NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KĨ THUẬT CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ - Pdf 64

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KĨ THUẬT CỦA CÔNG TY BÁNH
KẸO HẢI HÀ
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty bánh kẹo Hải

Công ty bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp Nhà Nước thuộc Bộ công
nghiệp có tên giao dịch là HAIHA COMPANY (gọi tắt là HAPACO). Công ty chuyên kinh
doanh tất cả các mặt hàng bánh kẹo, chế biến thực phẩm do Nhà nước đầu tư vốn và
quản lý với tư cách là người chủ sở hữu.
Hiện nay, trụ sở chính của Công ty đặt tại số 25 đường Trương Định - Quận
Hai Bà Trưng- Hà Nội. Hiện tại, Công ty bánh kẹo Hải Hà đang là một công ty có uy
tín trên toàn quốc, các sản phẩm của công ty đang được ưa chuộng và có mặt ở
nhiều nơi trong cả nước và cả thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, để đạt được những
thành công như hiện nay, công ty đã phải trải qua nhiều khó khăn. Quá trình hình
thành của công ty được chia thành năm giai đoạn chính:
* Giai đoạn 1959 _ 1961:
Mảnh đất với diện tích 22.500 m2 của nhà tư sản Hàn Lâm bị tịch thu, xung
quanh là cảnh ao tù nước đọng thuộc khu vực Hoàng Mai nay là phường Trương
Định, Tổng công ty nông thổ sản Miền Bắc trực thuộc Bộ Nội thương đã cho xây
dựng một cơ sở thí nghiệm để nghiên cứu hạt chân trâu vào tháng 1/1959. Số lao
động ban đầu chỉ có 9 người, do đồng chí Võ Chi làm giám đốc, đây là lớp cán bộ đầu
tiên của nhà máy. Sau đó từ giữa năm 1959 đến tháng 4/1960, thực hiện chủ trương
của Tổng công ty nông sản miền Bắc, Công ty bắt đầu nghiên cứu mặt hàng sản xuất
miến. Công việc chủ yếu là làm thủ công, dây chuyền sản xuất miến gồm: ngâm đỗ,
xay xát, phơi miến. Đến tháng 4/1960, công trình đã thành công.
Ngày 25/12/1960, Xưởng miến Hoàng Mai chính thức ra đời đánh dấu bước
ngoặt đầu tiên cho sự hình thànhvà phát triển của nhà máy sau này.

Giai đoạn 1962_1976:
Bắt đầu từ năm 1962, Xí nghiệp miến Hoàng Mai trực thuộc Bộ Công Nghiệp
nhẹ quản lý. Thời kỳ này xí nghiệp đã thử nghiệm và thành công đưa vào sản xuất

phương hướng sản xuất rõ ràng. Nhiệm vụ lúc này là sản xuất thêm một số loại kẹo,
đường nha và giấy tinh bột. Để phù hợp với nhiệm vụ mới Nhà máy đổi tên thành
Nhà máy thực phẩm Hải Hà. Năm 1971, Nhà máy đã lắp đặt một dây chuyền sản
xuất nha gồm có các máy móc thiết bị để phục vụ sản xuất. Năm 1972, Nhà máy lắp
đặt hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất tinh bột duy nhất trên cả nước để sản xuất giấy
tinh bột để gói lót kẹo.
Năm 1975, Nhà máy lắp đặt hoàn chỉnh một hệ thống nồi hoà đường để thay
thế khâu hoà đường bằng thủ công cũ.
Ngay từ 1970, Nhà máy đã đưa vào sử dụng nhà 2 tầng với diện tích 800 m2,
tổng số lượng lao động là 555 người. Lao động thủ công nhiều nên đa số là lao động
nữ. Bộ máy quản lý cũng luôn được củng cố hoàn thiện và ngày càng phát huy vai trò
trong việc thúc đẩy sản xuất.
Giá trị tổng sản lượng đạt được qua các năm tăng lên 1 cách rõ rệt. Năm
1971, giá trị sản lượng chỉ có 7.460.000đ nhưng chỉ sau 4 năm giá trị này đã tăng
đột biến: năm 1975, giá trị sản lượng đã đạt tới 11.055.000đ.
* Giai đoạn 1976 đến 1980: Thời kỳ này, Nhà máy thực phẩm Hải Hà vẫn trực
thuộc Bộ lương thực và thực phẩm với tổng diện tích mặt bằng khoảng 300.000m2.
Nhà máy tiến hành khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất chính với diện tích là
2.500m2, cao hai tầng.
Năm 1980, Nhà máy này được đưa vào sản xuất. Số lượng công nhân viên
chức của Nhà máy qua từng năm có thay đổi để đáp ứng yêu cầu sản xuất và quy mô
của nhà máy.
Năm 1976: tổng cán bộ công nhân viên: 800 người
Năm 1978: tổng cán bộ công nhân viên: 887 người
Năm 1979: tổng cán bộ công nhân viên: 911 người
Năm 1980: tổng cán bộ công nhân viên: 900 người
Năm 1980: quán triệt Nghị quyết trung nông lần thứ 6 khoá 5, Nhà máy chính
thức thành lập bộ phận sản xuất phụ và rượu và thành lập nhóm kiến thiết cơ bản.
Có thể nói trong những năm 76 đến 80, lãnh đạo Nhà máy rất quan tâm đến việc
củng cố, xây dựng đội ngũ, nâng cao chất lượng cán bộ và bồi dưỡng tay nghề cho

