THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI - Pdf 63

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ
NỘI
2.1 TỒNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH HÀ NỘI.
2.1.1 Sự hình thành và cơ cấu tổ chức của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt
Nam chi nhánh Hà Nội
2.1.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Đầu tư và phát
triển Việt Nam chi nhánh Hà Nội
Ngân hàng ĐT&PT Việt nam tiền thân là Ngân hàng kiến thiết Việt Nam được
thành lập ngày 26/4/1957 trực thuộc Bộ tài chính theo nghị định số 117/TTG của Thủ
tướng Chính phủ.
Ngày 27/5/1957, Ngân hàng Kiến thiết Hà nội (tiền thân của Ngân hàng ĐT&PT Thành
phố Hà nội ngày nay) nằm trong hệ thống Ngân hàng kiến thiết Việt Nam được thành
lập. Nhiệm vụ của Ngân hàng là nhận vốn từ Ngân sách nhà nước để tiến hành cấp phát
và cho vay trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.
Năm 1982 Ngân hàng kiến thiết Việt Nam đổi tên là Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng
Việt Nam tách khỏi Bộ tài chính, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chi
nhánh Ngân hàng kiến thiết Hà Nội đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hà
nội thuộc hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam.
Tháng 5/1990, Hội đồng Nhà nước ban hành 2 Pháp lệnh về Ngân hàng:
-
Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
-
Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính
Việc ban hành này nhằm mục đích hoàn thiện hệ thông Ngân hàng cho phù hợp với cơ
chế thị trường. Hai pháp lệnh này có hiệu lực kể từ ngày 1/10/1990, theo đó hệ thống
Ngân hàng bao gồm:
-
Ngân hàng Trung ương là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
-

công nhân viên. Mô hình tổ chức của chi nhánh gồm:
TT
Đơn vị
Số nhà, đường
phố
Phường Quận Thành phố
I Ngân hàng ĐT&PT
Thành phố Hà nội
Số 4B Lê Thánh
Tông
Phan Chu
Trinh
Hoàn Kiếm Hà Nội
1 Phòng Tín dụng 1 Số 4B Lê Thánh
Tông
Phan Chu
Trinh
Hoàn Kiếm Hà Nội
2 Phòng Tín dụng 2 Số 4B Lê Thánh
Tông
Phan Chu
Trinh
Hoàn Kiếm Hà Nội
3 Phòng Tín dụng 3 Số 4B Lê Thánh
Tông
Phan Chu
Trinh
Hoàn Kiếm Hà Nội
4 Phòng Tín dụng 4 Số 4B Lê Thánh
Tông

11 Phòng Tiền tệ - Kho
quỹ
Số 4B Lê Thánh
Tông
Phan Chu
Trinh
Hoàn Kiếm Hà Nội
12 Phòng Điện Toán Số 4B Lê Thánh
Tông
Phan Chu
Trinh
Hoàn Kiếm Hà Nội
13 Văn phòng Số 4B Lê Thánh
Tông
Phan Chu
Trinh
Hoàn Kiếm Hà Nội
14 Phòng TĐ&QLTD Số 11 Lý thái tổ Lý Thái tổ Hoàn Kiếm Hà Nội
15 Phòng KT- KT Nội
bộ
Số 11 Lý thái tổ Lý Thái tổ Hoàn Kiếm Hà Nội
16 Giao dịch 1 Số 4 Yết Kiêu Cửa Nam Hoàn Kiếm Hà Nội
17 Giao dịch 2 Số 42 ngõ 12,
đường Trường
Chinh
Phương Mai Đống Đa Hà Nội
18 Giao dịch 6 Số 169, Lê Thanh
Nghị
Đồng Tâm Hai bà Trưng Hà Nội
19 Giao dịch 10 Số 57, Tuệ Tĩnh Bùi Thị

