Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nội. - Pdf 77

Lời nói đầu
Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa, các nước trên thế
giới đều thực hiện mở cửa, hợp tác và hội nhập. Trong bối cảnh đó hoạt động kinh
tế đối ngoại đóng vai trò hết sức quan trọng, nó trở thành cầu nối giúp các quốc
gia xích lại gần nhau hơn. Là một nước đang phát triển, Việt Nam cũng sử dụng
thương mại như chiếc cầu nối để tiếp cận với thế giới. Thông qua hoạt động kinh
tế đối ngoại giúp Việt Nam không những khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn
lực, nguồn tài nguyên, nguồn vốn sẵn có của mình mà cong tận dụng được các
nguồn lực, vốn của các nước tiên tiến nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của mình. Do
đó phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại là vấn đề thiết yếu đối với mỗi quốc gia
trong giai đoạn phát triển này.
Để hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia phát triển thì vấn đề then
chốt là phát triển các hoạt động thanh toán quốc tế. Có rất nhiều phương thức
thanh toán quốc tế khác nhau, mỗi phương thức có những ưu việt riêng của nó, tuy
vậy, trong giai đoạn hiện nay, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là
phương thức thanh toán sử dụng phổ biến nhất do những ưu điểm vượt trội của nó
so với các phương thức thanh toán khác. Tuy nhiên, trong thực tế tham gia quá
trình thương mại quốc tế, có rất nhiều lý do khác nhau đã làm cho hiệu quả
phương thức thanh toán này của chúng ta còn khá thấp và bọ hạn chế nhiều. Điều
này có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động
xuất nhập khẩu nói riêng. Chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng phương
thức thanh toán tín dụng chứng từ nhằm bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu trong nước cũng như quyền lợi chính của các ngân hàng đã và
đang là nhiệm vụ chính đặt ra cho các ngân hàng..
Nắm bắt được tầm quan trọng của nhiệm vụ này, NHĐT&PTVN Chi nhánh Hà
Nội đã chú trọng vào nâng cao phát triển các hoạt động thanh toán quốc tế mà
trọng tâm là phát triển hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ. Hoạt động thanh
toán tín dụng chứng từ của BIDV Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành công nhưng
vẫn còn một số hạn chế nhất định điều này đã làm hạn chế hiệu quả cũng như chất
lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng. Vì lý do này mà em đã mạnh
dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển phương thức

hợp đồng ngoại thương.
Thanh toán phi ngoại thương là việc thực hiện thanh toán không liên quan đến
hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như cung ứng lao vụ cho nước ngoài, tức là thanh
toán cho các hoạt động không mang tính thương mại. Đó là việc chi trả các chi phí
cho cơ quan ngoại giao ở nước ngoài, các cho phí đi lại ăn ở của các đoàn khách
nhà nước, tổ chức và cá nhân, các nguồn tiền quà biếu, trợ cấp của cá nhân người
nước ngoài cho cá nhân người trong nước, các nguồn trợ cấp của một tổ chức từ
thiện nước ngoài cho tổ chức đoàn thể trong nước.
1.1.2 Vai trò của Thanh toán quốc tế
a. Vai trò của Thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế
Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa, các quốc gia đang ra
sức phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập. Thanh toán quốc tế
trở thành chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước và kinh tế thế giơí, có tác dụng bôi
trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, đầu tư nước
ngoài, thu hút kiều hối và các quan hệ tài chính, tín dụng quốc tế khác.Trong bối
cảnh hiện nay, mỗi quốc gia đều đặt hoạt động kinh tế đối ngoại lên hàng đầu thì
vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế càng đặc biệt quan trọng trong nền kinh
tế quốc dân nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng.
Thanh toán quốc tế là khâu mua bán quan trọng trong quá trình mua bán hàng hóa
dịch vụ giữa các cá nhân,tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau. Nếu không có
hoạt động thanh toán quốc tế thì hoạt động kinh tế đối ngoại khó mà tồn tại và
phát triển được. Nếu hoạt động thanh toán quốc tế được nhanh chóng, an toàn,
chính xác sẽ giải quyết được mối quan hệ lưu thông hàng hóa tiền tệ một cách trôi
chảy và hiệu quả. Về giác độ kinh doanh, người mua thanh toán, người bán giao
hàng, thể hiện chất lượng của một chu kì kinh doanh, phản ánh hiệu quả kinh tế tài
chính trong hoạt động các doanh nghiệp.
b. Vai trò của TTQT đối với ngân hàng
- Mối quan hệ giữa ngân hàng với TTQT
Trong thương mại quốc tế, không phải lúc nào các nhà xuất nhập khẩu cũng có
thể thanh toán tiền hàng trực tiếp cho nhau, mà thường phải thông qua NHTM với

