Thực trạng và những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại công ty HAPROSIMEX Sài Gòn - pdf 15

Download miễn phí Luận văn Thực trạng và những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại công ty HAPROSIMEX Sài Gòn



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
CHƯƠNG I: SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY HAPROSIMEX SÀI GÒN 5
I. VÀI NÉT VỀ CÔNG TY HAPROSIMEX SÀI GÒN 5
1. Sự ra đời của công ty: 5
2. Cơ cấu tổ chức của công ty 6
3. Chức năng và nhiệm vụ của HAPROSIMEX Sài Gòn 9
II. TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA 10
1. Tình hình XNK với thị trường nước ngoài 10
2. Tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ nội địa 12
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA
CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA 16
I. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY 16
1. Về kim ngạch xuất khẩu 16
2. Về giá cả. 18
3. Về thị trường 19
4. Về sản phẩm xuất khẩu 21
II. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY 24
1. Về chiến lược và phương hướng kinh doanh trong thời gian qua 24
2. Về những thành quả đạt được 24
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY HAPROSIMEX SÀI GÒN 25
I. ĐÁNH GIÁ CỤ THỂ MỘT SỐ CÔNG TÁC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA 25
1. Về công tác nghiên cứu thị trường 25
2. Về sản phẩm xuất khẩu 26
3. Với đội ngũ cán bộ nhân viên 27
II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TỪ NAY CHO
ĐẾN NĂM 2010 29
1. Về kim ngạch và giá trị xuất khẩu 30
2. Tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu 30
3. Về mặt hàng xuất khẩu 31
III. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU 31
1. Các giải pháp về phía công ty 31
2. Một số ý kiến cá nhân : 34
KẾT LUẬN 36
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng quát trên chúng ta đã có một cái nhìn bao quát về tình hình kinh doanh XNK của công ty, nhìn chung là rất phát triển, 1 con số đáng mơ ước với nhiều doanh nghiệp XNK đặc biệt là với những công ty còn non trẻ như HAPROSIMEX Sài Gòn.
2. Tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ nội địa
Đây là hoạt động thứ yếu, không nằm trong kế hoạch chiến lược cho sự phát triển của công ty nên chỉ hoạt động trong một số lĩnh vực hạn hẹp.
Như đã trình bày ở trên, chức năng và nhiệm vụ của Haprrosimex Sài Gòn là nằm trong hoạt động kinh doanh XNK. Song với những con người mới, chủ trương và phương hướng hoạt động mới, công ty thấy rằng không thể bỏ qua thị trường trong nước, do vậy mà 2 năm gần đây công ty đã bát đầu có những hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ nội địa vằ để mở rộng phạm vi hoạt động của công ty, nâng cao đời sống choi cán bộ nhân viên và cũng là để phục vụ cho hoạt động XK.
Do vậy ở đây, chỉ xin đơn cử tình hình kinh doanh nội địa trong năm 2000 và 6 tháng đầu năm 2001.
a. Năm 2000 tình hình kinh doanh và tiêu thụ nội địa của công ty vẫn ở mức bình thường không có bước phát triển đáng kể. Do vậy ngoài việc đảm bảo việc chi trả lương cho cán bộ công nhân viên, công tác sản xuất kinh doanh và tiêu thụ nội địa chủ yếu là nhằm phục vụ cho XK, quảng cáo, tiếp thị và đảm bảo nguồn hàng liên tục cho XK.
Dưới đây là những con số cụ thể.
Bảng 2 : Tổng kết hoạt động kinh doanh và tiêu thụ nội địa năm 2000
ĐVT: VNĐ
KH 2000
TH 2000
% TH so với KH
Gốm MN
500.000.000
310.000.000
62
Gỗ MN
5.034.482.000
4.380.000.000
87
Phòng XNK II
1.500.000.000
949.292.462
63,28
TT XNK máy & thiết bị
90.000.000
Phòng XNK I
200.000.000
111.519.820
52
Tổng
7.034.482.000
5.840.812.282
82
Nguồn: Báo cáo tổng kết 2000; HAPROSIMEX Sài Gòn
Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy tất cả các phòng ban thực hiện chức năng tiêu thụ và kinh doanh nội địa đều không hoàn thành chỉ tiêu được đặt ra. Điều này vừa thể hiện năng lực kinh doanh yếu kém của các cán bộ nhân viên trong công tác tiêu thụ nội địa cũng như sự không chú trọng của ban lãnh đạo trong việc phát triển khâu này của công ty. Mặc dù coi trọng công tác XK, song công ty cũng nên có những sách lược hợp lý trong việc kinh doanh và tiêu thụ nội địa vì thị trường trong nước của chúng ta cũng là một nguồn lợi nhuận không nhỏ hơn nữa dây cũng là cơ sở để công ty nâng cao uy tín và tìm kiếm các mối quan hệ làm ăn.
Chỉ trừ TT XNK máy và thiết bị cho đến 4/2000 mới được thành lập nên chưa thực sự đi vào hoạt động. Do vậy mới chỉ có doanh thu về mặt tư vấn thương mại ( đạt 90.00.000 đồng ). Chắc chắn sang năm 2001, ban giám đốc công ty sẽ có những biện pháp tích cực để củng cố công tác kinh doanh về tiêu thụ nội địa đặc biệt là với Trung tâm Thương mại - Du lịch - Dịch vụ Bốn mùa mới được sáp nhập vào công ty: tiếp tục duy trì cửa hàng kem bốn mùa, kinh doanh quán bar ...
b. 6 tháng đầu năm 2001:
Bảng 3: Tình hình kinh doanh và tiêu thụ nội địa 6 tháng đầu năm 2001 :
ĐVT: VNĐ
KH 2001
TH 6/2001
% so với cả năm
Gốm MN
500.000.000
112.405.000
22,48
Gỗ MN
6.000.000.000
2.200.000.000
36,66
Phòng XNK II
1.200.000.000
485.600.000
40,46
TT XNK máy & thiết bị
700.000.000
455.850.000
68,12
Tổng cộng
8.400.000.000
3.253.855.000
38,10
Nguồn: Báo cáo: Sơ kết 6 tháng đầu năm 200; HAPROSIMEX Sài Gòn
* Như vậy việc kinh doanh và tiêu thụ nội địa chỉ tập trung vào một số ít mặt hàng và các đơn vị, phòng ban nhất định.
