DIỄN BIẾN KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ 2007 - Pdf 63

DIỄN BIẾN KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ 2007-2009
1. Tổng quan nền kinh tế Mỹ trước khủng hoảng
1.1 Tình hình sản xuất kinh doanh
Mỹ có nền kinh tế thị trường lớn nhất thế giới - năm 2005, GDP của Mỹ ước
tính đạt hơn 12.000 tỉ đô la. Đó là một tổ hợp gồm 20 triệu công ty lớn nhỏ,
trong đó có nhiều công ty xuyên quốc gia với doanh số từ vài chục tỉ đến một,
hai trăm tỉ đô la.
Các ngành không trực tiếp sản xuất ra hàng hóa gồm thương mại, giao
thông vận tải, ngân hàng đã tạo ra đến 70% GDP, trong khi tỷ trọng của các
ngành như nông nghiệp còn khoảng 3%; các ngành công nghiệp chế tạo truyền
thống như dệt may tính cạnh tranh không mạnh như trước; ngành ô tô tuy vẫn là
ngành quan trọng nhưng đang có nguy cơ phá sản vì bị cạnh tranh gay gắt về
giá bán. Sự phát triển của nền kinh tế Mỹ gắn liền với sự cạnh tranh buộc các
công ty phải luôn năng động và cải tiến để tồn tại và đi lên. Từ năm 1773 đến
năm 2005, nền kinh tế Mỹ đã trải qua 232 năm với sự cạnh tranh không ngừng
và ngày càng quyết liệt.
Trong gần hai thập kỷ qua, kinh tế Mỹ đã phát triển khả quan, trải qua ba
chu kỳ rưỡi lên xuống, ngoại trừ năm 1991 là GDP âm 0,2%, còn lại đều có chỉ
số tăng dương, trong đó có 11 năm đạt từ 3,5 đến 4,5%. Lạm phát được kiểm
soát trong khoảng 6,4% (1990) - 2,3% (năm tài chính 2004) so với trên 12%
những năm 1970. Năng suất lao động gần như tăng ổn định, đạt từ 3,4% đến 4%
trong bốn năm từ 2000 đến 2004.
Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ so với các nước phát
triển và Thế giới
Nguồn: IMF Data Mapper
1.2 Cán cân thanh toán
Nước Mỹ thiếu hụt trong cán cân thanh toán tiếp diễn từ năm 1983 và
ngày càng ở mức trầm trọng trước khi diễn ra cuộc đại suy thoái kinh tế giai
đoạn 2007-2008 . Trước năm 1993, tỉ lệ thiếu hụt trên GDP dưới 1%; từ năm
2000 tỉ lệ này tăng lên trên 3% ở mức mà các nhà kinh tế thường cho là có vấn
đề nghiêm trọng. Nhưng thay vì được điều chỉnh, tỉ lệ thiếu hụt vào năm 2005

Palm Beach, Florida. Trong giai đoạn từ 2000 đến 2005, tại California,
đã có 500 nghìn giấy phép kinh doanh bất động sản được cấp. Tuy
nhiên, đến cuối năm 2006, bức tranh về tình hình kinh doanh địa ốc ở
Mỹ đã xấu đi, các chuyên gia kinh tế thế giới đã cảnh báo rằng "một vụ
nổ bong bóng lịch sử sẽ đến".Từ năm 2002 - 2007, nợ tiêu dùng của
người Mỹ đã tăng 13%, nợ cầm cố tăng 23%. Do giá cả bất động sản
tăng ở mức cao, nhiều người dân Mỹ đã đổ tiền bạc vào thị trường bất
động sản vì họ cho rằng đầu tư vào lĩnh vực này sẽ mang lại những
khoản lợi nhuận cao hơn các lĩnh vực khác, còn nếu có tệ cũng là
ngang ngửa nhau. Tuy nhiên, theo thống kê của một số chuyên gia tài
chính thì thực tế đã không hẳn như vậy: trong thời gian từ 1890 - 2004,
giá nhà đất tại Mỹ tăng 0,4% mỗi năm, tăng 0,7% từ 1940 - 2004 và chỉ
tăng trung bình 1% mỗi năm. Những con số này nhỏ nhoi hơn nhiều so
với lợi nhuận thu được từ thị trường chứng khoán hoặc trái phiếu. Do
vậy, khi thị trường bất động sản đã lên tới mức bão hòa theo đúng quy
luật của thị trường, kẻ bán nhiều hơn người mua, thì việc quả bóng bất
động sản xì hơi là điều tất yếu.
2 .Diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ
Tháng 6/2007: Hai quỹ phòng hộ (hedge fund - một loại quỹ có tính đại chúng
thấp và không bị quản chế quá chặt) của Bear Stearns - ngân hàng đầu tư lớn thứ 5
của Mỹ - quỵ ngã sau khi đánh cược vào các chứng khoán được đảm bảo bằng các
khoản cho vay bất động sản dưới chuẩn ở Mỹ. Merrill Lynch đã phong toả số tiền
lên tới 800 triệu USD của 2 quỹ này.
Ngày 15/08/2007: Cổ phiếu của Countrywide Financial (công ty cho vay cầm cố
lớn nhất ở Mỹ) giảm khoảng 13% trên sàn chứng khoán New York do các nhà đầu
tư lo ngại công ty có thể đối mặt với rủi ro phát sản từ thông tin Countrywide
Financial có các khoản xiết nợ và nợ quá hạn trong cho vay cầm cố đã tăng lên mức
cao nhất kể từ đầu năm 2002. Đây được coi là mức giảm trong ngày lớn nhất kể từ
khủng hoảng TTCK năm 1987.
Ngày 18/09/2007: FED tiếp tục cắt giảm 0.5 điểm phần trăm lãi suất liên ngân hàng