mắt xích không thể thiếu, trong đó hoạt động TTQT được xác định là hoạt động
căn bản, làm tiền đề cho các nghiệp vụ khác phát triển như kinh doanh ngoại tệ,
tào trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương…
1.1.3 Các phương thức TTQT chủ yếu
1 ) Phương thức ứng trước – advanced payment
a. Khái niệm
Người mua chấp nhận giá hàng của người bán và chuyển tiền thanh toán cùng
với đơn đặt hàng chắc chắn (không hủy ngang), nghĩa là việc thanh toán được
thực hiện trước khi hàng hóa được bán, gửi đi.
c. Ưu điểm đối với các bên:
Đối với nhà nhập khẩu
- Khả năng chắc chắn nhận được hàng hóa ngay cả khi nhà xuất khẩu vì một lý do
nào đó không muốn giao hàng
- Do thanh toán trước nên người nhập khẩu có thể thương lượng với nhà xuất khẩu
để được giảm giá.
Đối với nhà xuất khẩu
- Do được thanh toán trước, nên nhà xuất khẩu tránh được rủi ro vỡ nợ từ phía nhà
nhập khẩu.
- Tiết kiệm được chi phí quản lý và kiểm soát tín dụng.
- Do nhận được tiền thanh toán trước, nên trạng thái tiền tệ của nhà xuất khẩu
được tăng cường.
d. Rủi ro và trách nhiệm đối với các bên:
Đối với nhà nhập khẩu:
Uy tín và khả năng của người bán: Sau khi nhận tiền, nhà xuất khẩu có thể chủ
tâm không giao hàng, giao hàng thiếu, không có khả năng giao như thỏa thuận,
hoặc thậm chí bị phá sản. Để tránh rủi ro này, nhà nhập khẩu có thể yêu cầu một
bảo lãnh thực hiện hợp đồng hay một dạng bảo lãnh khác từ ngân hàng phục vụ
nhà xuất khẩu.
Hàng hóa có được bảo hiểm đầy đủ trong quá trình vận chuyển? Người hưởng lợi
bảo hiểm là người nhập khẩu ngay ca trong trường hợp nhà xuất khẩu mua bảo