- Cửa hàng gốm MN sau khi được chú trọng đầu tư đã bắt đầu hoạt động ổn định nhưng hiệu quả chưa cao 6 tháng đầu năm 2001 mới hoàn thành 22,48% kế hoạch được giao cả năm. Như vậy cả năm 2001 sẽ không đạt được mức 62% kế hoạch như năm 2000.
- Cửa hàng gỗ MN tiêu thụ nội địa một số mặt hàng như Xuân Hoà, Sơn Mài, khoá Việt Tiệp,... nhưng có doanh thu khá lớn 2,2 tỷ VNĐ - 36,66% kế hoạch. Tuy nhiên để đạt được mức 6 tỷ VNĐ nội địa đối với mặt hàng này theo như kế hoạch của cả năm 2001 thì quả là một nhiệm vụ không đơn giản chút nào.
- Phòng XNK 2 tập trung chủ yếu vào sản xuất, kinh doanh mặt hàng khung xe và xe đạp và một số ít hàng sắt mỹ nghệ.
Ngoài ra phòng còn tổ chức giao nhận, vận chuyển mặt hàng bàn ghế Xuân Hoà.
- Trung tâm XNK máy và thiết bị do mới được thành lập nên kinh doanh chưa có hiệu quả cao, mới đạt mức 455.800.000 tiêu thụ nội địa mặc dù số vốn đầu tư vào rất lớn. Đây là lĩnh vực cần nhiều sự quan tâm và đầu tư hơn. Trong khi đó TT Thương mại - Du lịch - Dịch vụ Bốn mùa vẫn tiếp tục trong quá trình sửa chữa, nâng cấp và thay đổi cơ cấu tổ chức nên chưa thực sự đi vào hoạt động.
Song nhìn chung năm 2001 công ty có triển vọng sáng sủa hơn trong việc tiêu thụ và kinh doanh nội địa so với năm 2000 bởi cuối năm bao giờ lượng tiêu thụ, mua sắm cũng cao hơn so với nửa đầu năm.
* Nhận xét chung: Như vậy, công ty HAPROSIMEX Sài Gòn đã và đang đi đúng trên con đường đã chọn. Công ty đã biết tận dụng lợi thế và những ưu điểm của mình để khắc phục những khó khăn và vượt qua thử thách trên thương trường để ngày càng có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và bạn hàng nước ngoài.
Chương II
Thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty trong thời gian qua
I. Thực trạng xuất khẩu của công ty
1. Về kim ngạch xuất khẩu
Để có một cái nhìn rõ nét về hiệu quả và thực trạng tình hình xuất khẩu của công ty trong những năm qua chúng ta cần xem xét những con số cụ thể.
Bảng: Kim ngạch xuất khẩu qua từng năm
1998
1999
2000
6/2001
P. Thủ công mỹ nghệ
1.150.845
1.316.783
2.394.023,64
1.539.000
P. Gốm mỹ nghệ
278.087
276.800
498.734,36
323.487
P. Gỗ mỹ nghệ
205.980
3.215.851
382.710,32
180.000
P. XNK 1
4.715.500
1.105.360
1.363.681,00
669.000
P. XNK 2
415.500
480.000
477.800,00
350.000
P. tập phẩm
668.900
908.950
1.314.561,94
800.000
P. nông sản
1.988.035
2.566.950
3.669.748,00
2.650.000
Tổng
5.067.847
6.923.698
10.131.256,00
5.462.487
Nguồn: Báo cáo tổng kết 1998, 1999, 2000, HAPROSIMEX Sài Gòn
Nhìn vào bảng ta thấy kim ngạch xuất khẩu năm 1999 tăng gần gấp đôi so với năm 1998 điều đó thể hiện sự phát triển lớn mạnh của công ty trong những năm qua. Đây là một thắng lợi to lớn của toàn bộ công ty sau khi vừa bước vào một giai đoạn mới với toàn bộ cơ cấu tổ chức mới, cách thức làm việc mới và cả những con người mới.
Cũng nhìn vào những con số khả qua của 6 tháng đầu năm 2001 thì chắc chắn kim ngạch xuất khẩu của công ty trong cả năm 2001 sẽ tăng từ 10-20% so với năm 2000 bởi 6 tháng cuối năm bao giờ cũng là thời điểm hàng hoá được tiêu thụ mạnh mẽ. Nhìn chung thì 2 mặt hàng nông sản và thủ công mỹ nghệ vẫn là 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty.
Giá trị xuất khẩu của 2 mặt hàng này luôn chiếm từ 60-70% giá trị xuất khẩu của toàn công ty. Điều đáng nói ở đây là 2 mặt hàng này cũng chính là 2 mặt hàng luôn chịu sự biến động mạnh mẽ về giá cả do nhu cầu, thị hiếu luôn thay đổi. Chẳng hạn như 6 tháng đầu năm 2000 xuất khẩu chỉ 663 tấn Hồ tiêu đã có trị giá 2.836.689 USD, thì 6 tháng đầu năm 2001, xuất gấp đôi là 1254 tấn nhưng chỉ có trị giá 2...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status