đóng băng của hệ thống tài chính toàn cầu. Cổ phiếu AIG giảm gần một nửa. Fed
công bố kế hoạch bơm 85 tỷ USD vào AIG và nắm giữ 80% cổ phần. Ngân hàng
Barclays của Anh mua lại một phần tài sản tại Bắc Mỹ của Lehman với trị giá 1,75
tỷ USD.
18/9/2008: Cổ phiếu của Goldman Sachs và Morgan Stanley giảm mạnh; Tập
đoàn Lloyds TSB của Anh mua lại đối thủ HBOS; Uỷ ban Chứng khoán Mỹ
kiềm chế tình trạng bán khống.
19/9/2008: Các thị trường chứng khoán thế giới tăng vọt sau khi Mỹ công bố kế
hoạch mua lại tài sản của các tập đoàn tài chính đang gặp khó khăn, giúp làm
thanh sạch hệ thống tài chính.
20-21/9/2008: Công bố các chi tiết bản kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD. Hai ngân
hàng Goldman Sachs và Morgan Stanley được chuyển đổi thành tập đoàn ngân
hàng đa năng, đánh dấu sự kết thúc mô hình ngân hàng đầu tư tại Phố Wall.
22/9/2008: Tập đoàn Nomura Holdings của Nhật trả 525 triệu USD để thâu tóm
hoạt động của Lehman tại châu Á. Sau đó, Nomura cũng mua lại Lehman tại châu
Âu và Trung Đông. Mitsubishi UFJ Financial đồng ý mua 20% cổ phần Morgan
Stanley.
23/9/2008: Warren Buffett trả 5 tỷ USD mua 9% cổ phần Goldman Sachs; Cục
điều tra liên bang Mỹ (FBI) điều tra Fannie, Freddie, AIG và Lehman vì nghi ngờ
có sự gian lận trong cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ.
26/9/2008: Washington Mutual Inc. (WaMu), một trong những ngân hàng lớn
nhất Mỹ đã sụp đổ cũng do đã đánh cược rất lớn vào thị trường cho vay thế chấp.
Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) đã đoạt quyền kiểm soát WaMu
và sau đó bán các tài sản của ngân hàng tiết kiệm lớn nhất Mỹ cho JPMorgan
Chase & Co. với giá 1,9 tỷ USD. Với 307 tỷ USD tổng tài sản, WaMu đã trở thành
ngân hàng bị phá sản lớn nhất trong lịch sử Mỹ. Trong khi đó tại Washington D.C,
các thành viên chủ chốt trong quốc hội đã đồng ý về những điều khoản chính trong
kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD.
29/9/2008: Hạ viện bất ngờ không thông qua kế hoạch giải cứu thị trường tài
chính Mỹ. Phản ứng ngay lập tức với quyết định trên, chỉ số công nghiệp Dow

ở phạm vi quốc gia, khu vực và thế giới. Thực tế cho thấy tình hình khủng
hoảng đã diễn ra trên phạm vi rộng, tác động lớn và chuyển từ khủng hoảng cho
vay cầm cố dưới chuẩn sang khủng hoảng kinh tế, tài chính. Trầm trọng hơn,
thế giới không chỉ đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mà cuộc
khủng hoảng tài chính lần này còn xẩy ra trong bối cảnh thế giới đang phải đối
mặt với các cuộc khủng hoảng khác, đó là cuộc khủng hoảng năng lượng, khủng
hoảng khí hậu và khủng hoảng lương thực.
Hình 1: Tăng trưởng kinh tế thế giới trong khủng hoảng


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status