CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHẬP KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐỂ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY BAO BÌ VIỆT NAM - Pdf 67

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHẬP KHẨU VÀ SỰ CẦN
THIẾT ĐỂ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA
TỔNG CÔNG TY BAO BÌ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm, hình thức và vai trò nhập khẩu
1.1.1. Khái niệm
Trong điều kiện kinh tế mở, hội nhập và cạnh tranh quốc tê, vấn đề mở rộng và
phát triển thương mại quốc tế giữa các quốc gia ngày càng trở nên tất yếu và cấp bách đối
với các quốc gia. Hoạt động thương mại quốc tế giúp các quốc gia có thể đáp ứng một
cách đầy đủ hơn những nhu cầu đa dạng của con người. Mặt khác, thương mại quốc tế
còn giúp các quốc gia phát huy được tối đa khả năng, tận dụng một cách có hiệu quả nhất
nguồn lực sẵn có của quốc gia mình.
Với ý nghĩa như vậy, nhập khẩu trong lý luận thương mại quốc tế, là việc quốc gia
này mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản
xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước. Tuy nhiên,
theo cách thức biên soạn cán cân thanh toán quốc tế của IMF, chỉ có việc mua các hàng
hóa hữu hình mới được coi là nhập khẩu và đưa vào mục cán cân thương mại. Còn việc
mua dịch vụ được tính vào mục cán cân phi thương mại.
Đơn vị tính khi thống kê về nhập khẩu thường là đơn vị tiền tệ (Dollar, triệu
Dollar hay tỷ Dollar) và thường tính trong một khoảng thời gian nhất định. Đôi khi, nếu
chỉ xét tới một mặt hàng cụ thể, đơn vị tính có thể là đơn vị số lượng hoặc trọng lượng
(cái, tấn, v.v...)
Nhập khẩu phụ thuộc vào thu nhập của người cư trú trong nước, vào tỷ giá hối
đoái. Thu nhập của người dân trong nước càng cao, thì nhu cầu của hàng đối với hàng
hóa và dịch vụ nhập khẩu càng cao. Tỷ giá hối đoái tăng, thì giá hàng nhập khẩu tính
bằng nội tệ trở nên cao hơn; do đó, nhu cầu nhập khẩu giảm đi.
1.1.2. Các hình thức nhập khẩu chủ yếu
Nhập khẩu có rất nhiều hình thức đa dạng mà từ đó các doanh nghiệp có thể tìm
cho mình một hình thức nhập khẩu phù hợp nhất, có hiệu quả nhất trước sự thay đổi của
các yếu tố liên quan đến môi trường kinh tế. Có thể nói đến một số hình thức nhập khẩu
mà các doanh nghiệp thường lựa chọn sau:
1.1.2.1. Nhập khẩu trực tiếp