3. Phương thức chuyển tiền – Remittance
a/ Khái niệm và đặc điểm
Chuyển tiền là phương thức thanh toán, trong đó khách hàng (người chuyển
tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một
người khác (người hưởng lợi) theo một địa chỉ nhất định và trong một thời gian
nhất định.
Là phương thức đơn giản, người chuyển tiền và người nhận tiền thanh toán
trực tiếp với nhau.
Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian, và hưởng phí.
Trong thanh toán chuyển tiền, việc có trả tiền hay không phụ thuộc vào
thiện chí của người mua. Người mua sau khi nhận hàng có thể không tiến hành
chuyển tiền, hoặc cố tình dây dưa, kéo dài thời hạn chuyển tiền nhằm chiếm dụng
vốn của người bán do đó làm cho quyền lợi của người bán không được đảm bảo.
Chỉ được áp dụng trong các trường hợp các bên mua bán có uy tín và tin
cậy lẫn nhau.
4. Phương thức nhờ thu – Payment Collection
a/ Khái niệm và đặc điểm:
Nhờ thu là phương thức thanh toán, trong đó, bên bán (nhà XK) sau khi giao
hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ
chứng từ thông qua ngân hàng thu hộ cho bên mua (nhà NK) để được thanh toán,
chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác.
Trong phương thức nhờ thu, các ngân hàng tham gia vào quá trình thanh toán một
cách sâu rộng và toàn diện hơn phương thức ứng trước hay ghi sổ. Mức độ tham
gia của ngân hàng vào quá trình nhờ thu phụ thuộc hoàn toàn vào nội dung các chỉ
thị và những gì mà bán người ủy quyền cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ.
b/ Các bên tham gia:
Người ủy nhiệm thu (Principal): Là người yêu cầu ngân hàng phục vụ mình thu hộ
tiền. Người ủy nhiệm thường là người xuất khẩu, hoặc người kí phát hối phiếu.
Ngân hàng chuyển nhờ thu (Remitting bank), hay ngân hàng gửi chứng từ
(Sending bank): Là ngân hàng theo yêu cầu của người ủy nhiệm, chấp nhận

nào, miễn là nội dung của nó thể hiện một thỏa thuận, theo đó một ngân hàng
hành động theo yêu cầu hoặc theo chỉ thị của một khách hàng hoặc trên danh
nghĩa chính mình phải trả tiền hoặc trả tiền theo lệnh của một người khác hoặc
chấp nhận và trả tiền hối phiếu do ngừời này kí phát, khi bộ chứng từ quy định
được xuất trình và tuân thủ các điều kiện của Tín dụng.
Đặc điểm của giao dịch L/C:
1/ L/C là hợp đồng kinh tế hai bên:
L/C là hợp đồng kinh tế hai bên giữa NHPH và người thụ hưởng. Mọi yêu
cầu và chỉ thị của người xin mở L/C đã do NHPH đại diện, do đó tiếng nói chính
thức của người xin mở L/C không được thể hiện trong L/C.
2/L/C độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hóa:
Về bản chất, L/C là một giao dịch hoàn toàn độc lập với hợp đòng ngoại
thương hoặc hợp đồng khác mà hợp đồng này là cơ sở để hình thành giao dịch
L/C. Trong mọi trường hợp, ngân hàng không liên quan đến hoặc không bị ràng
buộc vào hợp đồng như vậy.
Như vậy, L/C có tính chất quan trọng, nó hình thành trên cơ sở của hợp đồng
ngoại thương, nhưng sau khi được thiết lập nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng
này. Một khi L/C đã được mở và được các ben chấp nhận, thì cho dù L/C có ðúng
với hợp ðồng ngoại thýõng hay không, cũng không làm thay ðổi quyền lợi và
nghĩa vụ của các bên có liên quan ðến L/C.
3/ L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ:
Các ngân hàng chỉ trên cơ sở chứng từ, kiểm tra việc xuất trình để quyết định
xem trên bề mặt của chứng từ có tạo thành một xuất trình phù hợp hay không.
Như vậy, các chứng từ trong giao dịch L/C có tầm quan trọng đặc biệt, nó là bằng
chúng về việc giao hàng của người bán, là đại diện cho giá trị hàng hóa đã được
giao, chúng trở thành căn cứ để ngân hàng trả tiền, là căn cứ để nhà NK hoàn trả
tiền cho NH, là chứng từ đi nhận hàng của nhà NK…Việc nhà XK có thu được
tiền hay không, phụ thuộc duy nhất vào xuất trình chứng từ có phù hợp; đồng thời
ngân hàng cũng chỉ trả tiền khi bộ chứng từ xuất trình phù hợp, nghĩa là ngân
hàng không chịu trách nhiệm về sự thật của hàng hóa mà bất kì chứng từ nào đại

