Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp Việt Nam hiện nay - Pdf 63

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những Thập kỷ gần đây, với chính sách đổi mới đúng đắn của
Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập
trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa và đặc biệt là nước ta đã trở thành Thành viên của tổ chức
thương mại thế giới (WTO) với mong muốn học hỏi, hợp tác với tất cả các
quốc gia trên thế giới. Để có những cơ chế, chính sách, những quyết định phù
hợp với quy luật thị trường, hệ thống kiểm soát nội bộ đã trở thành một công
cụ đắc lực không chỉ với hoạt động tài chính của Nhà nước mà còn vô cùng
quan trọng và cần thiết đối với hoạt động tài chính của Doanh nghiệp.
Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa hiện nay, nền kinh tế nói chung và
hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng đã có nhiều thay đổi phong phú. Các
hoạt động kinh tế diễn ra một cách sôi động trên phạm vi rộng lớn và thu hút
mọi thành phần kinh tế tham gia. Để đứng vững trên thị trường, phù hợp với
sự phát triển của nền kinh tế, mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh đều cố gắng tìm
mọi cách để làm cho doanh nghiệp mình tăng trưởng và phát triển. Vì vậy,
bên cạnh việc thường xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm, công tác tiết kiệm
chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Các nhà quản lí còn phải quan tâm
đến vấn đề kiểm soát trong doanh nghiệp bởi vì trong mọi hoạt động của
doanh nghiệp, kiểm tra kiểm soát luôn giữa vai trò quan trọng trong quá trình
quản lý và được thực hiện chủ yếu bởi hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh
nghiệp. Chỉ có kiểm soát tốt nội bộ doanh nghiệp thì doanh nghiệp mới có
thể đứng vững được trong nền kinh tế thị trường khốc liệt như hiện nay chính
vì vậy mà em đã quyết định chọn đề án “ nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội
bộ trong doanh nghiệp Việt Nam hiện nay” với mong muốn tìm hiểu kĩ hơn
Sinh viên: Vi Hồng Quân Lớp: Kiểm toán 48A
1
về lĩnh vực này, đồng thời góp một phần cho mục tiêu hoàn thiện hệ thống
kiểm soát nội bộ, một vấn đề đã được đặt ra, nhiều doanh nghiệp đã làm
nhưng tính hiệu quả không phản ánh đúng đủ tiền bạc, công sức mà hệ thống
kiểm soát nội bộ mang lại cho các nhà quản trị doanh nghiệp của doanh nghiệp.

độ tin cậy về thực trạng hoạt động và phản ánh đầy đủ khách quan các nội
dung kinh tế chủ yếu của mọi hoạt động.
Bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý:
Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế trong doanh nghiệp phải đảm
bảo các quyết định và chế độ pháp lý liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
Sinh viên: Vi Hồng Quân Lớp: Kiểm toán 48A
3
doanh của doanh nghiệp phải được tuân thủ đúng mức. Cụ thể hệ thống kiểm
soát nội bộ cần:
- Duy trì kiểm tra việc tuân thủ chính sách có liên quan tới các hoạt động
của doanh nghiệp.
- Ngăn chặn phát hiện kịp thời, xử lý các sai phạm và gian lận .
- Ghi chép kế toán đầy đủ chính xác lập BCTC trung thực khách quan.
Bảo đảm hiệu quả của hoạt động và năng lực quản lý:
Các quá trình kiểm soát trong một đơn vị được thiết kế nhằm ngăn ngừa
sự lặp lại không cần thiết các tác nghiệp, gây ra sự lãng phí trong hoạt động
và sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực.
* Bốn mục tiêu nói trên của hệ thống kiểm soát nội bộ tuy nằm trong một
thể thống nhất tuy nhiên đôi khi cũng có mâu thuẫn với nhau như giữa tính
hiệu quả của hoạt động với mục đích bảo vệ tài sản, sổ sách hoặc cung cấp
thông tin đầy đủ và tin cậy. Cụ thể như nếu chúng ta muốn tăng cường việc
bảo vệ tài sản thì sẽ làm tăng thêm chi phí như vậy sẽ không đảm bảo được
mục tiêu nâng cao tính hiệu quả của hoạt động. Vậy nhiệm vụ của các nhà
quản lý là xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu và kết hợp hài
hòa bốn mục tiêu nói trên
1.1.2 Các yếu tố cơ bản của hệ thống kiểm soát nội bộ
Hệ thống kiểm soát nội bộ cần được xây dựng và không ngừng củng cố
dựa trên 4 yếu tố chính sau:
- Môi trường kiểm soát
- Hệ thống kế toán

