MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỦA BỘ TÀI CHÍNH - Pdf 63

1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
CỦA BỘ TÀI CHÍNH
3.1. Những mục tiêu của quản lý đào tạo cán bộ, công chức, viên chức.
Đường lối xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được Đại hội
Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX xác định là: ‘ Tiếp tục đổi mới công tác
cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo và quản lý ở tất cả các cấp vững vàng về
chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức
và năng lực hoạt động thực tiễn, sáng tạo và gắn bó với nhân dân, có cơ chế
chính sách phát hiện, tuyển chọn. ĐTBD cán bộ, trọng dụng những người có
tài có đức”.
Mục tiêu chung của ngành Tài chính trên lĩnh vực quản lý nguồn nhân
lực 2011-2020 là: “ Đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chủ chốt
trên mọi lĩnh vực quản lý tài chính quốc gia cả về kiến thức, kỹ năng lẫn phẩm
chất đạo đức”.
Công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Bộ tài chính được phát triển dựa
trên những mục tiêu sau đây:
− Chủ động trong xây dựng kế hoạch hóa nguồn nhân lực để đảm bảo ngành
Tài chính có đủ số lượng cán bộ, công chức, và viên chức cần thiết để phục
vụ mục tiêu phát triển của ngành.
− Hoàn thiện khung cơ chế đánh giá cán bộ, công chức, viên chức ngành Tài
chính được cụ thể và dựa trên kết quả thực hiện công việc.
− Rà soát và hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý nguồn nhân lực ngành Tài
chính theo hướng quản lý dựa trên năng lực cán bộ.
− Hoàn thiện và ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin vào công tác quản lý
nguồn nhân lực để cung cấp được thông tin kịp thời, chính xác cho nhà quản
lý.
1
Nguyễn Thuỳ Linh Kinh tế và quản lý công 48
1

2
Nguyễn Thuỳ Linh Kinh tế và quản lý công 48
2
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Khi xác định nhu cầu đào tạo, đối tượng viên chức chưa thực sự được
quan tâm. Mặt khác, phân tích theo tổ chức, nhóm, cá nhân vẫn chưa sâu sắc
mà chỉ tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu thực trạng về ngạch, trình độ
chuyên môn; còn thiếu các phương pháp phân tích nhu cầu của từng cá nhân.
Đồng thời những phân tích này chưa đưa ra được cụ thể một động lực mạnh
mẽ, thường được tìm thấy qua những phân tích về cơ hội thách thức của tổ
chức trước bối cảnh thế giới.
Trong việc lập kế hoạch, việc xác định mục tiêu được xem là quan
trọng nhất. Các mục tiêu đưa ra càng cụ thể, càng đúng đắn thì khả năng đạt
được mục tiêu càng cao. Đồng thời lấy mục tiêu làm thước đo đánh giá mức
độ thực hiện công việc. Hiện nay, trong các năm đã đào tạo, tổng số lượt đào
tạo chưa đảm bảo được sự thực hiện theo kế hoạch đã định.
Trên cơ sở này, một số giải pháp với lập kế hoạch cần thực hiện là :
Thứ nhất, cần tiến hành phân tích môi trường của tổ chức, bao gồm cả
môi trường bên trong và bên ngoài để thấy được những cơ hội cũng như thách
thức mà tổ chức đang, sẽ đối mặt. Chúng ta đang sống trong một thế giới vận
động không ngừng, đặc biệt là sự tiến bộ của khoa học công nghệ. Tính bất
định này cho thấy tính không ổn định của thành công đối với các tổ chức
công. Vì vậy, việc xây dựng kế hoạch có tính toán đến những thay đổi của
môi trường cho phép lựa chọn những phương án tối ưu phù hợp với mục tiêu
và đảm bảo thành công. Bên cạnh đó, các nghiên cứu dự báo về môi trường
bên ngoài và bên trong tổ chức sẽ giúp xác định cụ thể hơn mục tiêu của đào
tạo đối với những mục tiêu của tổ chức.
Thứ hai, tiếp tục duy trì những nỗ lực cải tiến cách thức xác định nhu
cầu đào tạo của các đơn vị theo hướng dựa vào dự báo về xu thế cán bộ

