Phương hướng và biện pháp đổi mới hoạt động kinh doanh ở Công ty cổ phần xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Yên Từ - Pdf 62

Phương hướng và biện pháp đổi mới hoạt động kinh doanh ở
Công ty cổ phần xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Yên Từ
I/ MỤC TIÊU PHƯƠNG HƯỚNG CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI
Sau khi chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần hoạt
động sản xuất kinh doanh đã từng bước được ổn định và có hiệu qủa. Để đảm
bảo cho sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn, thị trường được mở
rộng hơn, mẫu mã sản phẩm đa dạng hơn và ngành nghề kinh doanh được mở
rộng hơn, công ty đã đặt ra mục tiêu phương hướng cho những năm tới:
- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, phát huy sáng kiến cải
tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm.
- Tìm thêm những bạn hàng lớn làm ăn lâu dài để có kế hoạch sản xuất
kinh doanh trong thời gian tới.
- Đa dạng hóa mặt hàng sản xuất kinh doanh để từ đó có cơ sở bố trí sắp
xếp lao động hợp lý.
Những chỉ tiêu chủ yếu của năm 1999 của Công ty thể hiện như sau:
- Sản lượng thực hiện : 6.000.000 viên gạch ngói các loại
- Doanh thu: 2.000.000.000 đồng
- Lợi nhuận sau thuế: 210.000.000 đồng.
- Nộp ngân sách: 100.000.000 đồng
- Thu nhập bình quân: 380.000đồng/người/tháng
* Chỉ tiêu định hướng từ năm 2000 đến 2005 của Công ty tập trung vào
đẩy nhanh sản lượng hàng hoá, phấn đấu đến năm 2005 đạt mức sản lượng
10.000.000 viên gạch ngói các loại.
Cơ cấu mặt hàng mở rộng, ngoài các loại gạch ngói, gạch chống nóng còn
sản xuất các loại vật liệu xây dựng khác, xây dựng cơ bản, nuôi trồng hải sản;
sản xuất các sản phẩm cao cấp khác như gạch Ceramic, Grannit ...
Kế hoạch phát triển công ty từ năm 2000-2005 được chia thành 3 giai
đoạn:
Giai đoạn I: Từ 2000-2002 nâng sản lượng lên 7.000.000 sản phẩm/năm.
Giai đoạn II: Từ 2002-2004 nâng sản lượng lên 10.000.000sản phẩm
gạch, ngói/năm và mở rộng sản xuất đa dạng hoá sản phẩm như làm gạch

thị trường, xác định nhu cầu vật tư của doanh nghiệp, xác định nguồn vật tư,
lập kế hoạch mua sắm vật tư, tổ chức mua sắm, tổ chức tiếp nhận, bảo quản và
cấp phát, đến việc tổ chức quản lý sử dụng và quyết toán vật tư.
Phải tổ chức tốt việc nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch mua sắm vật
tư cho doanh nghiệp: kế hoạch mua sắm vật tư là một bộ phận quan trọng của
kế hoạch sản xuất - kỹ thuật - tài chính của doanh nghiệp. Việc xây dựng kế
hoạch mua sắm kịp thời và có chất lượng cho phép đảm bảo các yếu tố của
sản xuất một cách có hiệu quả nhất. Lập kế hoạch mua sắm vật tư đòi hỏi phải
nghiên cứu kỹ thị trường các yếu tố của sản xuất để xác định nhu cầu vật tư
cho doanh nghiệp cả về số lượng, chất lượng, thời gian và giá cả, nghiên cứu
nhiệm vụ sản xuất trong năm kế hoạch, khả năng tiêu thụ sản phẩm, kiểm tra
đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch vật tư năm báo cáo, xác định lại bảng
danh mục vật tư tiêu dùng trong năm kế hoạch, xây dựng và chỉnh lý lại các
loại định mức, bao gồm định mức tiêu hao nguyên vật liệu, định mức sử dụng
công suất thiết bị máy móc và định mức dự trữ vật tư, tính toán các nhu cầu
vật tư trong toàn bộ doanh nghiệp và cho tất cả các loại công việc, tính toán
nguồn vật tư, lên biểu tổng hợp nhu cầu vật tư và biểu cân đối vật tư.
- Tổ chức tốt việc mua sắm vật tư, trên cơ sở kế hoạch mua sắm vật tư và
kết quả nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp lên đơn hàng vật tư và tổ chức
thực hiện bảo đảm vật tư cho sản xuất. Lên đơn hàng là quá trình cụ thể hoá
nhu cầu đến các quy cách, chủng loại và thời gian nhận hàng. Lập đơn hàng là
công việc hết sức quan trọng trong quá trình tổ chức mua sắm vật tư hàng hoá
và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bất cứ một sai sót nào
cũng có thể dẫn đến việc đặt mua những vật tư mà nhu cầu sản xuất không
cần hoặc không đủ so với nhu cầu. Để lập đơn hàng được chính xác, bộ phận
lập đơn hàng phải tính đến các cơ sở để lập đơn hàng như nhiệm vụ sản xuất,
hệ thống định mức tiêu dùng vật tư, định mức dự trữ vật tư, lượng tồn kho vật
tư, kế hoạch tác nghiệp về đảm bảo vật tư quý, tháng... Nhiệm vụ quan trọng
trong công tác lập đơn hàng là chọn và đặt mua những loại vật tư hàng hoá
phù hợp với yêu cầu của sản xuất. Tổ chức mua sắm vật tư ở doanh nghiệp