Khi nhận uỷ thác, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu này phải lập hai hợp đồng:
- Một hợp đồng mua bán hàng hoá với nước ngoài.
- Một hợp đồng nhận uỷ thác với bên uỷ thác.
1.1.2.3. Nhập khẩu liên doanh
Nhập khẩu liên doanh là hoạt động nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kết kinh tế
một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp (trong đó ít nhất có một doanh nghiệp nhập
khẩu trực tiếp) nhằm phối hợp kỹ năng, kỹ thuật để cùng giao dịch và đề ra các chủ
trương biện pháp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, thúc đẩy hoạt động này phát
triển theo hướng có lợi nhất cho cả hai bên, cùng chia lãi, lỗ thì cùng nhau chịu.
Đặc điểm của nhập khẩu liên doanh: ở hoạt động nhập khẩu này thì các doanh
nghiệp nhập khẩu liên doanh sẽ phải chịu rủi ro ở mức thấp hơn so với nhập khẩu trực
tiếp vì trường hợp này doanh nghiệp chỉ phải góp một số vốn nhất định, quyền hạn và
trách nhiệm của các bên tham gia tăng theo vốn góp, việc phân chia chi phí, thuế doanh
thu dựa theo tỷ lệ vốn góp, lãi lỗ hai bên phân chia tuỳ theo thoả thuận dựa trên vốn góp
cộng với phần trách nhiệm mà mỗi bên gánh vác.
Doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp tham gia liên doanh phải lập hai hợp đồng:
- Một hợp đồng mua hàng với nước ngoài.
- Một hợp đồng liên doanh với doanh nghiệp khác (không nhất thiết phải là
doanh nghiệp của Nhà nước).
1.1.2.4. Nhập khẩu hàng đổi hàng
Nhập khẩu đổi hàng cùng trao đổi bù trừ là hai loại nghiệp vụ chủ yếu của buôn
bán đối lưu. Nó là hình thức nhập khẩu gắn liền với xuất khẩu, thanh toán trong hợp đồng
này không phải dùng tiền mà chính bằng hàng hoá. Ở đây mục đích chính của hoạt động
nhập khẩu hàng hoá không phải chỉ thu lãi từ hoạt động nhập khẩu mà còn nhằm để xuất
được hàng, thu cả lãi từ hoạt động xuất.
Đặc điểm của nhập khẩu đổi hàng: hoạt động này có lợi vì cùng một hợp đồng có
thể tiến hành cả hoạt động xuất và hoạt động nhập, do đó có thể thu lãi từ hai hoạt động.
Hoạt động xuất phải tương đương về giá trị; bạn hàng bán cũng chính là bạn hàng mua;
doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp được tính cả kim ngạch nhập và xuất, doanh số
tiêu thụ tính trên số hàng nhập và xuất.

Nhập khẩu góp phần cải thiện, nâng cao mức sống của nhân dân, vì nhập khẩu vừa
thoả mãn nhu cầu trực tiếp của nhân dân về hàng tiêu dùng, vừa đảm bảo đầu vào cho sản
xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động.
Nhập khẩu có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy xuất khẩu. Sự tác động này thể
hiện ở chỗ nhập khẩu tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi
cho việc xuất khẩu hàng sản xuất được trong nước ra nước ngoài, đặc biệt là nước đối tác
mà mình đã nhập hàng của họ.
Tóm lại, hoạt động nhập khẩu tạo cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với nền kinh
tế thế giới, biến nền kinh tế thế giới thành nơi cung cấp các “yếu tố đầu vào” và tiêu thụ
các “yếu tố đầu ra” cho nền kinh tế quốc dân trong hệ thống kinh tế quốc tế.
1.2. Nội dung của hoạt động nhập khẩu
1.2.1. Nghiên cứu, lựa chọn thị trường, đối tác
Khi tiến hành hoạt động nhập khẩu, các doanh nghiệp luôn phải chú trọng đến thị
trường của nước mà mình sẽ nhập khẩu. Có thể cùng một mặt hàng nhưng chất lượng
cũng như giá cả của từng hãng (từng nước) sẽ khác nhau. Mặt khác, từ những yếu tố của
thị trường, doanh nghiệp sẽ biết được lượng cung, lượng cầu ở từng thị trường, từ đó sẽ
có kế hoạch nhập khẩu một cách có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp nhập
khẩu hàng hoá để kinh doanh thì còn phải nghiên cứu thị trường mà mình sắp kinh doanh
mặt hàng đó. Doanh nghiệp nào có khả năng phản ứng một cách linh hoạt, nhanh nhạy
với thị trường thì chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ thành công. Chính vì vậy, việc nghiên
cứu, lựa chọn thị trường, đối tác đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp
nhập khẩu nói riêng là cực kỳ quan trọng. Việc nghiên cứu thị trường nhập khẩu đối với
một doanh nghiệp bao gồm các bước sau:
+ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến dung lượng thị trường.
+ Xác định mức giá nhập khẩu đối với từng thị trường.
+ Nghiên cứu giá cả hàng hoá nhập khẩu, giá sẽ bán ra trên thị trường nội địa (nếu
có).
+ Nghiên cứu mặt hàng nhập khẩu.
+ Nghiên cứu thị trường và các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường ( cung, cầu
hàng hoá trên thị trường, …).


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status