3. NHPH (Issuing bank): Là NH thực hiện phát hành L/C theo yêu cầu của người
mở, nghĩa là nó đã cấp tín dụng cho Người mở. NHPH thường được hai bên mua
bán thỏa thuận và quy định trong hợp đồng mua bán.
4. NHTB (Advising bank): Là NH thực hiện thông báo L/C cho NTH theo yêu cầu
của NHPH. NHTB thường là Ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của NHPH ở
nước nhà XK.
5. NHXN (confiming bank): Là ngân hàng bổ sung sự xác nhận của mình đối với
L/C theo yêu cầu hoặc theo sự ủy quyền của NHPH.
6. NHđCĐ (Nominated bank): Là ngân hàng mà tại đó L/C có giá trị thanh toán
hoặc chiết khấu, hoặc bất cứ ngân hàng nào nếu L/C có giá trị tự do
Quy trình thanh toán TDCT
Bước 1: Hai bên mua bán kí kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh
toán theo phương thức L/C.
Bước 2: Trên cơ sở các điều kiện và điều khoản của hợp đồng ngoại thương, nhà
NK làm đơn theo mẫu.
Bước 3: Căn cứ vào đơn xin mở L/C, nếu đồng ý, NHPH lập L/C và thông qua
ngân hàng đại lý của mình ở nước nhà XK để thông báo về việc phát hành L/C và
chuyển L/C đến người XK.
Bước 4: Khi nhận được thông báo L/C, NHTB sẽ thông báo L/C cho nhà XK.
Bước 5: Nhà XK nếu chấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng, nếu không thì đề
nghị người NK thông qua NHPH sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồng
ngoại thương.
Bước 6: Sau khi giao hàng,nhà XK lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất
trình cho NHPH để thanh toán.
Bước 7: NHPH sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C do mình
phát hành thì tiến hành thanh toán cho nhà XK, nếu thấy không phù hợp, thì từ
chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ và nguyên vẹn bộ chứng từ cho nhà XK.
Bước 8: NHPH đòi tiền nhà NK và chuyển bộ chứng từ cho nhà NK sau khi đã
nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán.
Bước 9: Nhà NK sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì trả

tuyệt đối vì như vậy sẽ gây khó khăn trong việc giao hàng và thanh toán cho người
xuất khẩu. Trong thư tín dụng thường ghi số tiền ở một số lượng giới hạn mà
người xuất khẩu có thể thực hiện được.
- Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng.
Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng là khoảng thời gian mà ngân hàng phát
hành cam kết trả tiền cho người thụ hưởng, khi người này xuất trình bộ chứng từ
trong thời hạn đó và phù hợp với các điều khoản của thư tín dụng.
Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng có liên quan đến một số thời hạn sau:
+ Ngày giao hàng. Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của thư
tín dụng và không được trùng với ngày cuối cùng hết hiệu lực của tín dụng.
+ Ngày xuất trình chứng từ thanh toán. Sau khi giao hàng, trong một thời
gian hợp lý người xuất khẩu phải lập bộ chứng từ theo quy định, xuất trình tới
ngân hàng để thanh toán. Ngày xuất trình chứng từ cũng nằm trong hiệu lực của
tín dụng.
+ Ngày phát hành thư tín dụng. Ngày phát hành phải trước ngày giao hàng
một thời gian hợp lý. Nếu phát hành thư tín dụng chậm, sẽ gây trở ngại cho người
xuất khẩu trong việc giao hàng. Nhưng nếu thư tín dụng được phát hành quá sớm
so với ngày giao hàng, thì sẽ bất lợi cho người nhập khẩu vì họ bị đọng vốn.
+ Ngày hết hiệu lực của thư tín dụng phải sau ngày giao hàng một thời gian
hợp lý.
+ Thời hạn giao hạng Thời hạn này do hợp đồng thương mại quy định và
cũng được ghi trong thư tín dụng. Đây là thời hạn cuối cùng người xuất khẩu phải
chuyển giao xong hàng cho người nhập khẩu, kể từ khi thư tín dụng có hiệu lực.
- Thời hạn trả tiền của thư tín dụng.
Thời hạn trả tiền có liên quan đến việc trả tiền ngay hay trả chậm được quy
định trong hợp đồng thương mại. Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu
lực của thư tín dụng (trả tiền ngay), hoặc nằm ngoài hiệu lực của thư tín dụng ( trả
tiền chậm). Trong trường hợp thanh toán chậm, sau ngày giao hàng thì cần lưu ý:
sử dụng hối phiếu có kỳ hạn, phải được xuất trình để người có nghĩa vụ thanh toán
ký chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng.