đã được đưa vào sử dụng tạo thêm nhiều
thuận lợi cho việc tổ chức quản lý sản xuất cũng như các hoạt động khác. Trong năm
này, nhiều sản phẩm đã được nghiên cứu thành công và đưa vào sản xuất. Nhìn
chung tốc độ tăng trưởng sản lượng hàng năm tăng 10% → 15% và sản xuất từ chỗ
thủ công đã dần dần tiến lên cơ giới hoá 70% → 80%.
* Từ 1992 đến nay:
Theo đề nghị của đồng chí giám đốc Nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà và Vụ
trưởng Vụ tổ chức cán bộ lao động, Nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà đổi tên thành
Công ty bánh kẹo Hải Hà chính thức từ 10/7/1992. Năm 1993, Công ty đã liên doanh
sản xuất bánh kẹo với hãng KOTOBUKI của Nhật Bản. Việc liên doanh này đã nâng
cao uy tín của công ty về chất lượng cũng như chủng loại sản phẩm trên thị trường.
Năm 1994, Xí nghiệp thực phẩm việt trì là Xí nghiệp thành viên của Công ty. Công ty
đã liên doanh với MiWon của Hàn Quốc để sản xuất mì chính. Năm 1996, Xí nghiệp
bột dinh dưỡng Nam Định trở thành Xí nghiệp thành viên của Công ty. Tháng
12/2002, Công ty đã đầu tư nhập một dây truyền sản xuất kẹo Chew của Đức với số
vốn 25 tỷ. Ngoài ra công ty còn nhập thêm một số máy như máy gói cho kẹo cứng...
Đến nay, công ty đã có 7 xí nghiệp thành viên trong đó có 5 xí nghiệp đóng tại
cơ sở chính (25 Trương Định - Hà Nội) là: Xí nghiệp kẹo cứng, xí nghiệp kẹo mềm, xí
nghiệp bánh, xí nghiệp kẹo chew, xí nghiệp phụ trợ. Hai xí nghiệp còn lại là xí nghiệp
thực phẩm Việt Trì và nhà máy bột dinh dưỡng Nam Đinh.
2. Chức năng và nhiệm vụ chính của Công ty bánh kẹo Hải Hà
* Chức năng của Công ty bánh kẹo Hải Hà
- Sản xuất kinh doanh những loại bánh kẹo trên thị trường.
- Xuất khẩu các sản phẩm của Công ty và sản phẩm liên doanh đồng thời nhập
khẩu các loại máy móc công nghệ, nguyên vật liệu phù hợp với sản phẩm đáp ứng
nhu cầu đang ngày một nâng cao.
- Ngoài việc sản xuất các loại bánh kẹo chính, Công ty còn kinh doanh những
loại mặt hàng khác để không ngừng nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, củng
cố vị trí và thúc dẩy phát triển ngày một lớn mạnh của Công ty.
* Nhiệm vụ của Công ty bánh kẹo Hải Hà

Điều đó cần sự cố gắng, nỗ lực rất nhiều của Công ty. Thứ ba, nguyên nhân quan
trọng nhất đó là đặc điểm tâm lý, thị hiếu, thói quen tiêu dùng của khách hàng…
Ngoài ra, công ty còn thực hiện xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Trước
đây, thị trường chủ yếu của Công ty là Liên Xô và các nước Đông Âu cũ. Tuy nhiên, từ
khi hệ thống các nước XHCN tan rã, số lượng tiêu thụ ở thị trường này còn rất ít.
Hiện nay, Công ty đang mở rộng, thiết lập một số thị trường mới như Mông Cổ,
Trung Quốc, các nước ASEAN và một số thị trường khác.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status