tố đầu vào (vật tư) của sản xuất đòi hỏi doanh nghiệp phải định kỳ quyết toán
vật tư sử dụng. Việc quyết toán vật tư nhằm tính toán lượng vật tư thực chi có
đúng mục đích không? Việc sử dụng các yếu tố vật chất có tuân thủ các định
mức tiêu dùng hay không? Lượng vật tư tiết kiệm hoặc bội chi? Nguyên nhân
gây lãng phí trong sử dụng vật tư ở doanh nghiệp và từ đó đưa ra những giải
pháp phù hợp với thực tế.
2. Đổi mới tổ chức lao động ở doanh nghiệp
Trong quá trình vận hành doanh nghiệp, chúng ta nhận thấy rằng, nhiệm
vụ sản xuất kinh doanh sẽ không hoàn thành nếu không có con người hay nói
cách khác nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp là con
người chính vì vậy công tác tổ chức lao động ở doanh nghiệp cũng phải luôn
đổi mới để nhằm mục đích nâng cao trình độ năng lực quảnlý, năng suất lao
động.
Trước hết là việc bố trí sắp xếp hợp lý khoa học đội ngũ cán bộ công nhân
viên trong doanh nghiệp nhằm khai thác hết khả năng tiềm tàng của mỗi con
người.
Tiếp theo là phải có chính sách tuyển dụng lao động, chính sách tuyển
dụng phải trở thành chính sách then chốt trong vận hành doanh nghiệp, trong
đó nổi lên vấn đề là những người được tuyển dụng phải thỏa mãn đầy đủ các
yêu cầu vận hành của doanh nghiệp bảo đảm thực hiện chiến lược kinh doanh
của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần căn cứ vào loại công việc, số lượng người
cần tuyển và trình độ cụ thể của từng loại cán bộ công nhân viên mà giới thiệu
công việc và những yêu cầu của công việc cho những người được dự tuyển.
Tuyển dụng được những người lao động có phẩm chất và tiêu chuẩn nhất
định theo yêu cầu công việc sản xuất kinh doanh là vấn đề quan trọng trong
chính sách vận hành của doanh nghiệp. Nhưng để cho doanh nghiệp đứng
vững và phát triển thì việc đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng lao động hợp lý có ý
nghĩa quyết định. Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ và liên tục
cùng với sự bùng nổ thông tin, cạnh tranh trên thương trường ngày càng
quyết liệt... đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên chăm lo đến việc đào tạo,

chấp nhận và tối đa hóa được lợi ích người bán.
Thứ ba: Tổ chức tốt việc hoàn chỉnh sản phẩm và đưa sản phẩm về kho
thành phẩm để chuẩn bị tiêu thụ. Khâu hoàn chỉnh sản phẩm bao gồm: kiểm
tra chất lượng sản phẩm, phân loại.
Thứ tư: Đẩy mạnh việc mở rộng tiêu thụ, áp dụng các kỹ thuật marketing
vào việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đồng thời với việc phát triển
mạng lưới đại lý tiêu thụ.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status