quả các hành vi gian lận và sai sót trong hoạt động tài chính kế toán của
doanh nghiệp.
Để thiết lập một cơ cấu tổ chức tốt các nhà quản lý cần tuân thủ các
nguyên tắc cơ bản sau:
- Thiết lập được sự điều hành và sự kiểm soát trên toàn bộ hoạt động của DN,
không bỏ sót lĩnh vực nào đồng thời không có sự chồng chéo giữa các bộ phận.
Sinh viên: Vi Hồng Quân Lớp: Kiểm toán 48A
5
- Thực hiện sự phân chia rành mạch 3 chức năng: xử lý nghiệp vụ, ghi
chép sổ và bảo quản tài sản.
- Đảm bảo sự độc lập tương đối giữa các bộ phận.
Chính sách nhân sự:
Một doanh nghiệp muốn phát triển được thì phụ thuộc rất nhiều vào đội
ngũ nhân viên vì họ là chủ thể trực tiếp thực hiện mọi thủ tục kiểm soát trong
doanh nghiệp và họ luôn là nhân tố quan trọng trong môi trường kiểm soát.
Nếu các nhân viên có năng lực và tin cậy nhiều quá trình kiểm soát có thể
không cần thực hiện mà vẫn đảm bảo được các mục tiêu đề ra của hệ thống
kiểm soát, ngược lại nếu các nhân viên kém năng lực và thiếu trung thực thì
hệ thống kiểm soát nội bộ không thể phát huy hiệu quả. Vì vậy chính sách
nhân sự có vai trò vô cùng quan trọng.
Các nhà quản lý doanh nghiệp cần có những chính sách cụ thể và rõ ràng
về tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật nhân viên. Việc
đào tạo bố trí cán bộ và đề bạt nhân sự phải phù hợp với năng lực chuyên môn
và phẩm chất đạo đức đồng thời phải mang tính kế tục và liên tiếp.
Công tác kế hoạch
Để đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành đồng bộ,
khoa học thì trong bất kỳ hoạt động nào các nhà quản lý doanh nghiệp đều
phải có kế hoạch rõ ràng bao gồm:
- Kế hoạch sản xuất
- Kế hoạch tài chính

1.1.2.2. Hệ thống kế toán
Hệ thống tin chủ yếu là hệ thống kế toán của đơn vị bao gồm:
- Hệ thống chứng từ kế toán
- Hệ thống sổ kế toán
- Hệ thống tài khoản kế toán
- Hệ thống bảng tổng hợp, cân đối kế toán
Sinh viên: Vi Hồng Quân Lớp: Kiểm toán 48A
7
Trong đó quá trình lập và luân chuyển chứng từ đóng vai trò quan trọng
trong công tác kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.
Mục đích của một hệ thống kế toán của một tổ chức là sự nhận biết, thu
thập, phân loại, ghi sổ và báo cáo các nghiệp vụ kinh tế tài chính của tổ chức
đó, thỏa mãn chức năng thông tin và kiểm tra của hoạt động kế toán.
Một hệ thống kế toán hữu hiệu phải bảo đảm các mục tiêu kiểm soát chi tiết:
- Tính có thực: cơ cấu kiểm soát không cho phép ghi chép những
nghiệp vụ không có thực vào sổ sách của đơn vị.
- Sự phê chuẩn: bảo đảm mọi nghiệp vụ xảy ra phải được phê chuẩn hợp
lý.
- Tính đầy đủ: bảo đảm việc phản ánh trọn vẹn các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh.
- Sự đánh giá: bảo đảm không có sai phạm trong việc tính toán các
khoản giá và phí.
- Sự phân loại: bảo đảm các nghiệp vụ được ghi chép đúng theo sơ đôg
tài khoản và ghi nhận đúng đắn ở các loại sổ sách kế toán.
- Tính đúng kỳ: bảo đảm việc ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh được thực
hiện kịp thời theo quy định.
- Quá trình chuyển sổ và tổng hợp chính xác: số liệu kế toán được ghi
vào sổ phụ phải được tổng cộng và chuyển sổ đúng đắn, tổng hợp
chính xác trên các BCTC của doanh nghiệp.
1.1.2.3. Các thủ tục kiểm soát