giao hoặc vận đơn chưa được chuyển nhượng. Loại L/C này không đảm bảo
quyền lợi cho người XK vì vậy hiện nay hầu như nó không được sử dụng trong
TMQT mà chỉ tồn tại trên lí thuyết.
Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C): là loại L/C sau khi đã
phát hành, NH phải cam kết thực hiện theo đúng những điều khoản của nó. Tuy
nhiên L/C này vẫn có thể được bổ sung, sửa đổi khi có sự thoả thuận nhất trí của
các bên liên quan. Theo quy định của UCP 500, nếu không có ghi chú đặc biệt về
loại L/C được mở thì NH được quyền hiểu đó là L/C không huỷ ngang.
Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable L/C):
trong TMQT khi người XK không tin tưởng vào khả năng tài chính của NHPH
L/C, họ thường yêu cầu sử dụng L/C không huỷ ngang có xác nhận. Đây là loại
L/C không huỷ ngang được một NH có uy tín đảm bảo (xác nhận) trả tiền cho
người thụ hưởng theo yêu cầu của NHPH L/C. Trách nhiệm của NH xác nhận rất
lớn, phải đảm bảo thanh toán số tiền của L/C. Vì vậy NH xác nhận có quyền yêu
cầu NHPH phải kí quỹ theo tỉ lệ giá trị của L/C. Ngoài ra NH xác nhận còn thu
được một khoản phí xác nhận L/C. Vì có hai NH cam kết trả tiền nên quyền lợi
của người XK được đảm bảo.
Thư tín dụng không thể huỷ ngang, miễn truy đòi (Irrevocable without
recourse L/C): là loại L/C không thể huỷ ngang mà sau khi người thụ hưởng đã
được trả tiền thì NHPH không có quyền đòi lại tiền trong bất kì tình huống nào.
Khi sử dụng loại L/C này, người XK phải ghi rõ trên hối phiếu: “miễn truy đòi
người kí phát” (without recourse to drawer). Đồng thời trong L/C cũng phải ghi rõ
như vậy.
Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C): là L/C không thể huỷ bỏ
trong đó quy định quyền của NH trả tiền được trả toàn bộ hay một phần số tiền
của L/C cho một hay nhiều người theo lệnh của người thụ hưởng đầu tiên. L/C
chuyển nhượng chỉ được chuyển một lần, chi phí chuyển nhượng do người thụ
hưởng đầu tiên chịu. Loại L/C này phù hợp với mô hình mua bán qua trung gian.
Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C): là loại L/C không thể huỷ bỏ, sau
khi sử dụng xong hoặc hết thời hạn hiệu lực thì nó tự động có giá trị như cũ và cứ