tính và thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT.
-
Thực hiện thanh toán giữa Việt Nam với Lào.
-
Đại lý thanh toán các thẻ tín dụng quốc tế: Vía, Mestercard, JCB card, cung cấp
séc du lịch, ATM.
-
Thực hiện các dịch vụ ngân quỹ: thu đổi ngoại tệ, thu đổi ngân phiếu thanh toán,
chi trả kiều hối, cung ứng tiền mặt đến tận nhà.
-
Kinh doanh ngoại tệ.
-
Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh.
-
Thực hiện các nghiệp vụ về đầu tư.
21.2 Tình hình hoạt động của Chi nhánh NH ĐT&PT Hà nội trong những năm
gần đây:
Trải qua hơn 45 năm tồn tại và phát triển, chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Hà nội đã
không ngừng lớn mạnh. Với những bước thăng trầm của nền kinh tế Việt nam, ngân
hàng đã phải trải qua không ít những thời kì khó khăn. Năm 1995, việc chuyển toàn bộ
nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp về Tổng cục đầu tư và phát triển trực thuộc Bộ
tài chính, theo thống kê khoảng 900 tỷ, đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh
của ngân hàng. Cùng lúc đó, điều kiện kinh tế xã hội có nhiều biến động. Tuy nhiên,
với sự thay đổi phương thức hoạt động cùng sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ,
ngân hàng đã vượt qua được những khó khăn trước mắt. Thời điểm này có thể được coi
là một mốc đánh dấu sự chuyển mình không chỉ của chi nhánh mà còn của toàn hệ
thống NHĐT&PT Việt Nam. Với sự thay đổi phương thức hoạt động, từ việc hoạt động
theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang kinh doanh đa năng tổng hợp, ngân hàng đã
thực sự trở thành một ngân hàng thương mại quốc doanh. Sau đây là một số hoạt động
kinh doanh cơ bản của chi nhánh:

3. Kì phiếu, trái phiếu 379.103 440.462 175.972 -60.04831291
B. Nghiệp vụ cho vay 3459.374 3823.014 3790.552 -0.849120615
1. Cho vay ngắn hạn 2527.792 2994.203 3055.307 2.040743396
2.Cho vay trung hạn 291.013 257.372 323.094 25.53580032
3. Cho vay dài hạn 502.907 504.429 409.776 -18.76438508
4. Cho vay theo KHNN 64.294 14.485 2.375 -83.60372799
5. Khoanh, chờ xử lý 10.257 8.375 6.234 -25.5641791
6. ODA 63.113 52.525 43.348 -17.47168015
(Nguồn báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh chi nhánh Hà nội từ 2005-2007)
2.1.2.2 Công tác tín dụng
Công tác tín dụng là một hoạt động nghiệp vụ chủ yếu tại BIDV chi nhánh Hà nội.
Với mục đích là cấp tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngoài
quốc doanh, chi nhánh đã xây dựng nên các cơ chế, chính sách phù hợp để có thể hỗ trợ
tốt cho khách hàng cũng như không ngừng tăng cường hỗ trợ phát triển khách hàng.
Với nỗ lực không ngừng của mình năm 2007 Chi nhánh đã đạt được những kết quả
đáng khích lệ.
Tính đến năm 2007 chi nhánh đã có hơn 200 khách hàng là doanh nghiệp quan hệ
vay vốn thường xuyên, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm đến
95%. Tỷ lệ này năm 2006 là 96%, năm 2005 là 89%.
Doanh số cho vay cả năm 2007 đạt 3790.552 tỷ đồng giảm 0,85% so với 2006 trong
đó doanh số cho vay ngắn hạn đạt 3055,307 tỷ VND tăng 2,04% so với năm trước. Cho
vay trung hạn đạt 323,904 tỷ VND tăng 25,5% so với 2005. Cho vay dài hạn là 409,774
tỷ VND giảm 8,12%.
Cơ cấu cho vay của ngân hàng thiên về cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn
81,5%, cho vay trưng và dài hạn chỉ chiếm có 19,4% tổng dư nợ. Cho thấy ngân hàng
đã chú trọng bảo đảm an toàn vốn (kế hoạch được giao là 31%).
Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn khoanh chờ xử lý duy trì ơ mức 0.17% (kế hoạch được
NHĐT&PTVN giao là 1%)
Tỷ trọng dư nợ cho vay ngoài quốc doanh chiếm 98% và ngân hàng đảm bảo rằng
tất cả các khoản cho vay đều có tài sản đảm bảo.