cầu quản trị nội bộ đơn vị.
Kiểm toán nội bộ là một trong những nhân tố cơ bản trong hệ thống kiểm
soát nội bộ của doanh nghiệp, bộ phận kiểm toán nội bộ cung cấp một sự
quan sát đánh giá thường xuyên về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, bao
gồm cả tính hiệu quả của việc thiết kế và vận hành các chính sách và thủ tục
về kiểm soát nội bộ. Bộ phận kiểm toán nội bộ hữu hiệu sẽ giúp cho doanh
nghiệp có những thông tin kịp thời và xác thực về các hoạt động trong doanh
Sinh viên: Vi Hồng Quân Lớp: Kiểm toán 48A
9
nghiệp. Tuy nhiên bộ phận kiểm toán nội bộ chỉ phát huy tác dụng nếu:
Về tổ chức:
- Bộ phận kiểm toán nội bộ phải trực thuộc một cấp đủ cao để không giới
hạn phạm vu hoạt động của nó.
- Bộ phận kiểm toán nội bộ phải được giao một quyền hạn tương đối
rộng rãi và hoạt động tương đối độc lập với phòng kế toán và các bộ phận
hoạt động được kiểm tra.
Về nhân sự:
- Tuyển chọn những nhân viên có đạo đức nghề nghiệp có năng lực
chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp phù hợp với các quy định hiện hành.
1.1.3. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Trong kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải đánh giá hệ
thống kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm soát không chỉ để xác minh tính hữu
hiệu của kiểm soát nội bộ mà còn làm cơ sở cho việc xác định phạm vi thực
hiện các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ của đơn vị.
Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện theo một trình tự
nhất định theo 4 bước sau:
- Thu Thập hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ và mô tả chi tiết hệ
thống kiểm soát nội bộ trên giấy tờ làm việc
- Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch cho cac khoản
mục trên báo cáo tài chính

Thể thức để đạt được sự hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ:
- Dựa vào kinh nghiệm trước đây của kiểm toán viên với khách hàng
- Thẩm vấn nhân viên của công ty khách hàng
- Xem xét các sổ tay về thủ tục và chế độ của công ty khách hàng
- Kiểm tra chứng từ đã hoàn tất
- Quan sát các mặt hoạt động, quá trình hoạt động của công ty khách hàng.
Mô tả:
Sinh viên: Vi Hồng Quân Lớp: Kiểm toán 48A
11
Phương pháp:
- Vẽ lưu đồ
- Bảng câu hỏi: bảng này đưa ra các câu hỏi theo các mục tiêu chi tiết
của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hệ thống kiểm soát nội bộ, các câu hỏi
được thiết kế dưới dạng “có”- “không” và các câu trả lời “không” sẽ cho thấy
nhược điểm của kiểm soát nội bộ
- Bảng tường thuật
Kiểm toán viên sử dụng một trong ba phương pháp hoặc cả ba phương
pháp tùy theo đặc điểm của đơn vị được kiểm toán và quy mô của cuộc kiểm
toán.
* Ở bước 1 này nếu như trong quá trình tìm hiểu về các báo cáo tài chính
này nếu kiểm toán viên thấy rằng các BCTC không thể kiểm toán được thì sẽ
đưa ra lí do từ chối và rút khỏi hợp đồng còn nếu như có thể kiểm toán được
thì ta hoàn tất các quá trình trong bước 1 và chuyển sang bước 2.
1.1.3.2.Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch cho các khoản
mục trên báo cáo tài chính
Các bước đánh giá ban đầu về kiểm soát nội bộ:
Nhận diện mục tiêu kiểm soát:
Kiểm toán viên sẽ vận dụng các mục tiêu kiểm soát nội bộ cụ thể cho
từng loại nghiệp vụ chủ yếu của công ty.
Nhận diện quá trình kiểm soát đặc thù


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status