõ: để giám sát
và hạn chế quyền lực, phải thực hành dân chủ: cơ chế hoạt động của bộ máy
chính quyền phải công khai, có sự giám sát của dân, các tổ chức xã hội dân sự…
Xây dựng các cơ chế pháp lý đảm bảo cho nhân dân tham gia giám sát và phản
biện xã hội là một trong những giải pháp cấp thiết nhằm thực hiện quyền dân
chủ, tự do của nhân dân. Hơn thế nữa, ở nước ta, đó còn là giải pháp quan trọng
góp phần đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường hiệu quả quản lý, điều hành
của Nhà nước và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức CT-XH. Cuốn
sách còn chỉ rõ cơ sở lý luận về kiểm soát quyền lực nhà nước; thực tiễn kiểm
soát quyền lực nhà nước ở một số quốc gia tiêu biểu; thực tiễn và những mâu
thuẫn, bất cập trong kiểm soát quyền lực nhà nước mà Việt Nam đang và sẽ giải
quyết trong tiến trình phát triển; phương hướng và những giải pháp chủ yếu cho
kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam.

mẽ công cuộc cải cách nhằm loại bỏ những khâu bất hợp lý trong tổ chức và
hoạt động của cơ quan nhà nước, trong đó có các CQTP mà hệ thống tòa án là
một bộ phận quan trọng. Thực tiễn xét xử của ngành tòa án trong thời gian
qua cho thấy, không ít những vụ việc dân sự đã giải quyết kéo dài, giảm sút
lòng tin trong một bộ phận nhân dân. Một trong những nguyên nhân gây nên
tình trạng trên là sự bất cập trong cách thức tổ chức phân cấp thực hiện thẩm
quyền giải quyết tranh chấp dân sự trong hệ thống tòa án. Những quy định
của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp dân sự trong hệ thống tòa án
chưa thật sự tạo ra một cách thức phù hợp, hiệu quả, chưa đủ khả năng giải
quyết các tranh chấp dân sự vốn đã phức tạp và ngày càng phức tạp trong đời
sống xã hội. Hệ thống pháp luật về tố tụng, về tổ chức tòa án, tuy đã có nhiều
sửa đổi, nhưng vẫn còn những quy định chưa phù hợp, tập trung nhất là việc
tổ chức thực hiện thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự của tòa án. Tác
giả đề xuất mô hình tổ chức xử án dân sự khoa học, có khả năng nâng cao
chất lượng xét xử về dân sự, phục vụ mục tiêu CCTP hiện nay.
- Trần Văn Nam, Quá trình hình thành, phát triển và đổi mới Viện kiểm
sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam [93]. Tác giả phân


14
tích quá trình hình thành, phát triển và thực trạng của viện kiểm sát ở Việt
Nam còn tồn tại các hạn chế như: chưa toàn diện và có hệ thống, thực hiện
CCTP chưa đồng bộ, còn chậm, nhiều nơi lúng túng nên chất lượng và hiệu
quả chưa cao. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các yêu cầu quan điểm và giải
pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của VKSND, đảm bảo nguyên tắc: quyền
lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các
cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; góp phần giữ vững
bản chất của Nhà nước ta, bảo vệ nền pháp chế XHCN, quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân.
- Nguyễn Minh Đoan, Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt

tất cả các cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
- Nguyễn Minh Sử, Đổi mới tổ chức TAND cấp huyện trong quá trình
cải cách tư pháp ở Việt Nam [111]. Tác giả tập trung nghiên cứu lý luận về
tòa án cấp huyện và đổi mới tổ chức tòa án cấp huyện ở Việt Nam; phân tích
thực trạng và tổ chức TAND cấp huyện ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đề
xuất quan điểm và giải pháp đổi mới tổ chức TAND cấp huyện trong CCTP,
nêu bật trọng tâm cơ bản của quá trình CCTP là đổi mới tổ chức và hoạt động
của hệ thống tòa án các cấp, đáp ứng yêu cầu Chiến lược CCTP đến năm
2020 với khâu trung tâm là hoạt động xét xử của tòa án các cấp, đảm bảo xây
dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và
bảo vệ quyền con người.
- Đào Trí Úc, Về viện kiểm sát ở Việt Nam [145]. Cải cách bộ máy nhà
nước nói chung và CCTP nói riêng ở Việt Nam đang đặt ra hàng loạt vấn đề
lý luận và thực tiễn cần tiếp tục được nghiên cứu và giải quyết, trong đó có
vấn đề VKSND với tính cách là một chế định trong hệ thống quyền lực nhà
nước ở nước ta. Bài viết đã khái quát về viện kiểm sát, công tố và các thiết
chế tương tự trong cơ cấu quyền lực nhà nước ở các nước trên thế giới, khái
quát về quá trình hình thành và phát triển của thiết chế VKSND ở Việt Nam.
Tác giả đề xuất cách nhìn mới về mô hình tổ chức và chức năng của VKSND
ở nước ta trong quá trình cải cách bộ máy nhà nước đáp ứng yêu cầu của Nhà
nước pháp quyền XHCN.
- Nguyễn Huy Phượng, Giám sát xã hội đối với hoạt động của các cơ
quan tư pháp theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa


16
Việt Nam [101]. Tác giả đã làm rõ một số vấn đề lý luận về giám sát xã hội
đối với hoạt động của các CQTP trước yêu cầu xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN; thực trạng giám sát xã hội đối với hoạt động của các CQTP ở
Việt Nam; quan điểm và các giải pháp bảo đảm giám sát xã hội đối với hoạt

trong công tác thi hành án.
1.2.2. Các công trình về Đảng lãnh đạo Nhà nước và các lĩnh vực
đời sống xã hội
- Nguyễn Phú Trọng, Tô Huy Rứa, Trần Khắc Việt, Nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới [137]. Các tác giả đề
cập một cách khái quát, có hệ thống những vấn đề cơ bản về đảng cầm quyền;
tình hình đổi mới, chỉnh đốn Đảng trong những năm vừa qua. Các tác giả
dành một phần quan trọng để luận giải về chất lượng các tổ chức cơ sở đảng.
Trên cơ sở phân tích công phu, nghiêm túc cơ sở lý luận và thực tiễn những
vấn đề cơ bản về xây dựng Đảng nói chung, xây dựng các tổ chức cơ sở đảng
nói riêng, các tác giả đề xuất phương hướng và các giải pháp cấp bách không
ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới.
- Phạm Ngọc Quang, Ngô Kim Ngân, Phương thức lãnh đạo của Đảng
đối với Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân, vì dân [102]. Các tác giả luận giải tầm quan trọng, sự
cần thiết phải đổi mới PTLĐ của Đảng đối với Nhà nước; khái quát quá trình
đổi mới tư duy về PTLĐ của Đảng đối với Nhà nước những năm qua và nêu
lên một số mô hình lãnh đạo của đảng cầm quyền ở một số nước. Trên cơ sở
đó, các tác giả phân tích, đánh giá thực trạng đổi mới PTLĐ của Đảng trên
một số lĩnh vực chủ yếu của Nhà nước ở cấp Trung ương; nêu quan điểm và
một số giải pháp tiếp tục đổi mới PTLĐ của Đảng đối với Nhà nước trong
giai đoạn hiện nay.
- Nguyễn Phú Trọng, Xây dựng chỉnh đốn Đảng - một số vấn đề lý luận
và thực tiễn [138]. Tác giả đề cập một số vấn đề chung về công tác xây dựng
Đảng, từ đó rút ra các bài học về xây dựng Đảng trong những năm đổi mới.
Đặc biệt, trong phần xây dựng Đảng về tổ chức, cán bộ, tác giả đã đưa ra các
biện pháp để đảm bảo dân chủ trong Đảng; quan niệm và PTLĐ của Đảng
duy nhất cầm quyền; đổi mới PTLĐ của Đảng đối với Nhà nước, từ đó đúc
kết các bài học, kết luận quan trọng về công tác xây dựng Đảng, góp phần


khẳng định sự phát triển về tư duy lý luận và năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực
tiễn của Đảng đối với việc xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, hiện


19
đại trong công cuộc đổi mới đất nước - nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng
nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
- Nguyễn Hữu Nhân, Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công
tác cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay [97]. Tác giả đã
làm rõ nội hàm các khái niệm công cụ quan trọng của công trình khoa học này
là: hành chính nhà nước và CCHC nhà nước ở thành phố, Thành ủy lãnh đạo
CCHC nhà nước. Tác giả xác định, Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh lãnh
đạo CCHC là toàn bộ hoạt động của Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy và
các tổ chức có liên quan, đề ra các nghị quyết về đổi mới, điều chỉnh, cải tiến
một số bộ phận, mặt công tác, các thể chế hành chính, tổ chức, bộ máy, cán
bộ và hoạt động của ủy ban nhân dân (UBND) và các cơ quan thuộc UBND
thành phố, quận, huyện, xã, phường, thị trấn; tổ chức thực hiện các nghị quyết
đã đề ra; tổ chức kiểm tra, giám sát nhằm thực hiện thắng lợi các nghị quyết
ấy, xây dựng nền hành chính thành phố dân chủ, từng bước hiện đại, góp phần
xây dựng chính quyền thành phố trong sạch, vững mạnh đáp ứng tốt yêu cầu
công cuộc đổi mới và yêu cầu của nhân dân thành phố. Từ khái niệm đã xác
định, tác giả chỉ rõ 09 nội dung mà Thành ủy cần tập trung lãnh đạo CCHC
trên địa bàn thành phố, đồng thời cũng xác định phương thức Thành ủy lãnh
đạo CCHC trên địa bàn, đó là tổng thể các hình thức, phương pháp, quy chế,
quy định, quy trình, chế độ, phong cách, lề lối làm việc... Thành ủy sử dụng để
tác động vào UBND thành phố và các cơ quan thuộc UBND thành phố, UBND
quận, huyện, xã, phường, thị trấn nhằm thực hiện thắng lợi nội dung lãnh đạo
CCHC của Thành ủy. Tác giả nhận định, sự lãnh đạo của Thành ủy là nguyên
nhân trực tiếp, quyết định những thành tựu và hạn chế của công cuộc CCHC
trên địa bàn. Kết quả nghiên cứu của công trình này đã gợi ý cho đề tài nghiên

là việc xác định các định hướng chính trị; đề ra, chỉ đạo và kiểm tra việc thực
hiện các cương lĩnh, đường lối của Đảng thành chính sách, pháp luật của Nhà
nước, ngoài ra Đảng còn thực hiện công tác bồi dưỡng, đào tạo, rèn luyện, bố
trí, sử dụng cán bộ, đảng viên. Ngoài vai trò lãnh đạo của Đảng đối với các
CQTP, các tác giả còn đề cập đến vai trò, trách nhiệm của cơ quan tư pháp và
các cơ quan tham gia thực hiện quyền tư pháp đối với Đảng. Tính độc lập của
cơ quan tư pháp và các cơ quan tham gia thực hiện quyền tư pháp thể hiện ở
nguyên tắc độc lập xét xử góp phẩn bảo vệ trật tự pháp luật, bảo đảm tính



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status