Tổ chức thực hiện đào tạo hiện nay của Bộ đã có những bước ổn định,
tích cực góp phần vào kết quả thực hiện đào tạo. Mặc dù vậy, những khó
khăn, hạn chế về nội dung, phương pháp đào tạo, nhân sự vẫn đòi hỏi phải có
những thay đổi phù hợp hơn.
Do đó, một số giải pháp sau nên được thực hiện nhằm tăng chất lượng
của công tác tổ chức thực hiện đào tạo :
4
Nguyễn Thuỳ Linh Kinh tế và quản lý công 48
4
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Thứ nhất, hoàn thiện nội dung chương trình và phương pháp đào tạo.
Hiện nay nội dung của đào tạo tập trung chủ yếu vào các nội dung sau :
 Đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị: cập nhật đường lối chủ trương chính sách
của Đảng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có lập trường vững vàng,
thái độ chính trị rõ ràng.
 Kiến thức QLNN : tăng cường khả năng thích ứng của đội ngũ cán bộ trước
yêu cầu của xã hội.
 Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ : xây dựng một đội ngũ cán bộ có trình độ
chuyên môn và nghiệp vụ cao, đảm bảo chất lượng công vụ.
 Ngoại ngữ : tăng cường khả năng giao tiếp, dịch tài liệu.
 Trang bị kiến thức về tin học và tăng cường năng lực hành chính.
Ngoài ra còn có các chương trình cụ thể đối với từng nhóm đối tượng
như chương trình đào tạo tiền công vụ cho những người mới vào làm việc
trong các cơ quan công quyền; chương trình phát triển kỹ năng lãnh đạo
chương trình đào tạo chuyên gia..v..v
Các phương pháp đào tạo truyền thống được áp dụng khi đào tạo là
phương pháp thuyết trình, nghiên cứu tình huống, đóng vai và làm việc theo
nhóm. Mỗi phương pháp có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau, bổ sung
cho nhau, nên khi đào tạo thường được sử dụng kết hợp nhằm đem lại hiệu

các phương pháp cần xây dựng đồng bộ các tiền đề, vì hiệu quả của phương
pháp phụ thuộc nhiều vào người dạy, học viên, cách thức đào tạo. Bên cạnh
đó, vẫn tiếp tục duy trì các phương pháp đào tạo truyền thống hiện nay vốn đã
đem lại những hiệu quả nhất định cho đào tạo. Việc kết hợp các phương pháp
đào tạo đòi hỏi yêu cầu về sự phối hợp giữa giáo viên và người học; giữa
người học với người học.
 Tăng cường sự hợp tác về nội dung và phương pháp với sự tham gia của nước
ngoài. Các chương trình đào tạo giúp cán bộ, công chức, viên chức nhanh
chóng tiếp cận với những kiến thức về Tài chính mới trên thế giới. Nội dung
chủ yếu của các chương trình có sự tham gia của nước ngoài tập trung vào kỹ
năng chuyên môn nghiệp vụ.
Một nội dung đầy đủ, hợp lý, sâu sắc và toàn diện kết hợp với các
phương pháp đào tạo hợp lý sẽ giúp việc dạy học có chất lượng cao. Những
6
Nguyễn Thuỳ Linh Kinh tế và quản lý công 48
6
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thay đổi cần có ở trên đối với nội dung, phương pháp đào tạo là nhằm giúp
đào tạo có được kết quả thực hiện tốt hơn.
Thứ hai, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.
Đội ngũ giáo viên có một vị trí quan trọng trong đào tạo cán bộ, công
chức, viên chức ngành Tài chính. Hiện nay, ngoài một lượng các giáo viên có
biên chế tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, thì có một lực lượng các giáo viên
kiêm chức. Họ là những nhà quản lý, cán bộ, công chức có chuyên môn giỏi
có kinh nghiệm được tham gia vào công tác đào tạo. Đội ngũ giảng viên cần
trước hết phải được đảm bảo cập nhật thường xuyên các tri thức mới theo yêu
cầu phát triển. Đặc biệt, họ phải là người có kỹ năng sư phạm tốt, có khả năng
sử dụng các phương tiện dạy học mới.
Trong tổ chức thực hiện đào tạo, vấn đề thiếu giảng viên là những

 Mở rộng các chương trình tin học, ngoại ngữ cho giảng viên để tăng khả năng
làm việc với những kiến thức mới, phương pháp học tập mới. Giải pháp này
là không thể không thực hiện bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đào
tạo. Một giảng viên có kiến thức, kỹ năng tin học, ngoại ngữ phong phú sẽ có
thể tìm hiểu được nhiều loại tài liệu, nghiên cứu nhiều phương pháp hiện đại
trong dạy học. Các học viên cũng có thể học nhiều các kiến thức về tin và
ngoại ngữ từ những bài học trên lớp khi được giảng viên hướng dẫn sử dụng
trong quá trình học.
 Thực hiện chế độ đãi ngộ thỏa đáng hơn với các giảng viên kiêm chức làm
công tác đào tạo. Điều này sẽ thúc đẩy động lực làm việc với tư cách là một
giảng viên đối với những giảng viên không cơ hữu, qua đó làm tăng hiệu quả
đào tạo cán bộ, công chức, viên chức hơn.
Thứ ba, kiện toàn, nâng cấp cơ sở vật chất đào tạo thuộc Bộ.
Hiện nay, số lượng và chất lượng của cơ sở vật chất của các cơ sở đào
tạo trong ngành Tài chính còn một số hạn chế, chưa đáp ứng được kế hoạch
đào tạo. Hằng năm, một lượng không nhỏ các chương trình đào tạo phải
chuyển giao cho các cơ sở đào tạo khác ngoài các cơ sở thuộc Bộ. Do đó, cần
8
Nguyễn Thuỳ Linh Kinh tế và quản lý công 48
8


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status