đỏ” bởi vì điều khoản trong L/C được viết bằng mực đỏ để lưu ý tính chất riêng
của loại L/C này.
Thực chất đây là tín dụng ứng trước. L/C nàykèm theo một điều khoản đặc
biệt uỷ nhiệm cho NH thông báo hoặc NH xác nhận ứng trước cho người thụ
hưởng trước khi họ xuất trình chứng từ hàng hoá. Loại tín dụng này thường được
sử dụng như một phương tiện cấp vốn cho bên bán trước khi giao.
4/ Văn bản pháp lý điều chỉnh thư tín dụng:
Luật và công ước quốc tế:
- Công ước Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán quốc tế (United nations
convention on contracts for the international sale of good – Wien convention
1980).
-Công ước Geneve 1930 về Luật thống nhất về hối phiếu (Unifom Law for
bill of Exchange – ULB 1930).
- Công ước Liên hợp quốc về Hối phiếu và Lệnh phiếu quốc tế (International
Bii of Exchange and International Promissory Note – UN convention 1980).
-Công ước Geneve 1931 về séc quốc tế (Geneve convention Check 1931).
- Các nguồn luật và công ước quốc tế về vận tải và bảo hiểm.
- Các hiệp định song phương và đa phương…
Các nguồn luật quốc gia:
- Bộ luật dan sự.
- Luật thương mại.
- Luật ngoại hối.
- Luật các công cụ chuyển nhượng.
- Luật Thanh toán quốc tế…
Thông lệ và tập quán quốc tế:
- Quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ (Unifom Customs
and Pratice for Documentary Credit – UCP 600).
- Quy tắc thống nhất về nhờ thu (Unifom Rules for Collection – URC).
-
Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên hàng (Unifom Rules for Bank to bank

theo đó hệ thống Ngân hàng bao gồm:
-
Ngân hàng Trung ương là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng ĐT&PT, Công ty tài chính, HTX
tín dụng.
Theo quy định của pháp lệnh, Việt Nam chỉ được thành lập Ngân hàng ĐT&PT
quốc doanh.
Ngày 26/11/1990, NGân hàng ĐT&XD Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng
ĐT&PT Việt Nam theo quyết định số 401 của chủ tịch hội đồng Bộ trưởng và có
trụ sở đóng tại 194 Trần Quang Khải – Hà Nội với số vốn điều lệ 1100 tỷ đồng và
có các chi nhánh trực thuộc tại tỉnh, Thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương.
Theo đó Ngân hàng ĐT&XD Hà nội đổi tên thành Ngân hàng ĐT&PT Hà nội.
Từ khi thành lập cho đến năm 1995 chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội trải
qua 3 giai đoạn phát triển:
+ Giai đoạn 1957 – 1960: Phục vụ công cuộc khôi phục kinh tế sau chiên tranh
chống Pháp và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.
+ Giai đoạn 1965 – 1975: Phục vụ chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ leo
thang ra đánh phá Miền bắc và đấu tranh giải phóng Miền Nam thống nhất tổ
quốc.
+ Giai đoạn 1975 – 1995: Phục vụ công cuộc phục hồi, phát triển kinh tế trong cả
nước.
Ngày 1/1/1995, bộ phận cấp phát vốn ngân sách tách khỏi Ngân hàng ĐT&PT
Việt Nam thành tổng cục đầu tư và phát triển trực thuộc Bộ tài chính. Như vậy từ
khi thành lập cho đến 01/01/1995, Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam không hoàn toàn
là một Ngân hàng thương mại mà chỉ là một Ngân hàng quốc doanh có nhiệm vụ
nhận vốn từ Ngân sách Nhà nước và tiến hành cấp phát cho vay trong lĩnh vực đầu
tư xây dựng cơ bản.
Và từ ngày 01/01/1995, Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam nói chung, chi nhánh
Ngân hàng ĐT&PT Thành phố Hà Nội nói riêng đã thực sự hoạt động như một
Ngân hàng thương mại. Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Thành phố Hà nội có

Trinh
Hoàn Kiếm Hà Nội
4 Phòng Tín dụng 4 Số 4B Lê Thánh
Tông
Phan Chu
Trinh
Hoàn Kiếm Hà Nội
5 Phòng TCKT Số 4B Lê Thánh
Tông
Phan Chu
Trinh
Hoàn Kiếm Hà Nội
6 Phòng DVKHCN Số 4B Lê Thánh
Tông
Phan Chu
Trinh
Hoàn Kiếm Hà Nội
7 Phòng DVKHDN Số 4B Lê Thánh
Tông
Phan Chu
Trinh
Hoàn Kiếm Hà Nội
8 Tổ chức cán bộ Số 4B Lê Thánh
Tông
Phan Chu
Trinh
Hoàn Kiếm Hà Nội
9 Phòng Kế hoạch
nguồn vốn
Số 4B Lê Thánh