trọng thu dịch vụ ròng tổng chênh lệch thu chi mức 19.6%.
Trong năm 2007, Chi nhánh Hà nội tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân
hàng bán lẻ. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng đã đa năng động dạng hóa các hoạt động dịch
vụ phục vụ khách hàng như dịch vụ trả lương tự động, dịch vụ thu hộ cho các đại lý,
dịch vụ tài khoản Smart@ccount, dịch vụ Homebanking…Các dịch vụ này vừa góp
phần đa dạng hóa hoạt động thanh toán, tăng thu phí thanh toán trong nước vừa là dịch
vụ bổ trợ tài khoản hữu ích để thu hút khách hàng. Đây cũng là chi nhánh đầu tiên trong
toàn hệ thống triển khai thử nghiệm và triển khai đại trà các sản phẩm mới gắn liền với
công nghệ hiện đại và cung cấp nhiều tiện ích phục vụ khách hàng, hoàn thành việc
thanh toán thẻ VISA qua hệ thống ATM, mở rộng thêm hẹ thống ATM, và triển khai kí
kết hợp đồng lắp đặt các điểm chấp nhận thẻ POS, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western
Union với doanh số chi trả trên 215 nghìn USD thu phí khoảng 45 triệu đồng.
Trong các hoạt động dịch vụ của chi nhánh nổi lên hơn cả là các dịch vụ sau:
a.
Công tác Thanh toán quốc tế
Hoạt động Thanh toán quốc tế là một hoạt động then chốt trong các hoạt động dịch vụ
của ngân hàng, nó xuất hiện từ rất lâu, cùng với tuổi đời của Chi nhánh.
Doanh số Thanh toán quốc tế của BIDV Hà nội
STT Chỉ tiêu 2005 2006 2007
1 Doanh số TTQT(tỷ đồng) 4480 5440 6560
2 Doanh số TTXNK(tỷ đồng) 97 103 115
(Theo nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHĐT&PT Hà nội)
BIỂU ĐỒ DOANH SỐ THANH TOÁN QUỐC TẾ
Doanh số TTQT năm 2007 đạt 6065 tỷ VND tăng 20% so với năm 2006, đóng góp
hơn 40% vào tổng thu dịch vụ ròng của chi nhánh. Tổng số khách hàng của hoạt động
TTQT lên tới hơn 80 khách hàng. Hiện nay chi nhánh đã triển khai mở rộng hoạt động
TTQT ra 2 phòng giao dịch là Phòng giao dịch 10 và 6 (trước đây thì chỉ có hội sở của
chi nhánh ở số 4 Lê thánh Tông thực hiện hoạt động này). Việc này làm cho doanh số
TTQT không những tăng cả về giá trị mà cả về mặt số lượng khách hàng đến giao dịch.
Hoạt động TTQT tại chi nhánh bên cạnh việc phục vụ thanh toán xuất nhập khẩu còn

được hàng sẵn sàng chấp nhận yêu cầu do phía nước ngoài đưa ra tức là thanh toán
bằng D/A hoặc bằng chuyển tiền sau khi giao hàng. Ngoài ra, có một số doanh nghiệp
kinh doanh xuất nhập khẩu lâu đời với những khách hàng có uy tín nên đã chuyển sang
phương thức chuyển tiền hoặc nhờ thu thay vì phương thức thanh toán L/C để tiết kiệm
chi phí.
b.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh cuãng có những bước phát triển. Doanh
số mua bán ngoại tệ của chi nhánh năm 2007 đạt khoảng 207,5 triệu USD, tăng khoảng
15% so với cùng kì năm ngoái đảm bảo cung ứng đủ nguồn ngoại tệ cho khách hàng.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tăng là do tăng trưởng của hoạt động TTQT tại chi
nhánh.
c.
Công tác đầu tư và phục vụ TTCK
Có thể nói hoạt động đầu tư và hoạt động ngân hàng phục vụ TTCK là một hoạt động
nổi bật góp phần lớn vào kết quả hoạt động kinh doanh đầu năm 2007.
Từ năm 2006 với vai trò là ngân hàng chỉ định thanh toán chứng khoán, chi nhánh
đã thực hiện phân, chi trả tiền đặt cọc tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà nội.
Ngoài ra chi nhánh cũng thực hiện thành công công tác thanh toán bù trừ tiền mua bán
chứng khoán tại sàn giao dịch thứ cấp cho trung tâm giao dịch chứng khoán với doanh
số thanh toán bù trừ đạt khoảng 10000 tỷ VND


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status