16 Giao dịch 1 Số 4 Yết Kiêu Cửa Nam Hoàn Kiếm Hà Nội
17 Giao dịch 2 Số 42 ngõ 12,
đường Trường
Chinh
Phương Mai Đống Đa Hà Nội
18 Giao dịch 6 Số 169, Lê
Thanh Nghị
Đồng Tâm Hai bà Trưng Hà Nội
19 Giao dịch 10 Số 57, Tuệ Tĩnh Bùi Thị
Xuân
Hai bà Trưng Hà Nội
20 Giao dịch 11 Số 80, Hai Bà
Trưng
Cửa Nam Hoàn Kiếm Hà Nội
21 Giao dịch 12 Số 11, Lý Thái
Tổ
Lý Thái Tổ Hoàn Kiếm Hà Nội
22 Giao dịch 17 Số 13, Đinh Lễ Tràng Tiền Hoàn Kiếm Hà Nội
23 Giao dịch 18 Số 27, Đinh Tiên
Hoàng
Hàng Bạc Hoàn Kiếm Hà Nội
24 Giao dịch 19 Số 2, An Dương An Dương Tây Hồ Hà Nội
25 ĐGD 2 180, Trường
Chinh
Đống Đa Hà Nội
26 ĐGD 3 198 Nguyễn
Tuân
Thanh Xuân Hà Nội
III, Những hoạt động chính của Ngân hàng ĐT&PT Thành phố Hà Nội


nhiều biến động. Tuy nhiên, với sự thay đổi phương thức hoạt động cùng sự nỗ
lực cố gắng của toàn thể cán bộ, ngân hàng đã vượt qua được những khó khăn
trước mắt. Thời điểm này có thể được coi là một mốc đánh dấu sự chuyển mình
không chỉ của chi nhánh mà còn của toàn hệ thống NHĐT&PT Việt Nam. Với sự
thay đổi phương thức hoạt động, từ việc hoạt động theo cơ chế kế hoạch hóa tập
trung sang kinh doanh đa năng tổng hợp, ngân hàng đã thực sự trở thành một ngân
hàng thương mại quốc doanh. Sau đây là một số hoạt động kinh doanh cơ bản của
chi nhánh:
2.1.2.1 Công tác huy động vốn.
Nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế luôn là yêu cầu cấp thiết đối với nền
kinh tế. Trong năm 2007, thị trường vốn trong nước rất sôi động. Trên địa bàn Hà
nội các ngân hàng thương mại cạnh tranh nhau gay gắt bằng việc đưa ra các mức
lãi suất và các hình thức huy động vốn hết sức hấp dẫn. Hòa chung trong không
khí đó NH ĐT&PT Hà nội cũng nỗ lực không ngừng, ngân hàng đã sử dụng rất
nhiều các hình thức huy động vốn hấp dẫn như: Thực hiện chính sách lãi suất linh
hoạt, đa dạng hóa các hình thức huy động, thực hiện tốt công tác khách hàng…do
đó trong năm 2007 công tác huy động vốn tại ngân hàng đã đạt được nhiều kết
quả tích cực.
Huy động vốn cuối kì đạt 7048,924 tỷ đồng tăng 20% so với năm 2006,
tăng 55% so với năm 2005. Đảm bảo đủ nguồn vốn hoạt động cho chi nhánh đồng
thời còn hỗ trợ gần 2000 tỷ đồng cho hệ thống. Cơ cấu nguồn vốn cũng đã được
cải thiện đáng kể theo hướng tăng cường huy động vốn tiền gửi thanh toán từ các

Trích đoạn Công tác dịch vụ Công tác Thanh toán quốc tế CƠ CẤU THANH TOÁN XNK BẰNG PHƯƠNG THÚC TDCT TẠI BIDV HÀ NỘ Quy trình phát hành thư tắn dụng Những kết quả tắch cực mà BIDV Hà Nội đã đạt được
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status